Điều 83 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 83. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN)
1. Mục đích: Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:
- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2- Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
- Cột 1, 2- Số dư đầu năm: Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.
- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
- Cột 5, 6 “Số dư cuối năm”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.
Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:
Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5), Tổng số dư Có (cột 6).
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 133/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/08/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1099 đến số 1100
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Áp dụng chuẩn mực kế toán
- Điều 5. Đơn vị tiền tệ trong kế toán
- Điều 6. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
- Điều 7. Chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam
- Điều 8. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
- Điều 9. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (gọi tắt là đơn vị hạch toán phụ thuộc)
- Điều 10. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán
- Điều 11. Nguyên tắc kế toán tiền
- Điều 12. Tài khoản 111 - Tiền mặt
- Điều 13. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Điều 14. Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh
- Điều 15. Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
- Điều 16. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Điều 17. Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng
- Điều 18. Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Điều 19. Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ
- Điều 20. Tài khoản 138 - Phải thu khác
- Điều 21. Tài khoản 141 - Tạm ứng
- Điều 22. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
- Điều 23. Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường
- Điều 24. Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Điều 25. Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
- Điều 26. Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Điều 27. Tài khoản 155 - Thành phẩm
- Điều 28. Tài khoản 156 - Hàng hóa
- Điều 29. Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán
- Điều 30. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang
- Điều 31. Tài khoản 211 - Tài sản cố định
- Điều 32. Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định
- Điều 33. Tài khoản 217 - Bất động sản đầu tư
- Điều 34. Tài khoản 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
- Điều 35. Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Điều 36. Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
- Điều 37. Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
- Điều 38. Tài khoản 242 - Chi phí trả trước
- Điều 39. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Điều 40. Tài khoản 331 - Phải trả người bán
- Điều 41. Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Điều 42. Tài khoản 334 - Phải trả người lao động
- Điều 43. Tài khoản 335 - Chi phí phải trả
- Điều 44. Tài khoản 336 - Phải trả nội bộ
- Điều 45. Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
- Điều 46. Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính
- Điều 47. Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
- Điều 48. Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Điều 49. Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
- Điều 50. Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu
- Điều 51. Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Điều 52. Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Điều 53. Tài khoản 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
- Điều 54. Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ
- Điều 55. Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Điều 56. Nguyên tắc kế toán doanh thu
- Điều 57. Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Điều 58. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
- Điều 59. Nguyên tắc kế toán chi phí
- Điều 60. Tài khoản 611 - Mua hàng
- Điều 61. Tài khoản 631 - Giá thành sản xuất
- Điều 62. Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
- Điều 63. Tài khoản 635 - Chi phí tài chính
- Điều 64. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
- Điều 65. Tài khoản 711 - Thu nhập khác
- Điều 66. Tài khoản 811 - Chi phí khác
- Điều 67. Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 68. Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Điều 69. Mục đích của báo cáo tài chính
- Điều 70. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo tài chính
- Điều 71. Hệ thống báo cáo tài chính
- Điều 72. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
- Điều 73. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Điều 74. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Điều 75. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán
- Điều 76. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu doanh nghiệp
- Điều 77. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
- Điều 78. Đồng tiền sử dụng để lập báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam
- Điều 79. Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
- Điều 80. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
- Điều 84. Quy định chung về chứng từ kế toán và hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
- Điều 85. Lập và ký chứng từ kế toán
- Điều 86. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
- Điều 87. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt, sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán