- 1Nghị định 74-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bộ công nghiệp
- 2Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 95/2000/QĐ-TTg điều chỉnh Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2001/TT-BCN | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2001 |
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000 về ghi nhãn hàng hóa của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư số 04/2000/TT-BCN ngày 30 tháng 6 năm 2000 và Thông tư số 08/2000/TT-BCN ngày 29 tháng 12 năm 2000 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000 về việc ghi nhãn hàng hóa là sản phẩm các ngành sản xuất công nghiệp.
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 304/CP-KTQĐ ngày 18 tháng 4 năm 2001 về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa và văn bản số 294/CP-KTTH ngày 17 tháng 4 năm 2001 về việc xử lý kết quả kiểm tra tình hình sản xuất, lắp ráp xe gắn máy;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn bổ sung và sửa đổi một số nội dung của Thông tư 04/2000/TT-BCN ngày 30 tháng 6 năm 2000 và Thông tư số 08/2000/TT-BCN ngày 29 tháng 12 năm 2000 như sau:
a) Điều chỉnh một số nội dung của phụ lục:
Sửa đổi Khoản 3: "Các sản phẩm thuốc lá, rượu không ghi thành phần cấu tạo" thành:
- Đối với sản phẩm thuốc lá, nhãn hàng hóa không ghi thành phần cấu tạo;
- Đối với sản phẩm rượu pha chế nhãn hàng hóa phải ghi thành phần cấu tạo;
- Đối với sản phẩm rượu lên men truyền thống một thành phần nguyên liệu, nhãn hàng hóa không ghi thành phần cấu tạo. Trường hợp sử dụng nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau phải ghi thành phần cấu tạo.
b) Bổ sung một số nội dung trong Khoản 5:
- Đối với sản phẩm kẹo các loại: Nhãn hàng hóa phải ghi thời hạn sử dụng;
- Đối với sản phẩm là các loại rượu lên men truyền thống: Nhãn hàng hóa phải ghi hướng dẫn về bảo quản.
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Nguyễn Xuân Chuẩn (Đã ký) |
(Ban hành kèm tho Thông tư số 05/2001/TT-BCN ngày 18 tháng 6 năm 2001 của Bộ Công nghiệp).
Quy định chi tiết về việc ghi nhãn hàng hóa đối với xe gắn máy, phụ tùng xe gắn máy sản xuất trong nước và tài liệu kỹ thuật kèm theo xe gắn máy khi xuất xưởng như sau:
I. QUY ĐỊNH GHI NHÃN HÀNG HÓA ĐỐI VỚI PHỤ TÙNG XE GẮN MÁY
Tất cả các phụ tùng xe gắn máy khi lưu thông trên thị trường đều phải được ghi nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa được in chìm, in nổi trên hàng hóa, trên bao gói hoặc được đính, cài kèm theo hàng hóa tại nơi bán hàng. Trên nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ các nội dung sau:
1. Tên hàng hóa (sản phẩm)
2. Tên, địa chỉ của nhà sản xuất. Nếu là hàng nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, tên, địa chỉ của nhà sản xuất được ghi theo tên và địa chỉ cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
3. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Số hiệu tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cơ bản của phụ tùng;
4. Định lượng hàng hóa: Số lượng phụ tùng cùng loại trong bao gói.
5. Ngày xuất xưởng, ký hiệu (dấu) của người kiểm tra xuất xưởng.
6. Xuất xứ của nước sản xuất hàng hóa (nếu là phụ tùng nhập khẩu).
II. QUY ĐỊNH GHI NHÃN ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY NGUYÊN CHIẾC
Tất cả các loại xe gắn máy lưu thông trên thị trường đều phải có nhãn hàng hóa. Nhãn được đặt tại vị trí dễ nhìn thấy của xe. Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn bao gồm:
1. Tên hàng hóa: Gồm tên xe và các ký hiệu kèm theo (nếu có),
2. Tên, địa chỉ của nhà sản xuất, lắp ráp,
3. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của xe: khối lượng, dung tích buồng đốt,
4. Số giấy chứng nhận chất lượng của Cục Đăng kiểm Việt Nam,
5. Năm sản xuất (tháng, năm).
III. QUY ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT KÈM THEO XE GẮN MÁY
1. Thương nhân phải cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật của xe gắn máy khi bán cho người mua. Nếu là xe nhập khẩu nguyên chiếc để tiêu thụ tại Việt Nam, ngoài tài liệu kỹ thuật bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt Nam.
2. Tài liệu kỹ thuật kèm theo xe gắn máy bao gồm:
a) Các nội dung đã quy định tại điểm 1; 2; 3; 4; 5 Mục II.
b) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản;
c) Chế độ bảo hành kèm theo phiếu bảo hành;
d) Các thông số kỹ thuật chủ yếu của xe.
đ) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất và số liệu tiêu chuẩt chất lượng các cụm chi tiếp chính liên quan đến an toàn xe, bao gồm: Động cơ, khung xe, bánh xe (vành, may ơ, nan hoa, xăm lốp), giảm xóc, hệ thống điện (bộ dây điện, đèn, ắc quy, chỉnh lưu).
e) Địa chỉ của các cơ sở bảo hành, sửa chữa.
g) Phiếu kiểm tra xuất xưởng có ký hiệu (dấu) của người kiểm tra xuất xưởng.
- 1Nghị định 74-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bộ công nghiệp
- 2Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 95/2000/QĐ-TTg điều chỉnh Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 102/2001/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá lâm sản, hàng hoá chế biến từ lâm sản, hạt ngũ cốc và hạt nông sản các loại có bao gói do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 05/2001/TT-BCN bổ sung và sửa đổi Thông tư 04/2001/TT-BCN và Thông tư 08/2000/TT-BCN hướng dẫn cách ghi nhãn hàng hoá là sản phẩm ngành sản xuất công nghiệp do Bộ Công Nghiệp ban hành
- Số hiệu: 05/2001/TT-BCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/06/2001
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Nguyễn Xuân Chuẩn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/07/2001
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định