Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2000/TT-BTCCBCP | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2000 |
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với một số cơ quan thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi đối với các cơ quan nhận thí điểm khoán như sau:
1. Cơ quan nhận thí điểm khoán có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những nguyên tắc khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mức khoán kinh phí quản lý hành chính được ổn định trong 3 năm và chỉ điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 3 Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg.
3. Việc trả lương, tiền thưởng và phúc lợi đối với cán bộ, công chức phụ thuộc vào kết quả thực hiện khoán.
4. Cơ quan nhận thí điểm khoán được quyền quyết định tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi theo những quy định cụ thể dưới đây.
5. Quỹ tiền lương, tiền thưởng nếu sử dụng chưa hết được chuyển sang kỳ sau để sử dụng.
1. Nguồn hình thành quỹ lương:
Tổng quỹ lương của cơ quan nhận thí điểm khoán được hình thành từ các nguồn sau đây:
a- Quỹ lương được xác định trên cơ sở số biên chế được Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao khoán và ngạch, bậc lương, phụ cấp chức vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và các chế độ liên quan đến chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước.
b- Phần lương tăng thêm do nâng bậc theo niên hạn.
c- Phần kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm từ khoán.
d- Quỹ lương dự phòng (nếu có) hoặc chưa sử dụng hết của quý trước, năm trước chuyển sang.
2. Trả lương:
a- Cơ quan nhận thí điểm khoán quyết định chọn các hình thức trả lương theo thời gian, theo vị trí công việc nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong thời gian ít nhất 3 tháng và phải thông báo cho cán bộ, công chức biết.
b- Việc trả lương cho cán bộ, công chức căn cứ vào mức lương tối thiểu do lãnh đạo cơ quan nhận khoán quy định nhưng lớn nhất không vượt quá 2,5 lần và không được ít hơn mức lương tối thiểu hiện hành do Chính phủ quy định.
c- Để đảm bảo việc trả lương không vượt chi so với tổng quỹ lương thực tế được hưởng sau quyết toán hoặc tránh tình trạng dồn chi tiền lương cho các tháng cuối năm, cơ quan nhận thí điểm khoán thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công chức theo hình thức sau:
- Tháng đầu quý: lương cố định (lương theo ngạch, bậc hiện hưởng theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ) chi định kỳ hàng tháng theo quy định hiện hành.
- Tháng cuối quý: căn cứ kết quả thực hiện thí điểm khoán cơ quan nhận thí điểm khoán quyết định mức lương tối thiểu để trả cho cán bộ, công chức.
- Những cơ quan nhận thí điểm khoán có điều kiện xác định được kết quả kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm theo tháng thì có thể quy định mức lương tối thiểu tháng để trả cho cán bộ, công chức ngay từ tháng đầu quý.
d- Các quận, huyện nhận thí điểm khoán nếu thực hiện mô hình tổ chức quản lý theo khối hay Phòng đã lĩnh vực thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ của Trưởng, Phó phòng thuộc Sở.
đ- Việc trả lương cho từng người được tính như sau:
LCN=LTTCQ x (k1+k2)
Trong đó:
LCN: là lương trả cho cá nhân
LTTCQ: là lương tối thiểu do cơ quan quy định
k1: là hệ số lương cấp bậc của cá nhân hoặc hệ số lương cấp bậc theo vị trí công việc (khi thực hiện hình thức trả lương theo vị trí công việc).
k2: là hệ số phụ cấp, bồi dưỡng khác mà những hệ số này được Nhà nước quy định tính theo lương tối thiểu.
e- Việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức trong cơ quan nhận thí điểm khoán vẫn tính theo hệ số mức lương quy định tại Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
III. VỀ TIỀN THƯỞNG VÀ PHÚC LỢI:
1. Tiền thưởng:
Phần kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm còn lại sau khi đã thanh toán lương cho cán bộ, công chức theo hướng dẫn trên, cơ quan nhận thí điểm khoán trích lập quỹ khen thưởng.
Quỹ khen thưởng không phân phối bình quân, dùng để thưởng cho những cá nhân và tập thể trong cơ quan làm việc có chất lượng tốt hoặc có sáng kiến cải tiến quản lý, mang lại hiệu quả trong công tác và tiết kiệm của cơ quan.
Thủ trưởng cơ quan nhận thí điểm khoán ban hành quy chế thưởng, quy định thưởng cho cán bộ, công chức.
2. Phúc lợi:
Sau khi trả lương, trả thưởng nếu quỹ còn thì lập quỹ phúc lợi - việc chi quỹ phúc lợi thực hiện theo quy định hiện hành.
IV. VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TRONG DIỆN SẴP XẾP
Những người trong diện sắp xếp do thực hiện thí điểm khoán, ngoài việc được hưởng các chính sách, chế độ theo quy định hiện hành thì còn được hưởng thêm các chính sách theo quy định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Các khoản chi để thực hiện thêm các chính sách này do ngân sách Nhà nước cấp.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2000. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để nghiên cứu, giải quyết.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP hướng dẫn Quyết định 192/2001/QĐ-TTg Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Tài chính và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 721/QĐ-TTg năm 2014 về thưởng công trình phúc lợi cho xã đạt chuẩn nông thôn mới tiêu biểu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư liên tịch 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP hướng dẫn Quyết định 192/2001/QĐ-TTg Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Tài chính và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2003/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực pháp luật, bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 2Quyết định 230/1999/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với một số cơ quan thuộc thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 721/QĐ-TTg năm 2014 về thưởng công trình phúc lợi cho xã đạt chuẩn nông thôn mới tiêu biểu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 30/2000/TT-BTCCBCP hướng dẫn tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cho các đơn vị thực hiện thí điểm khoán theo Quyết định 230/1999/QĐ-TTg do Ban tổ chức - cán bộ chính phủ ban hành
- Số hiệu: 30/2000/TT-BTCCBCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/04/2000
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
- Người ký: Đỗ Quang Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra