Chương 3 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Điều 18. Thu thập, xử lý thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tổ chức thu thập, xử lý thông qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan.
1. Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu trên tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan;
b) Tiếp nhận, kiểm tra, sửa và phản hồi thông tin nghi ngờ sai, dữ liệu sai của tờ khai và chứng từ liên quan.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng tờ khai và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan trong cơ sở dữ liệu điện tử;
b) Kiểm tra và phản hồi thông tin nghi ngờ sai, thông tin sai giữa các cấp.
3. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng tờ khai và các chứng từ liên quan, tính chính xác của thông tin qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan trong cơ sở dữ liệu điện tử trên phạm vi toàn quốc;
b) Kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn các đơn vị hải quan các cấp xử lý lỗi trong quá trình thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Tổ chức thu thập thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan.
1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính ra quyết định điều tra thống kê đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
2. Các tổ chức, cá nhân trong phạm vi điều tra thống kê phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc điều tra thống kê được tiến hành đúng phương pháp chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Luật Thống kê.
Điều 20. Chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước theo hệ thống mẫu biểu quy định và các báo cáo thống kê đột xuất khác.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành định kỳ sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu.
3. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Hải quan, các tổ chức, cá nhân lập và ký duyệt các báo cáo thống kê phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của những thông tin thống kê thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 21. Phân tích và dự báo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Tổng cục Hải quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng và thực hiện phân tích, dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Các phân tích thống kê hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu phải phản ánh trung thực và khách quan tình hình xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê
- Điều chỉnh hiện thời: điều chỉnh tại kỳ báo cáo tiếp theo đối với báo cáo kỳ 15 ngày và báo cáo tháng. Số liệu điều chỉnh được thể hiện ở số liệu lũy kế;
- Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: điều chỉnh trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành báo cáo tháng 6 đối với các báo cáo kỳ và tháng đã công bố;
- Điều chỉnh năm: điều chỉnh trong vòng 90 ngày sau khi hoàn thành báo cáo năm đối với các báo cáo kỳ, tháng và năm đã công bố. Thông tin sau khi được điều chỉnh năm trở thành thông tin chính thức.
Số liệu điều chỉnh 6 tháng đầu năm và số liệu điều chỉnh năm được thể hiện ở số liệu báo cáo và số liệu lũy kế của từng kỳ, tháng và năm.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm giải thích nguyên nhân điều chỉnh cho tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu để chứng minh tính hợp lệ của số liệu điều chỉnh và được thể hiện trong kế hoạch công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 23. Công bố thông tin thống kê
1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng, thông báo kế hoạch công bố thông tin xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện công bố thông tin cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo kế hoạch.
2. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được công bố là các thông tin thống kê tổng hợp.
4. Thời điểm công bố khác nhau áp dụng đối với từng trạng thái thông tin khác nhau:
a) Thông tin ước tính: công bố vào ngày 25 hàng tháng;
b) Thông tin sơ bộ: công bố trong vòng 05 ngày sau khi gửi báo cáo đối với các báo cáo kỳ và tháng;
- Tổng cục Hải quan công bố thông tin điều chỉnh thường xuyên tại các thời điểm khác nhau tương ứng với 3 hình thức điều chỉnh thường xuyên:
+ Điều chỉnh hiện thời: thông tin điều chỉnh được công bố trong kỳ báo cáo tiếp theo;
+ Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: thông tin điều chỉnh được công bố trước ngày 01/10 của năm hiện thời;
+ Điều chỉnh năm: thông tin điều chỉnh được công bố trước ngày 01/5 của năm tiếp theo.
- Tổng cục Hải quan tiến hành công bố thông tin điều chỉnh không thường xuyên ngay khi điều chỉnh xong.
5. Thông tin công bố theo bản điện tử hoặc bản giấy.
Điều 24. Đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo thực tế của Việt Nam và phù hợp với các khuyến nghị của tổ chức khu vực và quốc tế, cụ thể:
1. Xây dựng khung đảm bảo chất lượng thông tin thống kê bao gồm các biện pháp đo lường và các chỉ số đảm bảo chất lượng.
2. Xây dựng cơ chế phản hồi để tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 25. Siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các thông tin mô tả số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan;
b) Các khái niệm, định nghĩa và các mô tả phương pháp luận;
c) Quá trình thu thập, xử lý thông tin; các nguồn số liệu, cơ sở dữ liệu;
d) Các danh mục bảng chuẩn thống kê; các mẫu biểu thống kê, giải thích thông tin liên quan và hướng dẫn cách ghi biểu; các sản phẩm thống kê;
e) Các quy định và hướng dẫn về: công bố, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin;
g) Các văn bản, tài liệu của các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.
1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:
a) Cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận, cam kết hợp tác song phương, đa phương và các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hợp tác kỹ thuật, trao đổi thông tin, so sánh số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế;
2. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được quy định tại Điều này phải thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất với các chỉ tiêu đã công bố.
1. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác (cơ quan nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan thông tin truyền thông …) căn cứ trên các quy định của pháp luật có liên quan và văn bản hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được ký kết giữa cấp có thẩm quyền của các bên.
2. Trong trường hợp cung cấp, trao đổi thông tin ngoài phạm vi văn bản tại Khoản 3 Điều này phải có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
3. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được cung cấp, trao đổi là các thông tin thống kê tổng hợp. Trong trường hợp đặc biệt, để phục vụ mục đích quản lý nhà nước, Tổng cục Hải quan cung cấp các thông tin thống kê chi tiết.
1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng và quản lý kho dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Thời hạn lưu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Bảo mật thông tin thống kê
1. Thông tin thống kê thuộc diện phải bảo mật là các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân và các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước (sau đây gọi là thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
2. Việc bảo quản, lưu trữ, công bố, cung cấp và báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Danh mục bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan và những người tham gia vào hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phải thực hiện như sau:
a) Không công bố thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Khi công bố thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo không làm lộ các thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Đảm bảo an toàn thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cung cấp thông tin mật trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 168/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 615 đến số 616
- Ngày hiệu lực: 15/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 6. Hệ thống thương mại trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 7. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 8. Hàng hóa được tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
- Điều 9. Hàng hóa không tính đến trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
- Điều 10. Nguồn số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 11. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 12. Danh mục phân loại hàng hóa sử dụng trong thống kê
- Điều 13. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 14. Đơn vị tính trong thống kê
- Điều 15. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại trong thống kê
- Điều 16. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê
- Điều 17. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 18. Thu thập, xử lý thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 19. Điều tra thống kê
- Điều 20. Chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 21. Phân tích và dự báo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê
- Điều 23. Công bố thông tin thống kê
- Điều 24. Đảm bảo chất lượng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 25. Siêu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 26. Hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế
- Điều 27. Hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác
- Điều 28. Lưu trữ thông tin
- Điều 29. Bảo mật thông tin thống kê
- Điều 30. Hệ thống tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan
- Điều 31. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong hệ thống thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành Hải quan
- Điều 32. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu