Điều 14 Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Các biện pháp chống dịch, xử lý ổ dịch:
a) Hạn chế người không có nhiệm vụ ra, vào nơi có ổ dịch; người được giao trách nhiệm xử lý ổ dịch phải vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước khi ra khỏi ổ dịch;
b) Việc xác định ổ dịch, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch, phương tiện, dụng cụ dùng trong nuôi trồng thủy sản, nước thải, chất thải, môi trường bị ô nhiễm và áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y cần thiết trong vùng có dịch theo hướng dẫn của Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh.
2. Khi công bố ổ dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch của tỉnh (sau đây gọi chung là Ban chỉ đạo). Thành phần gồm Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban, lãnh đạo các ban, ngành có liên quan làm uỷ viên;
b) Chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương huy động nhân lực, vật lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp chống dịch;
c) Chủ động xuất Quỹ dự phòng địa phương hoặc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ hóa chất dự trữ Quốc gia cho địa phương chống dịch.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, bao gồm cả việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp huyện;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục nuôi trồng trên địa bàn;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp trên;
b) Tổ chức, giám sát xử lý thủy sản mắc bệnh theo quy định tại
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn;
d) Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục nuôi trồng trên địa bàn;
đ) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản cấp trên về kết quả phòng chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch.
5. Cục Thú y:
a) Hướng dẫn Chi cục Thú y các biện pháp chống dịch; tham gia hỗ trợ địa phương chống dịch hoặc trực tiếp chỉ đạo chống dịch khi thấy cần thiết;
b) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ hóa chất cho địa phương dập dịch từ Quỹ dự trữ Quốc gia; trường hợp đột xuất, cấp bách, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng theo quy định tại Luật Dự trữ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước;
c) Hướng dẫn Chi cục Thú y điều tra, đánh giá ổ dịch; liên hệ với các chuyên gia, phòng thử nghiệm trong và ngoài nước để xác định tác nhân gây bệnh đối với trường hợp bệnh mới, bệnh chưa xác định được nguyên nhân.
6. Chi cục Thú y có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, tham gia thực hiện các biện pháp chống dịch, xác định thiệt hại do dịch gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng chống dịch và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về diện tích thả nuôi, diện tích thủy sản mắc bệnh, kết quả phòng chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch.
7. Nhân viên thú y cấp xã hướng dẫn chủ vật cơ sở nuôi xử lý thủy sản mắc bệnh theo quy định tại
8. Chủ cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi có dịch phải thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
9. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố dịch, các tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức chống dịch theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này.
Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 17/2014/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 651 đến số 652
- Ngày hiệu lực: 04/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh thủy sản
- Điều 4. Chế độ báo cáo dịch bệnh
- Điều 5. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Điều 6. Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Điều 7. Giám sát dịch bệnh thủy sản
- Điều 8. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng bệnh thủy sản
- Điều 9. Trách nhiệm của chủ cơ sở
- Điều 10. Khai báo dịch bệnh
- Điều 11. Điều tra ổ dịch
- Điều 12. Lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh
- Điều 13. Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch
- Điều 14. Tổ chức chống dịch
- Điều 15. Kiểm soát vận chuyển thủy sản trong vùng có dịch
- Điều 16. Xử lý ổ dịch và thủy sản mắc bệnh
- Điều 17. Thu hoạch thủy sản trong ổ dịch
- Điều 18. Điều trị thủy sản mắc bệnh
- Điều 19. Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh
- Điều 20. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch
- Điều 21. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng có dịch trong thời gian công bố ổ dịch
- Điều 22. Công bố hết dịch
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 24. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
- Điều 25. Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 27. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh
- Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh
- Điều 30. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi