Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 21/2012/TT-BCT

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 189/2001/NĐ-CP;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành;

Căn cứ Ouyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Chế độ báo cáo Thống kê cơ sở áp dụng đối với các Trường thuộc Bộ Công Thương,

Điều 1. Chế độ báo cáo

Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các Trường thuộc Bộ Công Thương được thực hiện như sau:

1. Nội dung báo cáo

Thực hiện theo Danh mục biểu mẫu, các biểu mẫu và Giải thích tại Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn báo cáo

- Báo cáo 6 tháng: Ngày 17 tháng 6;

- Báo cáo năm: Ngày 17 tháng 12;

3. Phương thức gửi báo cáo

Các báo cáo thống kê được gửi dưới hai hình thức: bằng văn bản và thư điện tử.

Điều 2. Đơn vị báo cáo, trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị báo cáo

1. Đơn vị báo cáo

Các Trường thuộc Bộ bao gồm:

a) Các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương;

b) Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị báo cáo

Các Trường thuộc Bộ có trách nhiệm và nghĩa vụ:

a) Chấp hành báo cáo đầy đủ, chính xác từng chỉ tiêu quy định trong từng biểu mẫu báo cáo;

b) Lập báo cáo theo đúng quy định về thời điểm báo cáo, thời kỳ báo cáo;

c) Gửi báo cáo cho đơn vị nhận báo cáo theo đúng quy định về thời hạn báo cáo.

Điều 3. Đơn vị nhận báo cáo

1. Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương;

2. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Công Thương.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2012.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) để kịp thời xem xét, chỉnh lý./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TT Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tổng cục Thống kê - Bộ KHĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Các Vụ, Tổng cục, Cục (qua mạng nội bộ);
- Các Trường thuộc Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KH (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh


PHỤ LỤC 1

DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BCT ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

KÝ HIỆU

TÊN BIỂU

KỲ BÁO CÁO

NGÀY NHẬN BÁO CÁO

Đơn vị nhận báo cáo

1

01/DHCD-BCT

Báo cáo thực hiện các dự án đầu tư

6 tháng, năm

Ngày 17/6, 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

2

02/DHCD-BCT

Báo cáo thực hiện giải ngân các dự án đầu tư

6 tháng, năm

Ngày 17/6, 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

3

03/DHCD-BCT

Báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư dự án

6 tháng, năm

Ngày 17/6, 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

4

04/DHCD-BCT

Báo cáo lao động và thu nhập

6 tháng, năm

Ngày 17/6, 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

5

05/DHCD-BCT

Báo cáo số lượng sinh viên, học sinh tuyển mới

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

6

06a/DHCD-BCT

Báo cáo số lượng học viên sau đại học

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

7

06b/DHCD-BCT

Báo cáo số lượng sinh viên, học sinh ĐH, CĐ, TCCN

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

8

06c/DHCD-BCT

Báo cáo số lượng học sinh học nghề

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

9

07/DHCD-BCT

Báo cáo số lượng sinh viên, học sinh tốt nghiệp

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

10

08/DHCD-BCT

Báo cáo số lượng cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

11

09/DHCD-BCT

Báo cáo cơ sở vật chất của trường

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

12

10/DHCD-BCT

Báo cáo các chỉ tiêu tài chính

Năm

Ngày 17/12

Vụ Kế hoạch, Vụ TCCB

PHỤ LỤC 2

CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BCT ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Biểu số 01/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/6; 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

6 tháng; Năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Tên dự án – Chủ đầu tư – địa điểm

Khởi công/ Hoàn thành

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Tổng dự toán được duyệt

Kế hoạch năm

Ước thực hiện trong ký báo cáo

Ước thực hiện lũy kế đến hết kỳ báo cáo

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NS

TP CP

TD NN

TDNN BL

HT PT

VTM

NT

NS

TP CP

TD NN

TDNN BL

HT PT

VTM

NT

NS

TP CP

TD NN

TDNN BL

HT PT

VTM

NT

A

B

C

D

E

G

1= 2+ … +8

2

3

4

5

6

7

8

9= 10+ … +16

10

11

12

13

14

15

16

17= 18+ … +24

18

19

20

21

22

23

24

Tổng số

I

Nhóm A

1

Dự án chuyển tiếp

2

Dự án hoàn thành

3

Dự án khởi công mới

II

Nhóm B

1

Dự án chuyển tiếp

2

Dự án hoàn thành

3

Dự án khởi công mới

III

Nhóm C

1

Dự án chuyển tiếp

2

Dự án hoàn thành

3

Dự án khởi công mới

Ghi chú: Những từ viết tắt: NS: Vốn Ngân sách nhà nước; TPCP: Trái phiếu Chính phủ; TDNN: Vốn tín dụng Nhà nước, TDNNBL: Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; HTPT: Vốn hỗ trợ phát triển (ODA); VTM: Vốn vay thương mại; NT: Vốn của nhà trường

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 02/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/6; 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO THỰC HIỆN GIẢI NGÂN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

6 tháng; Năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Tên dự án - Chủ đầu tư - Địa điểm

Thực hiện giải ngân trong kỳ báo cáo

Thực hiện giải ngân lũy kế từ đầu dự án đến hết kỳ báo cáo

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NS

TPCP

TDNN

TDNN BL

HTPT

VTM

NT

NS

TPCP

TDNN

TDNN BL

HTPT

VTM

NT

A

B

1= 2+ … +8

2

3

4

5

6

7

8

9= 10+ … +16

10

11

12

13

14

15

16

Tổng số

I

Nhóm A

1

Dự án chuyển tiếp

2

Dự án hoàn thành

3

Dự án khởi công mới

II

Nhóm B

1

Dự án chuyển tiếp

2

Dự án hoàn thành

3

Dự án khởi công mới

III

Nhóm C

1

Dự án chuyển tiếp

2

Dự án hoàn thành

3

Dự án khởi công mới

Ghi chú: Những từ viết tắt: NS: Vốn Ngân sách nhà nước; TPCP: Trái phiếu Chính phủ; TDNN: vốn tín dụng Nhà nước; TDNNBL: Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; HTPT: Vốn hỗ trợ phát triển (ODA); VTM: Vốn vay thương mại; NT: Vốn của nhà trường

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 03/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/6; 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN

(Tên dự án…)

6 tháng; Năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Kế hoạch vốn đầu tư năm

Giá trị khối lượng thực hiện tại hiện trường

Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu

Số vốn đã được giải ngân (tạm ứng + khối lượng thanh toán hiện trường)

Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu chưa được thanh toán

Trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ khởi công

Trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ khởi công

Trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ khởi công

Trong kỳ báo cáo

Lũy kế từ khởi công

Tổng số

Vốn tạm ứng

Tổng số

Vốn tạm ứng

Báo cáo chi tiết cho từng dự án

1

Tổng số (1=2+3)

2

Vốn Ngân sách

- Xây lắp

- Thiết bị

- Chi phí khác

3

Vốn khác (TPCP; TDNN …)

- Xây lắp

- Thiết bị

- Chi phí khác

Ghi chú: Biểu báo cáo này áp dụng cho từng dự án thực hiện.

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 04/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/6; 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP

6 tháng; Năm

TT

Ngành kinh tế

Mã số

Lao động (người)

Thu nhập (triệu đồng)

Chỉ tiêu bổ sung (người)

Tổng số có đến cuối kỳ báo cáo

Trong đó

Bình quân trong kỳ báo cáo

Tổng số

Chia ra

Bình quân 1 người/1 tháng

Lao động tăng trong kỳ

Lao động giảm trong kỳ

Trong đó

Nữ

Cơ hữu, hợp đồng

Lương và các khoản có tính chất lương

BHXH trả thay lương

Các khoản thu nhập khác

Về hưu

Lao động dôi dư

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

(Ghi theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 – cấp 1)

1

Thực hiện 6 tháng (năm) năm trước

2

Ước thực hiện 6 tháng (năm) năm báo cáo

3

Kế hoạch 6 tháng cuối năm (năm sau)

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 05/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo ngày 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO SỐ HỌC VIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH TUYỂN MỚI

Năm

TT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm báo cáo

Tổng số học viên, sinh viên, học sinh tuyển mới năm trước

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu tuyển mới

Tổng số học viên, sinh viên, học sinh tuyển mới

Trong tổng số

Thực hiện năm báo cáo so với chỉ tiêu

Thực hiện năm báo cáo so với năm trước

Nữ

Dân tộc ít người

Miễn học phí

Giảm 70% học phí

Giảm 50% học phi`

Hỗ trợ chi phí học tập

Anh hùng, thương binh

Con của anh hùng, liệt sỹ, thương binh

Thuộc hộ nghèo

Khác

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13=2/1

14=2/12

1

Sau đại học

- Nghiên cứu sinh

- Cao học

2

Đại học

- Hệ chính quy

- Hệ cử tuyển

- Hệ vừa làm vừa học

- Hệ bằng 2

- Hệ liên thông

- Hệ liên kết đào tạo

- Hệ đào tạo từ xa

- Đào tạo quốc tế

- Sinh viên nước ngoài

3

Cao đẳng

- Hệ chính quy

- Hệ cử tuyển

- Hệ vừa làm vừa học

- Hệ liên thông

- Hệ liên kết đào tạo

- Đào tạo quốc tế

- Sinh viên nước ngoài

4

Trung cấp chuyên nghiệp

- Hệ chính quy

- Hệ vừa làm vừa học

- Hệ liên kết đào tạo

5

Dạy nghề

- Cao đẳng nghề

- Trung cấp nghề

- Ngắn hạn dưới 12 tháng

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)


Biểu số 06a/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: ngày 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO SỐ HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC

Năm

TT

Chỉ tiêu

Mã số

Tổng số học viên

Trong tổng số

Chia theo năm đào tạo

Nữ

Dân tộc ít người

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Năm thứ 4

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

I

Nghiên cứu sinh

- Tập trung

- Không tập trung

Phân theo ngành đào tạo

1

Ngành....

2

Ngành....

II

Cao học

- Tập trung

- Không tập trung

Phân theo ngành đào tạo

1

Ngành....

2

Ngành....

Ghi chú: Ngành đào tạo ghi theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ - cấp 2

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 06b/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: ngày 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO SỐ SINH VIÊN, HỌC SINH
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Năm

TT

Chỉ tiêu

Mã sổ

Tổng số sinh viên

Trong đó

Chính quy

Cử tuyển

Vừa làm vừa học

Văn bằng 2

Liên thông

Liên kểt đào tạo

Đào tạo từ xa

Đào tạo quốc tế

Sinh viên nước ngoài

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Đại học

- Nữ

- Dân tộc ít người

Phân theo ngành đào tạo và năm đào tạo

1

Ngành...

- Năm thứ 1

- Năm thứ 2

……..

2

Ngành...

- Năm thứ 1

- Năm thứ 2

……..

II

Cao đẳng

- Nữ

- Dân tộc ít người

Phân theo ngành đào tạo và năm đào tạo

1

Ngành...

- Năm thứ 1

- Năm thứ 2

……..

2

Ngành…

- Năm thứ 1

- Năm thứ 2

……..

III

Trung cấp chuyên nghiệp

- Nữ

- Dân tộc ít người

Phân theo ngành đào tạo và năm đào tạo

1

Ngành...

- Năm thứ 1

- Năm thứ 2

……..

2

Ngành…

- Năm thứ 1

- Năm thứ 2

Ghi chú: Ngành đào tạo ghi theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ - cấp 2

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 06c/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: ngày 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO SỐ HỌC SINH HỌC NGHỀ

Năm

TT

Chỉ tiêu

Tổng số học sinh

Trong đó

Chia theo năm đào tạo

Nữ

Dân tộc ít người

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Năm thứ 4

A

B

1

2

3

4

5

6

7

I

Cao đẳng nghề

1

Ngành…

2

Ngành...

3

Ngành,...

II

Trung cấp nghề

1

Ngành....

2

Ngành....

3

Ngành....

III

Dạy nghề ngắn hạn

x

x

x

x

Ghi chú: Ngành đào tạo ghi theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 nãm 2009 của Thủ tướng Chính phủ - cấp 2

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)


Biểu số 07/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: ngày 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO SỐ HỌC VIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH TỐT NGHIỆP

Năm

TT

Chỉ tiêu

Mã số

Khóa học

Số sinh viên, học sinh có mặt đầu khóa học

Số sinh viên, học sinh theo học đến cuối khóa học

Số sinh viên, học sinh dự thi

Số sinh viên, học sinh tốt nghiệp

Tổng số sinh viên, học sinh tốt nghiệp năm trước

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Số sinh viên, học sinh năm trước về thi lại

Tổng số

Trong tổng số

Xếp loại tốt nghiệp

Số sinh viên, học sinh tốt nghiệp so với số sinh viên, học sinh dự thi

Số sinh viên, học sinh tốt nghiệp so với cùng kỳ năm trước

Nữ

Dân tộc ít người

Sinh viên, học sinh năm trước về thi lại

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Trung bình khá

Trung bình

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15=5/3

16=5/14

I

Số lượng sinh viên, học sinh tốt nghiệp phân theo hình thức đào tạo

1

Sau đại học

- Nghiên cứu sinh

- Cao học

2

Đại học

- Hệ chính quy

- Hệ cử tuyển

- Hệ vừa làm vừa học

- Hệ bằng 2

- Hệ liên thông

- Hệ liên kết đào tạo

- Hệ đào tạo từ xa

- Đào tạo quốc tế

- Sinh viên nước ngoài

3

Cao đẳng

- Hệ chính quy

- Hệ cử tuyển

- Hệ vừa làm vừa học

- Hệ liên thông

- Hệ liên kết đào tạo

- Đào tạo quốc tế

- Sinh viên nước ngoài

4

Trung cấp chuyên nghiệp

- Hệ chính quy

- Hệ vừa làm vừa học

- Hệ liên kết đào tạo

5

Dạy nghề

- Cao đẳng nghề

- Trung cấp nghề

- Ngắn hạn dưới 12 tháng

II

Số lượng sinh viên tốt nghiệp phân theo ngành đào tạo

1

Sau đại học

2

Đại học

3

Cao đẳng

4

Trung cấp chuyên nghiệp

5

Dạy nghề

(Ghi theo Danh mục Giáo dục, Đào tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ - cấp 2)

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 08/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: ngày 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO SỐ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG

Năm

TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Danh hiệu

Học hàm

Trình độ chuyên môn

Nữ

Dân tộc ít người

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

Giáo sư

Phó giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

THCN

Trình độ khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo

1

Ban Giám hiệu

2

Cán bộ quản lý

3

Viên chức phục vụ

Trong đó: kiêm nhiệm giảng dạy

II

Giảng viên, giáo viên

1

Cơ hữu

2

Hợp đồng dài hạn

III

Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng

Tổng số (I+II+III)

Lưu ý: Trình độ chuyên môn ghi theo học vị cao nhất

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)


Biểu số 09/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG

Năm

TT

Chỉ tiêu

Năm báo cáo

Năm trước

Tỷ lệ (%)

Diện tích (m2)

Số lượng (phòng)

Diện tích (m2)

Số lượng (phòng)

Diện tích

Số lượng

A

B

1

2

3

4

5=1/3

6=2/4

I

Diện tích đất quản lý

x

x

x

Số cơ sở đào tạo

x

x

x

II

Diện tích sàn xây dựng

x

x

x

1

Giảng đường/phòng học

Tr.đó

- Phòng máy tính

- Phòng học ngoại ngữ

2

Văn phòng

3

Thư viện

4

Phòng thí nghiệm

5

Vườn thí nghiệm

x

x

x

6

Xưởng thực tập, thực hành

7

Ký túc xá

8

Diện tích khác

- Hội trường

- Câu lạc bộ

- Sân thể thao

- Bể bơi

- Sân vận động

- Khác

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Biểu số 10/DHCD-BCT
Ngày nhận báo cáo: 17/12

Đơn vị báo cáo: ………..……………..
Đơn vị nhận báo cáo: 1. Vụ Kế hoạch
2. Vụ Tổ chức cán bộ

BÁO CÁO CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Năm

TT

Chỉ tiêu

Năm báo cáo

Thực hiện năm trước

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch

Thực hiện

Thực hiện năm báo cáo so với kế hoạch

Thực hiện năm báo cáo so với năm trước

A

B

1

2

3

4

5

I

Tổng thu

1

Ngân sách Nhà nước

- Kinh phí chi thường xuyên đào tạo

Trong đó: Cấp cho chi lương và các khoản có tính chất lương

- Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

- Kinh phí khác

2

Từ các nguồn khác

- Thu học phí, lệ phí (tính cả hợp đồng đào tạo)

- Thu dịch vụ, hợp đồng (Không tính hợp đồng đào tạo)

- Thu các dự án vay nợ, viện trợ

- Thu khác

II

Tổng chi

1

Chi thường xuyên

- Chi lương và các khoản có tính chất lương

- Chi hoạt động giảng dạy đào tạo

2

Chi cho các chương trình mục tiêu

- Chi cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn

- Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo

3

Chi xây dựng cơ bản

4

Chi dự án vay nợ, viện trợ

5

Chi khác

……, ngày … tháng … năm …..

Người lập biểu
(Ký, họ và tên)

Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

GIẢI THÍCH HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TRONG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Thực hiện vốn đầu tư phát triển

1.1. Khái niệm

- Vốn đầu tư là vốn bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư của Nhà trường, dự án như đầu tư cho xây dựng cơ bản (XDCB), mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ), bổ sung thêm vốn lưu động; từ nguồn vốn tự có của Nhà trường,... nhằm sau một chu kỳ hoạt động, hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu.

- Thực hiện vốn đầu tư phát triển: vốn đầu tư phát triển là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

1.2. Phạm vi

Trong chế độ này, vốn đầu tư của Nhà trường, dự án quy định chi gồm các yếu tố sau:

- Vốn đầu tư với mục đích tăng thêm tài sản cố định của Nhà trường, dự án thông qua hoạt động XDCB (kể cả vốn thiết bị và vốn đầu tư mua sắm phương tiện vận tải, máy móc thiết bị lẻ không qua đầu tư XDCB).

- Vốn đầu tư khác cho hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực.

- Các dự án, vốn đầu tư trong năm bao gồm cả các khoản đầu tư mang tính chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức trong nội bộ nền kinh tế. Cụ thể là vốn đầu tư trong năm của Nhà trường, dự án được tính cả tiền mua quyền sử dụng đất, tiền mua các thiết bị, nhà cửa, kho tàng đã qua sử dụng của đơn vị, cá nhân trong nước.

1.3. Phương pháp tính

1.3.1. Chia theo khoản mục đầu tư:

Vốn đầu tư phát triển bao gồm:

- Vốn đầu tư vào xây dựng: Là khoản đầu tư làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, bao gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố dịnh (tức là những chi phí bằng tiền để mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này.

- Vốn đầu tư phát triển khác: Bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố là tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn yếu tố tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác như chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; Chương trình xóa đói giảm nghèo,…

Vốn đầu tư phát triển còn bao gồm cả vốn chi mua các tài sản quý hiếm, dự trữ vàng dưới dạng hàng hoá.

Vốn đầu tư thực hiện thường thông qua các dự án đầu tư và các chương trình mục tiêu với mục đích làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động.

1.3.2. Chia theo nguồn vốn

- Vốn ngân sách nhà nước: là vốn đầu tư do ngân sách nhà nước (gồm: Ngân sách nhà nước trung ương, ngân sách nhà nước địa phương,) cấp cho các trường.

- Trái phiếu Chính phủ: là nguồn vốn do Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư cho các công trình xây dựng và các công trình nhằm phát triển sản xuất.

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: là nguồn vốn mà các trường có thể được vay hưởng lãi suất ưu đãi hoặc không có lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư đảm bảo hoàn trả được vốn vay

- Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: là vốn mà các trường vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính...) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ bảo lãnh).

- Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA): là nguồn vốn được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ. ODA gồm có: Cho vay không hoàn lại, vay ưu đãi và hỗn hợp.

* ODA cho vay không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.

* ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;

* ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

ODA trong nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là khoản vay phải hoàn trả theo các điều kiện ưu đãi nêu trên.

- Vốn vay thương mại: là số tiền đầu tư mà Nhà trường đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tính ở mục trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức và cá nhân dân cư khác, vay của công ty mẹ...

- Vốn huy động: là nguồn vốn được hình thành từ vốn tích lũy thuộc sở hữu của Nhà trường trích ra để đầu tư, từ thanh lý tài sản, từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ, từ các quỹ của Nhà trường, từ hình thức huy động vốn cổ phần, vốn góp liên doanh của các bên đối tác liên doanh, từ các nguồn quà biếu, quà tặng cho Nhà trường.

1.4. Nguồn s liệu

Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc Bộ Công Thương quản lý (sau đây gọi tắt là các Trường).

2. Lao động và thu nhập

2.1. Khái nim

- Lao động của Nhà trường là tổng số lao động mà nhà trường trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương.

- Tổng số lao động thời điểm là tổng số lao động tại tất cả các chức danh tại thời điểm báo cáo. Số lao động thời điểm cuối kỳ là số lao động của Nhà trường tại thời điểm 30/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tại thời điểm 31/12 (đối với báo cáo năm). Trong đó, ghi riêng số lao động nữ và lao động cơ hữu, hợp đồng.

- Số lao động tăng trong kỳ: là số lao động do Nhà trường tuyển mới trong kỳ báo cáo (kể cả có hợp đồng và không có hợp đồng).

- Số lao động giảm trong kỳ: là số lao động trong danh sách quản lý và trả lương trong kỳ của Nhà trường thực tế giảm dưới các hình thức như: Nghỉ hưu, cho nghỉ việc do kết thúc hợp đồng, sa thải,...

- Lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ: ghi sổ lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ báo cáo nhưng Nhà trường chưa giải quyết được.

- Tổng thu nhập của người lao động, bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập khác.

- Lương và các khoản có tính chất lương là khoản tiền được trả cho thời gian làm việc bình thường, bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp sinh hoạt và các khoản trợ cấp thường xuyên khác.

- Bảo hiểm xã hội trả thay lương là khoản bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động của Nhà trường trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, ...

- Các khoản thu nhập khác bao gồm các khoản chi mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Nhà trường hoặc từ các dịch vụ khác.

- Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một lao động đang làm việc.

2.2. Phạm vi

- Số lao động của Nhà trường chỉ tính những lao động trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương, những lao động sau đây không tính vào lao động của Nhà trường:

+ Giảng viên trợ giảng mà Nhà trường không phải trả lương và sinh hoạt phí.

+ Học sinh, sinh viên của các trường đào tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà Nhà trường không phải trả lương và sinh hoạt phí.

+ Phạm nhân của các trại gửi đến lao động cải tạo.

+ Những người làm công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể do quỹ Đảng, đoàn thể trả lương.

- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương, gồm:

+ Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương;

+ Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).

Một số chi phí liên quan trực tiếp đến người lao động nhưng không được tính là thu nhập của người lao động như chi phí về quần áo bảo hộ lao động, đào tạo, tuyển mộ, chi phí vui chơi giải trí, tham quan, du lịch, chi phí cho ô tô đưa đón công nhân hàng ngày,...

Chỉ tiêu lao động và thu nhập được ghi theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 - cấp 1 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007).

2.3. Phương pháp tính

Số liệu lao động - thu nhập lấy theo số phát sinh trong kỳ của trường, trong đó số thu nhập là số phải thanh toán cho người lao động trong kỳ, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người lao động.

Các khoản trả cho người lao động bằng hiện vật được tính theo giá mà sổ sách kế toán đã thực hiện.

2.4. Nguồn số liệu

Sổ sách theo dõi lao động, hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng lương, báo cáo lao động thu nhập của các Trường.

3. Số học viên, sinh viên, học sinh

3.1. Khái niệm

- Số học viên, sinh viên, học sinh là quy mô người học có tên trong danh sách, đang theo học tất cả các khóa học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau.

- Số sinh viên, học sinh tuyển mới là số sinh viên, học sinh được tuyển vào năm đầu tiên của khóa học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau. Chỉ tính số thực tế nhập học, không tính theo số có giấy báo gọi.

- Số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp là số học viên, sinh viên, học sinh đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đề tài và được cấp bằng hoặc chứng chỉ theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau.

3.2. Phạm vi

- Số học viên, sinh viên, học sinh tại thời điểm báo cáo gồm tổng số học viên, sinh viên, học sinh thực tế đang theo học tất cả các khóa học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau tại trường tại thời điểm báo cáo.

- Số học viên, sinh viên, học sinh tuyển mới gồm tổng số học viên, sinh viên, học sinh được tuyển mới và thực tế nhập học trong năm báo cáo.

- Số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp bao gồm tổng số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp trong năm báo cáo.

3.3. Phương pháp tính

- Số học viên, sinh viên, học sinh tại thời điểm báo cáo được phân bổ thành:

+ Số học viên, sinh viên, học sinh phân theo hình thức đào tạo được tính là số lượng sinh viên, học sinh ở từng trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề và được ghi chi tiết theo các hình thức đào tạo sau:

Đối với đào tạo Sau đại học gồm: đào tạo tập trung, không tập trung

Đối với đào tạo Đại học gồm: hệ chính quy, cử tuyển, vừa làm vừa học, bằng hai, liên thông, liên kết đào tạo, đào tạo từ xa, đào tạo quốc tế và sinh viên nước ngoài.

Đối với đào tạo Cao đẳng gồm: hệ chính quy, cử tuyển, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết đào tạo, đào tạo quốc tế và sinh viên nước ngoài.

Đối với đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp gồm: hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo.

Đối với đào tạo Dạy nghề: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, dạy nghề ngắn hạn dưới 12 tháng.

+ Số học viên, sinh viên, học sinh phân theo ngành đào tạo được tính là số lượng sinh viên, học sinh ở từng trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề và được ghi chi tiết theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp 2 ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Ngoài ra, số học viên, sinh viên, học sinh phân bổ theo năm đào tạo, dân tộc, giới tính.

- Số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp được tính là số học viên, sinh viên, học sinh tốt nghiệp trong năm báo cáo ở các trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề và được phân bổ theo hình thức đào tạo, ngành đào tạo, xếp loại tốt nghiệp, dân tộc và giới tính.

3.4. Nguồn số liệu

Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.

4. Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo

4.1. Khái niệm

- Ban Giám hiệu gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

- Cán bộ quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong Nhà trường.

- Viên chức phục vụ là những người được tuyển dụng vào các vị trí công tác chuyên môn tại Phòng chức năng, Khoa, Bộ môn..., không trực tiếp giảng dạy hoặc có thời gian giảng dạy dưới 50% thời gian làm việc tại trường.

4.2. Phạm vi

Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo của Trường bao gồm:

- Ban Giám hiệu nhà trường

- Cán bộ hành chính, nghiệp vụ

- Viên chức phục vụ

4.3. Phương pháp tính

Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo được tính tại thời điểm báo cáo và được phân tổ theo chức danh đảm nhận (Ban Giám hiệu nhà trường; Cán bộ hành chính, nghiệp vụ; Nhân viên phục vụ); trong đó ghi tổng số cán bộ, viên chức kiêm nhiệm công tác giảng dạy.

4.4. Nguồn số liệu

Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.

5. Nhà giáo

5.1. Khái niệm

Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường. Nhà giáo giảng dạy tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề được gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được gọi là giảng viên.

5.2. Phạm vi

- Nhà giáo bao gồm những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn; các chủ nhiệm; phó chủ nhiệm khoa... kể cả những người đang trong thời kỳ tập sự có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

- Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, giám đốc Cơ sở, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giảng viên, giáo viên giảng dạy.

5.3. Phương pháp tính

Giảng viên, giáo viên được tính tại thời điểm báo cáo và được phân tổ theo biên chế, theo danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, theo học hàm và theo trình độ chuyên môn.

- Giảng viên, giáo viên phân tổ theo biên chế:

+ Cơ hữu: Là những giảng viên, giáo viên thuộc biên chế nhà nước, tham gia giảng dạy lâu dài tại nhà trường và được hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp.

+ Hợp đồng: Là những giảng viên, giáo viên không thuộc biên chế nhà nước của trường, chỉ giảng dạy tại trường theo hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng, những giảng viên, giáo viên này sẽ không giảng dạy tại trường nữa hoặc tiếp tục giảng dạy trên cơ sở một hợp đồng (gia hạn) khác. Giảng viên, giáo viên theo hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp.

- Giảng viên phân tổ theo danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là số lượng giảng viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

- Giảng viên phân tổ theo học hàm là số lượng giảng viên có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

- Giảng viên, giáo viên phân tổ theo trình độ chuyên môn: là số lượng giảng viên, giáo viên được phân tổ ở các trình độ chuyên môn khác nhau.

- Trình độ chuyên môn của giảng viên, giáo viên là trình độ theo bằng cấp cao nhất được ngành Giáo dục cấp (không lấy theo trình độ tương đương), được xếp theo 5 nhóm: Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng và trình độ chuyên môn khác.

5.4. Nguồn số liệu

Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.

6. Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng

6.1. Khái niệm

Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng; là các nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được cơ sở giáo dục mời đến:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;

- Tham gia xây dụng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.

6.2. Phạm vi và phương pháp tính

Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng được tính là tổng số giảng viên, giáo viên thỉnh giảng tại trường trong năm báo cáo.

6.3. Nguồn số liệu

Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.

7. Cơ sở vật chất của trường

7.1. Khái niệm

Cơ sở vật chất của trường là toàn bộ tài sản, đất đai, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của trường.

7.2. Phm vi

Trong chế độ báo cáo này, báo cáo thống kê cơ sở vật chất của trường bao gồm các yếu tố sau:

- Diện tích đất quản lý: là tổng số diện tích đất thuộc quyền quản lý của Nhà trường tính đến thời điểm báo cáo hàng năm.

- Diện tích sàn xây dựng: là tổng số diện tích Nhà trường đã xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác thuộc phạm vi Nhà trường tính đến thời điểm báo cáo hàng năm, bao gồm:

+ Giảng đường/phòng học: là nơi tổ chức hoạt động giảng dạy trong trường học.

+ Văn phòng: là nơi làm việc của cán bộ quản lý, nghiệp vụ, phục vụ đào tạo và Nhà giáo ngoài thời gian giảng dạy.

+ Thư viện: là nơi để tài liệu, giáo trình, sách, báo, tạp chí..., có người quản lý để giáo viên, sinh viên, học sinh đến mượn, đọc và nghiên cứu.

+ Phòng thí nghiệm; vườn thí nghiệm; xưởng thực tập, thực hành: là nơi thực hiện các thí nghiệm, thực tập, thực hành các nội dung học và được sử dụng trong giờ thực hành của học sinh, sinh viên.

+ Ký túc xá: là nơi ở của sinh viên, học sinh trong quá trình tham gia học tập tại trường.

+ Diện tích khác: Hội trường, câu lạc bộ, sân thể thao, bể bơi, sân vận động

7.3. Phương pháp tính

Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất của trường được tính theo diện tích (m2) và số phòng thực có tính tại thời điểm báo cáo hàng năm.

7.4. Nguồn số liệu

Số liệu tổng hợp, báo cáo của các Trường.

8. Tổng thu

8.1. Khái niệm

Tổng thu là tổng giá trị các khoản làm tăng lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền thu về từ các nguồn thu khác nhau trong kỳ kế toán.

8.2. Phạm vi

Tổng thu bao gồm: Thu từ ngân sách nhà nước và thu từ các nguồn khác

- Thu từ ngân sách nhà nước: bao gồm kinh phí chi thường xuyên đào tạo, kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí khác.

- Thu từ các nguồn khác: bao gồm thu học phí, lệ phí; thu dịch vụ, hợp đồng; thu các dự án vay nợ, viện trợ; thu khác.

8.3. Phương pháp tính

Tổng thu được tính bằng tổng số tiền mà Trường nhận được từ các nguồn thu trong một năm báo cáo.

8.4. Nguồn số liệu

Bảng cân đối kế toán của các Trường.

9. Tổng chi

9.1. Khái niệm

Tổng chi là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền chi ra trong kỳ kế toán.

9.2. Phạm vi

Tổng chi bao gồm:

- Chi thường xuyên: chi lương và các khoản có tính chất lương, chi hoạt động giảng dạy đào tạo.

- Chi cho các chương trình mục tiêu: Chi cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn, chi mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Chi xây dựng cơ bản.

- Chi dự án vay nợ, viện trợ.

- Các khoản chi khác.

9.3. Phương pháp tính

Tổng chi được tính bằng tổng số tiền nhà trường chi cho các nội dung theo phạm vi tính trên đây trong năm báo cáo.

9.4. Nguồn số liệu

Bảng cân đối kế toán của các Trường.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 21/2012/TT-BCT về Quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với Trường thuộc Bộ Công thương

  • Số hiệu: 21/2012/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 20/07/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 483 đến số 484
  • Ngày hiệu lực: 05/09/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 15/02/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản