Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011 |
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải và Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 7162/BGTVT-TC ngày 02/11/2011, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải và cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước về phí hoa tiêu hàng hải (sau đây viết gọn là phí hoa tiêu) và hướng dẫn cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải (sau đây viết gọn là dịch vụ hoa tiêu) trong phạm vi cả nước.
2. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng tại thông tư này là các tổ chức hoa tiêu hàng hải (sau đây gọi tắt là công ty hoa tiêu) đủ điều kiện thực hiện cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 173/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Bộ Giao thông vận tải (hoặc cơ quan do Bộ Giao thông vận tải có quyết định ủy quyền) thực hiện việc đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu trong phạm vi cả nước (sau đây được viết là cơ quan đặt hàng).
Điều 3. Cung ứng dịch vụ hoa tiêu và đơn giá đặt hàng dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
1. Cung ứng dịch vụ hoa tiêu bao gồm:
a) Cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuỷ đi trên luồng hàng hải để vào, rời cảng biển và khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi.
b) Cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuỷ di chuyển trong cảng.
c) Cung cấp các dịch vụ hoa tiêu khác có liên quan.
2. Công ty hoa tiêu được cơ quan đặt hàng ký hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo đơn giá đặt hàng do Nhà nước quy định. Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ hoa tiêu thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các công ty hoa tiêu lập phương án giá, tổ chức thẩm định phương án giá và có ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định đơn giá đặt hàng theo quy định.
Điều 4. Thu, quản lý, sử dụng và nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu.
1. Tổ chức thu phí:
a) Phí hoa tiêu là khoản thu của ngân sách nhà nước được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Các công ty hoa tiêu trực tiếp thu phí hoa tiêu khi cung cấp dịch vụ hoa tiêu.
b) Công ty hoa tiêu sử dụng biên lai thu phí, lệ phí hàng hải thống nhất theo quy định hiện hành và không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi thu phí hoa tiêu. Công ty hoa tiêu có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời phí hoa tiêu.
c) Chi phí cho việc tổ chức thu phí hoa tiêu được tính trong đơn giá đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
2. Quản lý, sử dụng nguồn thu phí hoa tiêu:
a) Nguồn phí hoa tiêu thu được trong năm được nộp 100% vào ngân sách trung ương. Hàng tháng, trong vòng 20 ngày đầu của tháng tiếp theo, công ty hoa tiêu có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính và nộp vào ngân sách trung ương số tiền phí hoa tiêu đã thực thu được trong tháng.
b) Nguồn thu phí hoa tiêu nộp ngân sách nhà nước được ngân sách trung ương cân đối 100% cho nhiệm vụ đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
3. Quy trình lập, phân bổ, giao dự toán thu phí hoa tiêu thuộc ngân sách nhà nước:
a) Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu phí hoa tiêu thuộc ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải thông báo cho cơ quan đặt hàng.
Trên cơ sở số kiểm tra được thông báo, cơ quan đặt hàng lập dự toán thu phí hoa tiêu gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Phân bổ và giao dự toán:
Căn cứ dự toán thu phí hoa tiêu hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải phân bổ và giao dự toán thu phí hoa tiêu cho cơ quan đặt hàng trước ngày 31 tháng 12 hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước.
c) Căn cứ dự toán thu phí hoa tiêu được phân bổ, cơ quan đặt hàng đặt hàng các công ty hoa tiêu thu phí hoa tiêu cùng với việc đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo quy định tại
4. Tổng hợp quyết toán nguồn thu phí hoa tiêu:
Kết thúc năm tài chính, công ty hoa tiêu có trách nhiệm báo cáo số tiền thu phí hoa tiêu đã nộp ngân sách trung ương đến ngày 31 tháng 12 cho cơ quan đặt hàng và cơ quan thuế địa phương nơi công ty hoa tiêu hoạt động. Cơ quan đặt hàng thực hiện quyết toán và tổng hợp nguồn thu phí hoa tiêu đã nộp ngân sách trong năm; báo cáo Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp số thu ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hàng năm theo quy định hiện hành.
Điều 5. Lập, phân bổ và giao dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
1. Nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
Nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dich vụ hoa tiêu do ngân sách trung ương cân đối 100% từ nguồn phí hoa tiêu thu được nộp ngân sách nhà nước và được bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước.
2. Lập dự toán:
Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra do Bộ Tài chính thông báo, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu; gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phân bổ và giao dự toán:
Căn cứ dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải lập phương án phân bổ dự toán, tổng hợp cùng dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định dự toán theo quy định.
Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu cho cơ quan đặt hàng để tổ chức đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước nơi cơ quan đặt hàng mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
Nguyên tắc, quy trình, thời hạn và nội dung phân bổ dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu thực hiện theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 6. Tổ chức đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
1. Sau khi có quyết định phân bổ và giao dự toán thu phí hoa tiêu của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan đặt hàng tổ chức ký hợp đồng đặt hàng thu phí hoa tiêu và cung ứng dịch vụ hoa tiêu với các công ty hoa tiêu trước ngày 31/12 của năm trước năm thực hiện hợp đồng.
2. Hợp đồng đặt hàng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Khối lượng dịch vụ đặt hàng;
b) Phí hoa tiêu thu được trong năm nộp ngân sách nhà nước;
c) Đơn giá đặt hàng;
d) Giá trị đặt hàng;
đ) Thời gian thực hiện;
e) Chất lượng thực hiện;
g) Phương thức nghiệm thu, thanh toán;
h) Trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty hoa tiêu khi thực hiện cung ứng dịch vụ hoa tiêu;
i) Trách nhiệm của cơ quan đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu;
k) Các nội dung khác có liên quan nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
3. Điều chỉnh giá trị hợp đồng: Thực hiện theo Điều 14 Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 7. Nghiệm thu, thanh toán khối lượng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành.
1. Nghiệm thu khối lượng, chất lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng kế tiếp), hàng năm, cơ quan đặt hàng tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu đã hoàn thành trong kỳ làm cơ sở thanh toán kinh phí đặt hàng theo mẫu biểu kèm theo Thông tư này.
2. Thanh toán khối lượng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành:
Căn cứ Biên bản nghiệm thu giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu, cơ quan đặt hàng thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để thanh toán khối lượng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành.
Điều 8. Kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước.
Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước về nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu, căn cứ hợp đồng đặt hàng đã ký với công ty hoa tiêu, cơ quan đặt hàng thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để tạm ứng, thanh toán cho công ty hoa tiêu; Kho bạc nhà nước nơi cơ quan đặt hàng mở tài khoản giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đặt hàng đã ký.
1. Tạm ứng kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
a) Sau khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ hoa tiêu, công ty hoa tiêu được tạm ứng tối đa là 50% giá trị hợp đồng đặt hàng của năm để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
b) Hồ sơ tạm ứng:
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của cơ quan đặt hàng;
- Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu đã ký giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu;
- Quyết định giao dự toán chi của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thanh toán kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
a) Định kỳ hàng quý cơ quan đặt hàng thu hồi tiền tạm ứng và thực hiện thanh toán giá trị khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành cho công ty hoa tiêu theo quy định.
Việc thu hồi tiền tạm ứng được chia đều cho các lần thanh toán và bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên, thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán lần cuối cùng của năm kế hoạch sau khi hoàn thành hợp đồng đặt hàng giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu.
b) Hồ sơ thanh toán gồm:
- Quyết định giao dự toán của Bộ Giao thông vận tải cho cơ quan đặt hàng;
- Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu ký với công ty hoa tiêu;
- Biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu;
- Bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu.
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thực chi) của cơ quan đặt hàng.
c) Trường hợp đến ngày 31/12 hàng năm, khối lượng dịch vụ hoa tiêu đã hoàn thành và nghiệm thu theo hợp đồng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh toán thì được thanh toán tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo đúng quy định hiện hành và tổng hợp quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước.
3. Trình tự và thủ tục tạm ứng, thanh toán thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
1. Trường hợp khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu do công ty hoa tiêu cung ứng trong năm không đạt theo hợp đồng đã ký, công ty hoa tiêu được thanh toán kinh phí tương ứng với khối lượng dịch vụ hoàn thành được nghiệm thu.
2. Trường hợp khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu do công ty hoa tiêu cung ứng trong năm vượt khối lượng hợp đồng đã ký và đã được nghiệm thu thì cơ quan đặt hàng thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành ngay trong năm (nếu còn dự toán chi). Trường hợp không đủ nguồn, cơ quan đặt hàng lập dự toán bổ sung kinh phí năm sau; Khi thực hiện phân bổ dự toán kinh phí chi ngân sách hàng năm, cơ quan đặt hàng chủ động báo cáo Bộ Giao thông vận tải dành nguồn kinh phí để thanh toán khối lượng đã thực hiện năm trước, số kinh phí còn lại được phân bổ để thực hiện cho nhiệm vụ đặt hàng dịch vụ hoa tiêu năm kế hoạch.
Điều 10. Trợ giá, trợ cấp cho hoạt động cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ban hành kèm theo Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 11. Quyết toán nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
Cơ quan đặt hàng có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Bộ Giao thông vận tải thẩm định quyết toán nguồn kinh phí đặt hàng dịch vụ hoa tiêu, tổng hợp chung trong quyết toán của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 12. Trách nhiệm của công ty hoa tiêu.
1. Công ty hoa tiêu thực hiện thu phí hoa tiêu và cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo đúng hợp đồng đã ký với cơ quan đặt hàng và theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn kinh phí Nhà nước thanh toán khối lượng đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng năm là doanh thu của công ty hoa tiêu; Công ty hoa tiêu thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định. Công ty hoa tiêu thực hiện hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Công ty hoa tiêu chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan tài chính, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc thu, nộp phí hoa tiêu; việc sử dụng nguồn kinh phí đặt hàng của nhà nước; việc quản lý giá và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2012, áp dụng từ năm tài chính 2012 và thay thế Thông tư số 91/2007/TT-BTC ngày 31/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, giao kế hoạch và quản lý tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải và các quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
- 1Thông tư 91/2007/TT-BTC hướng dẫn lập, giao kế hoạch và quản lý tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải do Bộ Tài chính ban hành.
- 2Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Thông tư 36/2013/TT-BGTVT về Quy định đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 60/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
- 6Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 7Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 91/2007/TT-BTC hướng dẫn lập, giao kế hoạch và quản lý tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải do Bộ Tài chính ban hành.
- 2Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Thông tư 60/2020/TT-BTC bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
- 4Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 5Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Quyết định 256/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 6Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 173/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải
- 8Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 9Nghị định 49/2011/NĐ-CP sửa đổi Điều 11 Nghị định 173/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải
- 10Thông tư 36/2013/TT-BGTVT về Quy định đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 198/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải và cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 198/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra