Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Điều 10. Nội dung giám sát an toàn vĩ mô
1. Căn cứ thông tin, tài liệu, dữ liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý từ các nguồn quy định tại
a) Phân tích mức độ lành mạnh tài chính;
b) Đánh giá hoạt động liên ngân hàng;
c) Đánh giá tình hình sở hữu, đầu tư;
d) Nhận diện, đánh giá thực trạng, xu hướng, mức độ rủi ro và tác động có khả năng xảy ra đối với nhóm và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Kiểm tra sức chịu đựng trước các thay đổi chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô đối với nhóm và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng và biện pháp ứng phó;
g) Phân tích, đánh giá các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm các đối tượng giám sát ngân hàng được phân chia như sau:
a) Phân nhóm theo mức độ ảnh hưởng tới hệ thống:
- Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm còn lại trong hệ thống;
- Tiêu chí xác định mức độ quan trọng hệ thống, nội dung giám sát an toàn vĩ mô, tần suất lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đối với Nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống được hướng dẫn tại Sổ tay giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Căn cứ các tiêu chí tại sổ tay giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống trong từng thời kỳ.
b) Phân nhóm theo loại hình, sở hữu:
- Nhóm các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài;
- Nhóm các tổ chức tín dụng trong nước bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
c) Nhóm các đối tượng giám sát ngân hàng được phân chia theo các tiêu chí khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phải thực hiện giám sát an toàn vĩ mô theo các nội dung quy định tại Điểm a, b, c, d, g Khoản 1 Điều này.
4. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng trong từng thời kỳ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định việc thực hiện giám sát an toàn vĩ mô theo các nội dung quy định tại Điểm đ, e, Khoản 1 Điều này.
5. Các nội dung giám sát quy định tại Khoản 1 Điều này được hướng dẫn chi tiết tại Sổ tay giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 08/2017/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/08/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phước Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 603 đến số 604
- Ngày hiệu lực: 01/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giám sát ngân hàng
- Điều 5. Nội dung, trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
- Điều 6. Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu
- Điều 7. Tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu
- Điều 8. Nội dung giám sát an toàn vi mô
- Điều 9. Báo cáo giám sát an toàn vi mô và Hồ sơ giám sát an toàn vi mô
- Điều 10. Nội dung giám sát an toàn vĩ mô
- Điều 11. Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và hồ sơ giám sát an toàn vĩ mô
- Điều 12. Hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 13. Gửi văn bản yêu cầu giải trình
- Điều 14. Làm việc trực tiếp
- Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện giám sát sau thanh tra
- Điều 16. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra và Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 17. Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng
- Điều 18. Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 19. Theo dõi, đôn đốc, xử lý việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng
- Điều 20. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 21. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng
- Điều 22. Trách nhiệm của các đơn vị khác có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
- Điều 23. Trách nhiệm của đối tượng giám sát ngân hàng