Mục 2 Chương 2 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định về bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ do Bộ Tài chính ban hành
Mục 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành các công việc bức xạ sau:
a) Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
b) Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm: máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (bao gồm: thiết bị soi chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sóng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y...) và sử dụng các thiết bị khác;
c) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
d) Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
đ) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
e) Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
g) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
h) Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
i) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
k) Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
l) Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
m) Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
n) Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
o) Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
2. Trường hợp cá nhân làm việc cho tổ chức và tổ chức đã tham gia bảo hiểm này thì cá nhân không phải mua bảo hiểm tương tự.
Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba trong quá trình tiến hành công việc bức xạ.
Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng giao kết bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong quá trình thực hiện công việc bức xạ.
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm các chi phí mà bên mua bảo hiểm phải bồi thường cho bên thứ ba để hoàn thành trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm về những thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp từ việc tiến hành công việc bức xạ của bên mua bảo hiểm.
Điều 21. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
a) Những thiệt hại là hậu quả trực tiếp của:
- Hành động vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm;
- Chiến tranh, xâm lược, khủng bố, hành động thù địch (dù có xảy ra chiến tranh hay không), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy, tiếm quyền;
- Bên mua bảo hiểm sản xuất, cung cấp, tích trữ, sử dụng năng lượng nguyên tử làm vũ khí hoặc phương tiện chiến tranh vì bất cứ mục đích nào ngoài mục đích hoà bình;
- Động đất, núi lửa phun, lũ, lụt, bão, mưa giông, thuỷ triều dâng, sóng thần hoặc các thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b) Trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng hoặc thỏa thuận của bên mua bảo hiểm với người khác, trừ khi trách nhiệm của bên mua bảo hiểm vẫn phát sinh dù không có hợp đồng hay thỏa thuận đó hoặc hợp đồng hay thỏa thuận đó là hợp đồng bảo hiểm;
c) Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng của bên mua bảo hiểm.
d) Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với sự cố hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Bất kỳ khiếu nại nào về những thiệt hại tài sản sau 10 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân hoặc trách nhiệm đối với thiệt hại về con người sau 30 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
b) Bất kỳ khoản chi phí nào mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu trong việc giảm thiểu tổn thất hoặc ngăn chặn tổn thất lây lan.
3. Đối với sự cố bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Trách nhiệm đối với những tổn thất bắt nguồn từ nước hoặc khí gas (bao gồm cả khói thuốc), sự rò rỉ từ phương tiện được bảo hiểm trong quá trình vận hành bình thường của phương tiện đó;
b) Trách nhiệm chăm sóc y tế của bên mua bảo hiểm hoặc của người lao động của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba và các hậu quả tương tự.
Điều 22. Nguyên tắc bồi thường
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm số tiền mà bên mua bảo hiểm phải bồi thường cho bên thứ ba trên cơ sở khiếu nại của bên thứ ba đối với bên mua bảo hiểm khi sự cố xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm nêu trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp bên mua bảo hiểm bị chết, bị đình chỉ, thu hồi giấy phép tiến hành hoạt động bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba bị thiệt hại.
3. Trường hợp sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm gây thiệt hại cho nhiều đối tượng thì tổng số tiền bồi thường cho tất cả các đối tượng trong mỗi sự cố không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Trường hợp có quyết định của toà án thì số tiền bồi thường căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết mức trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm cho bất kỳ sự cố nào thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với hợp đồng bảo hiểm đó.
Hồ sơ bồi thường đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự do doanh nghiệp bảo hiểm lập, bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu do bên mua bảo hiểm cung cấp:
a) Văn bản khiếu nại của bên mua bảo hiểm trong đó bao gồm các nội dung: vị trí, thời gian, địa điểm xảy ra sự cố; nguyên nhân ban đầu của sự cố; tính chất, khả năng diễn biến của sự cố; thiệt hại về người, tài sản, kinh tế; các nội dung công việc đã tiến hành liên quan đến sự cố.
b) Văn bản khiếu nại của bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của họ đối với bên mua bảo hiểm.
c) Các tài liệu liên quan đến bên thứ ba (bản phô tô có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đối chiếu với bản chính), bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân của người bị tai nạn;
- Giấy chứng thương;
- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
d) Các tài liệu liên quan đến bên mua bảo hiểm (bản phô tô có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), bao gồm:
- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (đối với các trường hợp phải có chứng chỉ theo quy định);
- Hợp đồng bảo hiểm.
đ) Các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản (nếu có thiệt hại về tài sản), bao gồm:
- Chứng từ, tài liệu xác nhận tình trạng hư hỏng của tài sản bị tổn thất;
- Hoá đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do sự cố gây ra do chủ sở hữu tài sản hoặc bên mua bảo hiểm thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý trước của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (trừ trường hợp sự cố hạt nhân).
2. Tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập:
a) Văn bản xác định nguyên nhân xảy ra sự cố và mức sự cố của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Các tài liệu khác chứng minh tổn thất về người và tài sản liên quan đến sự cố theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định về bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 13/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/02/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 247 đến số 248
- Ngày hiệu lực: 01/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mức trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 5. Nguyên tắc tính phí
- Điều 6. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
- Điều 7. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 8. Giám định tổn thất
- Điều 9. Thời hạn thanh toán bồi thường
- Điều 10. Bên mua bảo hiểm
- Điều 11. Đối tượng bảo hiểm
- Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 13. Phạm vi bồi thường
- Điều 14. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 15. Nguyên tắc bồi thường
- Điều 16. Hồ sơ bồi thường
- Điều 17. Bên mua bảo hiểm
- Điều 18. Đối tượng bảo hiểm
- Điều 19. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 20. Phạm vi bồi thường
- Điều 21. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 22. Nguyên tắc bồi thường
- Điều 23. Hồ sơ bồi thường
- Điều 24. Bên mua bảo hiểm
- Điều 25. Đối tượng bảo hiểm
- Điều 26. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 27. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 28. Nguyên tắc bồi thường
- Điều 29. Hồ sơ bồi thường
- Điều 30. Quyền của bên mua bảo hiểm
- Điều 31. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Điều 32. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 33. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm