Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/2010/TT-BTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; một số Điều của Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 3416/BNN-TC ngày 21/10/2010, Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản như sau:
Điều 1. Biểu mức thu phí, lệ phí
Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu phí, lệ phí trong công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh, thú y thủy sản, bao gồm:
1. Phụ lục 1 – Lệ phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản;
2. Phụ lục 2 – Lệ phí về công tác thú y thủy sản;
3. Phụ lục 3 – Phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản;
4. Phụ lục 4 – Phí về công tác thú y thủy sản.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ nội địa; sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nghiệp vụ quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh thú y thủy sản theo quy định của pháp luật phải nộp phí, lệ phí theo mức thu quy định tại
Phí, lệ phí quản lý nhà nước chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền.
Cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (gồm Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, các đơn vị trực thuộc và cơ quan quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản tại địa phương) thực hiện các công việc nêu tại Điều 2 Quyết định này có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi là cơ quan thu phí, lệ phí).
Điều 4. Quản lý sử dụng phí, lệ phí
Phí, lệ phí về công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý sử dụng như sau:
1. Cơ quan thu phí, lệ phí được để lại 85% tổng số tiền thu về phí, lệ phí thực thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí theo quy định cụ thể như sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước);
b) Chi bảo hộ lao động hoặc đồng phục, trang phục cho người lao động theo chế độ quy định;
c) Chi các khoản đóng góp theo quy định đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;
d) Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc phục vụ công tác thu phí, lệ phí;
đ) Chi sửa chữa thường xuyên nhà cửa, phương tiện, máy móc thiết bị văn phòng phục vụ công tác kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản;
e) Chi khác phục vụ trực tiếp công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản;
g) Chi mua biên lai, ấn chỉ, nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị vật tư phục vụ trực tiếp công tác thu phí, lệ phí;
h) Chi sửa chữa lớn tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác thu phí, lệ phí;
i) Chi thuê trụ sở, thuê chuyên gia kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thu phí, lệ phí (nếu có);
k) Chi hội nghị, hội thảo, đào tạo ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, thực nghiệm phương pháp kỹ thuật phục vụ công tác kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y thủy sản và công tác thu phí, lệ phí;
l) Chi hoạt động đối ngoại phục vụ trực tiếp công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y thủy sản như mua tài liệu kỹ thuật, tiếp chuyên gia nước ngoài vào kiểm tra công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản tại Việt Nam; Chi phí cử cán bộ, chuyên viên đi làm việc với các đối tác nước ngoài theo mức quy định hiện hành;
m) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí, lệ phí trong đơn vị bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước hoặc bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng số thu năm trước.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản căn cứ vào số thu được để lại chi theo quy định, thực hiện việc điều hòa nguồn kinh phí cho các đơn vị thu phí, lệ phí trực thuộc (bao gồm cả Văn phòng Cục) không đủ nguồn chi bảo đảm quỹ tiền lương tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên thu phí, lệ phí và các khoản chi phục vụ hoạt động quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y thủy sản của Cục, Tổng cục.
3. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản thực hiện lập dự toán thu, chi hàng năm báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt; mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo dõi việc thu – chi đối với khoản tiền điều hòa phục vụ công tác tổ chức thu phí, lệ phí do các đơn vị thu phí, lệ phí còn chênh lệch thừa nộp về để chuyển cho đơn vị thiếu. Đồng thời phải mở sổ hạch toán riêng, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính.
4. Tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, sau khi trừ số tiền được trích theo tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này, số còn lại (15%) cơ quan thu phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Đối với chi phí kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản, định kỳ hàng năm, các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản ở Trung ương và địa phương lập dự toán cho các hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và cấp ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 157/2009/TT-BTC ngày 06/8/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, các đơn vị thu phí, lệ phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH, THÚ Y THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính)
LỆ PHÍ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỦY SẢN
STT | Danh mục | Mức thu (đồng/lần) |
1 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản | 40.000 |
2 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP | 40.000 |
3 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng và chứng thư vệ sinh cho lô hàng thủy sản | 40.000 |
4 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đơn lẻ theo yêu cầu của khách hàng | 10.000 |
5 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ | 40.000 |
6 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ nước mắm | 40.000 |
Chú thích: HACCP: Chương trình kiểm soát chất lượng dựa vào phân tích mối nguy và kiểm soát tại điểm tới hạn.
LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỀ CÔNG TÁC THÚ Y THỦY SẢN
STT | Danh mục | Mức thu (đồng/lần) |
1 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, thực vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam | 40.000 |
2 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, thực vật thủy sản vận chuyển nội địa | 40.000 |
3 | Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu | 20.000 |
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng thuốc thú y/CPSH/VSV/hóa chất dùng trong thú y thủy sản | 40.000 | |
5 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thủy sản | 40.000 |
6 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thủy sản | 40.000 |
7 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng giống cây trồng thủy sản | 40.000 |
40.000 | ||
20.000 | ||
10 | - Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề về sản xuất, kinh doanh, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm thuốc thú y, CPSH, VSV, hóa chất; xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, kê đơn chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật và các hoạt động tư vấn, dịch vụ khác có liên quan đến thú y thủy sản | 40.000 |
- Trường hợp gia hạn chứng chỉ hành nghề | 20.000 | |
Lệ phí cấp phép xuất, nhập khẩu thuốc thú y, CPSH, VSV, hóa chất dùng trong thú y thủy sản | 40.000 | |
12 | Lệ phí cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, thực vật thủy sản | 40.000 |
13 | Lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn thủy sản | 40.000 |
14 | Lệ phí gia hạn, thay đổi nội dung giấy phép do khách hàng yêu cầu | 20.000 |
15 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, CPSH, VSV, hóa chất | 40.000 |
16 | Lệ phí cấp giấy cho phép khảo nghiệm giống thủy sản | 40.000 |
17 | Lệ phí cấp giấy cho phép thử nghiệm, khảo nghiệm thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất | 40.000 |
18 | Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong nuôi trồng thủy sản | 40.000 |
Chú thích:
- CPSH: Chế phẩm sinh học
- VSV: Vi sinh vật
PHÍ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỦY SẢN
STT | Danh mục | Mức thu (đồng/chỉ tiêu) |
1 | Các chỉ tiêu cảm quan và vật lý |
|
1.1 | Xác định màu sắc, mùi, vị | 15.000 |
1.2 | Trạng thái (mặt băng, khuyết tật, trạng thái cơ thịt) | 10.000 |
1.3 | Kích cỡ | 7.000 |
1.4 | Tạp chất | 5.000 |
1.5 | Khối lượng tịnh | 5.000 |
1.6 | Nhiệt độ trung tâm sản phẩm | 3.000 |
1.7 | Độ chân không | 10.000 |
1.8 | Độ kín của hộp | 20.000 |
1.9 | Trạng thái bên trong vỏ hộp | 10.000 |
1.10 | Khối lượng cái | 10.000 |
1.11 | Tỷ lệ cái và nước | 10.000 |
1.12 | Độ mịn | 20.000 |
1.13 | Đánh giá điều kiện bao gói, ghi nhãn vận chuyển và bảo quản | 5.000 |
1.14 | Ký sinh trùng | 15.000 |
2 | Các chỉ tiêu vi sinh | |
2.1 | Tổng vi khuẩn hiếu khí | 50.000 |
2.2 | Coliform | 55.000 |
2.3 | E.Coli | 60.000 |
2.4 | Clostridium Perfringens | 60.000 |
2.5 | Staphylococcus aureus | 55.000 |
2.6 | Streptococcus feacalis | 60.000 |
2.7 | Nấm men | 60.000 |
2.8 | Nấm mốc | 60.000 |
2.9 | Bacillus sp. | 60.000 |
2.10 | Vibrrio Parahaemolyticus | 60.000 |
2.11 | Salmonella sp. | 50.000 |
2.12 | Shigella | 60.000 |
2.13 | Tổng vi sinh vật kỵ khí sinh H2S | 60.000 |
2.14 | Coliform phân: | 50.000 |
2.15 | V.cholera | 60.000 |
2.16 | Enterococci | 60.000 |
2.17 | Xác định vi sinh vật chịu nhiệt | 60.000 |
2.18 | Tổng số Lactobacillus | 60.000 |
2.19 | Listeria monocytogenes | 150.000 |
2.20 | Bào tử kỵ khí trong đồ hộp | 60.000 |
3 | Các chỉ tiêu hóa học thông thường | |
3.1 | Xác định Sunfuahydro (H2S) | 40.000 |
3.2 | Xác định Nitơ amoniac (NH3) | 55.000 |
3.3 | Xác định độ pH | 40.000 |
3.4 | Xác định hàm lượng nước | 40.000 |
3.5 | Xác định hàm lượng muối ăn (NaCl) | 50.000 |
3.6 | Xác định hàm lượng axít | 40.000 |
3.7 | Xác định hàm lượng mỡ | 60.000 |
3.8 | Xác định hàm lượng tro | 50.000 |
3.9 | Xác định hàm lượng nitơ tổng số và Protein thô | 55.000 |
3.10 | Xác định hàm lượng nitơ formon hoặc ni tơ amin | 55.000 |
3.11 | Borat | 50.000 |
3.12 | Cyclamate | 50.000 |
3.13 | Natri benzoat | 40.000 |
3.14 | Sacarine | 100.000 |
3.15 | Định tính Urê | 60.000 |
3.16 | Canxi | 55.000 |
3.17 | Phốt pho | 70.000 |
3.18 | Sạn cát | 60.000 |
3.19 | Hàm lượng Nitơ bazơ bay hơi | 100.000 |
3.20 | Hàm lượng SO2 | 50.000 |
3.21 | Hàm lượng NO2 | 57.000 |
3.22 | Hàm lượng NO3 | 60.000 |
4 | Các chỉ tiêu hóa học đặc biệt |
|
4.1 | Xác định kim loại nặng (Cd, As, Hg, Pb…) | 130.000 đồng/1 nguyên tố |
4.2 | Độc tố vi nấm | |
- Chỉ tiêu đầu | 200.000 | |
- Chỉ tiêu tiếp theo | 130.000 | |
4.3 | Dư lượng thuốc trừ sâu | |
- Chỉ tiêu đầu | 170.000 | |
- Chỉ tiêu tiếp theo | 80.000 | |
4.4 | Sắt | 60.000 |
4.5 | Histamin | |
- Phân tích bằng HPLC | 380.000 | |
- Phân tích bằng ELISA | 380.000 | |
4.6 | Xác định PSP, DSP bằng phương pháp sinh hóa trên chuột | 250.000 |
4.7 | Kiểm chứng PSP, DSP, ASP bằng HPLC | 350.000 |
4.8 | Dư lượng thuốc kháng sinh bằng Elisa: | |
- Chloramphenicol | 280.000 | |
- AOZ | 380.000 | |
- AMOZ | 380.000 | |
- Quinolones | 300.000 | |
- Malachite Green | 280.000 | |
4.9 | Dư lượng thuốc kháng sinh (kiểm tra bằng LC/MS, LC/MS/MS) | |
- Chỉ tiêu đầu | 350.000 | |
- Chỉ tiêu tiếp theo cùng nhóm | 135.000 | |
4.10 | Phẩm màu thực phẩm - Định tính - Định lượng bằng HPLC | 40.000 100.000 |
4.11 | Thuốc nhuộm màu | 350.000 |
5 | Các chỉ tiêu hóa học của nước | |
5.1 | Xác định độ cứng của nước | 57.000 |
5.2 | Xác định chlorin trong nước | 18.000 |
5.3 | Cặn không tan | 50.000 |
5.4 | Tổng số chất rắn hòa tan | 60.000 |
5.5 | Cặn toàn phần | 60.000 |
5.6 | Độ Oxy hóa | 70.000 |
5.7 | Ôxy hòa tan | 57.000 |
5.8 | Chlorua | 50.000 |
5.9 | Nitrit | 50.000 |
5.10 | Nitrate | 50.000 |
5.11 | Amoni | 55.000 |
5.12 | Sắt | 57.000 |
5.13 | Chì | 76.000 |
5.14 | Thủy ngân | 76.000 |
5.15 | Asen | 76.000 |
5.16 | Hydrosunfua | 57.000 |
5.17 | Phenol | 300.000 |
5.18 | Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ | 190.000 |
5.19 | Thuốc trừ sâu lân hữu cơ | 190.000 |
5.20 | Độ đục | 38.000 |
5.21 | Mangan | 60.000 |
5.22 | Sulfat | 50.000 |
5.23 | Kẽm | 60.000 |
6 | Phân tích tảo | |
6.1 | Phân tích định tính, định lượng tảo | 240.000 |
PHÍ VỀ CÔNG TÁC THÚ Y THỦY SẢN
STT | Danh mục | Đơn vị tính | Mức thu (đồng) | Ghi chú |
|
|
| ||
I | Phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật thủy sản nhập khẩu | |||
1 | Cá nước mặn, lợ | |||
- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị | Con | 5.500 | ||
- Cá bột | Vạn con | 2.500 | ||
- Cá hương, cá giống | Con | 40 | ||
- Trứng, tinh trùng | Vạn con | 2.500 | ||
2 | Cá nước ngọt | |||
- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị | Con | 5.000 | ||
- Cá bột | Vạn con | 2.500 | ||
- Cá hương, cá giống | - | 2.500 | ||
3 | Tôm nước mặn, lợ (trừ tôm chân trắng) | |||
- Tôm bố mẹ | Con | 16.500 | Đối với lô hàng thì tối thiểu là 285.000 đồng | |
- Nauplius | Vạn con | 2.500 | ||
- Postlarvae | - | 4.500 | ||
- Tôm giống | - | 4.500 | ||
4 | Tôm chân trắng | |||
- Tôm bố mẹ | Con | 7.500 | Đối với lô hàng thì tối thiểu là 285.000 đồng | |
- Nauplius | Vạn con | 3.500 | ||
- Postlarvae | - | 8.500 | ||
- Tôm giống | - | 8.500 | ||
5 | Tôm nước ngọt | |||
- Tôm bố mẹ | Con | 8.500 | ||
- Postlarvae | Vạn con | 4.500 | ||
- Tôm giống | - | 4.500 | ||
6 | Baba, sam giống | Con | 10 | |
7 | Vích, đồi mồi, rùa da giống | - | 6.000 | |
8 | Cá sấu giống | - | 2.000 | |
9 | Cua giống | - | 10 | |
10 | Ếch, lươn giống | - | 10 | |
11 | Hải sâm, sá sùng, trùn lá | - | 30 | |
12 | Cá cảnh | Giá trị lô hàng | 0,95% (tối thiểu là 285.000, tối đa là 9,5 triệu đồng) | |
13 | Trai, điệp, bào ngư, ngao, sò, hầu vẹm, ốc giống | Kg | 100 | |
14 | Giống cây trồng (thực vật) thủy sản | |||
- Kiểm dịch | Lô hàng | 114.000 | ||
- Xét nghiệm bệnh | Chỉ tiêu | Theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G | ||
15 | Giống động vật thủy sản khác | Vạn con | 4.000 | |
16 | Động vật thủy sản thương phẩm và sản phẩm động vật thủy sản | |||
- Kiểm dịch | Lô hàng | 285.000 | ||
- Xét nghiệm bệnh | Chỉ tiêu | Theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G | ||
II | Phí kiểm dịch động vật, thực vật thủy sản lưu thông trong nước | |||
1 | Cá nước mặn, lợ | |||
- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị | Con | 5.500 | ||
- Cá bột | Vạn con | 2.500 | ||
- Cá hương, cá giống | Con | 40 | ||
- Trứng, tinh trùng | Vạn con | 2.500 | ||
2 | Cá nước ngọt | |||
- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị | Con | 1.500 | ||
- Cá bột | Vạn con | 2.500 | ||
- Cá hương, cá giống | - | 2.500 | ||
3 | Tôm nước mặn, lợ (trừ tôm chân trắng) | |||
- Tôm bố mẹ | Con | 16.500 | ||
- Nauplius | Vạn con | 2.500 | ||
- Postlarvae | - | 4.500 | ||
- Tôm giống | - | 4.500 | ||
4 | Tôm chân trắng | |||
- Tôm bố mẹ | Con | 4.500 | ||
- Nauplius | Vạn con | 800 | ||
- Postlarvae (từ PL12 trở lên) | - | 2.500 | ||
- Tôm giống | - | 2.500 | ||
5 | Tôm nước ngọt | |||
- Tôm bố mẹ | Con | 8.500 | ||
- Postlarvae | Vạn con | 4.500 | ||
- Tôm giống | - | 4.500 | ||
6 | Vích, đồi mồi, rùa da giống | Con | 6.000 | |
7 | Baba, sam giống | - | 10 | |
8 | Cá sấu giống | - | 2.000 | |
9 | Cua giống | - | 10 | |
10 | Ếch, lươn giống | - | 10 | |
11 | Hải sâm, sá sùng, trùn lá giống | - | 30 | |
12 | Cá cảnh | Giá trị lô hàng | 0.95% (tối thiểu là 285.000 đồng, tối đa 9.500.000 đồng) | |
13 | Trai, điệp, bào ngư, ngao, sò, hầu vẹm, ốc giống | Kg | 100 | |
14 | Giống cây trồng (thực vật), động vật thủy sản thương phẩm | |||
- Kiểm dịch | Lô hàng | 114.000 | ||
- Xét nghiệm bệnh | Chỉ tiêu | Theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G | ||
15 | Giống động vật thủy sản khác | Vạn con | 4.000 | |
III | Kiểm dịch xuất khẩu | |||
- Kiểm dịch | Lô hàng | 315.400 | ||
- Xét nghiệm bệnh | Chỉ tiêu | Theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G | ||
B | Phí kiểm tra chất lượng lô hàng | |||
1 | Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn thủy sản nhập khẩu | Lô hàng | 0,095% giá trị lô hàng (Tối thiểu là 285000 đồng, tối đa là 9,5 triệu đồng). Các chỉ tiêu hóa đặc biệt thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G | |
Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất nhập khẩu | ||||
2.1 | Kiểm tra ngoại quan | 285 000 | ||
2.2 | Kiểm nghiệm | Chỉ tiêu | Theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại mục G | |
Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất xuất khẩu | ||||
3.1 | Kiểm tra ngoại quan | Lô hàng | 285 000 | |
3.2 | Kiểm nghiệm | Chỉ tiêu | Theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại mục G | |
C | Phí kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản | |||
I | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản | |||
1 | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản | |||
- 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng | Lần | 1.140.000 | ||
- 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên | - | 1.425.000 | ||
2 | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản | |||
- 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng | - | 1.045.000 | ||
- 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên | - | 1.282.200 | ||
3 | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất khoáng chất dùng trong nuôi trồng thủy sản | |||
- 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng | - | 1.045.000 | ||
- 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên | - | 1.092.500 | ||
4 | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở san chiết, sang bao, đóng gói thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong nuôi trồng thủy sản | - | 997.500 | |
II | Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản | - | 142.500 | |
Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản | ||||
- Công suất > 20 triệu con/năm | - | 551.000 | ||
- Công suất từ 10 triệu đến 20 triệu con/năm | - | 399.000 | ||
- Công suất từ 5 triệu đến 10 triệu con/năm | - | 300.000 | ||
- Công suất đến 5 triệu con/năm | - | 200.000 | ||
Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thủy sản | - | 171.000 | ||
V | Phí kiểm tra công nhận cơ sở, vùng nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn GAP/CoC/BMP | |||
- Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi > 30ha) | - | 1.406.000 | ||
- Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha) | - | 1.140.000 | ||
- Theo phương thức bán thâm canh hoặc quảng canh | - | 266.000 | ||
Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở nuôi thủy sản: | Lần | |||
Do trung ương quản lý | - | 494.000 | ||
Do địa phương quản lý | - | 342.000 | ||
Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch xuất, nhập khẩu | - | 142.000 | ||
Lần/sản phẩm | 807.500 | |||
E | Kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hành nghề thú y thủy sản. | |||
I | Xét nghiệm, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản | Lần | 2.280.000 | |
II | Khảo nghiệm, thử nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản | - | 2.755.000 | |
F | Phí giám sát khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất, thức ăn thủy sản, giống thủy sản | Sản phẩm hoặc đối tượng | 1.045.000 | |
I | Phí xét nghiệm bệnh | |||
1 | Bệnh vi rút | |||
1.1 | Tôm | |||
MBV (Bệnh tôm còi) - PCR - Mô - Soi tươi | Mẫu | 160.000 50.000 20.000 | ||
WSSV (Bệnh đốm trắng) - PCR - Mô | - | 160.000 50.000 | ||
YHV (Bệnh đầu vàng) - RT-PCR - Mô | Lần/mẫu | 230.000 50.000 | ||
TSV (Bệnh taura) - RT-PCR - Mô | Lần/mẫu | 230.000 50.000 | ||
12 | Cá | |||
VNN - RT-PCR - Mô | Mẫu | 218.500 48.500 | ||
1.3 | Các vi rút khác | - | 570.000 | |
2 | Bệnh vi khuẩn | |||
2.1 | Bệnh do vi khuẩn Vibrio ở ĐVTS - Bệnh phát sáng - Bệnh đỏ thân - Bệnh phồng đuôi, đứt râu, lở loét - Bệnh đốm trắng do vi khuẩn - Bệnh khác | Chỉ tiêu | 119.000 | |
2.2 | Bệnh do vi khuẩn Aeromonas ở ĐVTS nước ngọt - Bệnh đốm đỏ, lở loét - Bệnh thối mang - Bệnh đốm nâu TCX - Bệnh khác | - | 119.000 | |
2.3 | + Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas ở cá - Bệnh xuất huyết ở cá - Bệnh trắng đuôi ở cá | - | 119.000 | |
2.4 | + Bệnh do Streptococcus ở cá - Bệnh nhiễm khuẩn máu ở cá - Bệnh khác | - | 119.000 | |
2.5 | + Các bệnh do những tác nhân vi khuẩn khác | - | 119.000 | |
3 | Bệnh nấm | |||
3.1 | Nấm nước ngọt - Nấm Saprolegnia.sp - Nấm Archlya.sp - Nấm Aphanomyces.sp - Các nấm khác | Chỉ tiêu | 60.000 | |
3.2 | Nấm nước lợ, mặn - Nấm Fusarium.sp - Nấm Lagenidium.sp - Nấm Haliphthoros.sp - Các nấm khác | - | 60.000 | |
4 | Bệnh ký sinh trùng | |||
+ Ký sinh trùng nước ngọt (soi tươi) | Chỉ tiêu | 43.000 | ||
+ Ký sinh trùng nước lợ, mặn (soi tươi) | - | 43.000 | ||
II | Phí kiểm tra chất lượng nước nuôi | |||
1 | Vi khuẩn hiếu khí tổng số | Chỉ tiêu | 57.000 | |
2 | Vibrio sp. tổng số | - | 57.000 | |
3 | Aeromonas sp. tổng số | - | 57.000 | |
4 | Pseudomonas sp. tổng số | - | 57.000 | |
5 | Streptococcus sp. tổng số | - | 57.000 | |
6 | Hàm lượng NO2-N | - | 57.000 | |
7 | Hàm lượng NO3-N | - | 57.000 | |
8 | Hàm lượng NH3-N | - | 57.000 | |
9 | Sắt tổng | - | 57.000 | |
10 | Độ cứng | - | 57.000 | |
11 | Oxy hòa tan | - | 57.000 | Phương pháp phân tích |
Oxy hòa tan | - | 9.500 | Đo ôxy hóa tan | |
12 | Sulfurhydro (H2S) | - | 57.000 | |
13 | Đo pH | - | 28.500 | Phương pháp phân tích |
Đo pH | - | 9.500 | Máy đo pH | |
14 | BOD | - | 76.000 | |
15 | COD | - | 66.500 | |
16 | Độ trong | - | 38.000 | Phương pháp phân tích |
Độ trong | - | 9.500 | Máy đo | |
17 | Độ kiềm | - | 47.500 | Phương pháp phân tích |
Độ kiềm | - | 9.500 | Máy đo | |
18 | Độ mặn | - | 9.500 | Phương pháp phân tích |
Độ mặn | - | 38.000 | Máy đo | |
19 | PO4-3 | - | 57.000 | |
20 | CO2 | Mẫu | 47.500 | |
21 | Thực vật nổi, tảo độc | - | 142.500 | |
22 | Động vật nổi | - | 114.000 | |
23 | Sinh vật đáy | - | 171.000 | |
24 | Dư lượng kim loại nặng | Chỉ tiêu | 76.000 | |
25 | Dư lượng thuốc trừ sâu | - | 190.000 | |
III | Kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y | |||
1 | Giao nhận mẫu và thông báo kết quả | Lần | 9.500 | |
2 | Đánh giá ngoại quan, cảm quan | - | 9.500 | |
3 | Thử vật lý thuốc nước | |||
3.1 | Thể tích | - | 9.500 | |
3.2 | Soi tạp chất trong mẫu thuốc tiêm | - | 9.500 | |
3.3 | Soi độ trong thuốc nước | - | 9.500 | |
4 | Thử vật lý thuốc viên, thuốc bột | |||
4.1 | Độ đồng đều về khối lượng của đơn vị bào chế | Chỉ tiêu/mẫu | 9.500 | |
4.2 | Độ đồng đều về hàm lượng của đơn vị bào chế | - | 9.500 | |
4.3 | Độ rã (thuốc viên) | - | 19.000 | |
4.4 | Độ tan (thuốc viên) | - | 19.000 | |
4.5 | Độ mịn (thuốc bột) | - | 9.500 | |
4.6 | Độ tan thuốc bột | - | 9.500 | |
5 | Thử độ ẩm | |||
5.1 | Sấy | Lần | 95.000 | |
5.2 | Sấy chân không | - | 123.500 | |
5.3 | Đo độ ẩm bằng tia hồng ngoại | - | 76.000 | |
5.4 | Đo độ ẩm bằng phương pháp chuẩn độ Karl Fischer | - | 142.500 | |
6 | Đo tỷ trọng | |||
6.1 | Dùng tỷ trọng kế | - | 9.500 | |
6.2 | Dùng picnomet | - | 19.000 | |
7 | Đo pH | |||
7.1 | Không phải xử lý mẫu | - | 19.000 | |
7.2 | Phải chuẩn bị mẫu | - | 43.000 | |
8 | Thử định tính hoạt chất | Chỉ tiêu | ||
8.1 | Đơn giản (mỗi phản ứng) | 19.000 | ||
8.2 | Phức tạp (mỗi chất) | - | 72.000 | |
8.3 | Ghi phổ tử ngoại toàn bộ | - | 95.000 | |
8.4 | Ghi phổ hồng ngoại (dùng chất chuẩn) | - | 95.000 | |
8.5 | Sắc ký lớp mỏng | - | 95.000 | |
8.6 | Sắc ký lỏng cao áp | Tính bằng 47,5% phép thử định lượng tương ứng | ||
9 | Thử định lượng | Chỉ tiêu | ||
9.1 | Phương pháp thể tích | |||
9.1.1 | Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ | - | 114.000 | |
9.1.2 | Phương pháp chuẩn độ Complexon | - | 142.500 | |
9.1.3 | Định lượng Penicilin | - | 190.000 | |
9.1.4 | Chuẩn độ môi trường khan | - | 171.000 | |
9.1.5 | Chuẩn độ Nitrit | - | 190.000 | |
9.1.6 | Chuẩn độ điện thế | - | 171.000 | |
9.2 | Phương pháp cân | - | 171.000 | |
9.3 | Phương pháp vật lý | |||
9.3.1 | Quang phổ tử ngoại và khả biến | - | 142.500 | |
9.3.2 | Sắc ký lỏng cao áp | - | 285.000 | Đối với thuốc nhiều thành phần, mỗi thành phần tính thêm 50.000 đồng |
9.3.3 | Sắc ký lỏng khối phổ | - | 380.000 | |
9.3.4 | Sắc ký khí | - | 285.000 | |
9.4 | Định lượng những đối tượng đặc biệt | Chỉ tiêu | ||
9.4.1 | Định lượng Protease | - | 190.000 | |
9.4.2 | Định lượng Amylase | - | 190.000 | |
9.4.3 | Định lượng Cellulase | - | 190.000 | |
9.4.4 | Định lượng Lipase | - | 190.000 | |
9.4.5 | Nitơ toàn phần | - | 171.000 | |
10 | Thử trên sinh vật và vi sinh vật | Lần | ||
10.1 | Thử độc tính bất thường | - | 209.000 | |
10.2 | Thử vô khuẩn | - | 142.500 | |
10.3 | Làm kháng sinh đồ | - | 285.000 | |
10.4 | Định lượng kháng sinh bằng vi sinh vật | - | 285.000 | |
10.5 | Định lượng kích dục tố HCG | - | 190.000 | |
11 | Phân lập và định danh vi sinh vật | Chỉ tiêu | 95.000 | |
12 | Kiểm tra vacxin, sinh phẩm | |||
12.1 | Kiểm tra giống vi sinh vật dùng trong thú y | Chủng | ||
Vi khuẩn | - | 1.425.000 | ||
Vi rút | - | 950.000 | ||
12.2 | Kiểm tra tính an toàn chung | Lần | 285.000 | |
12.3 | Xác định hiệu giá kháng thể | - | 285.000 | |
IV | Kiểm nghiệm phân bón, khoáng chất | |||
1 | Phân bón (vi sinh, hữu cơ, NPK…) | Chỉ tiêu | ||
1.1 | Hàm lượng nitơ tổng (N) | - | 57.000 | |
1.2 | Hàm lượng P2O5 tổng cộng | - | 57.000 | |
1.3 | Hàm lượng K2O tổng cộng | - | 57.000 | |
1.4 | Hàm lượng photpho (P) tan trong nước | - | 57.000 | |
1.5 | Hàm lượng K2O tan trong nước | - | 57.000 | |
1.6 | Hàm lượng chất hữu cơ | - | 76.000 | |
2 | Khoáng chất | Chỉ tiêu | ||
2.1 | Lượng mất khi nung ở (900 đến 1000)0C | - | 57.000 | |
2.2 | Hàm lượng tạp chất | - | 47.500 | |
2.4 | Hàm lượng chất không tan | - | 47.500 | |
2.5 | Hàm lượng silic và cặn không tan | - | 66.500 | |
2.6 | Hàm lượng oxyt silic (SiO2) | - | 66.500 | |
2.7 | Hàm lượng tổng oxyt nhôm & oxyt sắt (Al2O3 & Fe2O3) | - | 76.000 | |
2.8 | Hàm lượng CaO, CaCO3 | - | 57.000 | |
Hàm lượng MgO, MgCO3 | 47.500 | |||
V | Kiểm nghiệm thức ăn | |||
1 | Thức ăn viên | Chỉ tiêu | ||
1.1 | Kiểm tra ngoại quan | - | 9.500 | |
1.2 | Kích cỡ | - | 9.500 | |
1.3 | Tỷ lệ vụn nát | - | 9.500 | |
1.4 | Độ bền | - | 9.500 | |
1.5 | Độ ẩm | - | 38.000 | |
1.6 | Năng lượng | - | 57.000 | |
1.7 | Protein | - | 55.000 | |
1.8 | Xơ thô | - | 38.000 | |
1.9 | Lipid | - | 57.000 | |
1.10 | Tro | - | 57.000 | |
1.11 | Cát sạn | - | 9.500 | |
1.12 | Canxi | - | 55.000 | |
1.13 | Phospho | - | 55.000 | |
1.14 | NaCl | - | 9.500 | |
1.15 | Lyzin | - | 190.000 | |
1.16 | Methionin | - | 190.000 | |
2 | Thức ăn khác | Chỉ tiêu | ||
2.1 | Tỷ lệ nở của Artemia | 47.500 | ||
2.2 | Các chỉ tiêu chất lượng khác | - | Theo mức phí kiểm tra chất lượng thức ăn viên | |
3 | Kiểm tra vệ sinh thú y thức ăn | Chỉ tiêu | ||
3.1 | Côn trùng sống | - | 9.500 | |
3.2 | Salmonella | - | 50.000 | |
3.3 | Aspergillus flavus | - | 57.000 | |
3.4 | Aflatoxin (sắc ký khí) | - | 285.000 | |
3.5 | Dư lượng thuốc kháng sinh | - | 285.000 | |
3.6 | Dẫn xuất của Nitrofuran | - | 380.000 | |
3.7 | Dư lượng thuốc kháng sinh bằng LC/MS/MS | - | 350.000 | |
3.8 | Các loại hocmon | - | 285.000 |
Ghi chú: Phí kiểm dịch đối với cá, tôm được tính trên số lượng con thực kiểm (không tính trên toàn bộ lô hàng). Phí kiểm dịch đối với cá tối đa là 2 triệu đồng/1 lô hàng; đối với tôm tối đa là 2,5 triệu đồng/1 lô hàng.
- 1Quyết định 60/2008/QĐ-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 659/QĐ-BTC năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực thi hành
- 5Thông tư liên bộ 34 TT/LB năm 1994 quy định chế độ thu và quản lý, sử dụng lệ phí, phí tổn về công tác thú y do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành
- 1Quyết định 60/2008/QĐ-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2006/QĐ-BTC năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 659/QĐ-BTC năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 2Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 3Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 6Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 7Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 8Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 10Thông tư 157/2009/TT-BTC sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư liên bộ 34 TT/LB năm 1994 quy định chế độ thu và quản lý, sử dụng lệ phí, phí tổn về công tác thú y do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành
Thông tư 199/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 199/2010/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/12/2010
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra