Điều 2 Thông tư 09/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
2. Hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ là nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc nghiên cứu làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới; áp dụng phương pháp sản xuất mới, phương pháp tiên tiến trong quản lý doanh nghiệp; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
3. Bản đồ công nghệ là bộ tài liệu mô tả, phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng công nghệ tại một thời điểm xác định; mối tương quan giữa các loại công nghệ với yêu cầu phát triển công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng; xác định các xu hướng phát triển công nghệ, những công nghệ ưu tiên, dự báo nhu cầu công nghệ.
4. Lộ trình công nghệ là quá trình phát triển của một công nghệ nhất định từ trình độ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung đổi mới công nghệ; trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ trong một khoảng thời gian xác định. Lộ trình đổi mới công nghệ được mô tả trong bộ tài liệu làm cơ sở thực hiện các hoạt động đổi mới thuộc lộ trình này.
5. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010.
6. Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm là sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương.
7. Mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến là mô hình sản xuất tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, phù hợp với từng vùng sinh thái; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
8. Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
9. Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm Chương trình) là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai và quản lý Chương trình, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
10. Tổ chức chủ trì đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ trì) là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chủ trì xây dựng, triển khai đề tài, dự án của Chương trình.
11. Chủ nhiệm đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là chủ nhiệm) là cá nhân thuộc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp đứng tên thực hiện đề tài, dự án của Chương trình.
12. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án được hiểu như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản đề tài, dự án do các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của mình thực hiện.
b) Bộ Khoa học và công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án do các viện, trường đại học và các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện.
Thông tư 09/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- Số hiệu: 09/2013/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/03/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Chu Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 255 đến số 256
- Ngày hiệu lực: 29/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 4. Nguyên tắc chung xét chọn đề tài, dự án
- Điều 5. Mã số Chương trình, nhiệm vụ của Chương trình
- Điều 6. Tiêu chí dự án đổi mới công nghệ
- Điều 7. Tiêu chí dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm
- Điều 8. Tiêu chí dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng
- Điều 9. Tiêu chí dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ
- Điều 10. Tiêu chí dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
- Điều 11. Tiêu chí dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 12. Tổ chức bộ máy quản lý Chương trình
- Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đề tài, dự án
- Điều 16. Xây dựng Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình
- Điều 17. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án
- Điều 18. Tổ chức thẩm định đề tài, dự án
- Điều 19. Phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện
- Điều 20. Ký Hợp đồng
- Điều 21. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình
- Điều 22. Điều chỉnh nội dung, kinh phí, tiến độ thực hiện
- Điều 23. Chấm dứt Hợp đồng
- Điều 24. Đánh giá đề tài, dự án và Chương trình
- Điều 25. Công nhận kết quả đề tài, dự án
- Điều 26. Thanh lý Hợp đồng và quản lý kết quả của đề tài, dự án
- Điều 27. Xử lý tài sản
- Điều 28. Kinh phí thực hiện Chương trình
- Điều 29. Thông tin và cơ sở dữ liệu của Chương trình