Chương 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 47. Các hình thức tái cấu trúc tập đoàn
1. Việc tái cấu trúc tập đoàn dẫn đến sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong các công ty con hoặc thay đổi trong cơ cấu sở hữu của tập đoàn.
2. Việc tái cấu trúc tập đoàn có thể thực hiện dưới các hình thức:
a) Công ty mẹ thoái một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư vào công ty con (Thoái đầu tư);
b) Công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con thay đổi;
c) Chuyển giao toàn bộ hoặc một phần vốn của một công ty con cho một (hoặc nhiều) đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn, như việc công ty con cấp 1 bán một công ty con cấp 2 cho công ty mẹ hoặc công ty mẹ bán một công ty con cho một công ty con khác (giao dịch hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung).
1. Công ty mẹ được coi là thoái đầu tư khi bán toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư tại công ty con cho một (hoặc nhiều) bên thứ ba độc lập bên ngoài tập đoàn. Các trường hợp thoái vốn cho các đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn không được coi là thoái đầu tư.
2. Trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát, công ty mẹ phải hợp nhất Báo cáo tài chính của công ty con và ghi nhận kết quả của việc thoái vốn vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
3. Trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn nắm giữ tại công ty con, sau khi thoái vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát và công ty con trở thành công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn thì công ty mẹ phải trình bày khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết đó theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
4. Trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn nắm giữ tại công ty con, sau khi thoái vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát và công ty con trở thành khoản đầu tư thông thường của tập đoàn thì công ty mẹ phải trình bày khoản đầu tư đó theo quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp. Kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
5. Trường hợp công ty mẹ thoái toàn bộ vốn tại công ty con thì kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất nếu công ty mẹ vẫn còn các công ty con khác và phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty mẹ có duy nhất một công ty con và thoái toàn bộ vốn tại công ty con đó thì sau khi thoái vốn, công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Kết quả từ việc thoái vốn chính là số được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
Điều 49. Nguyên tắc xác định kết quả của việc thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, khoản lãi, lỗ khi thoái vốn tại công ty con được xác định là chênh lệch giữa khoản công ty mẹ thu được từ việc thoái vốn trừ đi (-) phần tài sản thuần của công ty con được công ty mẹ chuyển giao cho các bên khác và phần lợi thế thương mại chưa được phân bổ đến thời điểm công ty mẹ thoái vốn.
2. Tài sản phi tiền tệ, công cụ vốn hoặc công cụ nợ công ty mẹ thu được từ việc thoái vốn tại công ty con phải được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày giao dịch.
Điều 50. Thủ tục kế toán khi thoái vốn đầu tư vào công ty con
1. Khi thoái vốn đầu tư vào công ty con, công ty mẹ phải căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty con tại thời điểm thoái vốn, nếu công ty con là công ty mẹ thì căn cứ vào Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con. Trường hợp công ty con không thể lập được Báo cáo tài chính tại thời điểm bị công ty mẹ thoái vốn thì công ty mẹ căn cứ vào Báo cáo tài chính quý gần nhất của công ty con sau đó điều chỉnh cho các giao dịch trọng yếu phát sinh kể từ thời điểm cuối quý gần nhất đến thời điểm thoái vốn.
2. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con
a) Công ty mẹ phải xác định giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con được chuyển nhượng cho cổ đông không kiểm soát bằng cách lấy giá trị tài sản thuần của công ty con tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị chuyển nhượng.
b) Công ty mẹ xác định số lợi thế thương mại được ghi giảm bằng cách lấy số lợi thế thương mại còn chưa được phân bổ tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị thoái trên tổng số vốn nắm giữ tại công ty con.
c) Loại bỏ kết quả từ việc thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Khoản lãi, lỗ ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cho cổ đông không kiểm soát cộng với số lợi thế thương mại được ghi giảm;
d) Công ty mẹ lập bút toán thoái vốn để:
- Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tính trên cơ sở hợp nhất vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”;
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con;
- Ghi giảm số lợi thế thương mại tương ứng với tỷ lệ vốn bị thoái;
e) Sau khi thoái vốn, định kỳ công ty mẹ vẫn phải hợp nhất toàn bộ tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh của công ty con. Lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được xác định gồm 2 phần:
- Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn: Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát trước thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn;
- Phần Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm cuối kỳ báo cáo: Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát sau thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ báo cáo.
3. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, công ty con trở thành công ty liên kết của công ty mẹ
a) Công ty mẹ phải xác định giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con được chuyển nhượng bằng cách lấy giá trị tài sản thuần của công ty con tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị chuyển nhượng.
b) Khoản lãi, lỗ ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cộng với số lợi thế thương mại được ghi giảm (là toàn bộ số lợi thế thương mại còn chưa phân bổ);
c) Xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Là giá trị ghi sổ còn lại của khoản đầu tư trên Báo tài chính riêng của công ty mẹ sau đó điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng cho những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết kể từ ngày đầu tư (ngày kiểm soát công ty con trước đây) đến ngày báo cáo.
d) Loại bỏ kết quả từ việc thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn trên cơ sở hợp nhất vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Kế toán có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau để thực hiện tùy thuộc vào thời điểm thoái vốn:
- Trường hợp thời điểm thoái vốn cách xa thời điểm lập báo cáo: Do công ty con đã trở thành công ty liên kết nên trên Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ không tiếp tục hợp nhất toàn bộ công ty con mà chỉ hợp nhất kết quả của công ty con kể từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn. Báo cáo tài chính của công ty mẹ được sử dụng để hợp nhất là Báo cáo tài chính đã ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tại công ty con. Khi áp dụng phương pháp này, công ty mẹ phải:
+ Lập bút toán để điều chỉnh khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu (điều chỉnh lũy kế đến thời điểm thoái vốn và điều chỉnh cho những thay đổi phát sinh sau thời điểm thoái vốn);
+ Lập bút toán điều chỉnh kết quả thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ về mức được ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn mất quyền kiểm soát.
- Trường hợp thời điểm thoái vốn gần với thời điểm lập báo cáo: Do công ty mẹ phải hợp nhất hầu như toàn bộ kết quả kinh doanh của công ty con nên có thể áp dụng phương pháp hợp nhất toàn bộ (cả bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh), sau đó sử dụng bút toán thoái vốn để loại công ty con ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính của công ty mẹ được sử dụng để hợp nhất là Báo cáo tài chính riêng trên cơ sở đã loại trừ toàn bộ ảnh hưởng của việc thoái vốn tại công ty con, Khi áp dụng phương pháp này, công ty mẹ phải:
+ Khôi phục lại trên Bảng cân đối kế toán riêng giá trị khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm trước khi thoái vốn và loại bỏ toàn bộ kết quả từ việc thoái vốn được xác định trên Báo cáo tài chính riêng;
+ Công ty mẹ hợp nhất công ty con như vẫn còn quyền kiểm soát;
+ Công ty mẹ sử dụng bút toán thoái vốn để: Loại bỏ toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con; Xóa sổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát; Ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu và ghi nhận kết quả thoái vốn trên cơ sở hợp nhất.
e) Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
1. Loại bỏ lãi, lỗ thoái vốn trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (để loại bỏ lãi)
Nợ Đầu tư vào công ty con (để khôi phục lại khoản đầu tư ban đầu)
Có Chi phí tài chính (để loại bỏ lỗ)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (số tiền cổ đông không kiểm soát đã chi ra để mua lại phần vốn của công ty con)
2. Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn trên cơ sở hợp nhất, ghi giảm lợi thế thương mại và điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát:
- Nếu kết quả từ việc thoái vốn là lãi, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (chênh lệch giữa số tiền cổ đông không kiểm soát bỏ ra và phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tăng thêm)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số lãi)
Có Lợi thế thương mại (số ghi giảm)
- Nếu kết quả từ việc thoái vốn là lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số lỗ)
Có Lợi thế thương mại (số ghi giảm)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (chênh lệch giữa số tiền cổ đông không kiểm soát bỏ ra và phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tăng thêm)
3. Công ty mẹ phải hợp nhất Báo cáo tài chính của công ty con bị thoái vốn theo quy định do vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con, các bút toán hợp nhất khác được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Trường hợp công ty con trở thành công ty liên doanh, liên kết
1.1. Trường hợp thời điểm thoái vốn cách xa thời điểm lập báo cáo, kế toán chỉ hợp nhất kết quả kinh doanh từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn mà không hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con, công ty mẹ thực hiện các bút toán điều chỉnh như sau:
a) Căn cứ vào thay đổi lũy kế trong vốn chủ sở hữu của công ty con kể từ ngày kiểm soát đến thời điểm đầu kỳ, kế toán điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo tỷ lệ nắm giữ còn lại tại công ty liên kết, ghi:
- Trường hợp điều chỉnh tăng khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ trước
Có các chỉ tiêu khác thuộc vốn chủ sở hữu
- Trường hợp điều chỉnh giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ trước
Nợ các chỉ tiêu khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
b) Căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty liên kết từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm cuối kỳ, kế toán điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết phát sinh trong kỳ theo tỷ lệ nắm giữ còn lại tại công ty liên kết, ghi:
- Trường hợp công ty liên kết có lãi, kế toán điều chỉnh tăng khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Phần lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
- Trường hợp công ty liên kết lỗ, kế toán điều chỉnh giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Phần lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
c) Hợp nhất kết quả kinh doanh từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn và loại bỏ lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính riêng để ghi nhận lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính hợp nhất
c1) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lãi:
- Trường hợp mức lãi trên Báo cáo tài chính riêng cao hơn mức lãi xác định trên cơ sở hợp nhất, ghi:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (số điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết phần lãi từ việc thoái vốn)
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số lãi thoái vốn phải được điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của kỳ trước trên BCTC hợp nhất)
- Trường hợp mức lãi trên Báo cáo tài chính riêng thấp hơn mức lãi xác định trên cơ sở hợp nhất, ghi:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (số điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số lãi thoái vốn phải được điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của kỳ trước trên BCTCHN)
Có Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết lãi thoái vốn trong kỳ)
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
c2) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lỗ: Kế toán thực hiện các bút toán tương tự như trường hợp trên nhưng ghi Có chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”
1.2. Trường hợp thời điểm thoái vốn gần thời điểm lập báo cáo, kế toán hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con và thực hiện các bút toán hợp nhất như sau:
a) Điều chỉnh lại Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ như chưa thoái vốn tại công ty con;
b) Cộng ngang Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con bị thoái vốn;
c) Thực hiện các bút toán hợp nhất thông thường theo quy định tại Thông tư này, như: Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con; Phân bổ lợi thế thương mại, tách lợi ích cổ đông không kiểm soát, Loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện và số dư các khoản mục nội bộ...
d) Thực hiện bút toán thoái vốn để ghi nhận kết quả thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất, ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; Xóa sổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát; loại bỏ toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con bị thoái vốn khỏi BCTC hợp nhất.
- Trường hợp thoái vốn có lãi, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo phương pháp vốn chủ)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có các khoản mục tài sản
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
Có Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết lãi thoái vốn)
- Trường hợp thoái vốn lỗ, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo phương pháp vốn chủ)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Chi phí tài chính (Lỗ thoái vốn)
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có các khoản mục tài sản
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
e) Loại trừ phần doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh kể từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm báo cáo:
Nợ các khoản doanh thu, thu nhập (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lãi)
Có các khoản mục chi phí (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lỗ)
2. Trường hợp công ty con trở thành khoản đầu tư thông thường (nhà đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể hoặc quyền đồng kiểm soát):
Việc thoái vốn thực hiện tương tự như nguyên tắc tại khoản 1 Điều này. Tuy nhiên do khoản đầu tư thông thường được ghi nhận theo phương pháp giá gốc, kế toán không điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu, vì vậy các bút toán điều chỉnh như tại tiết a,b điểm 1.1 khoản 1 Điều này không phải thực hiện.
3. Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, ghi:
- Trường hợp kết chuyển lãi
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Doanh thu hoạt động tài chính
- Trường hợp kết chuyển lỗ
Nợ Chi phí tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
1. Trường hợp thời điểm thoái vốn cách xa thời điểm lập báo cáo, kế toán chỉ hợp nhất kết quả kinh doanh từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn mà không hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con: Công ty mẹ thực hiện các bút toán hợp nhất kết quả kinh doanh từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn và loại bỏ lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính riêng để ghi nhận lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính hợp nhất
a) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lãi:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
a) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lỗ:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
b) Điều chỉnh kết quả của việc thoái vốn theo cơ sở hợp nhất
- Trường hợp mức lãi thoái vốn trên Báo cáo tài chính riêng lớn hơn trên Báo cáo tài chính hợp nhất phải điều chỉnh giảm lãi, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết phần lãi từ việc thoái vốn)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy đến cuối kỳ trước
Trường hợp mức lãi thoái vốn trên BCTC riêng nhỏ hơn trên BCTC hợp nhất phải điều chỉnh tăng lãi thì ghi ngược lại bút toán trên.
- Trường hợp mức lỗ thoái vốn trên Báo cáo tài chính riêng lớn hơn trên Báo cáo tài chính hợp nhất phải điều chỉnh giảm lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Chi phí tài chính (chi tiết phần lỗ từ việc thoái vốn)
Trường hợp mức lỗ thoái vốn trên BCTC riêng nhỏ hơn trên BCTC hợp nhất phải điều chỉnh tăng lỗ thì ghi ngược lại bút toán trên.
2. Trường hợp thời điểm thoái vốn gần thời điểm lập báo cáo, kế toán hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con và thực hiện các bút toán hợp nhất như sau:
a) Điều chỉnh lại Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ như chưa thoái vốn tại công ty con;
b) Cộng ngang Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con bị thoái vốn;
c) Thực hiện các bút toán hợp nhất thông thường theo quy định tại Thông tư này, như: Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con; Phân bổ lợi thế thương mại, tách lợi ích cổ đông không kiểm soát, Loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện và số dư các khoản mục nội bộ...
d) Thực hiện bút toán thoái vốn để ghi nhận kết quả thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất, ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; Xóa sổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát; loại bỏ toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con bị thoái vốn khỏi BCTC hợp nhất.
- Trường hợp thoái vốn có lãi, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có các khoản mục tài sản
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
Có Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết lãi thoái vốn)
- Trường hợp thoái vốn lỗ, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Chi phí tài chính (Lỗ thoái vốn)
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
Có các khoản mục tài sản
e) Loại trừ phần doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh kể từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm báo cáo:
Nợ các khoản doanh thu, thu nhập (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lãi)
Có các khoản mục chi phí (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lỗ)
3. Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, ghi:
- Trường hợp kết chuyển lãi
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Doanh thu hoạt động tài chính
- Trường hợp kết chuyển lỗ
Nợ Chi phí tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
MỤC 2. THAY ĐỔI CƠ CẤU VÀ LỢI ÍCH DO CÔNG TY CON HUY ĐỘNG THÊM VỐN GÓP TỪ CÁC CHỦ SỞ HỮU
Điều 54. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp công ty con huy động thêm vốn góp từ chủ sở hữu
1. Khi công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu, nếu tỷ lệ vốn góp thêm của các bên không tương ứng với tỷ lệ hiện hành thì sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con.
2. Trình tự xác định và ghi nhận sự biến động trong tài sản thuần của công ty con và tỷ lệ sở hữu của các bên thực hiện như sau:
- Xác định tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước khi huy động thêm vốn góp;
- Xác định tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con sau khi huy động thêm vốn góp;
- Xác định phần vốn góp thêm của các bên vào công ty con;
- Xác định phần sở hữu tăng thêm của các bên trong tài sản thuần của công ty con sau khi huy động thêm vốn;
- Ghi nhận phần chênh lệch giữa số vốn góp thêm của các bên và phần sở hữu tăng thêm của các bên trong tài sản thuần của công ty con vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
3. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải xác định và ghi nhận sự biến động đối với phần sở hữu của mình và của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước và sau khi huy động thêm vốn, cụ thể:
a) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con cao hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ nhỏ hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
b) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con nhỏ hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ cao hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
MỤC 3. HỢP NHẤT KINH DOANH DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CHUNG
1. Trường hợp công ty mẹ mua lại công ty con cấp 2 từ công ty con cấp 1 (chuyển công ty con sở hữu gián tiếp thành sở hữu trực tiếp), mặc dù cấu trúc của tập đoàn có sự thay đổi nhưng về bản chất, các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ tập đoàn không thay đổi.
2. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tập đoàn, ngoài các điều chỉnh như khi hợp nhất công ty con trong tập đoàn đa cấp, công ty mẹ phải thực hiện thêm các điều chỉnh sau:
a) Loại trừ khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận bởi công ty con cấp 1 do bán công ty con cấp 2:
- Trường hợp công ty con cấp 1 ghi nhận khoản lãi từ việc bán công ty con cấp 2 cho công ty mẹ, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (kỳ phát sinh)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Đầu tư vào công ty con
- Trường hợp công ty con cấp 1 ghi nhận khoản lỗ từ việc bán công ty con cấp 2 cho công ty mẹ, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có Chi phí tài chính (kỳ báo cáo)
Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (Các kỳ sau)
b) Xác định và ghi nhận sự thay đổi trong phần sở hữu của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát do thay đổi cơ cấu sở hữu trong công ty con
- Trường hợp tổng giá trị phần sở hữu của công ty mẹ nắm giữ trong tài sản thuần của các công ty con tăng sau khi công ty con cấp 1 bán công ty con cấp 2, ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
- Trường hợp tổng giá trị phần sở hữu của công ty mẹ nắm giữ trong tài sản thuần của các công ty con tăng giảm khi công ty con cấp 1 bán công ty con cấp 2, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
1. Trường hợp công ty mẹ bán công ty con cấp 1 cho công ty con khác (chuyển công ty con sở hữu trực tiếp thành sở hữu gián tiếp), mặc dù cấu trúc của tập đoàn có sự thay đổi nhưng về bản chất, các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ tập đoàn không thay đổi.
2. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tập đoàn, ngoài các điều chỉnh như khi hợp nhất công ty con trong tập đoàn đa cấp, công ty mẹ phải thực hiện thêm các điều chỉnh sau:
a) Loại trừ khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận bởi công ty mẹ do bán công ty con:
- Trường hợp công ty mẹ hợp nhất trực tiếp với công ty con cấp 2, việc loại trừ khoản lãi hoặc lỗ được thực hiện trong bút toán loại trừ khoản đầu tư vào công ty con cấp 2.
- Trường hợp công ty mẹ hợp nhất gián tiếp với công ty con cấp 2 bằng cách sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1, khi loại trừ khoản lãi hoặc lỗ do bán công ty con, ghi:
+ Trường hợp loại trừ lãi, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
+ Trường hợp loại trừ lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Chi phí tài chính
b) Khoản lợi thế thương mại phát sinh ban đầu khi mua công ty con sẽ không thay đổi trước và sau khi tái cấu trúc trên Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn. Công ty mẹ phải điều chỉnh chênh lệch giữa khoản lợi thế thương mại (nếu có) phát sinh trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 về mức ban đầu nếu sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 để hợp nhất với toàn tập đoàn.
c) Xác định và ghi nhận sự thay đổi trong phần sở hữu của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát sau khi tái cấu trúc do thay đổi cơ cấu sở hữu trong tài sản thuần của công ty con được bán:
- Trường hợp phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong giá phí khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 (được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của bên mua) nhỏ hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con:
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
- Trường hợp phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong giá phí khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 (được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của bên mua) lớn hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 202/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 271 đến số 272
- Ngày hiệu lực: 05/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Yêu cầu của Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 4. Kỳ lập Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 5. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 6. Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 7. Nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 8. Xác định công ty mẹ
- Điều 9. Nguyên tắc xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ trong công ty con
- Điều 10. Nguyên tắc chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 11. Trình tự hợp nhất Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con
- Điều 12. Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất
- Điều 13. Biểu mẫu Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 14. Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh đạt được quyền kiểm soát qua một lần mua
- Điều 15. Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn
- Điều 16. Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con
- Điều 17. Kế toán giao dịch công ty con, công ty liên kết mua lại cổ phiếu đã phát hành (cổ phiếu quỹ) và đầu tư ngược lại công ty mẹ
- Điều 18. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh
- Điều 21. Nguyên tắc xác định giá trị và tách lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ
- Điều 22. Phương pháp kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại thời điểm cuối kỳ
- Điều 23. Nguyên tắc xử lý cổ tức ưu đãi và quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Điều 24. Phương pháp kế toán cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát
- Điều 25. Phương pháp điều chỉnh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Điều 26. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng tồn kho trong nội bộ tập đoàn
- Điều 27. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ
- Điều 28. Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn
- Điều 29. Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ vào công ty con
- Điều 30. Loại trừ cổ tức công ty mẹ được chia từ lợi nhuận sau ngày mua của công ty con
- Điều 31. Các khoản vay trong nội bộ
- Điều 32. Điều chỉnh các khoản mục nội bộ khác
- Điều 33. Bút toán kết chuyển
- Điều 34. Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 35. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 36. Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết
- Điều 37. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết
- Điều 38. Nguyên tắc xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Điều 39. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 40. Nguyên tắc xử lý khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá và bảo hành công trình xây dựng
- Điều 41. Phương pháp kế toán khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá và bảo hành công trình xây dựng
- Điều 42. Xác định quyền biểu quyết, giá phí khoản đầu tư, lợi ích của công ty mẹ và lợi ích cổ đông không kiểm soát trong tập đoàn đa cấp
- Điều 43. Phương pháp hợp nhất
- Điều 44. Hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con cấp 2 theo phương pháp gián tiếp
- Điều 45. Hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con cấp 2 theo phương pháp trực tiếp
- Điều 48. Nguyên tắc trình bày khoản đầu tư vào công ty con sau khi thoái vốn và ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tại công ty con
- Điều 49. Nguyên tắc xác định kết quả của việc thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
- Điều 50. Thủ tục kế toán khi thoái vốn đầu tư vào công ty con
- Điều 51. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn đầu tư tại công ty con nhưng vẫn nắm giữ quyền kiểm soát
- Điều 52. Phương pháp kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát
- Điều 53. Phương pháp kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty mẹ thoái toàn bộ 100% vốn đầu tư vào công ty con (trường hợp này sau đây gọi là thanh lý công ty con)
- Điều 54. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp công ty con huy động thêm vốn góp từ chủ sở hữu
- Điều 55. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp chuyển công ty con sở hữu gián tiếp (công ty con cấp 2) thành công ty con sở hữu trực tiếp (công ty con cấp 1)
- Điều 56. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp chuyển công ty con sở hữu trực tiếp (công ty con cấp 1) thành công ty con sở hữu gián tiếp (công ty con cấp 2)
- Điều 57. Quy định chung đối với việc chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ
- Điều 58. Tỷ giá hối đoái áp dụng để chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con lập bằng đồng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán của công ty mẹ
- Điều 59. Phương pháp kế toán chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ
- Điều 60. Phạm vi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
- Điều 61. Căn cứ xác định nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể
- Điều 62. Nguyên tắc kế toán và quy trình áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
- Điều 63. Dừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
- Điều 64. Căn cứ xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
- Điều 65. Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết từ sau ngày đầu tư đến đầu kỳ báo cáo
- Điều 66. Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phát sinh trong kỳ
- Điều 67. Kế toán các khoản lãi, lỗ phát sinh từ giao dịch bán tài sản hoặc góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết
- Điều 68. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
- Điều 69. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
- Điều 70. Nguyên tắc điều chỉnh ảnh hưởng từ giao dịch mua, thanh lý công ty con trong kỳ đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
- Điều 71. Điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty con đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư
- Điều 72. Điều chỉnh ảnh hưởng gián tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty con đến các luồng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất