Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 12. Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo:
a) Bố trí đủ số lượng nhân viên cứu nạn, chữa cháy phù hợp với cấp sân bay tương ứng; bố trí đầy đủ trang bị, thiết bị, dụng cụ, quần áo phòng cháy, chữa cháy cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy theo phương án phòng cháy, chữa cháy của cảng hàng không, sân bay; bố trí các xe cứu nạn và chữa cháy trực đúng nơi quy định của phương án khẩn nguy sân bay; bố trí các trạm chữa cháy trung gian (trạm chữa cháy vệ tinh) để đáp ứng được thời gian phản ứng theo quy định;
b) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp giữa một trạm chữa cháy với đài kiểm soát tại sân bay, với các trạm chữa cháy khác trên sân bay, các xe cứu nạn, chữa cháy; hệ thống báo động cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy;
c) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, dung tích nước, khối lượng chất tạo bọt (foam), bột phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay; phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp;
d) Xác định cấp cứu hỏa sân bay theo tiêu chuẩn của ICAO và thể hiện trong tài liệu khai thác sân bay. Khi hệ thống xe chữa cháy, trang thiết bị chữa cháy gặp sự cố làm thay đổi về cấp cứu hỏa sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, thông báo cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và thực hiện quy trình thông báo tin tức hàng không để thông báo cho tàu bay đi, đến cảng hàng không, sân bay. Khi khắc phục xong sự cố, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thông báo lại các thông tin về cấp cứu hỏa sân bay;
đ) Có nhà để xe chữa cháy, kho tàng, vật tư, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo tiêu chuẩn áp dụng; vị trí nhà để xe chữa cháy phải được bố trí trong khu vực hạn chế, có đường giao thông thuận lợi bảo đảm tiếp cận nhanh chóng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, phù hợp với các phương án khẩn nguy sân bay;
e) Thiết lập trung tâm khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy đảm bảo đầy đủ nhân lực, các phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tài liệu, các phương án xử lý tình huống khẩn nguy để thực hiện nhiệm vụ trực và ứng phó với mọi tình huống khẩn nguy;
g) Thiết lập hệ thống đường công vụ phục vụ cho công tác khẩn nguy sân bay đảm bảo các phương tiện tham gia công tác khẩn nguy nhanh chóng đến được các vị trí trong khu bay và đáp ứng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều này;
h) Có hệ thống cấp nước chữa cháy, đường giao thông phục vụ chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.
2. Thời gian phản ứng là thời gian giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay lâm nạn xả bọt với tốc độ tối thiểu là 50% tốc độ xả. Thời gian phản ứng của xe chữa cháy phải bảo đảm các quy định sau:
a) Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;
b) Không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải xây dựng nội quy phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, trong đó có các nội dung sau:
a) Tình huống cháy lớn phức tạp và tình huống cháy đặc trưng khác, dự báo khả năng phát triển của đám cháy;
b) Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, thoát nạn phù hợp với từng giai đoạn và từng tình huống cháy;
c) Kế hoạch hiệp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay trong việc phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay; thành lập đội chữa cháy chuyên ngành, thường xuyên duy trì chế độ huấn luyện phương pháp chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị; bố trí nhân viên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy thường xuyên; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy.
5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay ban hành quy trình kiểm tra các hạng mục của kết cấu hạ tầng, thiết bị; duy trì vật tư, vật liệu, nước dự trữ phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng cháy, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.
6. Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở. Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các sân bay; ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay, chữa cháy cứu nạn tàu bay, phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga, kho, đài trạm, công trình bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
7. Việc thiết kế, xây dựng, sửa chữa, cải tạo, khai thác nhà ga phải tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy hiện hành.
8. Việc sử dụng các thiết bị ga, thiết bị điện để chế biến thực phẩm trong khu vực nhà ga phải phù hợp với các quy định về an toàn khai thác trong tài liệu khai thác công trình và tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
9. Không được hút thuốc trong cảng hàng không, sân bay trừ những khu vực dành riêng để hút thuốc.
10. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải có hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động, hệ thống phòng cháy, chữa cháy đối với tàu bay.
11. Các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm gửi phương án phòng cháy, chữa cháy của đơn vị và cập nhật khi có sự thay đổi cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để phối hợp triển khai xử lý khi phát sinh tình huống.
Thông tư 29/2021/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 29/2021/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
- Điều 5. Hạ tầng phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 6. Hệ thống cấp điện
- Điều 7. Hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay
- Điều 8. Hệ thống cấp, thoát nước tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 9. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 10. Nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa
- Điều 11. Hạ tầng cung cấp nhiên liệu hàng không
- Điều 12. Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
- Điều 13. Thuyết minh bản vẽ tổng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 14. Phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 15. Quản lý chướng ngại vật hàng không
- Điều 16. Sân bay căn cứ của hãng hàng không trong nước
- Điều 17. Năng lực nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 18. Đảm bảo điều kiện hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 19. Các nội dung dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 20. Yêu cầu chung
- Điều 21. Quyền, trách nhiệm của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 22. Chèn bánh tàu bay
- Điều 23. Đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay
- Điều 24. Nổ máy thử động cơ tàu bay
- Điều 25. Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang di chuyển
- Điều 26. Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang đỗ
- Điều 27. Thứ tự tiếp cận tàu bay của phương tiện đối với tàu bay đến
- Điều 28. Hoạt động trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay, cầu hành khách
- Điều 29. Người hoạt động trong khu bay
- Điều 30. Sử dụng phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay
- Điều 31. Tốc độ di chuyển của phương tiện
- Điều 32. Quyền ưu tiên hoạt động trong khu bay
- Điều 33. Hoạt động của người, phương tiện khi di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn
- Điều 34. Đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện
- Điều 35. Bảo dưỡng phương tiện, thiết bị
- Điều 36. Tài liệu kỹ thuật của phương tiện
- Điều 37. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của phương tiện
- Điều 38. Tài liệu khai thác kỹ thuật của phương tiện
- Điều 39. Lý lịch kỹ thuật và hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại của phương tiện
- Điều 40. Quy cách biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hàng không
- Điều 41. Sử dụng bộ đàm trong khu bay
- Điều 42. Sử dụng tín hiệu bằng tay
- Điều 43. Tập kết phương tiện, thiết bị khi không hoạt động
- Điều 44. Xử lý ban đầu đối với các sự cố, vụ việc liên quan đến người và phương tiện hoạt động tại khu bay
- Điều 45. Cung cấp dịch vụ xe dẫn tàu bay
- Điều 46. Cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay
- Điều 47. Vận hành cầu hành khách
- Điều 48. Cung cấp dịch vụ cấp điện cho tàu bay
- Điều 49. Cung cấp dịch vụ cấp khí cho tàu bay
- Điều 50. Cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu tàu bay
- Điều 51. Cung cấp chất lỏng khác lên tàu bay
- Điều 52. Chất xếp hoặc bốc dỡ hàng hóa, hành lý lên hoặc xuống tàu bay
- Điều 53. Cung cấp một số dịch vụ khác tại khu bay
- Điều 54. Kiểm soát các thiết bị chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động bay
- Điều 55. Thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện
- Điều 56. Quy định chung
- Điều 57. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 58. Trách nhiệm của đơn vị thi công, đơn vị giám sát của chủ đầu tư
- Điều 59. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 60. Nội dung chính của phương án đảm bảo an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 61. Khai thác trong điều kiện tầm nhìn hạn chế
- Điều 62. Khai thác trong trường hợp tốc độ gió vượt quá 20 m/s (75 km/h)
- Điều 63. Khai thác trong điều kiện thời tiết nguy hiểm
- Điều 68. Quy định chung về hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 69. Cấu trúc của tài liệu hệ thống quản lý an toàn
- Điều 70. Yêu cầu cụ thể về chính sách và mục tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn
- Điều 71. Yêu cầu cụ thể về quản lý rủi ro an toàn
- Điều 72. Yêu cầu cụ thể về đảm bảo an toàn
- Điều 73. Yêu cầu cụ thể về thúc đẩy an toàn
- Điều 74. Danh mục không đáp ứng
- Điều 75. Quy định chung về báo cáo, điều tra tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 76. Phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 77. Báo cáo tự nguyện
- Điều 78. Khắc phục các hư hỏng do sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay gây ra
- Điều 79. Yêu cầu về kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi
- Điều 80. Chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 81. Quy định báo cáo của người khai thác tàu bay
- Điều 83. Hội đồng slot
- Điều 84. Xác định tham số điều phối
- Điều 85. Xác định slot lịch sử
- Điều 86. Tiêu chí, thứ tự ưu tiên điều phối giờ hạ, cất cánh
- Điều 87. Quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh
- Điều 88. Công bố thông tin
- Điều 89. Quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu slot
- Điều 90. Chế độ báo cáo và cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu
- Điều 91. Cơ chế giám sát, quản lý việc sử dụng slot
- Điều 92. Các trường hợp thu hồi slot
- Điều 93. Hoán đổi chuỗi slot
- Điều 94. Quy định về thiết lập, triển khai A-CDM
- Điều 95. Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị có liên quan