Điều 22 Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 22. Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả kiểm tra.
2. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra (trong trường hợp kiểm tra liên ngành) hoặc của các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra (trong trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra), trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Cơ quan hoặc thành viên được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra. Quá thời hạn nêu trên, nếu cơ quan chủ trì kiểm tra không nhận được ý kiến phản hồi thì được xem đồng ý với nội dung dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
3. Nội dung báo cáo bao gồm các vấn đề sau đây:
a) Căn cứ tiến hành kiểm tra;
b) Hình thức kiểm tra;
c) Thời gian, địa Điểm kiểm tra;
d) Thành phần tham gia kiểm tra;
đ) Tên đơn vị được kiểm tra;
e) Nội dung kiểm tra;
g) Những mặt được và những tồn tại của cơ quan, đơn vị được kiểm tra; nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém;
h) Ý kiến của các cơ quan tham gia kiểm tra hoặc thành viên đoàn kiểm tra;
i) Kiến nghị của cơ quan, đơn vị được kiểm tra;
k) Kết luận xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền việc xử lý, khắc phục những sai trái, yếu kém trong thực hiện. Trong đó nêu rõ những ý kiến đã tiếp thu của các cơ quan tham gia kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc của đơn vị được kiểm tra; cơ sở của việc tiếp thu các ý kiến này; những kiến nghị về hướng xử lý đối với các vấn đề tồn tại;
l) Các vấn đề khác (nếu có).
4. Báo cáo kết quả kiểm tra chính thức được gửi tới cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định kiểm tra để xem xét, xử lý và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài) để tổng hợp tình hình kiểm tra.
5. Tùy theo đặc Điểm, tình hình của việc kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra sẽ được công bố công khai theo một hoặc một số hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp với các thành phần bao gồm: Người ra quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
c) Đưa lên trang điện tử của cơ quan quản lý nhà nước.
d) Niêm yết tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra.
đ) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
- Điều 4. Nguyên tắc theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
- Điều 5. Thẩm quyền theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
- Điều 6. Nội dung theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 7. Cách thức tiến hành theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 8. Theo dõi thường xuyên.
- Điều 9. Theo dõi theo chuyên đề
- Điều 10. Báo cáo tình hình theo dõi dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
- Điều 11. Nội dung kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
- Điều 12. Nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 13. Hình thức kiểm tra
- Điều 14. Cách thức kiểm tra
- Điều 15. Lập, Điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Điều 16. Kiểm tra thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài
- Điều 17. Kiểm tra thông qua báo cáo
- Điều 18. Kiểm tra thông qua sơ kết, tổng kết; họp, giao ban
- Điều 19. Kiểm tra thông qua làm việc với các cơ quan, đơn vị được kiểm tra
- Điều 20. Tổ chức đoàn kiểm tra
- Điều 21. Kinh phí
- Điều 22. Báo cáo kết quả kiểm tra
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm tra
- Điều 24. Xử lý kết quả kiểm tra