Điều 33 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 33. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Niêm yết tại ga, trạm đường sắt, các điểm bán vé tàu và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những thông tin sau:
a) Giờ tàu, giá vé hành khách, hành lý ký gửi trước thời điểm áp dụng, kế hoạch bán vé. Đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử phải thông báo số chỗ còn cho hành khách;
b) Hàng hóa là hành lý ký gửi bị nghiêm cấm trong hoạt động vận tải đường sắt;
c) Hàng hóa là hành lý xách tay không được mang theo người;
d) Hàng hóa là hành lý ký gửi phải thực hiện theo quy định của Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt;
đ) Chủng loại hàng hóa, khối lượng, kích thước tối đa cho phép của hành lý xách tay được vận chuyển miễn phí; quy cách đóng gói hành lý;
e) Chủng loại hàng hóa, khối lượng, số lượng tối đa nhận vận chuyển hành lý ký gửi tùy theo loại tàu và tuyến đường;
g) Các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách đi tàu và các nội dung khác có liên quan đến việc thực hiện Thông tư này; các quy định của doanh nghiệp về vận tải hành khách, hành lý phải phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Có biện pháp kiểm tra, kiểm soát hành khách, hành lý trên tàu, dưới ga để đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự trên tàu, dưới ga và trong suốt quá trình vận chuyển.
3. Khi tàu khách đi, đến ga chậm giờ theo lịch trình, đại diện của doanh nghiệp, Trưởng tàu phải thông báo kịp thời cho hành khách biết.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về số liệu thống kê công tác vận tải hành khách, hành lý do doanh nghiệp thực hiện gửi Cục Đường sắt Việt Nam để báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Tổ chức OSJD; quy định của Nghị định thư hội nghị đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc hàng năm.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Đường sắt.
Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 09/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 453 đến số 454
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Vé hành khách
- Điều 5. Quy định về bán vé hành khách
- Điều 6. Mua vé đi tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách
- Điều 7. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
- Điều 8. Vé bổ sung
- Điều 9. Trả lại vé, đổi vé đi tàu
- Điều 10. Cấp vé đi tàu bằng Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí do Tổ chức OSJD cấp
- Điều 11. Quy định về hành lý
- Điều 12. Quy định gửi hành lý ký gửi
- Điều 13. Quy định vận tải hành lý
- Điều 14. Quy định xếp dỡ, bảo quản hành lý ký gửi
- Điều 15. Báo tin hành lý ký gửi đến
- Điều 16. Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi
- Điều 17. Giao trả hành lý ký gửi
- Điều 18. Vận tải hành khách, hành lý quốc tế
- Điều 19. Vận tải hành khách, hành lý từ đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia vào đường sắt quốc gia và ngược lại
- Điều 20. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
- Điều 21. Thay đổi chỗ trên tàu
- Điều 22. Mất vé, thẻ lên tàu
- Điều 23. Hành khách bị nhỡ tàu
- Điều 24. Tàu bị tắc đường
- Điều 25. Xử lý hành lý ký gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng
- Điều 26. Thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi
- Điều 27. Hành lý ký gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ
- Điều 28. Ngừng vận chuyển hành lý ký gửi khi bị tắc đường
- Điều 29. Bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
- Điều 30. Giải quyết tranh chấp