Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 8. Theo dõi thường xuyên.
Cơ quan đăng ký đầu tư phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cán bộ, chuyên viên trực thuộc theo dõi theo lĩnh vực, địa bàn và dự án (gọi chung là người theo dõi).
1. Theo dõi trực tiếp.
a) Theo dõi thông qua hoạt động trực tiếp, thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực:
- Người theo dõi có trách nhiệm thường xuyên nắm tình hình về các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi được phân công.
- Thu thập các văn bản, tài liệu, thông tin để nghiên cứu, xem xét, phát hiện vấn đề liên quan đến dự án được phân công.
Trường hợp cần thiết, có thể đề nghị tổ chức kinh tế, chủ đầu tư dự án cung cấp văn bản, tài liệu phục vụ việc theo dõi.
- Định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất, báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi bằng văn bản về tình hình triển khai, hoạt động, các vướng mắc của dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công.
Trường hợp phát hiện tổ chức kinh tế, dự án có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo ngay cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi xem xét, quyết định.
- Đôn đốc tổ chức kinh tế, chủ đầu tư thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.
b) Theo dõi thông qua tham gia các đoàn công tác của các cơ quan nhà nước.
Người theo dõi khi được cử tham gia đoàn công tác của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra, thanh tra dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi trách nhiệm phân công phải thực hiện các công việc sau:
- Chủ động nắm tình hình liên quan đến nội dung, đối tượng làm việc.
- Nghiên cứu các báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng làm việc phục vụ công việc của đoàn công tác và việc theo dõi.
- Nắm tình hình thực tế từ các kênh thông tin (qua báo chí; qua tổ chức và cá nhân, qua đơn thư khiếu nại, tố cáo, qua công tác thẩm tra, xác minh, thanh tra, kiểm toán, quản lý thuế,...) về tổ chức kinh tế, dự án nơi đoàn công tác đến làm việc để phát hiện vấn đề phục vụ công việc của đoàn công tác và phục vụ việc theo dõi.
- Báo cáo kết quả tham gia đoàn công tác với cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi.
- Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.
2. Theo dõi gián tiếp.
Việc theo dõi gián tiếp của cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi (trách nhiệm trực tiếp là người theo dõi) đối với tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài, như sau:
- Nghiên cứu, nắm tình hình thông qua báo cáo, thông báo kết quả các cuộc kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nghiên cứu báo cáo kết quả tình hình thực hiện dự án của tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài để phát hiện vấn đề.
- Trao đổi, nắm tình hình từ các cơ quan quản lý nhà nước (đăng ký kinh doanh, quản lý thuế, công an, hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành,...), các đoàn thể chính trị - xã hội; qua phản ánh của quần chúng, các phương tiện thông tin đại chúng và đơn thư tố cáo, khiếu nại để nắm tình hình về tổ chức kinh tế, dự án thuộc trách nhiệm quản lý, theo dõi. Thông qua nghiên cứu các văn bản, báo cáo, tài liệu của tổ chức kinh tế, dự án được theo dõi gửi đến theo yêu cầu để nghiên cứu, phát hiện vấn đề phục vụ việc theo dõi.
Khi cần thiết và được lãnh đạo Cơ quan đồng ý, người theo dõi có thể trao đổi với tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài qua điện thoại, thư điện tử hoặc có thể gặp trực tiếp để làm rõ về những vấn đề liên quan đến nội dung theo dõi. Nội dung trao đổi phải được cơ quan đăng ký đầu tư gửi chính thức bằng văn bản tới tổ chức kinh tế, chủ đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày trao đổi qua điện thoại, thư điện tử hoặc gặp trực tiếp.
- Qua theo dõi, người theo dõi báo cáo để cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, nhắc nhở, yêu cầu tổ chức kinh tế, dự án được theo dõi khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết Điểm (nếu có).
- Lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án.
Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
- Điều 4. Nguyên tắc theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
- Điều 5. Thẩm quyền theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
- Điều 6. Nội dung theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 7. Cách thức tiến hành theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 8. Theo dõi thường xuyên.
- Điều 9. Theo dõi theo chuyên đề
- Điều 10. Báo cáo tình hình theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
- Điều 11. Nội dung kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
- Điều 12. Nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 13. Hình thức kiểm tra
- Điều 14. Cách thức kiểm tra
- Điều 15. Lập, Điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Điều 16. Kiểm tra thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài
- Điều 17. Kiểm tra thông qua báo cáo
- Điều 18. Kiểm tra thông qua sơ kết, tổng kết; họp, giao ban
- Điều 19. Kiểm tra thông qua làm việc với các cơ quan, đơn vị được kiểm tra
- Điều 20. Tổ chức đoàn kiểm tra
- Điều 21. Kinh phí
- Điều 22. Báo cáo kết quả kiểm tra
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm tra
- Điều 24. Xử lý kết quả kiểm tra