Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 18/2010/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ VÀ BIÊN CHẾ CHO TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường được ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau:

1. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc tác động môi trường vùng thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và các Trung tâm Quan trắc môi trường địa phương.

2. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, cố định.

3. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động, cố định.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2010.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để kịp thời xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, TCMT, PC, KH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thái Lai

ĐỊNH MỨC

SỬ DỤNG DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ VÀ BIÊN CHẾ CHO TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2010/TT-BTNMT ngày 4 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi chỉnh

Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế quy định cho các Trạm quan trắc môi trường:

- Trạm quan trắc tác động môi trường vùng thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và các Trung tâm Quan trắc môi trường địa phương;

- Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, cố định;

- Trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động, cố định;

2. Đối tượng áp dụng

Định mức áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các Trung tâm Quan trắc môi trường ở Trung ương và địa phương và các tổ chức có liên quan trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao quản lý, xây dựng trạm quan trắc tác động môi trường vùng, trạm quan trắc môi trường không khí và nước mặt tự động, cố định từ nguồn ngân sách nhà nước.

3. Giải thích chữ viết tắt

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

BHLĐ

Bảo hộ lao động

ĐVT

Đơn vị tính

QTV

Quan trắc viên

KS

Kỹ sư

KTV

Kỹ thuật viên

TT

Số thứ tự

Trạm

- Trạm quan trắc tác động môi trường vùng thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và các Trung tâm quan trắc môi trường địa phương;

- Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, cố định;

- Trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động, cố định.

4. Cơ sở xây dựng định mức

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật số 38/2009/QH12 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

- Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12;

- Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

- Quyết định số 07/2008/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành tài nguyên và môi trường;

- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 01/2008/QĐ-BNV ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh và mã số ngạch viên chức ngành tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 06/2005/TT-LĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức biên chế trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;

- Quyết định số 11/2003/QĐ-BXD ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 297:2003;

- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định;

- Một số căn cứ khác (hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, yêu cầu của Nhà sản xuất đối với các thiết bị quan trắc tự động, lấy mẫu, lưu trữ, xử lý phân tích).

5. Kết cấu của tập định mức

Tập định mức quy định trong Thông tư này bao gồm các định mức thành phần sau:

5.1. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng và biên chế cho Trạm

a) Thành phần môi trường và thông số quan trắc

- Nêu các thành phần môi trường và thông số môi trường cần quan trắc của Trạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Biên chế

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trạm để xác định các vị trí làm việc, bao gồm:

- Trạm trưởng;

- Phó trạm trưởng;

- Quan trắc viên;

- Kỹ thuật viên

- Kỹ sư;

- Cán bộ tham gia các hoạt động phụ trợ.

c) Định mức

- Xác định diện tích nhà xưởng cho Trạm bao gồm:

+ Diện tích nhà làm việc cho biên chế của Trạm;

+ Diện tích nhà xưởng đặt vật tư (thiết bị, dụng cụ và vật liệu);

+ Phòng họp;

+ Các phòng chức năng: Phòng Quan trắc (Phòng chuẩn bị đi hiện trường, Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ), Phòng phân tích (Phòng giao nhận mẫu, Phòng bảo quản mẫu, Phòng xử lý mẫu, Phòng phân tích mẫu …).

5.2. Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ cho hoạt động của Trạm, gồm các định mức thành phần sau:

- Định mức sử dụng thiết bị;

- Định mức sử dụng dụng cụ (nếu có).

II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong định mức các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Định mức biên chế công nghệ của Trạm: xác định số lượng vị trí việc làm cần thiết cho Trạm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Định mức sử dụng thiết bị là số lượng thiết bị cần thiết đầu tư để thực hiện công việc của Trạm.

3. Thời hạn sử dụng dụng cụ (khung thời gian tính hao mòn), niên hạn sử dụng thiết bị (khung thời gian tính khấu hao) là thời gian dự kiến sử dụng thiết bị, dụng cụ vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị.

Phần 2.

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ VÀ BIÊN CHẾ CHO TRẠM QUAN TRẮC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÙNG THUỘC MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

1. Thành phần môi trường và thông số cần quan trắc

- Nước mặt: Nhiệt độ, pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ đục, độ trong, độ dẫn điện (EC), Oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy hóa sinh hóa (BOD5­), NO3-, NH4+, NO2-, PO43-, Cl-, tổng coliform, Fecal Coliform, độ kiềm, CN-, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cr, Hg, Zn, Cu, Cd, Pb, tổng sắt …), phenol, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tùy thuộc vào yêu cầu có thể quan trắc thêm các thông số khác.

- Nước thải (bên ngoài hàng rào): Nhiệt độ: pH, SS, TDS, EC, DO, BOD5­, COD, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, Cl-, Coliform, Tổng Fe, Cd, Pb.

- Không khí xung quanh (bên ngoài hàng rào): SO2, NOx, CO, O3, bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi ≤ 10 μm (PM10), bụi Pb, … và các thông số vi khí hậu, khí tượng kèm theo. Tùy thuộc vào yêu cầu có thể quan trắc thêm một số chất độc hại trong không khí xung quanh và các thông số khác.

- Chất thải rắn: độ ẩm, độ tro, tỷ trọng rác, thành phần rác thải …

- Tiếng ồn: Mức ồn LAeq, LAmax; mức ồn phân vị, mức ồn theo dải Octa 1:1.

- Độ rung: Mức rung LVAeq, LVAmax theo các trục X, Y, Z.

2. Biên chế (người/trạm)

TT

Công việc

ĐVT

QTV3

QTV4

QTV5

Tổng

1

Quan trắc hiện trường

18

1.1

Mẫu nước

Người

4

2

2

8

1.2

Mẫu không khí

Người

2

2

2

6

1.3

Mẫu chất thải rắn

Người

2

1

1

4

2

Phân tích trong phòng thí nghiệm

17

2.2

Mẫu nước

Người

7

7

2.3

Mẫu không khí

Người

5

5

2.4

Mẫu chất thải rắn

Người

5

5

3

Xử lý số liệu và báo cáo

Người

2

2

4

Phụ trợ và quản lý

Người

12

Tổng cộng

47

3. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng (m2)

TT

Loại phòng

Định mức

1

Quan trắc hiện trường

194

1.1

Phòng làm việc (18 người * 8 m2)

144

1.2

Phòng chuẩn bị đi hiện trường

20

1.3

Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ

30

2

Phân tích trong phòng thí nghiệm

406

2.1

Phòng giao nhận mẫu (3 người * 8 m2)

24

2.2

Phòng bảo quản mẫu (500 mẫu)

15

2.3

Phòng xử lý mẫu 1 (có xử lý nhiệt)

15

2.4

Phòng xử lý mẫu 2 (không gia nhiệt)

30

2.5

Phòng chuẩn bị dụng cụ phân tích

15

2.6

Phòng phân tích 1 (phân tích COD, BOD. ..)

15

2.7

Phòng phân tích 2 (các chỉ tiêu hóa, lý …)

15

2.8

Phòng phân tích sinh học (vi sinh, đa dạng sinh học …)

15

2.9

Phòng phân tích quang phổ (AAS, UV-VIS, IR, FTIR)

30

2.10

Phòng phân tích điện hóa

15

2.11

Phòng phân tích chuyên sâu 3 (phòng sắc ký IC, HPLC, GC, GC-MS …)

30

3

Phòng xử lý số liệu và lưu trữ

25

4

Phòng làm việc cho bộ máy quản lý và điều hành

88

4.1

Phòng làm việc cho Trạm trưởng

12

4.2

Phòng làm việc cho Phó Trạm trưởng

12

4.3

Phòng làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức

64

5

Kho chứa mẫu (khí, nước, chất thải rắn)

20

6

Kho hóa chất

15

7

Phòng đặt cân (cân kỹ thuật và cân phân tích)

15

8

Khu phụ trợ (3 x 8m2)

24

Tổng cộng

600

4. Định mức sử dụng thiết bị cho hoạt động của Trạm

TT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Niên hạn sử dụng (năm)

A

Thiết bị quan trắc hiện trường môi trường nước

I

Thiết bị lấy mẫu hiện trường

1

Thiết bị lấy mẫu nước theo tầng kiểu Van Dorn hoặc Kammerer (loại ngang)

chiếc

02

5

2

Thiết bị lấy mẫu nước theo tầng kiểu Van Dorn hoặc Kammerer (loại dọc)

chiếc

02

5

3

Thiết bị lấy mẫu nước thải tự động

chiếc

02

8

4

Thiết bị lấy mẫu bùn trầm tích thông thường (kiểu gầu Ekman)

chiếc

02

5

5

Thiết bị lấy mẫu bùn trầm tích tầng sâu (kiểu gầu Van Veen), tời cầm tay

chiếc

02

5

6

Bộ lấy mẫu thủy sinh (động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy)

+ Động vật nổi: vợt chóp 30cm, lưới 20 μm

+ Thực vật nổi: vợt chóp 30cm, lưới 13-15 μm

+ Động vật đáy:

* Vợt cầm tay, 30cm x 50cm, lưới 0,5 mm

* Cào đáy tam giác đều 30cm, lưới 0,5 mm

* Gầu Peterson, 22cm x 22cm

bộ

02

5

7

Pipét tự động

(lấy dung dịch bảo quản)

chiếc

08

5

II.

Thiết bị đo nhanh, phân tích tại hiện trường

8

Thiết bị đo lưu tốc dòng chảy (kênh hở)

chiếc

02

5

9

Thiết bị đo nhiệt độ, pH hiện trường

bộ

02

5

10

Thiết bị đo độ dẫn điện (EC), tổng chất rắn hòa tan (TDS) hiện trường

bộ

02

5

11

Thiết bị đo độ đục (NTU) hiện trường

bộ

02

5

12

Thiết bị đo ôxy hòa tan (DO) hiện trường

bộ

02

5

13

Bộ thiết bị đo chất lượng nước đa chỉ tiêu cầm tay

bộ

01

5

III.

Thiết bị phụ trợ quan trắc hiện trường

1

Máy định vị vệ tinh (GPS)

chiếc

02

5

2

Phương tiện phục vụ quan trắc, lấy mẫu hiện trường (xe ô tô chuyên dụng)

chiếc

01

10

3

Máy tính xách tay đi hiện trường

chiếc

01

5

4

Máy ảnh kỹ thuật số

chiếc

02

5

5

Mát phát điện 1,5 KW

chiếc

02

5

B.

Thiết bị quan trắc hiện trường môi trường không khí

I.

Thiết bị lấy mẫu hiện trường

1

Bơm lấy mẫu khí SO2, CO, NO2 theo phương pháp hấp thụ (lưu lượng thấp từ 0,5 – 2 lít/phút)

chiếc

30

5

2

Thiết bị lấy mẫu bụi TSP (lưu lượng lớn 500 – 2000 lít/phút)

chiếc

15

5

3

Thiết bị lấy mẫu bụi PM10 (PM2.5, PM1.0) kèm bộ cắt bụi PM10 (PM2.5, PM1.0)

chiếc

02

8

4

Thiết bị lấy mẫu khí thải và mẫu bụi ống khói theo Isokinetic

bộ

02

10

II.

Thiết bị đo nhanh, phân tích tại hiện trường

1

Máy đo độ ồn tích phân

chiếc

02

5

2

Máy đo độ rung tích phân

chiếc

02

5

3

Thiết bị đo khí thải ống khói

bộ

02

5

4

Thiết bị đo nhiệt độ, áp suất, lưu tốc khí thải ống khói

bộ

02

5

III.

Thiết bị phụ trợ quan trắc hiện trường

1

Máy định vị vệ tinh (GPS)

chiếc

02

5

2

Máy tính xách tay đi hiện trường

chiếc

01

5

3

Máy ảnh đi hiện trường

chiếc

02

5

4

Máy phát điện 1,5 KW

chiếc

02

5

C.

Thiết bị quan trắc, lấy mẫu chất thải rắn

1

Bộ dụng cụ lấy mẫu chất thải rắn

bộ

02

5

2

Cân kỹ thuật hiện trường

chiếc

02

5

3

Bộ khoan lấy mẫu chất thải rắn hiện trường

chiếc

02

5

D.

Thiết bị phân tích trong Phòng thí nghiệm

I.

Thiết bị phân tích

1

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

máy

01

10

2

Máy quang phổ tử ngoại, khả kiến (UV-VIS)

máy

01

10

3

Máy sắc ký ion IC – 2 kênh

máy

01

10

4

Máy sắc ký khí (GC/ECD) hoặc máy sắc ký khí khối phổ (GC/MS)

máy

01

10

5

Máy quang phổ hồng ngoại chuyển hóa Fourrier (FTIR)

máy

01

10

6

Thiết bị phân tích COD (bếp đun phá mẫu, máy so mầu đồng bộ)

bộ

01

5

7

Thiết bị phân tích BOD5 (chai BOD tiêu chuẩn, tủ ủ mẫu, máy sục khí …)

bộ

01

5

8

Bộ phân tích TSS

bộ

01

5

9

Thiết bị phân tích hàm lượng dầu trong nước tự động

bộ

01

10

10

Máy cất nước 2 lần

máy

01

5

11

Bể siêu âm

máy

01

10

12

Bể điều nhiệt

máy

01

10

13

Bộ chưng cất đạm

máy

01

5

14

Bộ vô cơ hóa mẫu bằng nguyên lý vi sóng

bộ

01

5

15

Thiết bị lọc nước siêu sạch

máy

01

5

16

Tủ lạnh (sử dụng liên tục)

chiếc

03

5

17

Tủ hút khí độc

chiếc

06

5

18

Bộ cất phenol

máy

01

5

19

Bộ cất Cyanua

máy

01

5

20

Bộ cất quay chân không

máy

01

5

21

Bộ chiết Soxhlet

máy

01

5

22

Tủ ấm

chiếc

02

10

23

Tủ sấy loại to

chiếc

01

10

24

Tủ sấy loại nhỏ

chiếc

01

10

25

Bình hút ẩm

chiếc

04

5

26

Máy ly tâm

máy

01

10

27

Máy khuấy từ gia nhiệt

máy

02

5

28

Máy lắc đứng và ngang

máy

02

5

29

Cân phân tích

chiếc

01

5

30

Cân kỹ thuật

chiếc

01

5

31

Bơm chân không

chiếc

02

5

32

Lò nung

chiếc

01

10

33

Bộ ổn nhiệt

bộ

01

10

34

Tủ lạnh (sử dụng liên tục)

chiếc

04

5

35

Tủ ấm

chiếc

04

5

36

Tủ lạnh sâu

chiếc

02

5

37

Tủ hút chân không

chiếc

01

5

38

Tủ cấy vi sinh – Class II

chiếc

01

5

39

Kính hiển vi soi nổi

chiếc

01

5

40

Bộ đếm khuẩn lạc

bộ

01

5

41

Tủ ấm vi sinh

chiếc

01

5

42

Nồi hấp tiệt trùng

chiếc

01

5

43

Bộ dụng cụ làm phân tích vi sinh

bộ

01

5

44

Máy pH để bàn

chiếc

01

5

45

Máy TDS/EC để bàn

chiếc

01

5

46

Máy đo DO để bàn (có đầu đo cho phân tích BOD5)

chiếc

01

5

II.

Thiết bị phụ trợ phòng thí nghiệm

1

Tủ bảo quản mẫu

chiếc

04

8

2

Máy Photocopy

máy

01

3

3

Máy tính để bàn

bộ

10

5

4

Máy tính xách tay

máy

05

5

5

Máy in

máy

07

5

6

Máy điều hòa nhiệt độ

máy

22

5

6.1

Loại dùng liên tục (cho phòng đặt thiết bị)

chiếc

15

3

6.2

Loại dùng không liên tục (cho phòng quản lý, họp …)

chiếc

07

5

7

Máy hút bụi

chiếc

02

5

8

Ổn áp (3-10 KVA) cho hoạt động cả trạm

chiếc

03

5

9

Máy bơm nước tăng áp

chiếc

02

5

10

Máy hút ẩm

chiếc

05

5

11

Hệ thống báo cháy, báo khói

bộ

02

5

12

Hệ thống thiết bị bảo vệ trạm

bộ

01

5

13

Hệ thống xử lý nước thải sau khi phân tích

bộ

01

8

14

Hệ thống xử lý khí thải chung cho các tủ hút

bộ

01

8

15

Máy phát điện loại 80 KVA (chỉ sử dụng khi mất điện)

chiếc

01

5

16

Máy in màu

chiếc

01

5

Phần 3.

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ VÀ BIÊN CHẾ CHO TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG, CỐ ĐỊNH

1. Khối lượng công việc

- Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, cố định: hoạt động liên tục, tự động quan trắc các thông số khí tượng và môi trường gồm: bức xạ mặt trời, bức xạ cực tím (UV-A), khí áp, gió (hướng và tốc độ), mưa, nhiệt độ, độ ẩm, SO2, NOx (NO3, NO2) NH3, CO3, O3, tổng HC, bụi (TSP, PM10, OBC), BTEX, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), lấy mẫu nước mưa axit (đo pH và EC) …

- Trạm tự động truyền số liệu về Trung tâm điều hành.

2. Biên chế (người/trạm)

TT

Loại lao động

ĐVT

KS4

KTV4

QTV6

Tổng số

1

Vận hành, dự phòng

Người

01

01

2

2

Quản lý

Người

02

2

Tổng cộng

4

3. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng (m2)

TT

Loại phòng

Diện tích (m2)

1

Phòng đặt Trạm

15

2

Phòng làm việc

24

3

Phòng đặt các dụng cụ, vật tư, thiết bị

10

4

Phòng kho và đặt máy nổ

10

Tổng cộng

59

4. Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ cho hoạt động của Trạm

a) Định mức thiết bị

TT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Niên hạn sử dụng( năm)

1

Bộ tạo khí Hydrô

chiếc

01

10

2

Bộ tạo khí Zero

chiếc

01

10

3

Đo gió (hướng và tốc độ)

chiếc

01

10

4

Đo nhiệt độ và độ ẩm

chiếc

01

10

5

Đo bức xạ mặt trời (tổng bức xạ)

chiếc

01

10

6

Đo bức xạ cực tím (UV-A)

chiếc

01

10

7

Đo áp suất không khí

chiếc

01

10

8

Đo lượng mưa

chiếc

01

10

9

Máy phát điện (12-15 KVA)

chiếc

01

10

10

Máy điều hòa nhiệt độ liên tục (chạy luân phiên)

máy

02

5

11

Máy điều hòa nhiệt độ liên tục cho phòng quản lý

máy

01

5

12

Lưu điện (5 – 10 KVA)

chiếc

01

10

13

Ổn áp

chiếc

01

10

14

Chống sét lan truyền theo đường truyền số liệu

chiếc

01

10

15

Chống sét lan truyền cho thiết bị quan trắc lắng đọng axít

chiếc

01

10

16

Chống sét lan truyền theo đường điện cấp cho trạm

chiếc

01

10

17

Thiết bị báo cháy, báo khói

bộ

01

10

18

Cột gá lắp các sensor đo các yếu tố khí tượng

chiếc

01

10

19

Chuyển đổi điện nguồn tự động (ATS)

bộ

01

10

20

Bộ xử lý khí thải của máy phát điện

bộ

01

10

21

Máy in lazer

chiếc

01

5

22

Modem truyền số liệu

chiếc

01

5

23

Ắc quy khởi động máy phát điện

chiếc

01

2

24

Ắc quy cho bộ điều khiển ATS

chiếc

01

2

25

Van điều áp và đồng hồ hiển thị áp suất của các bình khí chuẩn: SOx, NO, CO, NH3, CH4

chiếc

05

5

26

Máy hút bụi

chiếc

01

5

27

Máy tính

bộ

01

5

28

Máy hút ẩm

chiếc

05

5

29

Máy điều hòa nhiệt độ cho phòng trực

máy

01

5

30

Bộ thu thập xử lý số liệu

bộ

01

10

31

Các thiết bị phân tích (SO2, NOx, CO, O3, TSP/PM10/PM2.5, giám sát lắng đọng axit …)

bộ

01

10

32

Bộ chuẩn đa khí

bộ

01

10

33

Bộ pha loãng khí chuẩn

bộ

01

10

b) Định mức dụng cụ

TT

Tên dụng cụ

ĐVT

Số lượng

Thời hạn sử dụng (tháng)

1

Thiết bị phân tích NOx

1.1

Giấy lọc bụi

chiếc

26

6

1.2

Xúc tác dùng cho bộ tạo khí zero

hộp

02

12

1.3

Xúc tác dùng cho bộ phân hủy Ozone

hộp

02

12

1.4

Ống xúc tác đảo NO2/NO

ống

01

12

1.5

Óng tách ẩm

ống

01

3

1.6

Bộ màng bơm, van và gioăng đệm

bộ

01

12

1.7

Bình khí chuẩn NO

bình

01

12

1.8

Bơm hút lấy mẫu khí

chiếc

01

36

2

Thiết bị phân tích SO2

2.1

Giấy lọc bụi

chiếc

26

6

2.2

Xúc tác dùng cho bộ tạo khí zero

hộp

02

12

2.3

Phin lọc nhiễu

chiếc

01

12

2.4

Ống khử Hydro Cacbon

ống

01

12

2.5

Ống tách ẩm

ống

01

3

2.6

Bộ màng bơm, gioăng, đệm

bộ

01

12

2.7

Bình khí chuẩn SO2

bình

01

12

3

Thiết bị phân tích NH3

a

Modul phân tích

3.1

Giấy lọc bụi

chiếc

26

6

3.2

Xúc tác dùng cho bộ tạo khí zero

hộp

02

12

3.3

Xúc tác dùng cho bộ phân hủy Ozone

hộp

02

12

3.4

Ống xúc tác

ống

01

12

3.5

Ống tách ẩm

ống

01

3

3.6

Bộ màng bơm, gioăng, đệm

bộ

01

12

3.7

Bình khí chuẩn NH3

bình

01

12

b

Bộ chuyển đổi NH3

3.8

Giấy lọc bụi

chiếc

26

6

3.9

Màng bơm và gioăng, đệm

bộ

01

12

4

Thiết bị phân tích O3

4.1

Giấy lọc bụi

chiếc

26

6

4.2

Bộ màng bơm, gioăng, đệm

bộ

01

12

4.3

Xúc tác dùng cho bộ phân hủy Ozone

hộp

01

12

4.4

Ống tách ẩm

ống

01

3

4.5

Đèn UV tạo Ozone chuẩn

chiếc

01

12

5

Thiết bị phân tích CO

5.1

Giấy lọc bụi

chiếc

26

6

5.2

Màng bơm

chiếc

01

12

5.3

Bình khí chuẩn CO

bình

01

12

6

Thiết bị phân tích TSP/PM10/PM2.5

6.1

Băng giấy lấy mẫu bụi

cuộn

02

12

6.2

Bộ màng bơm và van cho bơm lấy mẫu

bộ

01

12

6.3

Bộ phin lọc khí mẫu

bộ

01

12

6.4

Bộ phin lọc trên đường ống hút khí

bộ

01

12

7

Thiết bị giám sát lắng đọng axít

7.1

Ống dây bơm

chiếc

04

12

7.2

Điện cực đo pH

bộ

01

24

7.3

Bộ màng cho máy bơm định lượng

chiếc

01

24

7.4

Dung dịch chuẩn pH 6,86

lít

01

24

7.5

Dung dịch chuẩn pH 4

lít

01

24

7.6

Dung dịch chuẩn độ dẫn điện 147μS/cm2

lít

01

24

8

Thiết bị lấy mẫu bụi thể tích lớn

8.1

Giấy lọc

tờ

84

12

9

Silicagel

kg

15

12

10

Than hoạt tính

kg

10

12

11

Alumina hoạt hóa

kg

5

12

12

Bộ dụng cụ để bảo dưỡng, thao tác trong quá trình vận hành

bộ

01

13

Quạt thông gió

chiếc

01

36

14

Đường điện thoại truyền số liệu

bộ

01

15

Bơm hút mẫu khí

chiếc

01

24

16

Bơm hút mẫu vào máy đo

chiếc

05

24

17

Dụng dịch hấp thụ khí thải máy phát điện

lít

40

12

Phần 4.

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ VÀ BIÊN CHẾ CHO TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỰ ĐỘNG, CỐ ĐỊNH

1. Khối lượng công việc

- Trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động, cố định: hoạt động liên tục, tự động quan trắc các thông số đo nhanh tại hiện trường gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ đục, độ trong, độ dẫn điện (EC), độ muối, tổng chất rắn hòa tan (TDS), lưu lượng nước …

- Trạm tự động truyền số liệu về Trung tâm điều hành.

- Trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động, cố định trong thông tư này gồm 2 loại hình Trạm như sau:

+ Trạm loại I (T1): Trạm quan trắc nước mặt tự động được lắp đặt trên bờ, nước được máy bơm hút mẫu lên bờ. Mẫu nước được chứa trong bình đo và đầu đo được nhúng vào bình để đo các thông số môi trường.

+ Trạm loại II (T2): Trạm quan trắc nước mặt tự động được lắp đặt trên mặt nước. Toàn bộ các thiết bị đo đạc được đặt trên mặt nước. Đầu đo được thả trực tiếp dưới nước để đo các thông số môi trường tại vị trí đặt Trạm. Loại Trạm này được chia ra 2 loại: T2a và T2b

Trạm T2a: Trạm có thiết bị đo (sensor) đặt ngoài sông và tín hiệu được dẫn vào trong nhà (bộ xử lý số liệu đặt trong nhà) qua đường cáp tín hiệu.

Trạm T2b: Trạm có thiết bị đo, bộ xử lý số liệu, truyền tin đặt ngoài sông và thông tin được truyền trực tiếp về Trung tâm điều hành.

2. Biên chế (người/trạm)

TT

Công việc

QT4

QT5

Lái ca nô 3

Tổng

1

Trạm T1 và T2a

5

1.1

Vận hành, trực dự phòng

02

1.2

Quản lý trạm

02

1.3

Lái ca nô

01

2

Trạm T2b

3

2.1

Vận hành, trực dự phòng

01

2.2

Quản lý trạm

01

2.3

Lái ca nô

01

Tổng cộng

8

3. Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng (m2)

TT

Loại phòng

Định mức

1

Trạm T1

87

1.1

Nhà làm việc

27

Phòng làm việc

15

Phòng quản lý trạm

12

1.2

Nhà đặt vật tư

60

Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ

15

Phòng thiết bị quan trắc

30

Kho chứa

15

2

Trạm T2a

95

2.1

Nhà làm việc

45

Phòng làm việc

30

Phòng quản lý trạm

15

2.2

Nhà đặt vật tư

60

Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ

15

Phòng thiết bị quan trắc

30

Kho chứa

15

3

Trạm T2b

15

Phòng trực bảo vệ và xử lý

15

4. Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ cho hoạt động của Trạm

a) Định mức thiết bị

TT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Niên hạn sử dụng (năm)

T1

T2a

T2b

1

Thiết bị/đầu đo tự động, liên tục các thông số

1.1

Thiết bị/đầu đo các thông số cơ bản (nhiệt độ, pH, DO, độ đục, độ dẫn điện, thể oxy hóa khử, độ muối, độ sâu ….)

bộ

01

01

01

10

1.2

Thiết bị/đầu đo các thông số đặc trưng (NH4+, NO3-, TSS, Clo dư, TOC, COD, TN, TP, …)

bộ

01

01

01

10

2

Bộ thu nhập, lưu giữ và xử lý số liệu (Datalogger)

bộ

01

01

01

10

3

Bộ lấy mẫu, bảo quản mẫu tự động

bộ

01

01

10

4

Máy điều hòa nhiệt độ

4.1

Cho phòng vận hành

máy

02

01

01

5

4.2

Cho phòng họp

máy

02

01

5

4.3

Cho phòng trưởng trạm

máy

01

01

01

5

5

Máy phát điện (5-10 KVA)

chiếc

01

01

01

10

6

Máy bơm hút mẫu nước (chạy luân phiên)

chiếc

02

3

7

Ca nô

chiếc

01

01

01

10

8

Máy vi tính

chiếc

03

03

02

5

9

Máy in lazer

chiếc

03

02

01

5

10

Biển cảnh báo đường sông

bộ

01

3

11

Bể xử lý nước thải

bộ

01

10

12

Hệ thống ống dẫn nước vào trạm

bộ

01

10

13

Chống sét lan truyền theo đường truyền số liệu

chiếc

01

01

01

10

14

Chống sét lan truyền theo đường điện cấp cho trạm

chiếc

01

01

01

10

15

Hệ thống bảo vệ thiết bị ngoài sông

01

01

16

Bộ tấm pin năng lượng mặt trời

bộ

01

01

01

5

17

Bộ ắc quy lưu điện năng lượng mặt trời

bộ

01

01

01

3

18

Đường ống dẫn lấy mẫu nước

01

5

19

Hệ thống báo động chống trộm

bộ

01

01

01

10

20

Hệ thống báo cháy, báo khói

bộ

01

01

01

10

21

Chuyển đổi nguồn điện tự động (ATS)

bộ

01

01

5

22

Bộ lưu điện (UPS)

chiếc

03

02

01

3

23

Bộ ổn áp (5 – 10 KVA) dùng cho cả trạm

chiếc

01

01

01

10

24

Ắc quy khởi động máy phát điện

chiếc

01

01

01

2

25

Ắc quy cho bộ chuyển đổi ATS

chiếc

01

01

01

2

26

Ắc quy cho ca nô

chiếc

01

01

01

2

27

Bộ nạp điện cho ắcquy

chiếc

01

01

01

10

28

Linh kiện thay thế thường xuyên cho canô

bộ

01

01

01

1

29

Linh kiện thay thế cho thiết bị khi bị hỏng đột xuất

bộ

01

01

01

1

30

Máy Fax

bộ

01

01

5

b) Định mức dụng cụ

TT

Tên dụng cụ

ĐVT

Số lượng

Thời hạn sử dụng( tháng)

T1

T2a

T2b

1

Quạt thông gió

chiếc

03

03

48

2

Bình nóng lạnh

chiếc

02

02

48

3

Tủ lạnh

chiếc

02

02

48

4

Máy hút bụi

chiếc

02

02

01

48

5

Máy hút ẩm

chiếc

01

01

60

6

Hệ thống đèn thắp sáng (ngoài)

bộ

10

10

10

12

7

Hệ thống đèn bảo vệ

bộ

01

01

01

12

8

Quạt trần

chiếc

36

9

Quạt cây

chiếc

36

10

Biển báo, tiêu lệnh chữa cháy

bộ

01

01

01

24

11

Thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình CO2, xô cát …)

bộ

01

01

01

24

12

Rèm cửa

bộ

01

01

24

13

Hệ thống truyền số liệu qua Internet

bộ

01

01

48

14

Điện thoại

chiếc

02

02

01

36

15

Bình chứa để đo mẫu

chiếc

01

01

60

16

Bộ lồng bảo vệ các đầu đo và thanh dẫn hướng

bộ

01

01

01

48

17

Phao nâng các đầu đo

chiếc

01

01

60

18

Bộ làm sạch đầu đo

bộ

01

01

01

24

19

Chụp bảo vệ các thiết bị

bộ

01

01

01

60

20

Bộ dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình vận hành

bộ

01

01

01

48

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 18/2010/TT-BTNMT quy định về định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 18/2010/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 04/10/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Nguyễn Thái Lai
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 599 đến số 600
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản