Chương 1 Thông tư 12/2025/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện; nguyên tắc tính giá điện để thực hiện dự án điện lực; nội dung chính của hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn chi tiết khoản 3 Điều 12, khoản 5 Điều 44, điểm g khoản 1 Điều 51 của Luật Điện lực số 61/2024/QH15 về phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện; nguyên tắc tính giá điện để thực hiện dự án điện lực; nội dung chính của hợp đồng mua bán điện.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Nhà máy điện hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đấu nối với hệ thống điện quốc gia;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Nội dung về phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện; nguyên tắc tính giá điện để thực hiện dự án điện lực; nội dung chính của hợp đồng mua bán điện quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng sau: nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy năng lượng tái tạo nhỏ áp dụng cơ chế biểu giá chi phí tránh được, nhà máy điện độc lập được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), nhà máy điện và tổ máy cung cấp dịch vụ phụ trợ; nhà máy điện áp dụng cơ chế giá mua điện tại các văn bản của cấp có thẩm quyền.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bán điện là đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện.
2. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị đại diện theo phân cấp, ủy quyền), Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị mua buôn điện khác theo quy định của thị trường điện cạnh tranh.
3. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư dự án điện lực.
4. Điện năng giao nhận là toàn bộ điện năng bên bán điện giao cho bên mua điện.
5. Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện.
6. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia hoặc tên gọi khác tùy thuộc theo cấp độ phát triển thị trường điện cạnh tranh.
7. Hợp đồng mua bán nhiên liệu là các thỏa thuận giữa đơn vị phát điện và đơn vị kinh doanh nhiên liệu để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm nguồn gốc nhiên liệu hợp pháp, bảo đảm giá cạnh tranh, minh bạch.
8. Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là các thỏa thuận giữa đơn vị phát điện hoặc đơn vị kinh doanh nhiên liệu với đơn vị đầu tư, quản lý kho chứa LNG để tồn trữ, tái hóa và phân phối, cung cấp nhiên liệu khí cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm giá cạnh tranh, minh bạch.
9. Hợp đồng vận chuyển nhiên liệu là các thỏa thuận giữa đơn vị phát điện hoặc đơn vị kinh doanh nhiên liệu với đơn vị vận chuyển nhiên liệu để vận chuyển nhiên liệu cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm giá cạnh tranh, minh bạch.
10. Năm cơ sở là năm tổng mức đầu tư được phê duyệt sử dụng để tính toán giá dịch vụ phát điện.
11. Nhà máy điện mới là nhà máy điện được đầu tư xây dựng mới hoặc phần nhà máy mở rộng đầu tư xây dựng mới chưa ký hợp đồng mua bán điện lần đầu.
12. Suất tiêu hao nhiệt tinh là lượng nhiệt tiêu hao để sản xuất một kWh điện năng tại điểm giao nhận điện (BTU/kWh hoặc kJ/kWh hoặc kCal/kWh).
13. Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
14. Tổng mức đầu tư điều chỉnh là tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về xây dựng có hiệu lực tại thời điểm đàm phán giá dịch vụ phát điện.
15. Vốn đầu tư quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Vốn đầu tư được quyết toán phải thuộc giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quy định của pháp luật.
Thông tư 12/2025/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện; nguyên tắc tính giá điện để thực hiện dự án điện lực; nội dung chính của hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 12/2025/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/02/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trương Thanh Hoài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nguyên tắc xác định giá dịch vụ phát điện
- Điều 4. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện Năm cơ sở của nhà máy điện
- Điều 5. Phương pháp xác định giá cố định bình quân của nhà máy điện
- Điều 6. Phương pháp xác định giá vận hành và bảo dưỡng của nhà máy điện
- Điều 7. Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện
- Điều 8. Nhà máy điện chưa có quy định về phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện
- Điều 9. Giá tạm thời
- Điều 10. Phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhưng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện áp dụng giá điện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 11. Nguyên tắc xác định giá bán điện trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện lực
- Điều 12. Phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện mà hợp đồng mua bán điện đã hết thời hạn nhưng nhà máy điện chưa hết đời sống kinh tế
- Điều 13. Phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đã hết đời sống kinh tế
- Điều 14. Phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện có hợp đồng mua bán điện còn hiệu lực nhưng giá dịch vụ phát điện hết hiệu lực hoặc nhà máy điện hết thời hạn hợp đồng BOT đã bàn giao cho Chính phủ hoặc nhà máy điện áp dụng cơ chế giá mua điện tại các văn bản của cấp có thẩm quyền và nhà máy điện đã vận hành thương mại mà hợp đồng mua bán điện hết hiệu lực
- Điều 15. Phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đàm phán lại theo vốn đầu tư quyết toán
- Điều 16. Nguyên tắc xác định giá cố định từng năm của hợp đồng mua bán điện
- Điều 17. Nguyên tắc điều chỉnh giá dịch vụ phát điện từng năm trong hợp đồng mua bán điện
- Điều 18. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện tại thời điểm thanh toán
- Điều 19. Nội dung chính hợp đồng mua bán điện
- Điều 20. Tài liệu phục vụ đàm phán hợp đồng mua bán điện giữa bên bán điện và bên mua điện
- Điều 21. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về điện lực thuộc Bộ Công Thương
- Điều 22. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Điều 23. Trách nhiệm của Bên mua điện
- Điều 24. Trách nhiệm của Bên bán điện
- Điều 25. Trách nhiệm của bên cung cấp, vận chuyển nhiên liệu
- Điều 26. Điều chỉnh giá dịch vụ phát điện
- Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 28. Hiệu lực thi hành