Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ CÔNG AN-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2007 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2007/NĐ-CP NGÀY 19/4/2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN
Thi hành Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây được viết là Nghị định số 68/2007/NĐ-CP), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định như sau:
A. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 9 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ phép hằng năm.
2. Mức hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 10 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau:
|
| Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
|
|
26 ngày |
b) Mức trợ cấp khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm:
|
| Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
|
|
26 ngày |
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Thị Huệ, trung úy quân nhân chuyên nghiệp, hưởng lương trung cấp nhóm 2, bậc 5/10, hệ số lương 4.40; phụ cấp thâm niên là 14%; nghỉ ốm 6 ngày (từ ngày 15/3/2007 đến 20/3/2007, trong đó có ngày 18/3/2007 là ngày nghỉ hằng tuần theo quy định); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương trong 05 ngày, mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính như sau:
- Tiền lương tháng 02/2007 làm căn cứ đóng bảo hiểm của đồng chí Huệ:
+ Lương cấp hàm có hệ số:
| 450.000 x 4,40 | = | 1.980.000đ |
|
+ Phụ cấp thâm niên nghề | 1.980.000 x 14% | = | 227.200đ |
|
| Cộng | = | 2.257.200đ | /tháng |
- Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau của đồng chí Huệ là:
x 100% x 05 ngày = 434.076 đồng
Ví dụ 2: Cũng đối tượng ở ví dụ 1, đồng chí Huệ có con dưới 7 tuổi bị ốm, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm từ ngày 16/4/2007 đến ngày 22/4/2007 (trong đó có ngày 22/4/2007 là ngày nghỉ hằng tuần theo quy định); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thay tiền lương trong 06 ngày, mức hưởng tính như sau:
x 75% x 06 ngày = 390.669 đồng
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:
a) Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
c) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 3: Đồng chí Nguyễn Thị Bình, sinh con vào ngày 15/8/2008. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con của đồng chí Bình được tính từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2008. Nếu trong khoảng thời gian này đồng chí Bình đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì đồng chí Bình được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
3. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nhận trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi, mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tính theo lương của người cha, do cơ quan người cha chi trả.
b) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nhận trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi, mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tính theo lương của người mẹ, do cơ quan người mẹ chi trả.
c) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được tiếp tục nhận trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi, mức trợ cấp thai sản trong thời gian này được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tính theo lương của người cha, do cơ quan người cha chi trả.
a) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, thực hiện theo công thức sau:
|
| Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
|
26 ngày |
b) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc để sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được tính theo tháng:
Mức hưởng = | Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Số tháng nghỉ sinh con hoặc nuôi con nuôi |
c) Mức hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp đặt vòng tránh thai, triệt sản, sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu tính cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (Phụ lục số 1).
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
- Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.
Ví dụ 4: Đồng chí Nguyễn Thị Anh đã hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động một lần, bị suy giảm khả năng lao động 22%, sinh con ngày 5/2/2007, có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền kề trước khi sinh con như sau:
- Từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006: thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp, hệ số lương 3,70; phụ cấp thâm niên nghề 10%;
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 01/2007: trung úy quân nhân chuyên nghiệp, hệ số lương 3,95; phụ cấp thâm niên nghề 10%;
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của đồng chí Anh được tính như sau:
(450.000 x 3,70 x 1,10 x 2th) + (450.000 x 3,95 x 1,10 x 4th) | = 1.914.000 đ/tháng |
6 tháng |
Đồng chí Anh được hưởng trợ cấp thai sản trong 6 tháng với mức tiền bằng:
1.914.000 đồng/tháng x 6 tháng = 11.484.000 đồng
5. Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân hưởng lương, lao động nữ làm công tác cơ yếu hưởng lương sinh con hoặc trường hợp sau khi sinh con mà con bị chết, có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, những người đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 13 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
Ví dụ 5: Đồng chí Anh (ở ví dụ 4), nghỉ thai sản được 86 ngày (từ ngày 5/2/2007 đến ngày 1/5/2007), đồng chí Anh có nguyện vọng và được thủ trưởng đơn vị đồng ý, quân y đơn vị có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe. Đồng chí Anh đi làm từ ngày 02/5/2007.
Ngoài tiền lương đơn vị trả, từ tháng 5/2007 đồng chí Anh vẫn được tiếp tục hưởng chế độ thai sản đủ 6 tháng tính từ lúc nghỉ sinh con với mức hưởng 1.914.000 đồng/tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội.
III. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
a) Bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ, trong huấn luyện quân sự, trong học tập, công tác, luyện tập thể dục thể thao theo chế độ quy định; bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc bao gồm những tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như: vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho cọn bú, đi vệ sinh; tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao; tai nạn trong thời gian chuẩn bị kế thúc công việc tại nơi làm việc.
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy, bao gồm các công việc gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; bị tai nạn trên đường đi công tác và trở về sau chuyến công tác; bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày người lao động vẫn thường xuyên đi và về.
3. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP. Thời gian làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại và thời gian bảo đảm để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định khác nhau cho từng loại bệnh, do liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và xã hội - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định (Phụ lục số 2).
a) Điều kiện hưởng:
Người lao động làm việc trong các cơ sở y tế của Quân đội, Công an, trong các cơ sở khám, chữa bệnh thành lập theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh Xử lý hành chính, hoặc cơ sở cai nghiện ma túy; làm việc tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc trong khi thi hành công vụ theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
b) Chế độ được hưởng:
- Được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội với mức suy giảm khả năng lao động là 61% mà không phải qua giám định khả năng lao động.
- Khi sức khỏe tiếp tục giảm sút, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động. Trường hợp đã nghỉ việc mà sức khỏe tiếp tục suy giảm thì đối tượng làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động để giải quyết trợ cấp bệnh nghề nghiệp cho phù hợp.
6. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần (Phụ lục số 3)
Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần | = | Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Trợ cấp tính theo thời gian và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
| = | {5 x Lmin + (m - 5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t - 1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
- Lmin: mức lương tối thiểu chung của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 £ m £ 30).
- L: mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t: số năm đóng bảo hiểm xã hội, tính đến hết tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, một năm tính đủ 12 tháng.
Ví dụ 6: Đồng chí trung úy Nguyễn Văn An, bị tai nạn lao động ngày 18/02/2007, hệ số lương 4,60; phụ cấp thâm niên nghề là 12%; tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 01/2007 là 2.318.400 đồng, phải điều trị tại bệnh viện, ngày 20/3/2007 được ra viện về đơn vị tiếp tục công tác. Ngày 15/5/2007 Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 21%. Tính đến hết tháng 01/2007 đồng chí An có 12 năm 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trợ cấp tai nạn lao động một lần của đồng chí An được tính như sau:
- Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
= 5 x 450.000đ + (21 - 5) x 0,5 x 450.000đ
= 5.850.000 đồng
- Trợ cấp theo số năm và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
= 0,5 x 2.318.400đ + (12 - 1) x 0,3 x 2.318.400đ
= 8.809.920 đồng
- Mức trợ cấp tai nạn lao động một lần của đồng chí An là:
5.850.000 đồng + 8.809.920 đồng = 14.659.920 đồng
7. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng (Phụ lục số 4)
a) Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Điều 22 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng | = | Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Trợ cấp tính theo số năm và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
= {0,3 x Lmin + (m - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin: mức lương tối thiểu chung của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 £ m £ 100).
- L: mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- t: số năm đóng bảo hiểm xã hội, tính đến hết tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; một năm tính đủ 12 tháng.
b) Tiền lương tối thiểu và tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điểu trị trong các công thức tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng là tính tại thời điểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, hoặc tháng liền kề trước tháng giám định y khoa đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp không nằm viện điều trị.
Ví dụ 7: Cũng trường hợp đồng chí Nguyễn Văn An nêu tại ví dụ 6, giả sử được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 41%. Mức trợ cấp hằng tháng được tính như sau:
- Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
= 0,3 x 450.000đ + (41 - 31) x 0,02 x 450.000đ
= 225.000 đồng/tháng
- Trợ cấp tính theo số năm và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
= 0,005 x 2.318.400đ + (12 - 1) x 0,003 x 2.318.400đ
= 88.099 đồng/tháng
- Mức trợ cấp hằng tháng của đồng chí An là:
225.000 đồng/tháng + 88.099 đồng/tháng = 313.099 đồng/tháng
Ví dụ 8: Đồng chí Trần Văn Tuấn nhân viên Ban Cơ yếu Chính phủ, hệ số lương 3,95; bị tai nạn lao động tháng 9/2006, có 15 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội, vào viện điều trị ba lần và ra viện cuối tháng 5/2007; giám định y khoa bị suy giảm khả năng lao động 33%.
Mức trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng của đồng chí Tuấn tính theo lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 8/2006, sau đó nhân với hệ số điều chỉnh lương tối thiểu chung áp dụng từ tháng 10/2006 (theo quy định tại Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung) là 1,286; thời điểm được hưởng từ tháng 5/2007 (tháng ra viện).
- Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động
= 0,3 x 350.000đ + (33 - 31) x 0,02 x 350.000đ
= 119.000 đồng/tháng
- Trợ cấp tính theo số năm và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
= 0,005 x 1.382.500đ + (15 - 1) x 0,003 x 1.382.500đ
= 64.977 đồng/tháng
- Mức trợ cấp hằng tháng tính theo lương tháng 8/2006 ứng với lương tối thiểu là 350.000 đ/tháng:
119.000 đồng + 64.977 đồng = 183.977 đồng/tháng
- Mức trợ cấp hằng tháng của đồng chí Tuấn được điều chỉnh theo lương tối thiểu áp dụng từ tháng 10/2006 là 450.000 đ/tháng:
183.977 đồng x 1,286 = 236.594 đồng/tháng
a) Việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chung.
b) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm cấp kinh phí mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt cho đối tượng. Trường hợp phương tiện trang cấp bị hư hỏng trước thời hạn do lỗi của người sử dụng phương tiện thì họ phải tự chi phí sửa chữa; nếu do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp mà không bảo đảm chất lượng thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải sửa chữa hoặc cấp phương tiện khác thay thế.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội đang trực tiếp quản lý đối tượng có trách nhiệm giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc diện được trang cấp đi làm các phương tiện phù hợp với chức năng bị tổn thương và thanh toán tiền mua các phương tiện được trang cấp, tiền tàu xe đi lại để làm hoặc nhận các phương tiện trang cấp; tiền sửa chữa hoặc thay thế các phương tiện do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp không bảo đảm chất lượng.
a) Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, thì được hưởng cả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng và chế độ hưu trí hằng tháng.
b) Nếu không đủ điều kiện hưởng hưu trí hằng tháng, thì ngoài việc được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, hoặc có nguyện vọng thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.
1. Người lao động quy định tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được cộng dồn các khoảng thời gian để giải quyết chế độ hưu trí, cụ thể như sau:
a) Thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên mà bị ngắt quãng thì được cộng dồn.
b) Thời gian là quân nhân, công an nhân dân và làm công tác cơ yếu được cộng dồn để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
2. Cách tính mức lương hưu hằng tháng và mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Mức lương hưu hằng tháng tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: 15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%;
b) Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với nam có trên 30 năm, nữ có trên 25 năm đóng bảo hiểm xã hội: từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và từ năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP như sau: dưới 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội thì không được tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính bằng nửa mức hưởng của một năm bảo hiểm xã hội, từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính bằng mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 9: Đồng chí Nguyễn Văn Ba, có 29 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ lương hưu hằng tháng của đồng chí Ba được tính như sau:
- 29 năm = 73%;
- 03 tháng tính bằng mức hưởng của nửa (1/2) năm đóng bảo hiểm xã hội: 2% x 0,5 = 1%; Do đó, tỷ lệ % lương hưu của đồng chí Ba là: 73% + 1% = 74%
Ví dụ 10: Đồng chí Hoàng Thị Mai, thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, có 25 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trợ cấp một lần của đồng chí Mai khi nghỉ hưu được tính như sau: 25 năm 10 tháng – 25 năm = 10 tháng
10 tháng tính bằng một năm đóng bảo hiểm xã hội và mức hưởng trợ cấp một lần bằng mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội, tức là bằng 0,5 tháng mức bính quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 11: Đồng chí Trần Văn Lực, đại tá, có đủ 43 năm đóng bảo hiểm xã hội. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của đồng chí Lực được tính như sau:
0,5 tháng x (43 - 30) năm = 6,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
3. Đối với người nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều 30 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP thì cách tính trừ tỷ lệ % lương hưu cụ thể như sau:
a) Nguời nghỉ hưu bị suy giảm khả năng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 68/2007/NĐ-CP: mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP thì tỷ lệ hưởng lương giảm đi 1%;
b) Người nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP: mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi 50 đối với nam và tuổi 45 đối với nữ quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%;
c) Việc trừ tỷ lệ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi: cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (năm tính theo lịch) thì giảm 1% lương hưu. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn như một năm tuổi.
Ví dụ 12: Đồng chí Phạm Văn Hòa, cấp bậc đại úy QNCN, nhân viên sửa chữa máy thông tin, có đủ 24 năm đóng bảo hiểm xã hội trong quân đội; đồng chí Hòa bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 51 năm 02 tháng tuổi đời.
Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng cùa đống chí Hòa được tính như sau:
- 24 năm tròn đóng bảo hiểm xã hội: tính bằng 63% lương bình quân
- Suy giảm khả năng lao động 61% nghỉ việc hưởng lương hưu khi có 51 năm 02 tháng tuổi đời, tính tròn là 52 tuổi, tỷ lệ phần trăm lương hưu bị trừ:
(55 tuổi – 52 tuổi) x 1% = 3%
- Tỷ lệ % lương hưu hằng tháng của đồng chí Hòa là:
63% - 3% = 60%
4. Người lao động khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng thì được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 32 Nghị định 68/2007/NĐ-CP, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ hưởng phụ cấp thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
a) Hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ có thời hạn rồi xuất ngũ ngay thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ứng với thời gian phục vụ tại ngũ để tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, hoặc bảo lưu trên sổ bảo hiểm xã hội chỉ tính từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (từ tháng 01/2007 trở đi):
b) Hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ sau đó chuyển tiếp sang diện hưởng lương (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân viên chức công an nhân dân) thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ứng với thời gian thực tế phục vụ tại ngũ để tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu trên sổ bảo hiểm xã hội được tính từ khi nhập ngũ.
Ví dụ 13: Đồng chí Võ Văn Huân, sinh năm 1974, nhập ngũ vào Công an tỉnh An Giang tháng 2/1995; thiếu úy lái xe; tháng 12/2007 xuất ngũ, có 12 năm 10 tháng đóng BHXH. Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khi xuất ngũ của đồng chí Huân cụ thể như sau:
- Từ tháng 12/2001 đến tháng 11/2003 là 24 tháng, hệ số lương cũ 2,30 chuyển đổi lương mới là 3,20; thâm niên nghề 8%:
450.000 đồng x 3,20 x 1,08 x 24 tháng = 37.324.800 đồng
- Từ tháng 12/2003 đến tháng 11/2006 là 36 tháng, trong đó từ tháng 12/2003 đến tháng 9/2004 có hệ số cũ 2,50, chuyên đổi hệ số lương mới cả quá trình là 3,45; thâm niên nghề 11%:
450.000 đồng x 3,45 x 1,11 x 36 tháng = 62.037.900 đồng
- Từ tháng 12/2006 đến tháng 11/2007 là 12 tháng hệ số lương 3,70; thâm niên nghề 12%;
450.000 đồng x 3,70 x 1,12 x 12 tháng = 22.377.600 đồng
Vì đồng chí Huân nhập ngũ tháng 02/1995 (trong giai đoạn từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2000) nên theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP thì lương bình quân để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho đồng chí Huân tính theo 6 năm cuối (72 tháng) trước khi xuất ngũ:
37.324.800đ + 62.037.900đ + 22.377.600đ | = 1.690.837 đồng/tháng |
72 tháng |
Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần trước khi xuất ngũ của đồng chí Huân như sau:
- 12 năm: 1.690.837 đ x 12 năm x 1,5 tháng = 30.435.066 đồng
- 10 tháng lẻ tính bằng 1 năm: 1.690.837đ x 1,5 tháng = 2.536.255 đồng
Tổng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ của đồng chí Huân là:
30.435.066 đồng + 2.536.255 đồng = 32.971.321 đồng
Ví dụ 14: Đồng chí Hoàng Văn Sơn, nhập ngũ 02/2006 theo Luật Nghĩa vụ quân sự, tháng 8/2007 xuất ngũ. Đồng chí Sơn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ với thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 7/2007 là 7 tháng, tính hưởng bằng 01 năm:
01 năm được hưởng 1,5 tháng LTT = 450.000 đồng x 1,5 = 675.000 đồng
5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 33 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP như sau:
b) Trong thời gian bảo lưu, nếu có nguyện vọng được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi đối tượng cư trú hợp pháp căn cứ vào sổ bảo hiểm xã hội để chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần;
c) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và trong thời gian bảo lưu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa, thì khi đủ tuổi đời quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được hưởng lương hưu hằng tháng, do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giải quyết.
d) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong thời gian bảo lưu không tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội, nếu bị ốm đau, tai nạn rủi ro mà bị suy giảm khả năng lao động, có nguyện vọng thì làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giới thiệu đi giám định y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động, nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì:
- Trường hợp đủ 50 tuổi đời với nam và 45 tuổi đời với nữ mà làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 68/2007/NĐ-CP. Thời điểm nhận lương hưu hằng tháng được hưởng từ tháng đồng thời có đủ các yếu tố theo quy định về tuổi đời và kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, thì được nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, không phụ thuộc vào tuổi đời. Thời điểm nhận lương hưu hằng tháng được hưởng từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.
đ) Trong thời gian bảo lưu mà bị chết thì được hưởng chế độ tử tuất quy định tại Mục 5, Chương II Nghị định số 68/2007/NĐ-CP và Mục V – Phần A của Thông tư này, do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giải quyết.
e) Trong thời gian bảo lưu không được hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản; trừ trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
g) Các trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, khi giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 15: Đồng chí Phạm Thị Lan, sinh tháng 9/1957, thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên bảo mật, phục viên tháng 7/2007, thời gian bảo lưu là 20 năm 10 tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ tháng 10/2008 đến 12/2012 là công nhân hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội thuộc Công ty may 10, tháng 01/2013 đồng chí Lan nghỉ việc và được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ. Thời gian đóng bảo hiểm của đồng chí Lan là:
20 năm 10 tháng + 4 năm 3 tháng = 25 năm 01 tháng
6. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc quy định tại Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP thực hiện như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính mức bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ việc được tính theo công thức sau:
a) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995:
|
| Tổng số tiển lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:
|
| Tổng số tiển lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 72 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:
|
| Tổng số tiển lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 96 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc |
96 tháng |
d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2007 trở đi:
|
| Tổng số tiển lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 120 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc |
120 tháng |
đ) Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong các công thức quy định tại các điểm a, b, c, d nêu trên là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung đã thực sự hưởng và đóng bảo hiểm xã hội (nếu có). Khi tính bình quân tiền lương này được điều chỉnh theo chế độ tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và quy định về tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 16: Đồng chí Phan Văn Hoàng, đại tá chuyên viên chính Tổng cục 5 - Bộ Công an, vào công an nhân dân tháng 03/1967, có 40 năm 01 tháng thâm niên trong ngành công an, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ tháng 04/2007: mức bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của đồng chí Hoàng cụ thể như sau:
- Từ tháng 4/2002 đến tháng 7/2004 là 28 tháng, hệ số lương cũ 5,90; thâm niên nghề 37%; chuyển sang hệ số lương mới là 7,30; thâm niên nghề 37%:
450.000 đồng x 7,30 x 1,37 x 28 tháng = 126.012.600 đồng
- Từ tháng 8/2004 đến tháng 3/2007 là 32 tháng, trong đó từ tháng 8/2004 đến 9/2004 hệ số lương cũ 6,50; chuyển sang hệ số lương mới cả quá trình 8,0, thâm niên nghề 40%:
450.000 đồng x 8,0 x 1,40 x 32 tháng = 161.280.000 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của đồng chí Hoàng là:
= 4.788.210 đồng/tháng
Ví dụ 17: Đồng chí Hoàng Văn Dương, sinh năm 1957, nhân viên cơ yếu (hưởng lương sơ cấp nhóm 1) thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, vào ngành cơ yếu tháng 6/1977; nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ tháng 6/2007, có 30 năm phục vụ trong ngành cơ yếu, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu của đồng chí Dương cụ thể như sau:
- Từ tháng 06/2002 đến tháng 8/2004 là 27 tháng, hệ số lương cũ 4,20, chuyển sang hệ số lương mới 5,45; thâm niên nghề 27%:
450.000 đồng x 5,45 x 1,27 x 27 tháng = 84.096.225 đồng.
- Từ tháng 9/2004 đến tháng 8/2005 là 12 tháng, trong đó tháng 9/2004 hệ số lương cũ 4,20; chuyển sang lương mới cả quá trình là 5,45: thâm niên nghề 28%; phụ cấp thâm niên vượt khung 5%:
450.000 đồng x 5,45 x 1,05 x 1,28 x 12 tháng = 39.553.920 đồng.
- Từ tháng 9/2005 đến tháng 8/2006 là 12 tháng, hệ số 5,45: thâm niên nghề 29%; thâm niên vượt khung 6%:
450.000 đồng x 5,45 x 1,06 x 1,29 x 12 tháng = 40.242.582 đồng.
- Từ tháng 9/2006 đến tháng 5/2007 là 9 tháng; hệ số lương 5,45; thâm niên nghề 29%; thâm niên vượt khung 7%:
450.000 đồng x 5,45 x 1,07 x 1,29 x 9 tháng = 30.466.671 đồng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của đồng chí Dương trong 5 năm cuối là:
= 3.239.323 đồng/tháng
|
| Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định | + | Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm |
Trong đó:
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định | = | Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 8 này) | x | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
8. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, hoặc chuyển ngành đi học, hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước rồi mới nghỉ hưu quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề đã hưởng chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và được lấy mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi mới nghỉ hưu, mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành, thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và được lấy mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Ví dụ 18: Đồng chí Nguyễn Văn Trọng, sinh tháng 9/1948, là đại úy điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, có 14 năm 10 tháng được tính thâm niên nghề, được chuyển ngành ra làm kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/10/2008; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 38 năm. Đồng chí Trọng có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 10/2008 là 450.000 đ/tháng):
- Từ tháng 10/2003 đến tháng 9/2006 = 36 tháng, trong đó từ tháng 10/2003 đến tháng 9/2004 hệ số lương cũ 5,18; chuyển đổi sang hệ số lương mới cả quá trình là 6,44:
450.000 đồng x 6,44 x 36 tháng = 104.328.000 đồng.
- Từ tháng 10/2006 đến tháng 9/2008 = 24 tháng hệ số lương mới 6,78:
450.000 đồng x 6,78 x 24 tháng = 73.224.000 đồng.
- Lương bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu:
= 2.959.200 đồng/tháng.
- Phụ cấp thâm niên nghề của đồng chí Trọng trước khi chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Đại úy có hệ số lương cấp hàm bằng 5,40, tỷ lệ phụ cấp thâm niên nghề được tính là:
450.000 đồng x 5,40 x 14% = 340.200 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
2.959.200 đồng + 340.200 đồng = 3.299.400 đồng/tháng.
- Lương hưu hằng tháng của đồng chí Trọng là:
3.229.400 đồng x 75% = 2.474.550 đồng/tháng.
Ví dụ 19: Đồng chí Lê Văn Kim, sinh tháng 4/1955, nguyên thiếu tá, trợ lý Tòa án Quân sự Trung ương, có 20 năm 7 tháng được tính thâm niên nghề, chuyển ngành tháng 8/2000 ra làm Thẩm phán tòa án huyện Đông Anh, TP Hà Nội, có 35 năm 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tháng 4/2015 nghỉ hưởng chế độ hưu trí. Đồng chí Kim có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi chuyển ngành và trước khi nghỉ hưu như sau:
- Trước khi chuyển ngành:
+ Từ tháng 9/1995 đến tháng 7/1999 = 47 tháng, đại úy, hệ số lương cũ 4,15 chuyển đổi hệ số lương mới 5,40; thâm niên nghề 19%:
450.000 đồng x 5,40 x 1,19 x 47 tháng = 135.909.900 đồng.
+ Từ tháng 8/1999 đến tháng 8/2000 = 13 tháng, thiếu tá, hệ số lương cũ 4,80, chuyển đổi hệ số lương mới 6,0; thâm niên nghề 20%.
450.000 đồng x 6,0 x 1,20 x 13 tháng = 42.120.000 đồng.
+ Lương bình quân trước khi chuyển ngành:
= 2.967.165 đồng/tháng.
- Trước khi nghỉ hưu
Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu của đồng chí Kim là: 1.933.909 đồng/tháng.
- Phụ cấp thâm niên nghề trước khi chuyển ngành, chuyển đổi theo quy định tiền lương mới:
450.000 đồng x 6,0 x 20% = 540.000 đồng.
Tổng cộng: 1.933.909 đồng + 540.000 đồng = 2.473.909 đồng/tháng.
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của đồng chí Kim tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành. Do đó, đồng chí Kim được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm chuyển ngành là 2.967.165 đồng/tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
9. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 6 tháng đủ điều kiện hưu trí thì được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu, để giải quyết chế độ hưu trí hằng tháng khi nghỉ việc theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và khoản 7 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP cho các trường hợp sau:
a) Đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Đủ 50 tuổi đối với nam và đủ 45 tuổi đối với nữ và đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên; hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
c) Đủ 5 năm tuổi quân hoặc 5 năm thâm niên nghề trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời) nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu 25 năm đối với nam và 20 năm đối với nữ;
d) Đủ 50 tuổi đối với nam và đủ 45 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
e) Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
g) Mức đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu (không quá 6 tháng) vào quỹ hưu trí, tử tuất thực hiện theo quy định cụ thể tại điểm 2, Phần B Thông tư này.
Ví dụ 20: Đồng chí Đỗ Thị Hải, sinh tháng 5/1960, nhân viên mã hóa, thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Tháng 5/2010 cơ quan cho nghỉ việc với 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Đồng chí Hải có nguyện vọng đóng tiếp bảo hiểm xã hội 5 tháng cho đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí. Khi đó, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ đồng ý cho đồng chí Hải đóng bảo hiểm xã hội bằng (6% + 12%) x 5 tháng theo mức tiền lương tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc (tháng 4/2010). Từ tháng 5/2010 đồng chí Hải (đủ 50 năm tuổi đời) được hưởng lương hưu hằng tháng.
2. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 37 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP là con đang học ở các trường phổ thông, các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc dạy nghề quốc lập, dân lập, tư thục.
3. Đối với thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng quy định tại khoản 2, Điều 37 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP bị suy giảm khả năng lao động thì phải do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu bị chết giới thiệu đi giám định y khoa tại địa phương nơi thân nhân cư trú. Thời hạn giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động trong vòng 6 tháng kể từ khi quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chết. Nếu Hội đồng Giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng sau khi người lao động chết.
5. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội mà bị chết, nếu thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và có nguyện vọng nhận trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được đóng tiếp bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu, để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 37 và khoản 7 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP (kể cả với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội).
Ví dụ 21: Đồng chí Trần Văn Đồng, đại úy, nhập ngũ tháng 11/1992, chức vụ đại đội trưởng, chết tháng 4/2007, có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội là 14 năm 6 tháng, gia đình có nguyện vọng xin đóng tiếp bảo hiểm xã hội một lần cho 6 tháng còn thiếu (đủ 15 năm) để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Cách tính như sau:
- Thay người sử dụng lao động đóng 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất:
450.000 đồng x (5,40 + 0,30) x 1,14% x 11% x 6 tháng = 1.929.906 đồng
- Cá nhân đóng 5%:
450.000 đồng x (5,40 + 0,30) x 1,14 x 5% x 6 tháng = 877.230 đồng
Tổng số tiền thân nhân đồng chí Đồng phải đóng là:
1.929.906 đồng + 877.230 đồng = 2.807.136 đồng.
- Thân nhân đồng chí Đồng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng 5/2007 trở đi.
6. Những trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần và mức hưởng như sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà chết, kể cả đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần thực hiện như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 40 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết do ốm đau, tai nạn rủi ro, kể cả đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thì mức trợ cấp tuất một lần thực hiện như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 40 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;
c) Người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; do bị nhiễm HIV/AIDS vì tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, thì được nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần thực hiện như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 40 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;
d) Người lao động đã nghỉ việc, đã nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chết, nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trước khi chết;
đ) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng mà chết nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì được nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
9. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính trợ cấp tuất một lần thực hiện như quy định tại Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP và các khoản 7, 8, Mục IV, Phần A Thông tư này.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng phụ cấp quân hàm, học sinh cơ yếu được đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã mà chết thì trợ cấp tuất một lần tính theo mức lương ấn định bằng lương tối thiểu chung, nhưng mức trợ cấp thấp nhất cũng bằng 3 tháng tiền lương tối thiểu chung.
Ví dụ 22: Đồng chí thượng tá Nguyễn Văn Bình nhập ngũ tháng 5/1976 chết tháng 10/2007, có 31 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội, thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà hưởng trợ cấp tuất một lần, diễn biến tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để tính hưởng trợ cấp tuất một lần như sau;
- Từ tháng 11/2002 - 7/2005 là 33 tháng, trung tá, trong đó từ tháng 11/2002 đến 9/2004 hệ số lương cũ 5,30, chuyển sang lương mới cả quá trình hệ số 6,60, thâm niên nghề 29%:
450.000 đồng x 6,60 x 1,29 x 33 tháng = 126.432.900 đồng
- Từ tháng 8/2005 - 10/2007 là 27 tháng, thượng tá, hệ số lương 7,30; thâm niên nghề 31%:
450.000 đồng x 7,30 x 1,31 x 27 tháng = 116.190.450 đồng
Lương bình quân 5 năm cuối:
= 4.043.722 đồng/tháng.
Trợ cấp tuất 1 lần:
Ứng với 31 năm đóng bảo hiểm xã hội:
4.043.722 đồng x 31 năm x 1,5 tháng = 188.033.073 đồng.
Ứng với 6 tháng lẻ đóng bảo hiểm xã hội:
4.043.722 đồng x 0,5 năm x 1,5 tháng = 3.032.791 đồng.
Tổng số tiền trợ cấp tuất một lần cho thân nhân đồng chí Bình là:
188.033.073 đồng + 3.032.791 đồng = 191.065.864 đồng
Ví dụ 23: Đồng chí Nguyễn Văn Hòa, nhập ngũ tháng 02/2004 có quá trình công tác như sau:
- Từ 02/2004 - 8/2004: Binh nhì, chiến sĩ.
- Từ 9/2004 - 1/2007: Học viên cao đẳng kỹ thuật Vinhem Pích.
- Từ 2/2007: Thiếu úy, trợ lý quân khí Bộ CHQS tỉnh.
- Ngày 25/10/2007 bị ốm chết.
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp tuất một lần như sau (tiền lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng)
- Từ tháng 02/2004 - 01/2007 là 36 tháng
450.000 đồng x 36 tháng = 16.200.000 đồng.
- Từ tháng 02/2007 - 10/2007 là 9 tháng, hệ số lương = 3,50
450.000 đồng x 3,50 x 9 tháng = 14.175.000 đồng.
Lương bình quân: = 675.000 đồng/tháng
Vì đồng chí Hòa có 3 năm 9 tháng đóng BHXH nên trợ cấp tuất một lần được tính hưởng như người có 4 năm chẵn đóng BHXH. Vì vậy, tiền tuất một lần của thân nhân đồng chí Hòa là:
675.000đ x 04 năm x 1,5 tháng = 4.050.000 đồng.
Ví dụ 24: Đồng chí Vũ Văn Nam, chiến sĩ công an, nhập ngũ tháng 02/2006, tháng 4/2007 bị tai nạn rủi ro chết, mức trợ cấp tuất một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội gồm: 450.000 đồng x 1,5 (tháng) x 1,5 (năm) = 1.012.500 đồng, nhưng theo quy định tại khoản 1, Điều 40 Nghị định 68/2007/NĐ-CP thì mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, trợ cấp tuất một lần cho thân nhân đồng chí Nam là:
450.000 đồng x 03 (tháng) = 1.350.000 đồng.
B. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 43 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP:
a) Đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương theo thang lương bảng lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của mỗi người. Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu được cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền điều động, cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, công an, cơ yếu hoặc tại các doanh nghiệp, liên doanh của quân đội, công an, cơ yếu nhưng vẫn do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản a nêu trên;
c) Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ hưởng phụ cấp, học sinh cơ yếu đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tính trên mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu (không quá 6 tháng) vào quỹ hưu trí, tử tuất và mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với những người ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân quy định tại khoản 7 và khoản 10 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009 mức đóng:
5% + 11% = 16% tiền lương tháng;
b) Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 mức đóng:
6% + 12% = 18% tiền lương tháng;
c) Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 mức đóng:
7% + 13% = 20% tiền lương tháng;
d) Từ tháng 01/2014 trở đi mức đóng:
8% + 14% = 22% tiền lương tháng.
Ví dụ 25: Đồng chí Đỗ Thùy Dương, thiếu tá, bác sỹ Bệnh viện 354, Tổng cục Hậu cần, tháng 7/2009 được phép đi theo chế độ phu nhân tại Singapo đến hết tháng 6/2012 về nước. Đồng chí Dương phải đóng bảo hiểm xã hội cho những tháng đi theo chế độ phu nhân cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng (qua Bệnh viện 354) như sau:
- Từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2009 = 06 tháng x 16% tiền lương thiếu tá;
- Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 = 24 tháng x 18% tiền lương thiếu tá;
- Từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2012 = 06 tháng x 20% tiền lương thiếu tá.
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm quản lý toàn bộ phần tài chính bảo hiểm xã hội và hướng dẫn trong bộ, ngành mình về thu, chi bảo hiểm xã hội đối với tất cả các đối tượng đang phục vụ trong bộ, ngành mình trên cơ sở những quy định chung và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hằng tháng nộp toàn bộ số thu bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Hằng quý, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ quyết toán với các đơn vị đầu mối trực thuộc bộ, ngành mình; hằng năm quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về các khoản thu bảo hiểm xã hội, chi các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội và chi thường xuyên đặc thù, chi không thường xuyên về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ theo đúng các quy định hiện hành về tài chính bảo hiểm xã hội.
1. Trong thời gian người lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản 10 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP thì không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trừ trường hợp nếu trước khi ra nước ngoài đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, thì vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp đó, thủ tục hưởng theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ngoài ra, được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội với đơn vị quản lý trực tiếp trước khi đi cho quỹ hưu trí, tử tuất tính theo mức lương đang hưởng trước khi đi, chuyển đổi theo chế độ tiền lương do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
3. Người lao động đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2007 thì khi giải quyết chế độ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, hoặc chế độ tử tuất từ ngày 01/01/2007 trở đi được áp dụng quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II Nghị định số 68/2007/NĐ-CP (bao gồm cả cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu), tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Người lao động nghỉ hưu hưởng mức lương hưu thấp quy định tại Điều 30 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, nếu trước ngày 01/01/2007 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (hoặc được coi là đã đóng bảo hiểm xã hội) khi chưa đủ 15 tuổi, thì tỷ lệ % lương hưu được cộng do đi làm trước tuổi chỉ được bằng hoặc nhỏ hơn tỷ lệ % lương hưu phải trừ do nghỉ việc sớm hơn tuổi quy định. Cách tính bù trừ này chỉ áp dụng đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi mà bị trừ tỷ lệ % lương hưu.
5. Những trường hợp vừa hưởng chính sách ưu đãi người có công, vừa hưởng chính sách bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 11 Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP cụ thể như sau;
a) Người lao động trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương, hoặc chết thuộc trường hợp được xác định là tai nạn lao động, đồng thời được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh hoặc liệt sỹ, thì ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi người có công do ngân sách Nhà nước bảo đảm, vẫn được thực hiện chế độ tai nạn lao động, tử tuất quy định tại Mục 3 và Mục 5 Chương II Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
b) Người lao động bị thương hoặc bị chết do ốm đau, tai nạn thông thường được thực hiện chế độ ốm đau hoặc tử tuất quy định tại Mục 1 và Mục 5 Chương II Nghị định số 68/2007/NĐ-CP. Trường hợp ốm đau, tai nạn ở những nơi khó khăn, gian khổ mà được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là thương binh, hoặc người hưởng chính sách như thương binh, hoặc liệt sỹ, thì còn được hưởng chính sách ưu đãi người có công do ngân sách Nhà nước bảo đảm;
c) Người lao động khi phục viên, xuất ngũ mà đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định hưởng chế độ bệnh binh, thì ngoài việc được hưởng chế độ bệnh binh do ngân sách Nhà nước bảo đảm, vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 32 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
9. Đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu phục viên, xuất ngũ, thôi việc về địa phương đã nhận trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc có hiệu lực, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì được nộp lại số tiền trợ cấp đã nhận cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban cơ yếu Chính phủ, và được cơ quan đó xác nhận lại và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên chính sổ bảo hiểm xã hội cũ.
10. Người lao động đã được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu sau đó tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được cộng hai giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.
Thông tư này thay thế Thông tư số 29/LB-TT ngày 02/11/1995 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Nội vụ hướng dẫn một số điều thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Thông tư số 270/2003/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 07/11/2003 của liên Bộ Quốc phòng, Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội và Thông tư số 299/2003/TT-BQP ngày 24/12/2003 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05/8/2003 của Chính phủ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định số 68/2007/NĐ-CP và Thông tư này, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về liên Bộ để xem xét, giải quyết, hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG |
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VPTƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- BHXH Việt Nam;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Lưu VT BQP, BCA, BLĐ-TBXH.
- Nghỉ 7 ngày: mức hưởng trợ cấp thai sản bằng 0,27 tháng lương bình quân.
- Nghỉ 10 ngày: mức hưởng trợ cấp thai sản bằng 0,33 tháng lương bình quân.
- Nghỉ 15 ngày: mức hưởng trợ cấp thai sản bằng 0,50 tháng lương bình quân.
- Nghỉ 20 ngày: mức hưởng trợ cấp thai sản bằng 0,67 tháng lương bình quân.
- Nghỉ 40 ngày: mức hưởng trợ cấp thai sản bằng 1,33 tháng lương bình quân.
- Nghỉ 50 ngày: mức hưởng trợ cấp thai sản bằng 1,67 tháng lương bình quân.
1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp
2. Bệnh bụi phổi Athet (Amiăng)
3. Bệnh bụi phổi bông
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
5. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
6. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen
7. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
8. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
9. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)
10. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp
11. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp
12. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
13. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
14. Bệnh điếc do tiếng ồn
15. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
16. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp
17. Bệnh sạm da nghề nghiệp
18. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
19. Bệnh lao nghề nghiệp
20. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
21. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp
22. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
23. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP MỘT LẦN
a) Mức trợ cấp một lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động
Mức suy giảm KNLĐ | Mức trợ cấp một lần | Mức suy giảm KNLĐ | Mức trợ cấp một lần |
5% | 0,5 tháng lương tối thiểu | 18% | 11,5 tháng lương tối thiểu |
6% | 5,5 tháng lương tối thiểu | 19% | 12 tháng lương tối thiểu |
7% | 6 tháng lương tối thiểu | 20% | 12,5 tháng lương tối thiểu |
8% | 6,5 tháng lương tối thiểu | 21% | 13 tháng lương tối thiểu |
9% | 7 tháng lương tối thiểu | 22% | 13,5 tháng lương tối thiểu |
10% | 7,5 tháng lương tối thiểu | 23% | 14 tháng lương tối thiểu |
11% | 8 tháng lương tối thiểu | 24% | 14,5 tháng lương tối thiểu |
12% | 8,5 tháng lương tối thiểu | 25% | 15 tháng lương tối thiểu |
13% | 9 tháng lương tối thiểu | 26% | 15,5 tháng lương tối thiểu |
14% | 9,5 tháng lương tối thiểu | 27% | 16 tháng lương tối thiểu |
15% | 10 tháng lương tối thiểu | 28% | 16,5 tháng lương tối thiểu |
16% | 10,5 tháng lương tối thiểu | 29% | 17 tháng lương tối thiểu |
17% | 11 tháng lương tối thiểu | 30% | 17,5 tháng lương tối thiểu |
b) Trợ cấp một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Số năm đóng BHXH | Mức trợ cấp | Số năm đóng BHXH | Mức trợ cấp |
1 năm trở xuống | 0,5 tháng | Đủ 21 năm | 6,5 tháng |
Đủ 2 năm | 0,8 tháng | Đủ 22 năm | 6,8 tháng |
Đủ 3 năm | 1,1 tháng | Đủ 23 năm | 7,1 tháng |
Đủ 4 năm | 1,4 tháng | Đủ 24 năm | 7,4 tháng |
Đủ 5 năm | 1,7 tháng | Đủ 25 năm | 7,7 tháng |
Đủ 6 năm | 2,0 tháng | Đủ 26 năm | 8,0 tháng |
Đủ 7 năm | 2,3 tháng | Đủ 27 năm | 8,3 tháng |
Đủ 8 năm | 2,6 tháng | Đủ 28 năm | 8,6 tháng |
Đủ 9 năm | 2,9 tháng | Đủ 29 năm | 8,9 tháng |
Đủ 10 năm | 3,2 tháng | Đủ 30 năm | 9,2 tháng |
Đủ 11 năm | 3,5 tháng | Đủ 31 năm | 9,5 tháng |
Đủ 12 năm | 3,8 tháng | Đủ 32 năm | 9,8 tháng |
Đủ 13 năm | 4,1 tháng | Đủ 33 năm | 10,1 tháng |
Đủ 14 năm | 4,4 tháng | Đủ 34 năm | 10,4 tháng |
Đủ 15 năm | 4,7 tháng | Đủ 35 năm | 10,7 tháng |
Đủ 16 năm | 5,0 tháng | Đủ 36 năm | 11 tháng |
Đủ 17 năm | 5,3 tháng | Đủ 37 năm | 11,3 tháng |
Đủ 18 năm | 5,6 tháng | Đủ 38 năm | 11,6 tháng |
Đủ 19 năm | 5,9 tháng | Đủ 39 năm | 11,9 tháng |
Đủ 20 năm | 6,2 tháng | Đủ 40 năm | 12,2 tháng |
Tiếp tục như vậy, cứ thêm một năm (Đủ 12 tháng) đóng BHXH cộng thêm: 0,3 tháng lương… |
MỨC TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP HẰNG THÁNG
a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
Mức suy giảm KNLĐ | Mức trợ cấp hằng tháng | Mức suy giảm KNLĐ | Mức trợ cấp hằng tháng |
31% | 30% mức lương tối thiểu chung | 66% | 100% mức lương tối thiểu chung |
32% | 32% mức lương tối thiểu chung | 67% | 102% mức lương tối thiểu chung |
33% | 34% mức lương tối thiểu chung | 68% | 104% mức lương tối thiểu chung |
34% | 36% mức lương tối thiểu chung | 69% | 106% mức lương tối thiểu chung |
35% | 38% mức lương tối thiểu chung | 70% | 108% mức lương tối thiểu chung |
36% | 40% mức lương tối thiểu chung | 71% | 110% mức lương tối thiểu chung |
37% | 42% mức lương tối thiểu chung | 72% | 112% mức lương tối thiểu chung |
38% | 44% mức lương tối thiểu chung | 73% | 114% mức lương tối thiểu chung |
39% | 46% mức lương tối thiểu chung | 74% | 116% mức lương tối thiểu chung |
40% | 48% mức lương tối thiểu chung | 75% | 118% mức lương tối thiểu chung |
41% | 50% mức lương tối thiểu chung | 76% | 120% mức lương tối thiểu chung |
42% | 52% mức lương tối thiểu chung | 77% | 122% mức lương tối thiểu chung |
43% | 54% mức lương tối thiểu chung | 78% | 124% mức lương tối thiểu chung |
44% | 56% mức lương tối thiểu chung | 79% | 126% mức lương tối thiểu chung |
45% | 58% mức lương tối thiểu chung | 80% | 128% mức lương tối thiểu chung |
46% | 60% mức lương tối thiểu chung | 81% | 130% mức lương tối thiểu chung |
47% | 62% mức lương tối thiểu chung | 82% | 132% mức lương tối thiểu chung |
48% | 64% mức lương tối thiểu chung | 83% | 134% mức lương tối thiểu chung |
49% | 66% mức lương tối thiểu chung | 84% | 136% mức lương tối thiểu chung |
50% | 68% mức lương tối thiểu chung | 85% | 138% mức lương tối thiểu chung |
51% | 70% mức lương tối thiểu chung | 86% | 140% mức lương tối thiểu chung |
52% | 72% mức lương tối thiểu chung | 87% | 142% mức lương tối thiểu chung |
53% | 74% mức lương tối thiểu chung | 88% | 144% mức lương tối thiểu chung |
54% | 76% mức lương tối thiểu chung | 89% | 146% mức lương tối thiểu chung |
55% | 78% mức lương tối thiểu chung | 90% | 148% mức lương tối thiểu chung |
56% | 80% mức lương tối thiểu chung | 91% | 150% mức lương tối thiểu chung |
57% | 82% mức lương tối thiểu chung | 92% | 152% mức lương tối thiểu chung |
58% | 84% mức lương tối thiểu chung | 93% | 154% mức lương tối thiểu chung |
59% | 86% mức lương tối thiểu chung | 94% | 156% mức lương tối thiểu chung |
60% | 88% mức lương tối thiểu chung | 95% | 158% mức lương tối thiểu chung |
61% | 90% mức lương tối thiểu chung | 96% | 160% mức lương tối thiểu chung |
62% | 92% mức lương tối thiểu chung | 97% | 162% mức lương tối thiểu chung |
63% | 94% mức lương tối thiểu chung | 98% | 164% mức lương tối thiểu chung |
64% | 96% mức lương tối thiểu chung | 99% | 166% mức lương tối thiểu chung |
65% | 98% mức lương tối thiểu chung | 100% | 168% mức lương tối thiểu chung |
b) Mức trợ cấp hằng tháng tính theo số năm đã đóng BHXH:
Số năm đóng BHXH | Mức trợ cấp hằng tháng | Số năm đóng BHXH | Mức trợ cấp hằng tháng |
1 năm trở xuống | 0,5% tháng | Đủ 21 năm | 6,5% tháng |
Đủ 2 năm | 0,8% tháng | Đủ 22 năm | 6,8% tháng |
Đủ 3 năm | 1,1% tháng | Đủ 23 năm | 7,1% tháng |
Đủ 4 năm | 1,4% tháng | Đủ 24 năm | 7,4% tháng |
Đủ 5 năm | 1,7% tháng | Đủ 25 năm | 7,7% tháng |
Đủ 6 năm | 2,0% tháng | Đủ 26 năm | 8,0% tháng |
Đủ 7 năm | 2,3% tháng | Đủ 27 năm | 8,3% tháng |
Đủ 8 năm | 2,6% tháng | Đủ 28 năm | 8,6% tháng |
Đủ 9 năm | 2,9% tháng | Đủ 29 năm | 8,9% tháng |
Đủ 10 năm | 3,2% tháng | Đủ 30 năm | 9,2% tháng |
Đủ 11 năm | 3,5% tháng | Đủ 31 năm | 9,5% tháng |
Đủ 12 năm | 3,8% tháng | Đủ 32 năm | 9,8% tháng |
Đủ 13 năm | 4,1% tháng | Đủ 33 năm | 10,1% tháng |
Đủ 14 năm | 4,4% tháng | Đủ 34 năm | 10,4% tháng |
Đủ 15 năm | 4,7% tháng | Đủ 35 năm | 10,7% tháng |
Đủ 16 năm | 5,0% tháng | Đủ 36 năm | 11% tháng |
Đủ 17 năm | 5,3% tháng | Đủ 37 năm | 11,3% tháng |
Đủ 18 năm | 5,6% tháng | Đủ 38 năm | 11,6% tháng |
Đủ 19 năm | 5,9% tháng | Đủ 39 năm | 11,9% tháng |
Đủ 20 năm | 6,2% tháng | Đủ 40 năm | 12,2% tháng |
Tiếp tục như vậy, cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) đóng BHXH cộng thêm: 0,3% tháng lương… |
- 1Thông tư liên Bộ 29/LB-TT hướng dẫn thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP do Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 270/2003/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 89/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND và CAND kèm theo NĐ 45/CP 1995 do Bộ Quốc phòng - Bộ Công an và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 299/2003/TT-BQP thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với quân nhân quy định tại Nghị định 89/2003/NĐ-CP do Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 105/TANDTC-PC&QLKH năm 2016 về thi hành Luật bảo hiểm xã hội do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 1Thông tư liên Bộ 29/LB-TT hướng dẫn thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP do Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư liên tịch 270/2003/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 89/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND và CAND kèm theo NĐ 45/CP 1995 do Bộ Quốc phòng - Bộ Công an và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 299/2003/TT-BQP thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với quân nhân quy định tại Nghị định 89/2003/NĐ-CP do Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Văn bản hợp nhất 10/TLHN-BQP năm 2014 hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 68/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
- 2Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 105/TANDTC-PC&QLKH năm 2016 về thi hành Luật bảo hiểm xã hội do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Công An-Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 14/09/2007
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng
- Người ký: Lê Bạch Hồng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Được
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 702 đến số 703
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra