Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2022/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ DUY TRÌ, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA; XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Thực hiện Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định 31 (ba mươi mốt) định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, cụ thể:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Nguồn bước sóng chuẩn Laser He - Ne 633 nm ổn định tần số bằng I-ốt, 206/ WINTER Model 100 tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về Góc phẳng gồm hai chuẩn: Chuẩn quốc gia về góc phẳng nhỏ và chuẩn quốc gia góc phẳng toàn vòng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Quả cân chuẩn 1kg, VIE 982100/2 tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này;

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Máy chuẩn độ cứng HNG - 250 thang đo HRC, 030-78/ HNG -250 tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

5. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Máy chuẩn lực đến 100 kN, V03.TB 1.20/100 kN/1000 kN-LA-KS tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;

6. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Áp kế piston khí (58784/RUSKA Model 2465A-754); Áp kế piston khí, 642/ DHI Model PG 7607; Áp kế piston, 49915/RUSKA Model 2485-930D; Áp kế piston, 61607/RUSKA Model 2492; Áp kế piston đo áp suất chênh áp, V04.TB1.21; V04.TB1.22/PG7202/898; PG7202/899; Áp kế piston đo áp suất cực thấp, 153/DHI Model FPG 8601 tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;

7. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Chuẩn lưu lượng khí kiểu chuông, V05.03/CQG-LLK-01; Chuẩn lưu lượng khí kiểu PVTt, V05.04/CQG-LLK-02 tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

8. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về dung tích, V05.01/CQG-DT - 13 tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;

9. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về lưu tốc thể tích chất lỏng, V05.02/ CQG-LTTTCL tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này;

10. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống thiết bị chuẩn lưu lượng khối lượng nước, V05.05/CQG-LLKLN-11 tại Phụ lục X kèm theo Thông tư này;

11. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống thiết bị chuẩn lưu lượng thể tích xăng dầu, V05.06/CQG-LLTTXD-02 tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này;

12. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về vận tốc khí gồm hai chuẩn: đĩa vận tốc chuẩn và chuẩn đo vận tốc khí kiểu Laser Dopier Số hiệu: V05.07.20 (Đĩa vận tốc chuẩn ký mã hiệu: V05.07.20.1; Chuẩn đo vận tốc khí kiểu Laser Dopier ký mã hiệu: V05.07.20.02) tại Phụ lục XII kèm theo Thông tư này;

13. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Khối lượng riêng chất lỏng, V06.02/Density Meter DA-650 tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này;

14. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Nhớt kế mao quản chuẩn, V06.01/Master Ubbelohde tại Phụ lục XIV kèm theo Thông tư này;

15. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Dung dịch chuẩn kim loại kẽm (Zn), Số hiệu: ĐLHH.01.20.01 Ký mã hiệu: VMI.PRM.TP09. Zn tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này;

16. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Suy giảm tần số cao, V08.03/Agilent 8494B, 8496B và hệ thống N5531S tại Phụ lục XVI kèm theo Thông tư này;

17. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Đồng hồ nguyên tử Cesium, 3608A01233/ HP5071A tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này;

18. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Điểm ba của Nước tinh khiết; Điểm ba của Thủy ngân tinh khiết; Điểm nóng chảy của Gali tinh khiết; Điểm đông đặc của Thiếc tinh khiết; Điểm đông đặc của Kẽm tinh khiết; Điểm đông đặc của Nhôm tinh khiết; Điểm đông đặc của Bạc tinh khiết; Cầu đo tỷ số điện trở; Điện trở chuẩn AC/DC; Nhiệt kế điện trở chuẩn Platin; Nhiệt kế điện trở Platin chuẩn nhiệt độ cao tại Phụ lục XVIII kèm theo Thông tư này;

19. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Cường độ sáng, V11.01.20/Wi41/G 0030; Wi41/G 0031; Wi41/G 0037 tại Phụ lục XIX kèm theo Thông tư này;

20. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Quang thông, V11.02.20/Wi40/G 001; Wi40/G 002; Wi40/G 003; tại Phụ lục XX kèm theo Thông tư này;

21. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Quang phổ, phổ truyền qua V11.03.17 tại Phụ lục XXI kèm theo Thông tư này;

22. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Độ chói V11.PR.004 tại Phụ lục XXII kèm theo Thông tư này;

23. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Mức áp suất âm thanh V12.01.17 tại Phụ lục XXIII kèm theo Thông tư này;

24. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia về Rung động V12.01.18, tại Phụ lục XXIV kèm theo Thông tư này;

25. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Điện áp một chiều (DC Voltage), V07.04/Fluke 7000 tại Phụ lục XXV kèm theo Thông tư này;

26. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Dòng điện một chiều (DC Current), V07.05/ Current Shunt CS - 0.1; Current Shunt CS - 1 tại Phụ lục XXVI kèm theo Thông tư này;

27. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Điện trở một chiều (DC Resistance), V07.03/ L&N 4102-B tại Phụ lục XXVII kèm theo Thông tư này;

28. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Điện áp xoay chiều (AC Voltage), V07.06/ Single Junction Thermal Converter tại Phụ lục XXVIII kèm theo Thông tư này;

29. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Công suất điện tần số công nghiệp (AC Powers) tại Phụ lục XXIX kèm theo Thông tư này;

30. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Năng lượng điện tần số công nghiệp (Energy) tại Phụ lục XXX kèm theo Thông tư này.

31. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường tại Phụ lục XXXI kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

2. Cơ quan, tổ chức được chỉ định giữ chuẩn đo lường quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đo lường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.

2. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là quy định các yêu cầu kỹ thuật đo lường để thực hiện thống nhất trong quản lý nhà nước về kỹ thuật đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng ban hành.

3. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là dịch vụ công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, phục vụ quản lý nhà nước về đo lường được Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây gọi tắt là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) trong điều kiện cụ thể phục vụ quản lý nhà nước.

5. Các từ ngữ khác được hiểu theo quy định tại Điều 3 Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011.

6. Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

ĐVT

Đơn vị tính

ĐLVN

Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CQG

Chuẩn đo lường quốc gia

QTHC

Quy trình hiệu chuẩn

KS

Kỹ sư

KSC

Kỹ sư chính

PTN

Phòng thí nghiệm

Điều 4. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

a) Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

b) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

c) Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

d) Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia;

đ) Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;

e) Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;

g) Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;

h) Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

i) Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Xây dựng định mức chưa có quy định cụ thể

Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.

a) Phương pháp thống kê tổng hợp

Trên cơ sở số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê bảo đảm độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian 03 (ba) năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế về thực hiện duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và tham gia các so sánh vòng quốc tế.

b) Phương pháp tiêu chuẩn

Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc.

Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc, xây dựng định mức cho thiết bị và vật tư.

c) Phương pháp phân tích, thực nghiệm

Triển khai các hoạt động khảo sát, phân tích, đánh giá, thực nghiệm từng yếu tố cấu thành định mức áp dụng cho các công việc trong duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 5. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm các định mức thành phần như sau:

a) Định mức lao động là mức tiêu hao lao động cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định.

Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hoặc để thực hiện một bước công việc hoặc thực hiện một công việc cụ thể và thời gian lao động trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. Trong đó:

a1) Định mức lao động trực tiếp là thời gian thực hiện xong một dịch vụ sự nghiệp công. Mức hao phí thời gian lao động trong định mức được tính bằng công;

a2) Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ là 10 phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp.

Định mức lao động =

Định mức lao động trực tiếp (thực hiện)

+

Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ)

b) Định mức máy móc, thiết bị là thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại máy móc, thiết bị để hoàn thành một dịch vụ sự nghiệp công duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định, đơn vị tính là ca.

c) Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, nhiên vật liệu, vật tư cần thiết để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tỷ lệ thu hồi vật tư áp dụng Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và căn cứ vào thực tế đã thực hiện các năm gần đây của từng loại vật tư tiêu hao cần thiết để hoàn thành các bước công việc.

2. Tổng định mức, áp dụng định mức

a) Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là mức tối đa các chi phí, tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị và vật tư để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định.

b) Định mức kinh tế - kỹ thuật là định mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc thiết bị, vật tư để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc nhất định theo quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ xây dựng dự toán và đơn giá cho dịch vụ có sử dụng kinh phí theo phương thức do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

3. Các cơ quan, tổ chức thực hiện duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia mở rộng (ngoài các chuẩn quốc gia được quy định tại Thông tư này), căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật; điều kiện, tình hình thực tế cơ quan, tổ chức, địa bàn để áp dụng toàn bộ hoặc từng phần định mức quy định kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp có quy định khác.

Điều 6. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này xây dựng trên cơ sở 31 quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng đã được phê duyệt, cụ thể:

1. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Nguồn bước sóng chuẩn Laser He - Ne 633nm ổn định tần số bằng I-ốt, 206/ WINTER Model 100;

2. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về Góc phẳng gồm hai chuẩn: chuẩn quốc gia Góc phẳng nhỏ và chuẩn quốc gia Góc phẳng toàn vòng;

3. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Quả cân chuẩn 1kg, VIE 982100/2;

4. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Máy chuẩn độ cứng HNG - 250 thang đo HRC, 030-78/ HNG -250;

5. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Máy chuẩn lực đến 100 kN, V03.TB1.20/100 kN/1000 kN-LA-KS;

6. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Áp kế piston khí (58784/RUSKA Model 2465A-754); Áp kế piston khí, 642/ DHI Model PG 7607; Áp kế piston, 49915/RUSKA Model 2485-930D; Áp kế piston, 61607/RUSKA Model 2492; Áp kế piston đo áp suất chênh áp, V04.TB1.21; V04.TB1.22/PG7202/898; PG7202/899; Áp kế piston đo áp suất cực thấp, 153/DHI Model FPG 8601;

7. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Chuẩn lưu lượng khí kiểu chuông, V05.03/ CQG-LLK-01; Chuẩn lưu lượng khí kiểu PVTt, V05.04/CQG-LLK-02;

8. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về dung tích, V05.01/CQG-DT - 13;

9. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về lưu tốc thể tích chất lỏng, V05.02/ CQG-LTTTCL;

10. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống thiết bị chuẩn lưu lượng khối lượng nước, V05.05/CQG-LLKLN-11;

11. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống thiết bị chuẩn lưu lượng thể tích xăng dầu, V05.06/CQG-LLTTXD-02;

12. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia về vận tốc khí gồm hai chuẩn: đĩa vận tốc chuẩn và chuẩn đo vận tốc khí kiểu Laser Dopier Số hiệu: V05.07.20 (Đĩa vận tốc chuẩn ký mã hiệu: V05.07.20.1; Chuẩn đo vận tốc khí kiểu Laser Dopier ký mã hiệu: V05.07.20.02);

13. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Khối lượng riêng chất lỏng, V06.02/Density Meter DA-650;

14. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Nhớt kế mao quản chuẩn, V06.01/Master Ubbelohde;

15. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia Dung dịch chuẩn kim loại kẽm (Zn), Số hiệu: ĐLHH.01.20.01 Ký mã hiệu: VMI.PRM.TP09.Zn;

16. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Suy giảm tần số cao, V08.03/Agilent 8494B, 8496B và hệ thống N5531S;

17. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng hệ chuẩn đo lường quốc gia đồng hồ nguyên tử Cesium, 3608A01233/ HP5071A;

18. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Điểm ba của Nước tinh khiết; Điểm ba của Thủy ngân tinh khiết; Điểm nóng chảy của Gali tinh khiết; Điểm đông đặc của Thiếc tinh khiết; Điểm đông đặc của Kẽm tinh khiết; Điểm đông đặc của Nhôm tinh khiết; Điểm đông đặc của Bạc tinh khiết; Cầu đo tỷ số điện trở; Điện trở chuẩn AC/DC; Nhiệt kế điện trở chuẩn Platin; Nhiệt kế điện trở Platin chuẩn nhiệt độ cao;

19. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia cường độ sáng, V11.01.20/Wi41/G 0030; Wi41/G 0031; Wi41/G 0037;

20. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia quang thông, V11.02.20/Wi40/G 001; Wi40/G 002; Wi40/G 003;

21. Quy trình thực hiện dịch vụ chuẩn đo lường quốc gia Quang phổ, phổ truyền qua V11.03.17;

22. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia về độ chói V11.PR.004;

23. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia mức áp suất âm thanh V12.01.17;

24. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia về rung động V12.01.18;

25. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia điện áp một chiều (DC Voltage), V07.04/Fluke 7000;

26. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Dòng điện một chiều (DC Current), V07.05/ Current Shunt CS - 0.1; Current Shunt CS - 1;

27. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia điện trở một chiều (DC Resistance), V07.03/ L&N 4102-B;

28. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia điện áp xoay chiều (AC Voltage), V07.06/ Single Junction Thermal Converter;

29. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Công suất điện tần số công nghiệp (AC Powers);

30. Quy trình thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia Năng lượng điện tần số công nghiệp (Energy);

31. Quy trình thực hiện dịch vụ xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện Thông tư này.

Điều 8. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo VPCP;
- Cổng TTĐT Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, TĐC, KHTC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

PHỤ LỤC I

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: NGUỒN BƯỚC SÓNG CHUẨN LASER HE- NE 633 NM ỔN ĐỊNH TẦN SỐ BẰNG I-ỐT (206/ WINTER MODEL 100)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

94

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

10

Bậc: 5/9

10

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

7,5

Bậc: 5/9

10

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

52

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

1,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

4

+ Kiểm tra đo lường

37

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

4

- Đánh giá độ chính xác

2

- Đánh giá độ ổn định

2

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

1,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

24.000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10 kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

+ Nhiệt độ: (-70 ÷ 180) x 0,1 °C

1095

Ẩm kế

Ca

+ Độ ẩm: (0 ÷ 100) x 0,1 %RH

1095

Áp kế

Ca

+ Áp suất: (500 ÷ 1100) x 0,1 hPa

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

130

Máy in Laser

Ca

In A4, in màu 2 mặt

130

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤ 0,001 g

12

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1

Hệ thống máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí

Ca

Đến 25 kgf/cm2

48

Tủ chống ẩm (bảo quản phương tiện)

Ca

(25 ÷ 60) %RH

48

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

20

Máy in Laser

Ca

In A4, in màu 2 mặt

130

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

20

Máy in Laser

Ca

In màu, A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

130

Máy in Laser

Ca

In A4, in màu 2 mặt

130

Tủ bảo quản mẫu

Ca

Đặt được nhiệt độ, độ ẩm theo yêu cầu (25 ÷ 60) %RH

1095

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

17250

17250

Bảo hộ lao động

bộ

04

04

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình chữa cháy

bình

Phun khí

5

2,5

Dụng cụ hỗ trợ (rìu, búa, xẻng...)

bộ

5

1

Cảm biến nhiệt, khói

cái

6

1,2

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

In A4, 2 mặt

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

2000

2000

Xăng trắng

lít

Dung môi APF (80/100)

2

2

Bảo hộ lao động

bộ

01

0,5

Giấy A4

gram

2

2

Cặp tài liệu

chiếc

2

2

Bút bi

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Ghim

hộp

1

1

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

01

01

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

1000

1000

Xăng trắng

lít

Dung môi APF (80/100)

50

50

Vải cotton

kg

100

100

Bảo hộ lao động

bộ

01

1

Giấy A4

gram

40

40

Cặp tài liệu

chiếc

5

5

Bút bi

hộp

7

7

Sổ ghi chép

quyển

3

3

Ghim

hộp

7

7

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

2000

2000

Xăng trắng

lít

Dung môi APF (80/100)

5

5

Vải cotton

kg

Cotton

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ,)

bộ

01

0,125

Bảo hộ lao động

bộ

01

0,5

Giấy A4

gram

5

5

Cặp tài liệu

chiếc

2

2

Bút bi

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Ghim

hộp

1

1

PHỤ LỤC II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA VỀ GÓC PHẲNG GỒM 2 CHUẨN: CHUẨN QUỐC GIA VỀ GÓC PHẲNG NHỎ VÀ CHUẨN QUỐC GIA VỀ GÓC PHẲNG TOÀN VÒNG
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

100

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

15

Bậc: 5/9

9

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

5

Bậc: 5/9

4

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

72

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

2

+ Kiểm tra kỹ thuật

6

+ Kiểm tra đo lường

50

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

6

- Đánh giá độ chính xác

3

- Đánh giá độ ổn định

3

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

2

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12.000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10 kVA

1095

Nhiệt kế/Ẩm kế/Áp kế

Ca

+ Nhiệt độ: (-70 ÷ 180) x 0,1 °C

+ Độ ẩm: (0 ÷ 100) x 0,1 %RH

+ Áp suất: (500 ÷ 1100) x 0,1 hPa

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

130

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

130

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤ 0,001 g

12

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1

Các thiết bị khác của phòng thí nghiệm để duy trì, bảo quản chuẩn đo lường:

+ Hệ thống máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí

Ca

Đến 25 kgf/cm2

48

+ Tủ chống ẩm (bảo quản phương tiện)

Ca

(25 ÷ 60) %RH

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

20

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

130

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

20

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

90

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

40

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

130

Tủ bảo quản mẫu

Ca

Đặt được nhiệt độ, độ ẩm theo yêu cầu (25 ÷ 60) %RH

1095

Ống tự chuẩn trực

Ca

Kiểu TriAngle Ultraspec 500-57

+ Độ phân giải: 0,005”

+ Tiêu cự; 500 mm

+ Độ chính xác: 0,05” đến 0,25”

37,5

Gương phẳng

Ca

đường kính 60 mm

37,5

Bàn chuyên dụng

Ca

Chống rung động KT: (1500 x 1000) mm

37,5

Bộ gá dịch chuyển theo 2 phương

Ca

Kích thước (X*Y): (60x60) mm

37,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Bàn + Ghế + Tủ hồ sơ làm việc

bộ

Gỗ công nghiệp

1

0,125

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

12300

12300

Găng tay

đôi

Chất liệu cotton

34

34

Quần áo

bộ

03

03

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình chữa cháy

bình

Phun khí

5

2,5

Dụng cụ hỗ trợ (rìu, búa, xẻng...)

bộ

5

1

Cảm biến nhiệt, khói

cái

6

1,2

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

2000

2000

Xăng trắng

lít

Dung môi APF (80/100)

2

2

Giấy

gram

A4

2

2

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

Xăng trắng

lít

Dung môi APF (80/100)

50

50

Vải

kg

Vải cotton

10

10

Giấy

gram

A4

40

40

Bút bi

hộp

7

7

Ghim

hộp

7

7

Sổ ghi chép

quyển

3

3

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

2000

2000

Xăng trắng

lít

Dung môi APF (80/100)

5

5

Vải

kg

Vải cotton

1

1

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

PHỤ LỤC III

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: QUẢ CÂN CHUẨN 1KG (VIE 982100/2)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

3,5

II

Công việc 2: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

15,5

IV

Công việc 4: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất.

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

7,5

Đánh giá xác định độ ổn định

2,5

Công tác báo cáo thường xuyên, định kỳ

5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12000 BTU

17520

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10 ~ 90) %RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

12

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12

II

Công việc 2: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

20

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

20

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

40

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

40

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

40

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

40

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50Hz

79 000

79 000

Bảo hộ lao động

bộ/cái

2

2

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

II

Công việc 2: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

40

40

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

400

400

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

40

40

PHỤ LỤC IV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TIÊU CHUẨN: MÁY CHUẨN ĐỘ CỨNG HNG - 250 THANG ĐO HRC (030-78/ HNG -250)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

33

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

6,5

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

30

IV

Công việc 4: Liên kết chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

104

Bậc: 3/9

104

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

60

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

2

+ Kiểm tra kỹ thuật

5

+ Kiểm tra đo lường

41

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

5

- Đánh giá độ chính xác

2,5

- Đánh giá độ ổn định

2,5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

2

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm công nghiệp

Ca

360 m3/h;

50 L/ngày

950 w

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10 ~ 90) %RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điện năng (nhiên liệu)

kW

380 VAC-50HZ; 1 kw

5840

5840

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Đĩa CD

chiếc

10

10

Bảo hộ lao động

bộ

04

04

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình chữa cháy

bình

Bình khí CO2 4 kg

4

2

Dụng cụ hỗ trợ (rìu, búa, xẻng)

bộ

2

0,4

Cảm biến nhiệt, khói

cái

6

1,2

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kWh

380 VAC-50 HZ; 1 kw

480

480

Tấm chuẩn

tấm

Thang đo Rockwell C

3

0,6

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

kiện

Gỗ công nghiệp

02

02

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

380 VAC-50HZ; 1 kw

720

720

Tấm chuẩn

tấm

Thang đo Rockwell C

3

1,8

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

380 VAC-50HZ; 1 kw

2496

2496

Tấm chuẩn

tấm

Thang đo Rockwell C

3

0,6

PHỤ LỤC V

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: MÁY CHUẨN LỰC ĐẾN 100 KN (V03.TB1.20/100 KN/1000 KN-LA-KS)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

33

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

6,5

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

30

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

30

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

60

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

2

+ Kiểm tra kỹ thuật

5

+ Kiểm tra đo lường

41

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

5

- Đánh giá độ chính xác

2,5

- Đánh giá độ ổn định

2,5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

2

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12000 BTU

1095

Máy hút ẩm công nghiệp

Ca

700 m3/h; 120L/ngày 1200 w

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10 ~ 90) %RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤ 0,001 g

264

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

264

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Đầu đo lực

Ca

Cấp 00

264

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Đầu đo lực

Ca

Cấp 00

264

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Đầu đo lực

Ca

Cấp 00

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 HZ; 15 kw

12 500

12 500

Bảo hộ lao động

Bộ

04

04

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Đĩa CD

chiếc

10

10

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình chữa cháy

bình

Bình khí CO2 4 kg

4

2

Cảm biến nhiệt, khói

cái

6

1,2

- Dụng cụ hỗ trợ (rìu, búa, xẻng...)

bộ

2

1

III

Công việc 3: liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50HZ; 15 kw

500

500

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

kiện

Gỗ công nghiệp

02

02

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50HZ; 15 kw

1000

1000

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50HZ; 15 kw

500

500

PHỤ LỤC VI

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA ÁP KẾ PISTON KHÍ (58748/RUSKA MODEL 2465A-754); ÁP KẾ PISTON KHÍ, 642/ DHI MODEL PG 7607; ÁP KẾ PISTON, 49915/RUSKA MODEL 2485-930D; ÁP KẾ PISTON, 61607/RUSKA MODEL 2492; ÁP KẾ PISTON ĐO ÁP SUẤT CHÊNH ÁP, V04.TB1.21; V04.TB1.22/PG7202/898; PG7202/899; ÁP KẾ PISTON ĐO ÁP SUẤT CỰC THẤP, 153/DHI MODEL FPG 8601
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

25

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

40

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

75

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

115

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

3,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

9

+ Kiểm tra đo lường

77,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

9

- Đánh giá độ chính xác

5

- Đánh giá độ ổn định

5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU (2 chiều)

1065

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10 kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10 ~ 90) %RH

1095

Áp kế theo dõi áp suất khí quyển

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

33

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

33

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Thiết bị lưu điện

Ca

10 kVA

Sử dụng khi thực hiện phép đo quan trọng

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

10

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

10

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Các thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ, ...)

bộ

Hòa phát

2

0,25

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220/380 VAC-50 HZ

37 500

37 500

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình cứu hỏa

bình

Bình khí CO2 4 kg

6

3

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ công nghiệp

3

3

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 HZ; 15 kw

300

300

Găng tay trắng

đôi

Chất liệu bụi vải thấp

10

10

Giấy thấm

hộp

Bụi giấy thấp

1

1

Giẻ lau thiết bị

kg

Thấm hút tốt

3

3

Khí ni tơ sạch

bình

40L

1

1

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 HZ; 15 kw

1000

1000

Găng tay trắng

đôi

Chất liệu yêu cầu bụi vải thấp

150

150

Giấy thấm

hộp

Bụi giấy thấp

10

10

Giẻ lau thiết bị

kg

Thấm hút tốt

30

30

Khí ni tơ sạch

bình

40L

20

20

Bảo hộ lao động

bộ

Đạt chuẩn

04

04

PHỤ LỤC VII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN LƯU LƯỢNG KHÍ KIỂU CHUÔNG (V05.03/CQG-LLK-01); CHUẨN LƯU LƯỢNG KHÍ KIỂU PVTt (V05.04/ CQG-LLK-02)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

106

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

24

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

90

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

37,5

Bậc: 3/9

85,5

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

109,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

4

+ Kiểm tra kỹ thuật

9

+ Kiểm tra đo lường

75,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

9

- Đánh giá độ chính xác

5

- Đánh giá độ ổn định

5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

2

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 100) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(5 ÷ 99) RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

20

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

20

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

20

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

20

Máy đo vạn năng

Ca

A, V, Ω, Hz

150

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ tài liệu)

bộ

Gỗ công nghiệp

2

0,25

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

23000

23000

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình cứu hỏa

bình

Bình khí CO2 4 kg

6

3

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ công nghiệp

3

3

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

500

500

Hóa chất (dầu)

lít

50

25

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

500

500

Hóa chất (dầu)

lít

50

50

PHỤ LỤC VIII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA VỀ DUNG TÍCH (V05.01/ CQG-DT - 13)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

35

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

13

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

47

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

136,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

4,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

9

+ Kiểm tra đo lường

105,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

1,5

- Đánh giá độ chính xác

6

- Đánh giá độ ổn định

6

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ

4

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

2190

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

2190

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 100) °C

264

Ẩm kế

Ca

(5 ÷ 99) RH

264

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

264

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Đồng hồ bấm giây

Ca

264

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Bộ quả cân chuẩn F2 10 kg

Ca

F2 10 kg

264

Bô quả cân chuẩn F2 (1 ÷ 5) kg

Ca

F2 (1 ÷ 5) kg

264

- Bộ quả cân chuẩn F1 (1 mg ÷ 500 g)

Ca

F1 (1 mg ÷ 500 g)

264

Cân điện tử 300 kg

Ca

300 kg

264

Cân điện tử 64 kg

Ca

64 kg

264

Cân điện tử 12,2 kg

Ca

12,2 kg

264

Cân điện tử 2160 g

Ca

2160 g

264

Cân điện tử 5,1 g

Ca

5,1 g

264

Nhiệt kế thủy tinh (0 ÷ 50)°C

Ca

(0 ÷ 50) °C

264

Ẩm kế (15 ÷ 90) %RH

Ca

(15 ÷ 90) %RH

264

Baromet (950 ÷ 1060) hPa

Ca

(950 ÷ 1060) hPa

264

Đồng hồ bấm giây

Ca

264

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ tài liệu)

bộ

Gỗ công nghiệp

2

0,25

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

25000

25000

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Bình cứu hỏa

bình

Bình khí CO2 4 kg

6

3

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

4000

4000

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

3000

3000

PHỤ LỤC IX

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA VỀ LƯU TỐC THỂ TÍCH CHẤT LỎNG (V05.02/ CQG-LTTTCL)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

66

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

33

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 2

16,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

353

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

400

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

12

+ Kiểm tra kỹ thuật

32

+ Kiểm tra đo lường

280

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

32

- Đánh giá độ chính xác

16

- Đánh giá độ ổn định

16

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

12

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Bình tích khí

Ca

Tách được bọt khí

264

Máy nén khí

Ca

500 L

264

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Bình chuẩn

Ca

200 L; 500 L; 2000 L

264

Bộ chuyển dòng

Ca

CD20; CD50; CD200

264

Bộ đếm tần số

Ca

(0,1 Hz ~ 100 MHz)

264

Lưu lượng kế

Ca

DN100; DN50

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

Hộp

1

1

Ghim

Hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

12500

12500

Bảo hộ lao động

Bộ/cái

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Kìm điện

Chiếc

1

0.2

Bút thử điện

Chiếc

1

0,2

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

500

500

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

Cờ lê

Bộ

Phù hợp với bulong

2

0,4

Gioăng làm kín

Bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

2

2

Bích chuyển đổi

Bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

2

0,22

Găng tay

đôi

Chống nước

100

100

Nước sạch

m3

Nước sạch sinh hoạt

550

110

Bulong

Bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

20

20

Van đóng mở + Van chỉnh lưu lượng

Chiếc

DN200

5

1

Van đóng mở + Van chỉnh lưu lượng

Chiếc

DN100

4

0.8

Van đóng mở + Van chỉnh lưu lượng

Chiếc

DN50

2

0,4

Van đóng mở + Van chỉnh lưu lượng

Chiếc

DN25

5

1

PHỤ LỤC X

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHUẨN LƯU LƯỢNG KHỐI LƯỢNG NƯỚC (V05.05/ CQG-LLKLN-11
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

66

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

33

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 2/12

16,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

165

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

400

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

12

+ Kiểm tra kỹ thuật

32

+ Kiểm tra đo lường

280

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

32

- Đánh giá độ chính xác

16

- Đánh giá độ ổn định

16

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ

12

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Áp kế

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

264

Bình tích khí

Ca

Tách được bọt khí

264

Máy nén khí

Ca

500 L

264

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

IV

Công việc 4: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Bộ chuyển dòng

Ca

Đến 10 kg/s

264

Bộ đếm tần số

Ca

(0,1 Hz ~ 100 MHz)

264

Quả cân chuẩn 50 kg (2 quả)

Ca

F2

22

Lưu lượng kế

Ca

DN50

264

Nhiệt kế chỉ thị số

Ca

(0 ÷ 50) °C

264

Barometer

Ca

264

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

264

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ công nghiệp

1

0,125

Găng tay

Đôi

Chống nước

100

100

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

Hộp

1

1

Ghim

Hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Kìm điện

Chiếc

1

0,2

Bút thử điện

Chiếc

1

0,2

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

500

500

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

Cờ lê

Chiếc

Phù hợp với bulong

2

0,4

Gioăng làm kín

Bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

2

0,4

Đường ống và bích chuyển đổi

Bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

2

0,4

Nước sạch

m3

Nước sinh hoạt

200

40

Bulong

Chiếc

Phù hợp với lưu lượng kế

20

20

Van đóng mở và van chỉnh lưu lượng

Chiếc

DN65

2

0,4

Van đóng mở

Chiếc

DN50

2

0,4

Van đóng mở

Chiếc

DN15-25

2

0,4

Bình cân

Chiếc

500 kg

1

0,2

PHỤ LỤC XI

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHUẨN LƯU LƯỢNG THỂ TÍCH XĂNG DẦU (V05.06/ CQG-LLTTXD-02)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

TT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

16,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

16,5

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 2/12

16,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

150

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

210

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

17

+ Kiểm tra đo lường

147

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

17

- Đánh giá độ chính xác

8,5

- Đánh giá độ ổn định

8,5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị

(thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18 000 BTU

528

Điều hòa nhiệt độ

Ca

42 000 BTU

125

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

50

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

50

Máy tính để bàn công nghiệp

Ca

Đọc được lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, tỷ trọng, tính toán số liệu...

Loại thông dụng

25

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

6

Bình lọc tách khí

Ca

Tách được bọt khí

120

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Đồng hồ vạn năng

Ca

Đo điện áp, tần số, dòng điện, điện trở

2,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn để bàn

Ca

Loại thông dụng

18

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn để bàn

Ca

Loại thông dụng

12,5

Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

10

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

Bình chuẩn kim loại

Ca

(2000; 10000) L và (19; 50; 57; 100; 200; 500) L

25

Thiết bị đo nhiệt độ và áp suất

Ca

Tmax: 100 °C;

Pmax: 20 bar

25

Hệ thống cân

Ca

Max: 8000 kg

12,5

Lưu lượng kế xăng dầu

Ca

DN 50; DN 100; DN 150

100

Van đóng mở

Ca

DN 15 ÷ DN 150

12,5

Van điện để điều chỉnh lưu lượng

Ca

DN 100 và DN 150

12,5

Bể nguồn

Ca

Dung tích: 32 m3

18

Bể nguồn

Ca

Dung tích: 12 m3

1095

Bộ điều khiển hệ thống

Ca

Phù hợp với hệ thống

12,5

Bộ ống mềm chuyên dụng xăng dầu

Ca

DN 20 ÷ DN150

100

Bơm xăng dầu

Ca

Lưu lượng đến 150 m3/h

25

Bơm xăng dầu, biến tần và hệ thống công nghệ

Ca

Lưu lượng đến 120 m3/h

18

Pycnometer, Densitometer

Ca

1 L; đến 1000 kg/m3

12,5

Ống chuẩn dung tích nhỏ

Ca

DN 300, Vdd: 57 L

6

Lưu lượng kế xăng dầu

Ca

DN (100; 75; 32; 20) mm

6

Bộ kiểm tra độ kín và hệ thống công nghệ để hiệu cho ống chuẩn dung tích nhỏ (Compact Prover)

Ca

Pmax: 3 bar

12,5

Máy tính để bàn công nghiệp

Ca

Loại thông dụng

Đọc được lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, tỷ trọng, tính toán số liệu...

6

Máy đo vạn năng

Ca

Đo/phát điện áp, tần số, dòng điện, điện trở

6

Thiết bị cài đặt lưu lượng

Ca

Giao thức Hart 475

1,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

12500

12500

Găng tay

đôi

Chống xăng dầu

150

150

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Kìm điện

chiếc

1

0,2

Bút thử điện

chiếc

1

0,2

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Nguồn dầu Diesel

m3

DO 0,05S

10

2

Cờ lê, mỏ lết

bộ

Phù hợp với bulong

2

1

Gioăng làm kín

bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

10

10

Bích chuyển đổi

bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

8

8

Máy vặn bulong chạy bằng pin

bộ

Phù hợp với bulong

2

1

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

300

300

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Nguồn dầu Diesel

m3

DO 0,05S

10

2

Cờ lê, mỏ lết

bộ

Phù hợp với bulong

2

1

Gioăng làm kín

bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

10

10

Bích chuyển đổi

bộ

Phù hợp với lưu lượng kế

8

8

Máy vặn bulong chạy bằng pin

bộ

Phù hợp với bulong

2

1

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

500

500

PHỤ LỤC XII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TIÊU CHUẨN: ĐĨA VẬN TỐC CHUẨN VÀ CHUẨN ĐO VẬN TỐC KHÍ KIỂU LASER DOPLER SỐ HIỆU: V05.07.20 (ĐĨA VẬN TỐC CHUẨN KÝ MÃ HIỆU: V05.07.20.1; CHUẨN ĐO VẬN TỐC KHÍ KIỂU LASER DOPLER KÝ MÃ HIỆU: V05.07.20.02)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

90

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

33

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 2

16,5

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

70

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

77

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 2/12

19,5

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

127

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

4,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

1,5

+ Kiểm tra đo lường

103

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

1,5

- Đánh giá độ chính xác

6

- Đánh giá độ ổn định

6

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

4,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

2190

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Đồng hồ vạn năng

Ca

Đo điện áp, tần số, dòng điện, điện trở

2,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

264

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

264

Barometer

Ca

264

Nhiệt ẩm kế

Ca

(0 ÷ 50) °C; (15 ÷ 90) %RH

264

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Tinh dầu chuyên dụng

lít

Tạo khói, không độc

3

3

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

40000

40000

Găng tay

đôi

Vải trắng

100

100

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

2

0,25

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng

Kìm điện

chiếc

1

0,2

Bút thử điện

chiếc

1

0,2

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

2000

2000

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

3000

3000

PHỤ LỤC XIII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: KHỐI LƯỢNG RIÊNG CHẤT LỎNG (V06.02/ DENSITY METER DA-650)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

1,5

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

3,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

0,25

+ Kiểm tra kỹ thuật

0.25

+ Kiểm tra đo lường

2

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

0,25

- Đánh giá độ chính xác

0,25

- Đánh giá độ ổn định

0.25

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

0.25

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12.000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

66

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

33

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Thiết bị đo khối lượng riêng DA-650

Ca

6

Thiết bị ổn định nhiệt độ tuần hoàn

Ca

PVĐ: (-30 ÷ 150) °C;

Giá trị độ chia: 0,01 °C

Độ ổn định nhiệt độ: 0,01 °C

6

Thiết bị ổn định nhiệt độ

Ca

PVĐ: (0 ÷ 230) °C;

Giá trị độ chia: 0,01 °C

Độ ổn định nhiệt độ: 0,01 °C

6

Thiết bị đo nhiệt độ

Ca

PVĐ: (-20 ÷ 300) °C; Giá trị độ chia: 0,001 °C

6

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Thiết bị đo khối lượng riêng DA-650

Ca

3

Thiết bị ổn định nhiệt độ tuần hoàn

Ca

PVĐ: (-30 ÷ 150) °C;

Giá trị độ chia: 0,01 °C

Độ ổn định nhiệt độ: 0,01 °C

3

Thiết bị ổn định nhiệt độ

Ca

PVĐ: (0 ÷ 230) °C;

Giá trị độ chia: 0,01 °C

Độ ổn định nhiệt độ: 0,01 °C

3

Thiết bị đo nhiệt độ

Ca

PVĐ: (-20 ÷ 300) °C;

Giá trị độ chia: 0,001 °C

3

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

12500

12500

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

2

0,25

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Vật tư phục vụ hiệu chuẩn

Axeton

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

5

5

Toluen

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

5

5

H2SO4 65%

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

5

5

Găng tay

đôi

Găng tay nitril

18

18

Khẩu trang

chiếc

Khẩu trang 3M

12

12

Kính mắt

chiếc

Kính chống hóa chất

2

2

Áo blouse

chiếc

Dài tay

2

2

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Vật tư phục vụ hiệu chuẩn

Dung dịch chuẩn khối lượng riêng có giá trị danh định tại 20°C (phục vụ liên kết chuẩn)

Độ KĐBĐ: ≤ 0,010 kg/m3

lọ 10 mL

692 kg/m3

02

02

Dung dịch chuẩn khối lượng riêng có giá trị danh định tại 20°C (phục vụ liên kết chuẩn)

Độ KĐBĐ: ≤ 0,010 kg/m3

lọ 10 mL

867 kg/m3

02

02

Dung dịch chuẩn khối lượng riêng có giá trị danh định tại 20°C (phục vụ liên kết chuẩn)

Độ KĐBĐ: ≤ 0,010 kg/m3

lọ 10 mL

998 kg/m3

02

02

Dung dịch chuẩn khối lượng riêng có giá trị danh định tại 20°C (phục vụ liên kết chuẩn)

Độ KĐBĐ: ≤ 0,010 kg/m3

lọ 10 mL

1191 kg/m3

02

02

Dung dịch chuẩn khối lượng riêng có giá trị danh định tại 20°C (phục vụ liên kết chuẩn):

Độ KĐBĐ: ≤ 0,010 kg/m3

lọ 10 mL

1623 kg/m3

02

02

Axeton

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

5

5

Toluen

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

5

5

H2SO4 65%

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

5

5

Găng tay

đôi

Găng tay nitril

9

9

Khẩu trang

chiếc

Khẩu trang 3M

6

6

Kính mắt

chiếc

Kính chống hóa chất

2

2

Áo blouse

chiếc

Dài tay

2

2

PHỤ LỤC XIV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: NHỚT KẾ MAO QUẢN CHUẨN (V06.01/MASTER UBBELOHDE)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

10,5

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

28

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

0.5

+ Kiểm tra kỹ thuật

2

+ Kiểm tra đo lường

20,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

2

- Đánh giá độ chính xác

1

- Đánh giá độ ổn định

1

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

1

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12.000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

66

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

33

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn (1 lần)

Bộ nhớt kế mao quản chuẩn

Ca

0,5

Thiết bị ổn định nhiệt độ

Ca

PVĐ: (0 ÷ 230) °C;

Giá trị độ chia: 0,01 °C

Độ ổn định nhiệt độ: 0,01 °C

7,5

Thiết bị đo nhiệt độ

Ca

PVĐ: (-20 ÷ 300) °C;

Giá trị độ chia: 0,001 °C

7,5

Thiết bị đo thời gian

Ca

PVĐ: (0 ÷ 99) phút;

Giá trị độ chia: 0,01 giây

2

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Bộ nhớt kế mao quản chuẩn

Ca

1

Thiết bị ổn định nhiệt độ

Ca

PVĐ: (0 ÷ 230) °C;

Giá trị độ chia: 0,01 °C

Độ ổn định nhiệt độ: 0,01 °C

15

Thiết bị đo nhiệt độ

Ca

PVĐ: (-20 ÷ 300) °C;

Giá trị độ chia: 0,001 °C

15

Thiết bị đo thời gian

Ca

PVĐ: (0 ÷ 99) phút;

Giá trị độ chia: 0,01 giây

4

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

2

0,25

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

12500

12500

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Vật tư phục vụ hiệu chuẩn

Dung dịch độ nhớt

chai 500 mL

(1,3 ÷ 55000) mm2/s

5

5

Axeton

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

7

7

Toluen

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

7

7

H2SO4 65%

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

7

7

Găng tay

Đôi

Găng tay nitril

33

33

Khẩu trang

chiếc

Khẩu trang 3M

11

11

Kính mắt

chiếc

Kính chống hóa chất

2

2

Áo blouse

chiếc

Dài tay

2

2

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

10 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,12%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

160 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,12%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

50 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,15%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

100 mm2/s độ không đảm bảo đo: ≤ 0,15%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

500 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,18%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

1000 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,160%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

16000 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,160%

01

01

Dung dịch chuẩn độ nhớt

chai 500 mL

14000 mm2/s

Độ không đảm bảo đo: ≤ 0,23%

01

01

Axeton

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

14

14

Toluen

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

14

14

H2SO4 65%

chai 500 mL

Độ tinh khiết công nghiệp

14

14

Găng tay

đôi

Găng tay nitril

66

66

Khẩu trang

chiếc

Khẩu trang 3M

22

22

Kính mắt

chiếc

Kính chống hóa chất

2

2

Áo blouse

chiếc

Dài tay

2

2

PHỤ LỤC XV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA DUNG DỊCH CHUẨN KIM LOẠI KẼM (ZN), SỐ HIỆU: ĐLHH 01.20.01 KÝ MÃ HIỆU: VMI.PRM.TP09. ZN
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, các phương tiện phục vụ chế tạo và kiểm soát chất lượng luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Chế tạo chất chuẩn theo đúng quy trình chế tạo đã được phê duyệt.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

II

Công việc 2: Chế tạo dung dịch chuẩn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

22,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12.000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

66

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

33

II

Công việc 2: Chế tạo dung dịch chuẩn

Bể rửa siêu âm

Ca

1500W

1

Máy lọc nước RO

Ca

Máy lọc nước 60l/h

1095

Máy lọc nước siêu sạch

Ca

Máy lọc nước siêu sạch

1095

Tủ sấy

Ca

Nhiệt độ phòng tới 300°C

1095

Tủ ấm

Ca

Tới 80°C

1095

Bếp gia nhiệt

Ca

Tới 370°C 630W/1 thiết bị

3

Máy lắc

Ca

(30 - 500) rpm

3

Cân phân tích

Ca

4

Máy hút chân không

Ca

900W

2

Tủ bảo quản mẫu

Ca

Bảo quản mẫu ở nhiệt độ 4°C

1095

Hệ thống ICP-MS

Ca

33

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

Hộp

1

1

Ghim

Hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ công nghiệp

2

0,25

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

15000

15000

II

Công việc 2: Chế tạo dung dịch chuẩn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

5000

5000

Kim loại tinh khiết

g

Độ tinh khiết Ca o

4

4

Axit HCl để vệ sinh dụng cụ

L

Độ tinh khiết phân tích

2

2

Axit HNO3 để vệ sinh dụng cụ

L

Độ tinh khiết phân tích

2

2

Axit HNO3 suprapur vệ sinh dụng cụ

L

Độ tinh khiết Suprapure

2

2

Axit HNO3 siêu tinh khiết để chế tạo

mL

Độ tinh khiết Ultrapure

300

300

Axit HNO3 siêu tinh khiết để thực hiện phân tích, đánh giá độ đồng nhất, độ ổn định

mL

Độ tinh khiết ultrapure

Tùy thuộc vào thực tế

Tùy thuộc vào thực tế

Axeton

mL

Phù hợp với HPLC

200

200

Khí Argon

bình

Khí Argon 5.5

Tùy theo thực tế khi thực hiện

Tùy theo thực tế khi thực hiện

Dung dịch tối ưu cho hệ thống ICP-MS

chai 500 mL

Theo yêu cầu của hãng

Tùy theo thực tế khi vận hành thiết bị

Tùy theo thực tế khi vận hành thiết bị

Túi bạc hút chân không

cái

Kích thước khoảng 16 x 20 cm

40

40

Máy hút chân không

chiếc

900W

2

0,4

Nhãn mẫu chuẩn

cái

In thông tin mẫu chuẩn

40

40

Găng tay

đôi

Găng tay nitril

40

40

Kính bảo hộ

chiếc

Chống hóa chất

2

2

Khẩu trang

chiếc

Khẩu trang 3M

40

40

Áo blouse

chiếc

Dài tay

2

2

PHỤ LỤC XVI

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: SUY GIẢM TẦN SỐ CAO (V08.03/ AGILENT 8494B, 8496B VÀ HỆ THỐNG N5531S)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

3,5

II

Công việc 2: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

10,5

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

8,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

0,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

0.5

+ Kiểm tra đo lường

5,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

0,5

- Đánh giá độ chính xác

0,5

- Đánh giá độ ổn định

0,5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ

0,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn bàn

Ca

Loại thông dụng

1,5

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1,5

II

Công việc 2: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,5

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,5

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,5

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50Hz

79 000

79 000

Bảo hộ lao động

bộ

2

2

II

Công việc 2: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

40

40

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

01

01

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

400

400

IV

Công việc 4: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

400

400

PHỤ LỤC XVII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: ĐỒNG HỒ NGUYÊN TỬ CESIUM (3608A01233/HP5071A)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài theo chương trình so sách chủ chốt CCTF-K001.UTC; So sánh Chương trình so sánh UTCr; So sánh liên phòng Hiệu chuẩn máy thu thời gian GPS để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

5

II

Công việc 2: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài chương trình so sách chủ chốt CCTF-K001.UTC

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

38

III

Công việc 3: So sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế Chương trình so sánh UTCr

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

42

IV

Công việc 4: So sánh liên phòng Hiệu chuẩn máy thu thời gian GPS

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

17

V

Công việc 5: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

13

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12000 BTU

5475

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

1095

Máy tính để bàn bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

33

Kiểm tra điện áp, tần số nguồn điện

Ắc Quy

Ca

42 bình 12V/100Ah

1095

Thiết bị lưu điện

Ca

9 thiết bị 1 kVA/ 3 kVA

1095

Thiết bị kiểm tra dung lượng ắc quy

Ca

1,5

II

Công việc 2 và 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1

III

Công việc 4: So sánh liên phòng Hiệu chuẩn máy thu thời gian GPS

IV

Công việc 5: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

3

0,375

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

62500

62500

PHỤ LỤC XVIII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: ĐIỂM BA CỦA NƯỚC TINH KHIẾT; ĐIỂM BA CỦA THỦY NGÂN TINH KHIẾT, ĐIỂM NÓNG CHẢY CỦA GALI TINH KHIẾT; ĐIỂM ĐÔNG ĐẶC CỦA THIẾC TINH KHIẾT; ĐIỂM ĐÔNG ĐẶC CỦA KẼM TINH KHIẾT; ĐIỂM ĐÔNG ĐẶC CỦA NHÔM TINH KHIẾT; ĐIỂM ĐÔNG ĐẶC CỦA BẠC TINH KHIẾT; CẦU ĐO TỶ SỐ ĐIỆN TRỞ; ĐIỆN TRỞ CHUẨN AC/DC; NHIỆT KẾ ĐIỆN TRỞ CHUẨN PLATIN; NHIỆT KẾ ĐIỆN TRỞ PLATIN CHUẨN NHIỆT ĐỘ CAO
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

22

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

11

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

30

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

377,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

11

+ Kiểm tra kỹ thuật

30

+ Kiểm tra đo lường

260,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

35

- Đánh giá độ chính xác

15

- Đánh giá độ ổn định

15

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

11

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18000 BTU

2190

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

2190

Ổn áp

Ca

10 kVA

2190

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 50) °C

2190

Ẩm kế

Ca

(15 ÷ 90) %RH

2190

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2190

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

15

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

01

0,125

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

30000

30000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

01

01

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

300

300

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

500

500

PHỤ LỤC XIX

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA CƯỜNG ĐỘ SÁNG, V11.01.20/WI41/G 0030; WI41/G 0031; WI41/G 0037
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

22,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

6

PHỤ LỤC XX

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA QUANG THÔNG, V11.02.20/WI40/G 001; WI40/G 002; WI40/G 003
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

22,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

6

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

10

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

30

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

80

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

2

+ Kiểm tra kỹ thuật

6

+ Kiểm tra đo lường

57

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

6

- Đánh giá độ chính xác

3

- Đánh giá độ ổn định

3

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

3

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

12L/ngày

1095

Ổn áp

Ca

220V/50Hz; 5KVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50)°C

1095

Ẩm kế

Ca

(10 ~ 90) %RH

1095

Tủ hút ẩm

Ca

(25 ÷ 60) %RH

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

132

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

66

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Hệ thống chuẩn quang phổ

Ca

- Bước sóng:

+ Phạm vi đo: (200 ÷ 900) nm

+ Độ chính xác: ≤ 0,08 nm

- Độ hấp thụ:

+ Phạm vi đo: (0 ÷ 2) Abs

+ Độ chính xác: ≤ 3 mAbs

- Độ truyền qua:

+ Phạm vi đo: (100 ÷ 102) %

+ Độ chính xác: ≤ 0,25 %

5,5

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

5,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Hệ thống chuẩn quang phổ

Ca

- Bước sóng:

+ Phạm vi đo: (200 ÷ 900) nm

+ Độ chính xác: ≤ 0,08nm

- Độ hấp thụ:

+ Phạm vi đo: (0 ÷ 2) Abs

+ Độ chính xác: ≤ 3 mAbs

- Độ truyền qua:

+ Phạm vi đo: (100 ÷ 102) %

+ Độ chính xác: ≤ 0,25 %

5,5

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

5,5

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Hệ thống chuẩn quang phổ

Ca

- Bước sóng:

+ Phạm vi đo: (200 ÷ 900) nm

+ Độ chính xác: ≤ 0,08 nm

- Độ hấp thụ:

+ Phạm vi đo: (0 ÷ 2)Abs

+ Độ chính xác: ≤ 3 mAbs

- Độ truyền qua:

+ Phạm vi đo: (100 ÷ 102) %

+ Độ chính xác: ≤ 0,25 %

5,5

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

5,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(7)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Hộp bảo quản

chiếc

Chuyên dụng

3

0,6

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

4

0,8

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ,...)

bộ

Gỗ công nghiệp

01

0,125

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Găng tay

đôi

264

264

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

7200

7200

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Hệ thống báo cháy

chiếc

1

0,2

Tủ điện

chiếc

Aptomát 30A

1

0,2

III

Công việc 4: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

44

44

Bình khí N2

bình

50 L

1

0.2

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

44

44

Bình khí N2

bình

50 L

1

0,2

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

44

44

Bình khí N2

bình

50 L

1

0,2

PHỤ LỤC XXI

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA QUANG PHỔ, PHỔ TRUYỀN QUA V11.03.17
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)
(thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

22,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

6

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

20

Bậc: 3/9

20

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

30

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

40

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

1,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

3

+ Kiểm tra đo lường

27

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

3

- Đánh giá độ chính xác

1,5

- Đánh giá độ ổn định

1,5

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

2,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

132

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

66

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

12L/ngày

1095

Ổn áp

Ca

220V/50HZ; 5KVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50)°C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Tủ hút ẩm

Ca

(25 ÷60) %RH

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Hệ thống chuẩn quang phổ

Ca

- Bước sóng:

+ Phạm vi đo: (200÷ 900) nm

+ Độ chính xác: ≤ 0,08 nm

- Độ hấp thụ:

+ Phạm vi đo: (0÷ 2) Abs

+ Độ chính xác: ≤ 3 mAbs

- Độ truyền qua:

+ Phạm vi đo: (100 ÷ 102)%

+ Độ chính xác: ≤ 0,25 %

5,5

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

5,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Hệ thống chuẩn quang phổ

Ca

- Bước sóng:

+ Phạm vi đo: (200÷ 900) nm

+ Độ chính xác: ≤ 0,08 nm

- Độ hấp thụ:

+ Phạm vi đo: (0 ÷ 2) Abs

+ Độ chính xác: ≤ 3 mAbs

- Độ truyền qua:

+ Phạm vi đo (100 ÷ 102)%

+ Độ chính xác: ≤ 0,25 %

5,5

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

5,5

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Hệ thống chuẩn quang phổ

Ca

- Bước sóng:

+ Phạm vi đo: (200÷900) nm

+ Độ chính xác: ≤ 0,08 nm

- Độ hấp thụ:

+ Phạm vi đo: (0 ÷ 2) Abs

+ Độ chính xác: ≤ 3 mAbs

- Độ truyền qua:

+ Phạm vi đo: (100 ÷ 102)%

+ Độ chính xác: ≤ 0,25 %

5,5

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

5,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư

(thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Hộp bảo quản

chiếc

Chuyên dụng

3

0,6

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

4

0,8

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ,...)

bộ

Gỗ công nghiệp

01

0,125

Găng tay

Đôi

100

100

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kw

220VAC-50HZ

7200

7200

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng

- Hệ thống báo cháy

chiếc

- Tủ điện

chiếc

Aptomát 30A

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

44

44

Bình khí N2

bình

50 L

1

0,2

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

01

01

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC

44

44

Bình khí N2

bình

50 L

1

0,2

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

44

44

Bình khí N2

bình

50 L

1

0,2

PHỤ LỤC XXII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA VỀ ĐỘ CHÓI V11.PR.004
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

22,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

6

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế/chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

Bậc: 3/9

30

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

20

Bậc: 3/9

20

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

80

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

3

+ Kiểm tra kỹ thuật

6

+ Kiểm tra đo lường

54,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

6

- Đánh giá độ chính xác

3

- Đánh giá độ ổn định

3

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

4,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

12L/ngày

1095

Ổn áp

Ca

220V/50Hz; 5KVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50)°C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Tủ hút ẩm

Ca

(25 ÷ 60) %RH

1095

Máy tính để bàn

chiếc

Loại thông dụng

132

Máy in Laser

chiếc

In A4, 2 mặt

66

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

5,5

Thiết bị đo vạn năng

Ca

8 1/2 digits

5,5

Bộ nguồn

Ca

(0~110) V; (0 ~30A)

5,5

Thiết bị đo dòng nhỏ

Ca

2 nA ~ 20 mA

5,5

Quang kế chuẩn

Ca

02 thiết bị (15~26) nA/lx

5,5

Thiết bị đo phổ bức xạ

Ca

02 thiết bị 380 nm~780 nm

5,5

Điện trở chuẩn

Ca

0,01 Ohm

5,5

Buồng tối quang học

Ca

01 buồng

5,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

24

Máy in Laser

Ca

In A4

24

Thiết bị đo vạn năng

Ca

8 1/2 digits

24

Bộ nguồn

Ca

(0~110) V; (0 ~30A)

24

Thiết bị đo dòng nhỏ

Ca

2 nA ~ 20 mA

24

Quang kế chuẩn

Ca

02 thiết bị (15 ~ 26) nA/lx

24

Thiết bị đo phổ bức xạ

Ca

02 thiết bị 380 nm ~780 nm

24

Điện trở chuẩn

Ca

0,01 Ohm

24

Buồng tối quang học

Ca

01 buồng

24

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,5

Máy in Laser

Ca

In A4

5,5

Thiết bị đo vạn năng

Ca

8 1/2 digits

5,5

Bộ nguồn

Ca

(0~110) V; (0 ~30A)

5,5

Thiết bị đo dòng nhỏ

Ca

2 nA ~ 20 mA

5,5

Quang kế chuẩn

Ca

02 thiết bị (15~26) nA/lx

5,5

Thiết bị đo phổ bức xạ

Ca

02 thiết bị 380 nm ~780 nm

5,5

Điện trở chuẩn

Ca

0,01 Ohm

5,5

Buồng tối quang học

Ca

1 buồng

5,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Hộp bảo quản

chiếc

Chuyên dụng

3

0,6

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

4

0,8

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ,...)

bộ

Gỗ công nghiệp

1

0,125

Găng tay

Đôi

100

100

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

7200

7200

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng

Hệ thống báo cháy

chiếc

1

1

Tủ điện

chiếc

Aptomát 30A

1

1

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

44

44

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

01

01

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

192

192

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất.

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

44

44

PHỤ LỤC XXIII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA MỨC ÁP SUẤT ÂM THANH V12.01.17
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

94

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

30

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

17,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

0

+ Kiểm tra bên ngoài

0,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

1,5

+ Kiểm tra đo lường

11,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

1,5

- Đánh giá độ chính xác

1

- Đánh giá độ ổn định

1

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

0,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

20 lít/ngày

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 100) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(0 ÷ 100) %RH

1095

Áp kế

Ca

(950 ÷ 1050) hPa

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4; 27 Tr/phút;

Đảo mặt

25

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

Microphone chuẩn công tác

Ca

37,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Tủ bảo quản mẫu

chiếc

Nhiệt độ: (0 ÷ 60)°C;

Độ ẩm:

(25 ÷ 60) %RH

1

0,2

Máy hút bụi

chiếc

1000 W

1

0,2

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

4

0,8

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

10

10

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ,...)

bộ

Gỗ công nghiệp

1

0,125

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

2500

2500

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

100

100

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

V

Công việc 5: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

PHỤ LỤC XXIV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA VỀ RUNG ĐỘNG V12.01.18
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

94

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

20

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 2/12

10

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

7,5

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

17,5

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

0,5

+ Kiểm tra kỹ thuật

1,5

+ Kiểm tra đo lường

11,5

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

1,5

- Đánh giá độ chính xác

1

- Đánh giá độ ổn định

1

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

0,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

18000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

20 lít/ngày

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ÷ 100) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(0 ÷ 100) %RH

1095

Áp kế

Ca

(950 ÷ 1050) hPa

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

60

Máy in Laser

Ca

In A4 2 mặt

25

Cảm biến tham chiếu

Ca

37,5

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Tủ bảo quản mẫu

chiếc

Nhiệt độ: (0 ÷ 60)°C;

Độ ẩm:

(25 ÷ 60)%RH

1

0,2

Máy hút bụi

chiếc

1000 W

1

0,2

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

4

0,8

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

10

10

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

1

0,125

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

2500

2500

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

100

100

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

V

Công việc 5: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

1000

1000

PHỤ LỤC XXV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CHUẨN ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU (DC VOLTAGE) (V07.04/FLUKE 7000)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

1

Nội dung 1: Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

125

Cho PTN loại 2

Bậc: 6/9

150

Cho PTN loại 1

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

87,5

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

19

Bậc: 5/9

10

Cho PTN loại 2

Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

Bậc: 1/8

10

Cho PTN loại 1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

Cho PTN loại 2

Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

Bậc: 1/8

12,5

Cho PTN loại 1

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

Cho PTN loại 2

Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

Bậc: 1/8

12,5

Cho PTN loại 1

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9 (PTN loại 1)

Hoặc Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

Bậc: 1/8 (PTN loại 2)

201

Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

16

+ Kiểm tra đo lường

141

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

16

Đánh giá độ chính xác

8

Đánh giá độ ổn định

8

Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Áp kế

Ca

(0÷1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1095

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤0,001g

1095

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

125

Nguồn chuẩn

Ca

02 nguồn

125

Máy đo vạn năng

Ca

A,V,Ω, Hz

125

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư

(thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

8

1,6

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

05

0,625

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

6

6

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

50.000

50.000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

5.000

5.000

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

PHỤ LỤC XXVI

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU (DC CURENT) (V07.05/CURENT SHUNT CS-01; CURENT SHUNT CS-1)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

37,5

Bậc: 5/9

125

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

50

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

19

Bậc: 5/9

10

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

201

- Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

16

+ Kiểm tra đo lường

141

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

16

- Đánh giá độ chính xác

8

- Đánh giá độ ổn định

8

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết đế hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90) %RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1095

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤0,001 g

1095

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Ca

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Ca

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

Nguồn chuẩn

Ca

02 nguồn chuẩn

125

Máy đo vạn năng

Ca

A,V,Ω, Hz

125

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

8

1,6

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

5

0,625

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

50.000

50.000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

5.000

5.000

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

PHỤ LỤC XXVII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: ĐIỆN TRỞ MỘT CHIỀU (DC RESISTANCE) (V07.03/ L&N 4102-B)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

37,5

Bậc: 5/9

125

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

50

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Nội dung 1: Liên hệ, thương thảo ký kết hợp đồng hiệu chuẩn, vận chuyển đi hiệu chuẩn và làm các thủ tục cần thiết khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

19

Bậc: 5/9

5

Bậc: 1/8 Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

6

Bậc: 1 Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

6

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

6

Bậc: 1 Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

6

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

201

- Hiệu chuẩn chuẩn

0

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

16

+ Kiểm tra đo lường

141

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

16

- Đánh giá độ chính xác

8

- Đánh giá độ ổn định

8

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1

năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1095

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤ 0,001 g

1095

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Ca

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

Nguồn chuẩn

Ca

02 nguồn

125

Máy đo vạn năng

Ca

A,V,Ω, Hz

125

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

8

1,6

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

5

0,625

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

50.000

50.000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

5.000

5.000

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

PHỤ LỤC XXVIII

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU (AC VOLTAGE) (V07.06/ SINGLE JUNCTION THERMAL CONVERTER)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

37,5

Bậc: 5/9

125

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

50

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

18

Bậc: 5/9

10

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5//9

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình đô: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

201

- Hiệu chuẩn chuẩn

0

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

16

+ Kiểm tra đo lường

141

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

16

- Đánh giá độ chính xác

8

- Đánh giá độ ổn định

8

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1095

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤ 0,001 g

1095

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

Nguồn chuẩn

Ca

02 nguồn

125

Máy đo vạn năng

Ca

A,V, Ω, Hz

125

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư

(thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

8

1,6

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

5

0,625

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

50.000

50.000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

5.000

5.000

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

PHỤ LỤC XXIX

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: CÔNG SUẤT ĐIỆN TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP (AC POWERS)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

37,5

Bậc: 5/9

125

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

50

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

1

Nội dung 1: Liên hệ, thương thảo ký kết hợp đồng hiệu chuẩn, vận chuyển đi hiệu chuẩn và làm các thủ tục cần thiết khác

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số. V.05.02.07

Bậc: 3/9

18

Bậc: 4/9

5

Bậc: 1/8 Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 4/9

6

Bậc: 1/8 Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

6

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 4/9

6

Bậc: 1/8 Trình độ: Kỹ sư chính (hạng II) Mã số: V.05.02.06

6

VI

Công việc 6: đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

201

Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

16

+ Kiểm tra đo lường

141

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

16

Đánh giá độ chính xác

8

Đánh giá độ ổn định

8

Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1095

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤ 0,001 g

1095

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷ 2000 Hz

Phạm vi đo: 1 V/m ÷ 200 kV/m

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

Nguồn chuẩn

Ca

02 nguồn

125

Máy đo vạn năng

Ca

A, V, Ω, Hz

125

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư (thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 w

8

1,6

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

5

0,625

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Bảo hộ lao động

Bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

50.000

50.000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

5.000

5.000

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

PHỤ LỤC XXX

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA
TÊN CHUẨN: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẦN SỐ CÔNG NGHIỆP (ENERGY)
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Công tác duy trì, bảo quản và sử dụng các chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã được công nhận và dẫn xuất sao truyền chuẩn quốc gia đến các chuẩn thấp hơn, nâng cao tuổi thọ của các hệ thống chuẩn.

2. Nội dung dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn trên gồm các công việc:

- Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia luôn được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt nhất theo đặc trưng kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, chống mất hoặc hư hỏng nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn đo lường luôn được an toàn trước các thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra và chống hư hỏng mất mát.

- Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài để dẫn suất độ chính xác của chuẩn đo lường quốc tế đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đảm bảo độ tin cậy hệ thống chuẩn.

- Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn nhằm đảm bảo các chuẩn công tác của các phòng thí nghiệm đảm bảo độ chính xác khi dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo phục vụ cho quản lý nhà nước về đo lường.

- Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn). Sau khi hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được sửa chữa, bảo dưỡng, di chuyển hoặc đưa đi liên kết chuẩn cần thiết phải hiệu chuẩn chuẩn đo lường để đánh giá độ không đảm bảo đo, độ chính xác, độ ổn định của hệ thống chuẩn đảm bảo hệ thống chuẩn hoạt động bình thường và đủ độ tin cậy các thông số kỹ thuật như hồ sơ chuẩn đo lường quốc gia đã được phê duyệt đồng thời lập báo cáo và lưu hồ sơ theo dõi.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia

Các nội dung công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công) (thực hiện trong 1 năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

37,5

Bậc: 5/9

125

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

50

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng....

a

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

25

b

Định mức công lao động phổ thông

Bậc: 3/12

25

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

18

Bậc: 5/9

22,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

12,5

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 5/9

201

Hiệu chuẩn chuẩn

+ Kiểm tra bên ngoài

6

+ Kiểm tra kỹ thuật

16

+ Kiểm tra đo lường

141

+ Đánh giá độ không đảm bảo đo

16

Đánh giá độ chính xác

8

Đánh giá độ ổn định

8

Báo cáo thường xuyên, định kỳ.

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức thiết bị (thực hiện trong 1 năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Điều hòa nhiệt độ

Ca

12 000 BTU

1095

Máy hút ẩm

Ca

100 lít/ngày; 1000 W

1095

Ổn áp

Ca

10kVA

1095

Nhiệt kế

Ca

(0 ~ 50) °C

1095

Ẩm kế

Ca

(10~90)%RH

1095

Áp kế

Ca

(0 ÷ 1,5) bar Abs

1095

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1095

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1095

Thiết bị kiểm soát rung động

Ca

Gia tốc: ≤0,001g

1095

Thiết bị kiểm tra nhiễu điện từ trường

Ca

Tần số: 20 Hz ÷2000 Hz

Phạm vi đo: 1 v/m ÷ 200 kv/m

1095

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất (sau sửa chữa, bảo dưỡng, liên kết chuẩn hoặc di chuyển chuẩn) cho 01 lần đánh giá

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

125

Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

12,5

Nguồn chuẩn

Ca

02 nguồn

125

Máy đo vạn năng

Ca

A, V, Ω, Hz

125

C. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư

(thực hiện trong 1 năm)

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Công việc 1: Kiểm soát điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác

Thiết bị chiếu sáng

chiếc

36 W

8

1,6

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng thí nghiệm (bàn, ghế, tủ)

bộ

Gỗ công nghiệp

5

0,625

Giấy

gram

A4

5

5

Bút bi

hộp

1

1

Ghim

hộp

1

1

Sổ ghi chép

Quyển

1

1

Bảo hộ lao động

bộ

4

4

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

50.000

50.000

II

Công việc 2: Kiểm tra, duy trì hệ thống đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai; chống mất hoặc hư hỏng...

III

Công việc 3: Liên kết chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

10.000

10.000

Vật tư đóng gói để vận chuyển chuẩn (Đảm bảo chống rung động, va đập hư hỏng chuẩn)

thùng

Gỗ

1

1

IV

Công việc 4: Hiệu chuẩn hoặc so sánh để sao truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50HZ

5.000

5.000

V

Công việc 5: Các công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

VI

Công việc 6: Đánh giá hệ thống chuẩn đo lường quốc gia định kỳ và đột xuất

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220VAC-50 HZ

10.000

10.000

PHỤ LỤC XXXI

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG
(Kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BKHCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là xây dựng các yêu cầu kỹ thuật đo lường để thực hiện thống nhất trong quản lý nhà nước về kỹ thuật đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng ban hành.

2. Các nội dung công việc xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường gồm 11 công việc cụ thể được quy định chi tiết tại Quy trình xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Sơ đồ các bước công việc thực hiện dịch vụ xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

II. Định mức

A. Định mức lao động

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (ĐLVN)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

2

Bậc: 3/9

2

II

Công việc 2: Biên soạn dự thảo quy trình ĐLVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

20

Bậc: 4/9

20

III

Công việc 3: Viết thuyết minh kèm theo dự thảo quy trình ĐLVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

2

Bậc: 4/9

2

IV

Công việc 4: Họp Ban kỹ thuật đo lường (TC)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

2

Bậc: 3/9

2

V

Công việc 5: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia (Bộ, ngành, Trung tâm...), chuyên gia độc lập

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

2

VI

Công việc 6: Tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

3

VII

Công việc 7: triển khai thử nghiệm và đánh giá thực tiễn (Đối với các quy trình mới xây dựng)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 2/9

1

Bậc: 3/9

1

VIII

Công việc 8: Họp hội đồng thẩm xét kỹ thuật

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

1,5

Bậc: 4/9

1,5

IX

Công việc 9: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo quy trình ĐLVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 3/9

1,5

Bậc: 4/9

1,5

X

Công việc 10: Thẩm xét hồ sơ dự thảo quy trình ĐLVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc: 4/9

0,5

Bậc: 5/9

0,5

XI

Công việc 11: Hoàn thiện hồ sơ trình duyệt

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07

Bậc 3/9

1,5

Bậc: 4/9

1,5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

B. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,5

2

Công việc 2: Biên soạn dự thảo quy trình ĐLVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

32

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

16

3

Công việc 3: Viết thuyết minh kèm dự thảo quy trình ĐLVN

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

4

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

1

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

1

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

4

4

Công việc 4: Họp Ban kỹ thuật đo lường (TC)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,5

5

Công việc 5: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia (Bộ, ngành, Trung tâm...), chuyên gia độc lập

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,5

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,5

6

Công việc 6: Tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1

7

Công việc 7: Triển khai thử nghiệm và đánh giá thực tiễn (Đối với các quy trình mới xây dựng)

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2

8

Công việc 8: Họp hội đồng thẩm xét kỹ thuật

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,5

9

Công việc 9: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo quy trình ĐLVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1

10

Công việc 10: Thẩm xét hồ sơ dự thảo quy trình ĐLVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1

11

Công việc 11: Hoàn thiện hồ sơ trình duyệt

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1

- Máy in Laser

Ca

In A4, 2 mặt

0,5

- Máy in Laser màu

Ca

In A4, in màu 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1

C. Định mức vật tư, nhiên liệu

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức vật tư

Sử dụng

Tiêu hao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(7)

I

Xây dựng hoàn thiện 01 quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Các thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ

01

0,125

Giấy A4

gram

10

10

Bút bi

cái

20

20

Sổ ghi chép

quyển

5

5

Mực in

hộp

2

2

Mực in màu

hộp

1

1

Túi đựng tài liệu

cái

20

20

Ghim

hộp

3

3

Kẹp giấy

hộp

5

5

Bìa cứng - File càng cua (5cm)

cái

10

10

Dập ghim

cái

1

0,2

Bút nhớ dòng

cái

3

3

Điện năng (nhiên liệu)

kW

480

480

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 04/2022/TT-BKHCN về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 04/2022/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/05/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Lê Xuân Định
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 509 đến số 510
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản