Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BKHCN về hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 5. Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (Nhóm E, tối đa 20 điểm)
1. Tiêu chí 8: Năng suất lao động (tối đa 5 điểm).
Năng suất lao động thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, là giá trị gia tăng bình quân của một lao động tạo ra trong một năm phản ánh thông qua “Hệ số năng suất” (Kns) được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
- Av là giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất được tính bằng tổng giá trị sản xuất sản phẩm trừ đi chi phí nguyên vật liệu trong một năm;
- M là tổng số lao động.
Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số năng suất lao động trung bình của ngành (Kchuẩn 4) như sau:
- Kns ≥ 3,0Kchuẩn 4 | 5 điểm |
- 3,0Kchuẩn 4 > Kns ≥ 2,0Kchuẩn 4 | 4 điểm |
- 2,0Kchuẩn 4 > Kns ≥ 1,0Kchuẩn 4 | 3 điểm |
- Kchuẩn 4 > Kns ≥ 0,5Kchuẩn 4 | 2 điểm |
- 0,5Kchuẩn 4 > Kns ≥ 0,25Kchuẩn 4 | 1 điểm |
2. Tiêu chí 9: Mức độ áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất (tối đa 3 điểm).
Tiêu chí này để đánh giá tính toàn diện, hệ thống, phổ biến và hiệu quả của việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.
Điểm của tiêu chí này được xác định là tổng số điểm của các hoạt động sau:
- Có chương trình, giải pháp đồng bộ, hệ thống thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất | 1 điểm |
- Số lượng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng hoặc hiệu quả kinh tế mang lại tăng dần trong 3 năm gần nhất | 1 điểm |
- Đã có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng trong thực tiễn | 1 điểm |
3. Tiêu chí 10. Năng lực bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp (tối đa 4 điểm).
Tiêu chí này để đánh giá khả năng tự thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp, được xác định qua các cấp độ tăng dần bao gồm: Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố với nguồn phụ tùng thay thế chủ động (bảo dưỡng, sửa chữa sự cố); Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa theo các kế hoạch đã được lập và theo quy định của nhà sản xuất (bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ); Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa nhằm loại bỏ các khiếm khuyết trong hệ thống để nâng cao hiệu suất (bảo dưỡng, sửa chữa chuyên sâu); Khả năng tự thực hiện việc chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cao hiệu quả hệ thống trên cơ sở phân tích các dữ liệu và độ tin cậy của máy móc, trang thiết bị (bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể).
Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:
- Bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể | 4 điểm |
- Bảo dưỡng, sửa chữa chuyên sâu | 3 điểm |
- Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ | 2 điểm |
- Bảo dưỡng, sửa chữa sự cố | 1 điểm |
4. Tiêu chí 11: Khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ (tối đa 4 điểm).
Tiêu chí này để đánh giá khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp được xác định qua các cấp độ năng lực tăng dần bao gồm các mức độ như sau: nhận chuyển giao dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ theo phương thức chìa khóa trao tay; mua bản quyền hoặc nhận cấp phép công nghệ của đối tác để sản xuất; mua công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền thiết kế của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất; mua phát minh, sáng chế để tự hoàn thiện, phát triển công nghệ và ứng dụng vào sản xuất.
Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:
- Mua phát minh, sáng chế để tự hoàn thiện, phát triển công nghệ và ứng dụng vào sản xuất | 4 điểm |
- Mua công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền thiết kế của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất | 3 điểm |
- Mua bản quyền hoặc cấp phép công nghệ của đối tác để sản xuất | 2 điểm |
- Nhận chuyển giao dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ theo phương thức chìa khóa trao tay | 1 điểm |
5. Tiêu chí 12: Chất lượng nguồn nhân lực (tối đa 4 điểm).
Nguồn nhân lực bao gồm lực lượng lao động trực tiếp sản xuất và lực lượng cán bộ nghiệp vụ, quản lý, lãnh đạo. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh thông qua “Hệ số chất lượng nguồn nhân lực” (H) được xác định bằng công thức sau:
(%)
Trong đó:
- H1 là tỷ lệ số công nhân đã qua huấn luyện nghề, số công nhân bậc cao hoặc nghệ nhân trên số trực tiếp tham gia sản xuất;
- H2 là tỷ lệ số cán bộ quản lý (có trình độ đại học trở lên đồng thời có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên), số cán bộ nghiệp vụ (có trình độ đại học trở lên phù hợp với chức danh lãnh đạo và nghiệp vụ trong doanh nghiệp) trên số lao động gián tiếp;
- M là tổng số lao động;
- Mcn là số công nhân đã qua huấn luyện nghề;
- Mbc là số công nhân bậc cao hoặc nghệ nhân;
- Mtt là số lao động trực tiếp sản xuất;
- Mql là số cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học trở lên đồng thời có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên, phù hợp với chức danh quản lý trong doanh nghiệp;
- Mnv là số cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao đẳng trở lên, phù hợp với chức danh nghiệp vụ trong doanh nghiệp;
- Mgt là tổng số cán bộ khối gián tiếp (không trực tiếp tham gia sản xuất) trong doanh nghiệp, Mgt = M - Mtt.
Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:
H ≥ 25% | 4 điểm |
25% > H ≥ 15% | 3 điểm |
15% > H ≥ 5% | 2 điểm |
5% > H ≥ 2,5% | 1 điểm |
Thông tư 17/2019/TT-BKHCN về hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 17/2019/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 39 đến số 40
- Ngày hiệu lực: 25/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất
- Điều 4. Nhóm hiện trạng thiết bị, công nghệ (Nhóm T, tối đa 30 điểm)
- Điều 5. Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (Nhóm E, tối đa 20 điểm)
- Điều 6. Nhóm năng lực tổ chức - quản lý (Nhóm O, tối đa 19 điểm)
- Điều 7. Nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển (Nhóm R, tối đa 17 điểm)
- Điều 8. Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (Nhóm I, tối đa 14 điểm)