- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Thông tư 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2009/TT-BNN | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản như sau:
Quy chế này quy định một số nội dung về quản lý môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy sản và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về môi trường đối với cơ sở chế biến thủy sản.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, có nhà xưởng chế biến nằm bên ngoài, hay trong khu chế biến thủy sản tập trung và các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trong chế biến thủy sản.
Nếu nhà xưởng chế biến thủy sản nằm trong các khu công nghiệp, ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chế này, chủ cơ sở còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của ban quản lý các khu công nghiệp.
Trong Quy chế này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở chế biến thủy sản là cơ sở tại đó các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động thuộc các lĩnh vực: sơ chế nguyên liệu thủy sản; chế biến các sản phẩm thủy sản dạng: đông lạnh, đóng hộp, phơi sấy khô, ướp muối, hun khói; nước mắm, mắm và các loại mắm thủy sản; agar và các sản phẩm từ các loại rong biển khác; chế biến bột cá và các sản phẩm có nguồn gốc động vật thủy sản khác.
2. Khu chế biến thủy sản tập trung là các khu vực được quy hoạch và xây dựng dành riêng cho các cơ sở chế biến thủy sản hoạt động.
3. Chủ quản hệ thống xử lý nước thải là tổ chức, cá nhân làm chủ sở hữu hệ thống xử lý nước thải. Chủ quản có thể là chủ cơ sở chế biến, hay ban quản lý các khu công nghiệp, ban quản lý khu chế biến thủy sản tập trung, hoặc chủ một doanh nghiệp dịch vụ xử lý nước thải cho cơ sở chế biến thủy sản.
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Điều 4. Các yêu cầu về quy hoạch và công nghệ
1. Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở chế biến thủy sản (dưới đây gọi tắt là chủ cơ sở) khi tiến hành xây dựng mới hoặc mở rộng cơ sở chế biến thủy sản của mình cần phải:
a) Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển thủy sản đã được Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;
b) Thực hiện thiết kế, bố trí mặt bằng nhà xưởng, thiết bị, bao gồm cả hệ thống xử lý chất thải nhằm bảo đảm hoạt động của cơ sở đạt được các chỉ tiêu quy định về môi trường.
c) Lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường của cơ sở và khu vực xung quanh.
2. Chủ các cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện một hay một số các biện pháp cần thiết có thể là: di dời đến địa điểm mới theo quy hoạch, tiến hành nâng cấp nhà xưởng, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xử lý nước thải… bảo đảm đạt các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường liên quan đến cơ sở chế biến thủy sản.
1. Chủ cơ sở thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện, kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành theo thủ tục quy định tại mục III của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (dưới đây gọi tắt là Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT).
Điều 6. Lập, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường.
1. Chủ cơ sở thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở có công suất nhỏ hơn 1.000 tấn sản phẩm/năm phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Việc lập, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo thủ tục quy định tại mục IV của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT.
1. Chủ cơ sở phải thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn thành các nhóm: phụ phẩm có thể tận dụng, chất thải rắn sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt và các chất thải rắn phải được chứa đựng trong các dụng cụ chứa kín đảm bảo vệ sinh, định kỳ chuyển đến cơ sở chế biến tiếp theo; hoặc đem xử lý tiêu hủy, chôn lấp ở địa điểm quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chất thải rắn phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị phù hợp, không để rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.
1. Thu gom, xử lý nước thải
Chủ cơ sở phải có biện pháp thu gom nước thải và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở hoặc của các khu công nghiệp, khu chế biến thủy sản tập trung, bảo đảm nước thải trước khi thải ra môi trường tối thiểu phải đạt các chỉ tiêu quy định theo tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của cơ sở phải bảo đảm không làm ô nhiễm đất, nước ngầm, nước ao hồ và sông ngòi xung quanh.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng quy trình công nghệ phù hợp với loại nước thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải ra từ cơ sở;
c) Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí dễ kiểm tra, giám sát và theo đúng quy định về xả nước thải;
đ) Vận hành được ngay khi cơ sở hoạt động.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.
4. Chủ quản hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
5. Phải có giấy phép xả thải ra môi trường.
Điều 9. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng
1. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
a) Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy sản có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt các chỉ tiêu quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, khí thải;
b) Công trình xây dựng hoặc các phương tiện giao thông, máy, và thiết bị sử dụng các nhiên liệu, nguyên liệu có phát tán bụi, khí thải phải có thiết bị che chắn, hoặc có bộ phận lọc giảm khí thải độc hại hoặc sử dụng các biện pháp khác bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi, khí thải.
2. Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn
Các tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy sản có sử dụng các tác nhân lạnh thuộc nhóm Clorofluorocacbon (CFCs) phải có kế hoạch thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng chúng theo lịch trình nêu tại Phụ lục số 1 của Quy chế này; không được nhập khẩu các thiết bị lạnh có sử dụng tác nhân lạnh nhóm CFCs.
3. Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng
Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến thủy sản gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, vượt quá mức quy định tại tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung, ánh sáng và phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt yêu cầu theo quy định.
Điều 10. Quan trắc, thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường
1. Chủ cơ sở hay chủ quản khu chế biến thủy sản tập trung có trách nhiệm thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường và các tác động môi trường do hoạt động của cơ sở, khu chế biến thủy sản tập trung gây ra. Thực hiện quan trắc môi trường tại cơ sở, hoặc khu chế biến thủy sản tập trung bao gồm:
a) Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý, không khí tại các khu vực sản xuất xác định trước;
b) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn chất thải rắn, nước thải, khí thải của cơ sở, khu chế biến thủy sản tập trung;
2. Chủ cơ sở, chủ quản khu chế biến thủy sản tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về chất thải rắn, nước thải, khí thải của cơ sở, khu chế biến thủy sản tập trung;
Điều 11. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường
1. Định kỳ hàng năm hay đột xuất khi có yêu cầu, chủ cơ sở thuộc nhóm quy định tại Điều 6 của Quy chế này có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi trách nhiệm của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chủ cơ sở thuộc nhóm quy định tại Điều 7 của Quy chế này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động, và niêm yết công bố thông tin liên quan đến môi trường của dự án tại địa điểm xây dựng để cộng đồng dân cư được biết trước khi tiến hành xây dựng.
Điều 12. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường
1. Chủ quản khu chế biến thủy sản tập trung, chủ cơ sở; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Phổ biến cho nhân dân sống ở khu dân cư xung quanh cơ sở tại cuộc họp dân, khi Ủy ban nhân dân xã hay phường yêu cầu và tổ chức cuộc họp để chủ quản khu chế biến thủy sản tập trung hay chủ cơ sở trình bày; tổ chức họp phổ biến cho người lao động tại cơ sở;
b) Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho người lao động được biết.
2. Trong các trường hợp sau đây chủ cơ sở phải tổ chức đối thoại về môi trường:
a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại là đại diện của tập thể người lao động hoặc đại diện chính quyền cấp xã, phường;
b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.
3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại về môi trường được quy định như sau:
a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại văn bản nêu các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.
4. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp.
5. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện, hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
Điều 13. Bảo vệ môi trường đối với khu chế biến thủy sản tập trung
1. Việc quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo hay mở rộng khu chế biến thủy sản tập trung phải gắn với các nội dung về bảo vệ môi trường.
2. Ban quản lý khu chế biến thủy sản tập trung có trách nhiệm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường khu chế biến thủy sản tập trung bằng các biện pháp sau đây:
a) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung;
b) Xây dựng khu tập kết chất thải rắn, bố trí dụng cụ chứa, thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung.
3. Cơ sở nằm trong các khu chế biến thủy sản tập trung phải thực hiện các yêu cầu sau đây về bảo vệ môi trường:
a) Phải thu gom nước thải về hệ thống xử lý nước thải của khu chế biến thủy sản tập trung; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì cơ sở phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra khỏi cơ sở;
b) Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường của khu chế biến thủy sản tập trung theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 14. Trách nhiệm của chủ cơ sở
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường.
3. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.
4. Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động của cơ sở.
6. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
8. Nộp phí bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ tài chính về môi trường.
Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ
1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chế biến thủy sản theo thẩm quyền;
c) Định kỳ 05 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tiến hành xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản.
2. Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chịu trách nhiệm thống nhất quản lý xuất, nhập khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ cho lĩnh vực chế biến thủy sản, xử lý môi trường trong chế biến thủy sản theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản ở địa phương.
2. Cử cán bộ có kiến thức liên quan đến môi trường trong chế biến thủy sản tham gia việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở chế biến thủy sản thuộc thẩm quyền thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường tại cơ sở chế biến thủy sản theo quy định.
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức:
a) Thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn và có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng ô nhiễm của khu chế biến thủy sản tập trung;
b) Quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung để di dời cơ sở chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư;
c) Công bố các biện pháp áp dụng để bảo vệ môi trường trong vùng quy hoạch. Tuyên truyền, phổ biến cho chủ cơ sở biết và áp dụng công nghệ chế biến thủy sản ít gây ô nhiễm.
Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 19/2002/QĐ-BTS ngày 18/9/2002 của Bộ Thủy sản ban hành “Quy chế quản lý môi trường trong công nghiệp chế biến thủy sản”.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC CHẤT CFCs SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ LỊCH TRÌNH LOẠI BỎ
(ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. CÁC CHẤT CFCs BỊ CẤM TIÊU THỤ TỪ 1996, CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ THỂ XEM XÉT KÉO DÀI THÊM, NHƯNG PHẢI LOẠI TRỪ 100% TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2010
Nhóm | Chất | Tiềm năng suy giảm ô zôn |
CFCl3 | (CFC-11) | 1,0 |
CF2Cl2 | (CFC-12) | 1,0 |
CF3Cl | (CFC-13) | 1,0 |
C2F3Cl3 | (CFC-113) | 0,8 |
C2F4Cl2 | (CFC-114) | 1,0 |
C2F3Cl | (CFC-115) | 0,6 |
C2FCl5 | (CFC-111) | 1,0 |
C2F2Cl4 | (CFC-112) | 1,0 |
C2FCl7 | (CFC-211) | 1,0 |
C3F2Cl6 | (CFC-212) | 1,0 |
C3F3Cl5 | (CFC-213) | 1,0 |
C3F4Cl4 | (CFC-214) | 1,0 |
C3F5Cl3 | (CFC-215) | 1,0 |
C3F6Cl2 | (CFC-216) | 1,0 |
C3F7Cl | (CFC-217) | 1,0 |
II. HYDROCLORUAFLUOROCACBON, LỘ TRÌNH CẮT GIẢM SO VỚI LƯỢNG TIÊU THỤ NĂM 1989 NHƯ SAU:
- Năm 2004 phải giảm lượng tiêu thụ xuống còn 65%.
- Năm 2010 còn 35%.
- Năm 2015 còn 10%.
- Năm 2040 cấm tiêu thụ.
Nhóm | Chất | Tiềm năng suy giảm ô zôn |
CHFCl2 | (HCFC-21)** | 0,04 |
CHF2Cl | (HCFC-22)** | 0,005 |
CH2FCl | (HCFC-31) | 0,02 |
C2HFCl4 | (HCFC-121) | 0,01 – 0,04 |
C2HF2Cl3 | (HCFC-122) | 0,02 – 0,08 |
C2HF3Cl2 | (HCFC-123) | 0,02 – 0,06 |
CHCl2CF3 | (HCFC-123)** | 0,02 |
C2HF4Cl | (HCFC-124) | 0,02 – 0,04 |
CHFClCF3 | (HCFC-124)** | 0,022 |
C2H2FCl3 | (HCFC-131) | 0,007 – 0,05 |
C2H2F2Cl2 | (HCFC-132) | 0,008 – 0,05 |
C2H3F3Cl | (HCFC-133) | 0,02 – 0,06 |
C2H3FCl2 | (HCFC-141) | 0,005 – 0,07 |
CH3CFCl2 | (HCFC-141b)** | 0,11 |
C2H3F2Cl | (HCFC-142) | 0,008 – 0,07 |
CH3CF2Cl | (HCFC-142b)** | 0,065 |
C2H4FCl | (HCFC-151) | 0,003 – 0,005 |
C3HFCl6 | (HCFC-221) | 0,015 – 0,07 |
C3HF2Cl5 | (HCFC-222) | 0,01 – 0,09 |
C3HF3Cl4 | (HCFC-223) | 0,01 – 0,08 |
C3HF4Cl3 | (HCFC-224) | 0,01 – 0,09 |
C3HF5Cl2 | (HCFC-225) | 0,02 – 0,07 |
CF3CF2CHCl3 | (HCFC-225 ca)** | 0,025 |
CF2ClCF3CHClF | (HCFC-225 cb)** | 0,033 |
C3HF6Cl | (HCFC-226) | 0,02 – 0,10 |
C3H2Cl6 | (HCFC-231) | 0,05 – 0,09 |
C3H2F2Cl4 | (HCFC-232) | 0,008 – 0,10 |
C3H2F3Cl3 | (HCFC-233) | 0,007 – 0,23 |
C3H2F4Cl2 | (HCFC-234) | 0,01 – 0,28 |
C3H2F5Cl | (HCFC-235) | 0,03 – 0,52 |
C3H3FCl4 | (HCFC-241) | 0,004 – 0,09 |
C3H3F2Cl3 | (HCFC-242) | 0,0005 – 0,13 |
C3H3F3Cl2 | (HCFC-243) | 0,007 – 0,12 |
C3H3F4Cl | (HCFC-244) | 0,009 – 0,14 |
C3H4FCl3 | (HCFC-251) | 0,001 – 0,01 |
C3H4F2Cl2 | (HCFC-252) | 0,005 – 0,04 |
C3H4F3Cl | (HCFC-253) | 0,003 – 0,03 |
C3H5FCl2 | (HCFC-261) | 0,002 – 0,02 |
C3H5F2Cl | (HCFC-262) | 0,002 – 0,02 |
C3H6FCl | (HCFC-271) | 0,001 – 0,03 |
** Xác định những chất thường gặp nhất trong thương mại với các giá trị về tiềm năng làm suy giảm tầng ôzôn theo nghị định thư Montrean.
- 1Quyết định 19/2002/QĐ-BTS về Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 19/2002/QĐ-BTS về Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5Thông tư 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư 14/2009/TT-BNN hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 14/2009/TT-BNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/03/2009
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: 28/03/2009
- Số công báo: Từ số 169 đến số 170
- Ngày hiệu lực: 26/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực