Chương 4 Thông tư 30/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 16. Nội dung công tác chống lụt, bão
1. Để bảo đảm công tác chống lụt, bão có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão phải hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ phòng ngừa lụt, bão được giao trước khi bước vào mùa lụt, bão.
2. Khi lụt, bão xảy ra, các cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt, bão đường bộ phải thường trực 24/24 giờ để theo dõi sát diễn biến tình hình lụt, bão; căn cứ vào mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của lụt, bão, điều kiện địa hình và tình hình thực tế để lựa chọn, áp dụng các biện pháp chống lụt, bão phù hợp, kịp thời; trực tiếp chỉ đạo hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chỉ đạo, điều hành bộ máy của mình thực hiện giải pháp chống lụt, bão đề ra, bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân;
b) Tích cực gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình đường bộ xảy ra sự cố để làm giảm nhẹ thiệt hại lụt, bão gây ra; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của đơn vị mình thì ngoài việc cố gắng tự khắc phục, cứu hộ để chống hư hại thêm cho công trình phải báo cáo, đề xuất ngay lên các cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần thiết;
c) Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sụt, lở đường bộ, đất, đá gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại;
d) Dừng việc chống lụt, bão khi thấy tình hình nguy hiểm có thể xảy ra với đơn vị chống lụt, bão; chỉ huy phong tỏa khu vực để bảo đảm an toàn giao thông.
3. Các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ khi điều động nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị dự phòng đơn vị được giao quản lý để chống lụt, bão phải lập đầy đủ các thủ tục điều động, chứng từ giao nhận vật tư theo quy định của pháp luật để làm căn cứ cho việc thanh toán và hoàn trả.
Trường hợp đã điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng đến hiện trường để chống lụt, bão nhưng sự cố không xảy ra hoặc bão chuyển hướng, bão tan thì lập biên bản tại chỗ và mời đại diện Khu QLĐB (đơn vị quốc lộ), Sở GTVT (đối với đườngđịa phương), Ban Chỉ huy PCLB cấp huyện hoặc UBND cấp huyện nơi có hiện trường tham gia xác nhận biên bản làm cơ sở cho việc thanh toán.
Khu QLĐB, Sở GTVT có trách nhiệm xem xét, thẩm định và thanh toán hoặc đề nghị thanh toán cho đơn vị theo thủ tục quy định.
Điều 17. Hoạt động phối hợp chống lụt, bão và cứu nạn
Khi lụt, bão xảy ra cần tăng cường hoạt động phối hợp chống lụt, bão và cứu nạn:
1. Lực lượng chống lụt, bão trực tiếp tại hiện trường phải cố gắng phát huy hết năng lực cứu người bị nạn (nếu có) nhanh chóng thoát khỏi khu vực, tình trạng nguy hiểm; trong trường hợp vượt quá khả năng phải thông báo ngay cho các lực lượng chuyên nghiệp tìm kiếm, cứu nạn hoặc cấp cứu y tế gần nhất để các lực lượng này với đầy đủ các trang thiết bị chuyên dùng chủ trì việc cứu nạn; đồng thời, sẵn sàng phối hợp khi có yêu cầu.
2. Lực lượng Thanh tra đường bộ phải chủ động tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong công tác điều hành, phân luồng giao thông, tham gia bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.
3. Khi lụt, bão xảy ra gây hư hỏng cầu đường, làm ách tắc giao thông, các Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão khu vực, cơ sở phải nhanh chóng phối hợp cùng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh, cấp huyện xác định tình trạng hư hỏng và đề xuất phương án khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông theo quy định trong thời gian ngắn nhất; đồng thời báo cáo cấp trên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và phòng tránh.
Thông tư 30/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 30/2010/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/10/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 609 đến số 610
- Ngày hiệu lực: 15/11/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ
- Điều 5. Các cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt, bão của ngành đường bộ
- Điều 6. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải
- Điều 7. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 8. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão khu vực
- Điều 9. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão cơ sở
- Điều 10. Chỉ huy phòng, chống lụt, bão trên các công trường thi công công trình đường bộ trong mùa mưa, bão
- Điều 11. Chỉ huy phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong các đơn vị vận tải đường bộ
- Điều 12. Nội dung công tác phòng ngừa lụt, bão hàng năm
- Điều 13. Phòng ngừa lụt, bão đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới
- Điều 14. Phòng ngừa lụt, bão đối với công trình đang xây dựng
- Điều 15. Phòng lừa lụt, bão đối với công trình đang sử dụng, khai thác
- Điều 18. Nội dung công tác khắc phục hậu quả lụt, bão
- Điều 19. Khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông
- Điều 20. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1.
- Điều 21. Hồ sơ khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bước 1