Điều 9 Thông tư 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 9. Giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Ngoài các dấu hiệu giao dịch đáng ngờ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 74, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bổ sung các dấu hiệu giao dịch đáng ngờ dưới đây:
a) Số điện thoại cá nhân hoặc cơ quan của khách hàng không thể kết nối được hoặc không có số máy này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
b) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn với tổng giá trị một lần đổi từ 200.000.0000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên.
c) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi một cá nhân hay tổ chức liên quan đến hoạt động bất hợp pháp mà thông tin đại chúng đã đăng tải.
d) Thông tin về các khoản vốn góp trong nghiệp vụ tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc.
đ) Thông tin về tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc.
2. Căn cứ vào tính chất hoạt động kinh doanh, tổ chức báo cáo tự bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ quy định tại khoản 1 Điều này theo từng bộ phận nghiệp vụ, lĩnh vực kinh doanh.
3. Người có thẩm quyền ký các báo cáo gửi Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người phụ trách phòng, chống rửa tiền hoặc người đứng đầu tổ chức báo cáo.
Đối với sở giao dịch, chi nhánh của tổ chức báo cáo, người có thẩm quyền ký báo cáo là người phụ trách đơn vị. Những đơn vị này có trách nhiệm báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua trụ sở chính; trường hợp cần thiết, các đơn vị này có thể báo cáo trực tiếp cho Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đồng thời báo cáo về trụ sở chính.
4. Khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, tổ chức báo cáo phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo Mẫu số 04 đính kèm Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức báo cáo có thể báo cáo bằng các phương tiện fax hoặc qua điện thoại, nhưng ngay sau đó phải gửi báo cáo bằng văn bản.
5. Tổ chức báo cáo có trách nhiệm theo dõi diễn biến giao dịch đã báo cáo, cập nhật thông tin mới phát sinh và báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 22/2009/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 547 đến số 548
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 5. Bố trí cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng
- Điều 7. Rà soát khách hàng và giao dịch
- Điều 8. Giao dịch tiền mặt và báo cáo giao dịch tiền mặt
- Điều 9. Giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 10. Chuyển tiền thanh toán quốc tế
- Điều 11. Thời hạn báo cáo
- Điều 12. Bảo mật thông tin
- Điều 13. Áp dụng các biện pháp tạm thời
- Điều 14. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ
- Điều 15. Lưu giữ hồ sơ
- Điều 16. Đào tạo
- Điều 17. Hiệu lực thi hành
- Điều 18. Tổ chức thực hiện