Điều 2 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cầu trên đường giao thông nông thôn (sau đây gọi tắt là cầu) bao gồm: cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm được xây dựng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
3. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
4. Chủ quản lý sử dụng cầu là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cầu thuộc sở hữu nhà nước; Chủ sở hữu cầu đối với cầu không thuộc sở hữu nhà nước; cộng đồng dân cư đối với cầu do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân, tư nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
5. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu (sau đây gọi tắt là Đơn vị quản lý cầu) là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng cầu giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác cầu, bảo dưỡng thường xuyên cầu.
Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 12/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/04/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 571 đến số 572
- Ngày hiệu lực: 15/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu chung đối với công tác quản lý, vận hành khai thác cầu
- Điều 4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu
- Điều 5. Các loại cầu phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác
- Điều 6. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu
- Điều 7. Nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu
- Điều 8. Sử dụng quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu và điều chỉnh quy trình trong thời gian vận hành khai thác cầu
- Điều 9. Tiếp nhận cầu hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác
- Điều 10. Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ cầu
- Điều 11. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác cầu
- Điều 12. Biển báo hiệu, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu
- Điều 13. Tổ chức giao thông
- Điều 14. Tuần tra, theo dõi tình trạng cầu
- Điều 15. Kiểm tra kỹ thuật cầu
- Điều 16. Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện thực hiện ở bước tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật
- Điều 17. Xử lý đối với cầu đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, xử lý sự cố công trình
- Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 22. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư sở hữu cầu
- Điều 23. Xử lý chuyển tiếp
- Điều 24. Hiệu lực thi hành
- Điều 25. Tổ chức thực hiện