Điều 6 Thông tư 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 6. Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng
1. Các trường hợp phải nhận biết khách hàng:
a) Khách hàng thiết lập mối quan hệ giao dịch hoặc mở tài khoản lần đầu với tổ chức báo cáo;
b) Khách hàng thực hiện các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn hoặc giao dịch chuyển tiền điện tử;
c) Khi các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ;
d) Khi tổ chức báo cáo nghi ngờ về tính trung thực hoặc đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đây.
2. Nội dung thông tin nhận biết khách hàng:
Tổ chức báo cáo tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng, nhưng phải đảm bảo các thông tin tối thiểu sau:
- Đối với khách hàng cá nhân: họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, thị thực nhập cảnh, giấy chứng minh nhân dân; địa chỉ (người Việt Nam: địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu và nơi ở hiện tại; người nước ngoài: địa chỉ đăng ký ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký tạm trú ở Việt Nam), điện thoại; tiểu sử khách hàng (nếu biết);
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở, số điện thoại, số fax; cơ quan thành lập; lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Thông tin về người đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin như đối với khách hàng cá nhân nêu trên.
b) Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
c) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.
d) Thông tin về cá nhân, tổ chức có quan hệ chính với khách hàng (ví dụ như các nhà cung cấp và khách hàng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng).
đ) Mục đích, giá trị giao dịch.
e) Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm cả thông tin tên, địa chỉ, số tài khoản … về người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (nếu có).
3. Biện pháp nhận biết khách hàng:
a) Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đang tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng khách hàng như:
- Đối với khách hàng cá nhân: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp (bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế …);
- Đối với khách hàng là tổ chức: giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế; quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
b) Tổ chức báo cáo có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng khách hàng như sau:
- Thông qua các cá nhân, tổ chức (bao gồm cả các tổ chức báo cáo khác) đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng và đối chiếu thông tin có được với thông tin khách hàng cung cấp;
- Thông qua cơ quan quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
- Tổ chức báo cáo có thể thuê, hợp tác với các tổ chức khác để xác minh nhận dạng khách hàng. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thuộc về tổ chức báo cáo.
4. Tổ chức báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng để bảo đảm sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng trong suốt thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
5. Tổ chức báo cáo tự phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền (cao, trung bình, thấp). Đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao, tổ chức báo cáo cần bổ sung thêm thông tin chi tiết về khách hàng và phải có sự chấp thuận của bộ phận chuyên trách phòng, chống rửa tiền trước khi thiết lập mối quan hệ.
Thông tư 22/2009/TT-NHNN hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 22/2009/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 547 đến số 548
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 5. Bố trí cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng
- Điều 7. Rà soát khách hàng và giao dịch
- Điều 8. Giao dịch tiền mặt và báo cáo giao dịch tiền mặt
- Điều 9. Giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 10. Chuyển tiền thanh toán quốc tế
- Điều 11. Thời hạn báo cáo
- Điều 12. Bảo mật thông tin
- Điều 13. Áp dụng các biện pháp tạm thời
- Điều 14. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ
- Điều 15. Lưu giữ hồ sơ
- Điều 16. Đào tạo
- Điều 17. Hiệu lực thi hành
- Điều 18. Tổ chức thực hiện