Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/2003/TT-BQP | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2003 |
Căn cứ quy định Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 5/8/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ; Sau khi thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và xã hội (tại Công văn số 4178/LĐTBXH-BHXH ngày 24/11/2003) và Bộ Tài chính (tại Công văn số 11265 TC/HCSN ngày 29/10/2003), Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 89/NĐ-CP trong quân đội gồm:
1. Sĩ quan
2. Quân nhân chuyên nghiệp.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ.
II. ĐIỀU KIỆN, THỜI GIAN VÀ MỨC HƯỞNG
1. Điểu kiện hưởng
a. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hàng năm được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi có một trong ba điều kiện sau:
a.1. Có đủ 3 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm sức khỏe.
a.2. Sau khi điều trị nội trú hoặc ngoại trú do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe.
a.3. Nữ quân nhân hưởng lương yếu sức khỏe sau khi nghỉ thai sản.
b. Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi có một trong hai điều kiện sau:
b.1. Bị tai nạn lao động, sau khi điều trị tai nạn lao động mà sức khỏe chưa phục hồi.
b.2. Bị mắc bệnh nghề nghiệp, sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa hồi phục.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
a. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có một trong ba điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 Mục II nêu trên thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày trong một năm tại đơn vị (tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung), tùy thuộc vào mức độ suy giảm sức khỏe của đối tượng.
b. Hạ sĩ quan, binh sĩ sinh hoạt phí có một trong hai điều kiện quy định tại Điều b khoản 1. Mục II nêu trên thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày trong một năm tại đơn vị (tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ), tùy thuộc vào mức độ suy giảm sức khỏe của đối tượng.
c. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không bị trừ vào thời gian nghỉ phép hàng năm và được hưởng tiền lương (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp) hoặc sinh hoạt phí (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ).
3. Mức chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
a. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp:
- Mức chi phí 80.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại các đoàn an dưỡng trong và ngoài quân đội hoặc các cơ sở tập trung do đơn vị tổ chức. Mức chi này bao gồm: ăn, ở, đi lại và thuốc chữa bệnh thông thường.
- Mức 50.000 đồng/ngày/người, áp dụng đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình hoặc tại đơn vị; nữ quân nhân sau khi nghỉ thai sản.
b. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: Mức chi 30.000 đồng/ngày/người để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày tại đơn vị.
1. Trách nhiệm của đơn vị cấp Trung đoàn và tương đương trở lên
a. Để thực hiện chế độ công bằng, hợp lý, căn cứ vào quy định tại các Mục I, II nêu trên, Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn và tương đương trở lên, nếu trực tiếp quản lý quân nhân, chỉ đạo các cơ quan chức năng; chính sách tài chính, Cán bộ, Quân lực do cơ quan Chính sách chủ trì, phối hợp với cơ quan Quân y, Hội đồng quân nhân, Hội phụ nữ (nếu có) xem xét, quyết định những quân nhân đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:
- Trên cơ sở khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại đơn vị để xác định những người có đủ 3 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên bị suy giảm sức khỏe cần phải nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
- Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, ý kiến của cơ sở y tế điều trị để xác định những quân nhân sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu cần nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
- Đối với nữ sĩ quan, nữ quân nhân chuyên nghiệp sau khi nghỉ thai sản (hoặc sẩy thai) thì Hội đồng quân nhân, Hội phụ nữ (nếu có) xem xét, quyết định.
b. Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên ký danh sách quân nhân của đơn vị đề nghị trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm gửi phòng (ban) Chính sách đầu mối Bộ Quốc phòng. Trưởng phòng (ban) Chính sách xét duyệt, báo cáo thủ trưởng Cục Chính trị ký quyết định chung cho quân nhân đơn vị đó. Trên cơ sở quyết định của Thủ trưởng Cục chính trị, căn cứ vào danh sách, các đơn vị cấp tiền, tổ chức cho quân nhân nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (mẫu số 01/BHXH-DS kèm theo).
- Các đơn vị chủ động liên hệ với các đoàn an dưỡng trong quân đội để tổ chức cho đối tượng có nhu cầu đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
c. Trường hợp đơn vị không chi hết số kinh phí được cấp trong năm cho chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì số tiền còn lại được chuyển sang năm sau, nếu chi vượt quá thì không được cấp bù mà phải trích bổ sung từ nguồn quỹ của đơn vị.
d. Hàng năm, đơn vị có trách nhiệm quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe với cơ quan Tài chính cấp trên theo đúng quy định hiện hành.
2. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Quân đội
a. Cục chính sách - Tổng cục Chính trị:
Chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng lập dự toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hàng năm với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở kế hoạch thu bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc phòng. Căn cứ vào kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp cho Bộ Quốc phòng (không vượt quá 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội hàng năm của quân đội, được trích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội của quân đội chi cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp), căn cứ vào kế hoạch thu bảo hiểm xã hội và tình hình cụ thể của các đơn vị đầu mối Bộ Quốc phòng, cục chính sách chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng phân bổ kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị đầu mối Bộ Quốc phòng tạm ứng kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe để đơn vị chủ động tổ chức cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của các đơn vị.
b. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng
- Tiếp nhận và quản lý nguồn kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Chính sách Tổng Cục chính trị chỉ đạo, quản lý việc quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hàng năm với các đơn vị đầu mối Bộ Quốc phòng và với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính, bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người được hưởng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Những hướng dẫn về việc thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc Phòng để nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn Văn Rinh (Đã ký) |
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Quyết định 37/2001/QĐ-TTg về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Công An-Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Nghị định 45-CP năm 1995 về điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
- 3Quyết định 37/2001/QĐ-TTg về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 89/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP năm 1995
Thông tư 299/2003/TT-BQP thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với quân nhân quy định tại Nghị định 89/2003/NĐ-CP do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 299/2003/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Rinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 18/01/2004
- Ngày hết hiệu lực: 02/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra