Chương 7 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 110. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh cho hoạt động hàng không dân dụng. Trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; Chương trình an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng không.
2. Phê duyệt, chấp thuận và giám sát thực hiện Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
3. Ban hành, công nhận và giám sát việc thực hiện:
a) Tiêu chuẩn cơ sở, quy trình, chỉ thị, hướng dẫn, tài liệu nghiệp vụ, khuyến cáo về an ninh hàng không;
b) Huấn lệnh, các biện pháp khẩn cấp bao gồm cả việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay, đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không, hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay để bảo đảm an ninh hàng không;
c) Mẫu thẻ, mẫu giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; Thẻ giám sát viên an ninh hàng không; giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn cho cán bộ an ninh hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh mục các vật phẩm nguy hiểm bị cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và yêu cầu của ICAO.
4. Tổ chức thực hiện, giám sát công tác cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
5. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thay đổi mẫu, nội dung thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không khi có đánh giá có nguy cơ về an ninh hàng không.
6. Tham gia thẩm định, đánh giá về việc áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong việc thiết kế xây dựng, cải tạo cảng hàng không, sân bay.
7. Tổ chức điều tra, xác minh và chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm, uy hiếp an ninh hàng không; giám sát việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm việc đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh hàng không.
8. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không dân dụng thực hiện các biện pháp đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, thực hiện các biện pháp khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, khẩn nguy quốc gia; đánh giá lại các biện pháp, thủ tục an ninh sau khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp và đưa ra các biện pháp khắc phục để ngăn ngừa các hành vi tương tự tái diễn.
9. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không dân dụng về công tác bảo đảm an ninh hàng không, bao gồm:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; các biện pháp khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, khẩn nguy quốc gia;
b) Diễn tập khẩn nguy về an ninh hàng không, kiểm soát chất lượng an ninh hàng không;
c) Hệ thống tổ chức lực lượng chuyên ngành bảo đảm an ninh hàng không trong ngành hàng không dân dụng đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO;
d) Kiểm soát an ninh nội bộ, an ninh thông tin; xử lý, rút kinh nghiệm, giảng bình vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
10. Chỉ đạo Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về an ninh hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
11. Kiểm tra, sát hạch, cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép và năng định chuyên môn cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không; cấp, thu hồi thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này; bổ nhiệm, đình chỉ và cấp, thu hồi Thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
12. Thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh hàng không đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an ninh hàng không; xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không; kiểm tra, giám sát việc xử lý, khắc phục, giảng bình vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
13. Thiết lập hệ thống báo cáo, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá nguy cơ đe dọa đến an ninh hàng không; quyết định áp dụng các biện pháp, quy trình, thủ tục phòng ngừa an ninh hàng không phù hợp với nguy cơ đe dọa.
14. Tổ chức đánh giá và quyết định không cho phép thực hiện các chuyến bay dân dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không;
b) Chuyến bay của hãng hàng không không tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không;
c) Chuyến bay xuất phát từ cảng hàng không, sân bay nước ngoài không đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của ICAO về an ninh hàng không.
15. Là đầu mối quan hệ, hợp tác quốc tế về an ninh hàng không của Việt Nam với ICAO, các tổ chức quốc tế liên quan, các quốc gia, chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Việt Nam trong các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh hàng không;
b) Tiếp nhận, cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về an ninh hàng không với ICAO, các quốc gia, tổ chức, hãng hàng không nước ngoài;
c) Quyết định thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh khi các quốc gia, hãng hàng không nước ngoài có yêu cầu, kể cả việc khảo sát, đánh giá an ninh hàng không;
d) Thông báo cho ICAO các khác biệt giữa pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không với các tiêu chuẩn của ICAO.
16. Kiểm soát việc áp dụng các quy định của pháp luật về giá các dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không để đảm bảo áp dụng giá dịch vụ đúng quy định, phù hợp thực tế.
17. Chấp thuận miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và chịu trách nhiệm trong những trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Điều 111. Trách nhiệm phối hợp của Cục Hàng không Việt Nam
1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
b) Tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng khủng bố, các loại tội phạm; âm mưu can thiệp bất hợp pháp; đánh giá rủi ro và đe dọa đối với hoạt động hàng không dân dụng;
c) Bảo đảm an ninh chuyến bay khai thác thương mại có đối tượng chuyên cơ theo quy định của chuyến bay chuyên cơ;
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan đến bảo đảm an ninh hàng không;
đ) Ký kết và triển khai thực hiện các Quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác bảo đảm an ninh hàng không;
e) Phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền của Bộ Công an để kiểm soát nhân thân của nhân viên hàng không nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao:
a) Giải quyết các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp tại nước ngoài; tàu bay mang quốc tịch nước ngoài bị can thiệp bất hợp pháp tại Việt Nam;
b) Trao đổi, xử lý thông tin có yếu tố nước ngoài liên quan đến can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Phối hợp với Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành; cấp quốc gia theo quy định.
4. Phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện bảo đảm an ninh hàng không và phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép trên các chuyến bay quốc tế; chỉ đạo việc bố trí thiết bị soi chiếu chung giữa lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và hải quan.
Điều 112. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không
1. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không; các Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không; việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay. Tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.
2. Quyết định đình chỉ chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh trong trường hợp chuyến bay vi phạm các quy định về an ninh hàng không, phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; cho phép tàu bay bị đình chỉ tiếp tục thực hiện chuyến bay; tạm giữ tàu bay trong trường hợp không khắc phục vi phạm quy định về an ninh hàng không; đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, thu thẻ kiểm soát an ninh hàng không và giấy phép nhân viên hàng không của nhân viên hàng không vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không.
3. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính xảy ra tại cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền trong lĩnh vực an ninh hàng không; chuyển giao vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền cho các cơ quan chức năng liên quan.
4. Tổ chức cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại cảng hàng không, sân bay giải quyết các vướng mắc phát sinh, bảo đảm an ninh, trật tự và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay. Chủ trì tổ chức đánh giá các vấn đề về bảo đảm an ninh tại cảng hàng không, sân bay trong các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Giám đốc Cảng vụ hàng không xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề về bảo đảm an ninh hàng không phát sinh mà các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất cách giải quyết và báo cáo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam.
6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trao đổi, nắm tình hình về an ninh, trật tự, tội phạm và vi phạm pháp luật khác có liên quan đến cảng hàng không, sân bay.
7. Tiếp nhận, truyền, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin, dữ liệu API (thông tin trước về hành khách) theo quy định. Thông báo để các hãng hàng không hoặc người khai thác các chuyến bay tư nhân biết về việc thực hiện cung cấp dữ liệu API theo quy định của pháp luật.
Điều 113. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Tổ chức hệ thống bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này. Đảm bảo nguồn lực về con người, hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí cho việc triển khai thực hiện Chương trình an ninh hàng không của cảng. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
3. Xây dựng kết cấu hạ tầng, bố trí phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không và các điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm an ninh hàng không, bảo vệ cảng hàng không, sân bay và duy trì trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
4. Chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không xác định ranh giới các khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập thông tin, tình hình và đánh giá rủi ro tại cảng hàng không, sân bay. Tham mưu cho Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
6. Xây dựng Trung tâm Khẩn nguy cảng hàng không, sân bay, trụ sở chính để chỉ huy điều hành việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay. Xây dựng phương án khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; chỉ huy, điều hành phối hợp các đơn vị hàng không hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương án khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; bàn giao quyền chỉ huy trưởng cho đại diện của công an hoặc quân đội tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật khi đại diện đó đã sẵn sàng tiếp nhận, chịu sự chỉ huy của chỉ huy trưởng sau khi đã bàn giao. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.
7. Bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được áp dụng khi thiết kế, xây dựng, cải tạo các công trình thuộc cảng hàng không, sân bay.
8. Xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục cụ thể cho hoạt động kiểm tra, giám sát an ninh hàng không để thực hiện đầy đủ các quy định của Chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục an ninh hàng không để khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
9. Tổ chức ký kết các Quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
10. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định pháp luật.
11. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không và trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
12. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định.
13. Xây dựng quy định về kiểm soát an ninh nội bộ và thực hiện trong tất cả các quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của đơn vị; đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn và định kỳ thực hiện đánh giá đối với nhân viên hàng không.
14. Xây dựng quy định về bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không được sử dụng trong hoạt động hàng không dân dụng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật.
15. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
16. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 114. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
1. Xây dựng Quy chế an ninh hàng không bao gồm phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; cung cấp Quy chế an ninh hàng không được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không liên quan và người khai thác cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát an ninh hàng không của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Tổ chức hệ thống bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp; doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
3. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nằm ngoài khu vực cảng hàng không, theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp.
5. Thu thập thông tin, tình hình, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở để tham mưu cho Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
7. Trong phạm vi nội bộ do mình quản lý, chịu trách nhiệm:
a) Xác định khu vực hạn chế của doanh nghiệp nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định;
b) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ;
c) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không dân dụng do mình quản lý chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ theo quy định;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không, trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
8. Tổ chức ký kết các văn bản phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền, công an địa phương, đơn vị quân đội liên quan nơi có cơ sở cung cấp dịch vụ.
9. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.
10. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 115. Trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay
1. Xây dựng Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt, chấp thuận; cung cấp toàn bộ Chương trình an ninh đã được phê duyệt, chấp thuận cho Cảng vụ hàng không liên quan để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện về an ninh hàng không cho những cán bộ, nhân viên có liên quan theo đúng các quy định của pháp luật.
4. Thực hiện kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trước chuyến bay, phối hợp lục soát an ninh tàu bay khi có thông tin đe dọa theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an ninh, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay đang bay.
5. Hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam:
a) Tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, duy trì an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay và bảo đảm an ninh cho hoạt động khai thác tàu bay ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay;
b) Tổ chức hệ thống an ninh hàng không độc lập và có người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng được phê chuẩn;
c) Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của hãng tại cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước; bảo đảm kinh phí cho Cục Hàng không Việt Nam tham gia hoạt động khảo sát, đánh giá của hãng tại cảng hàng không nước ngoài;
d) Phối hợp thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở; tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định;
đ) Xác định ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay theo quy định;
e) Bố trí chỗ ngồi trên chuyến bay cho nhân viên an ninh trên không đi làm nhiệm vụ trên chuyến bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo quy định;
h) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không của hãng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật bao gồm cả thông tin cá nhân của hành khách;
i) Phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tuyên truyền, phổ biến các quy định về an ninh hàng không bằng các hình thức thích hợp cho hành khách đi tàu bay;
k) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
6. Hãng hàng không nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam; chỉ định và thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về bảo đảm an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam.
7. Trường hợp cảng hàng không, sân bay nước ngoài không đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của ICAO về an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và quyết định không cho phép khai thác các chuyến bay dân dụng xuất phát từ cảng hàng không, sân bay đó đến Việt Nam.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Thông tư này, Chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, bảo đảm an ninh hàng không, trật tự cho các hoạt động của mình thông qua việc giao kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm an ninh với người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và trật tự xảy ra trong phạm vi quản lý của mình;
c) Đảm bảo cho những cán bộ, nhân viên có liên quan được huấn luyện về an ninh hàng không theo quy định của pháp luật;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không.
3. Hành khách, người gửi hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không. Hành khách phải tuyệt đối chấp hành các chỉ dẫn về an ninh, trật tự của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mệnh lệnh của thành viên tổ bay. Trong trường hợp không tuân thủ thì căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Nhân viên hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không; trong khi thực hiện nhiệm vụ không được uống rượu, bia; nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, thu hồi hoặc tạm giữ Thẻ kiểm soát an ninh hàng không và Giấy phép nhân viên hàng không.
Điều 117. Kinh phí bảo đảm an ninh hàng không
1. Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia và Cục Hàng không Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, trình Bộ Giao thông vận tải và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không thuộc trách nhiệm của mình được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật, bao gồm cả kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không của doanh nghiệp.
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không
- Điều 5. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 6. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam
- Điều 8. Thủ tục phê duyệt Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 11. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 12. Thẩm quyền cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 15. Nội dung của giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 16. Đối tượng, điều kiện, phạm vi cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
- Điều 17. Kiểm tra án tích đối với đối tượng được cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn
- Điều 18. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng và cấp lại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 19. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 20. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 21. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 22. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 23. Thủ tục cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 24. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 25. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 27. Thủ tục cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 28. Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn
- Điều 29. Thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn cho lực lượng công an và hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế
- Điều 30. Quản lý, lưu trữ hồ sơ thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 31. Thẩm định và giải trình trong việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
- Điều 32. Đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp và quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay
- Điều 33. Quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 34. Thiết lập khu vực hạn chế
- Điều 35. Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế
- Điều 36. Quy định về việc mang vật phẩm nguy hiểm vào khu vực hạn chế
- Điều 37. Điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế
- Điều 38. Giám sát an ninh, tuần tra, canh gác tại khu vực hạn chế
- Điều 39. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay
- Điều 40. Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
- Điều 41. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
- Điều 42. Bảo đảm an ninh khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 43. Niêm phong an ninh
- Điều 44. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
- Điều 46. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay
- Điều 47. Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi
- Điều 48. Giám sát an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi
- Điều 49. Vận chuyển đồng bộ hành khách và hành lý
- Điều 50. Lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận
- Điều 51. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự
- Điều 52. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ
- Điều 53. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển trên tàu bay tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 54. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không
- Điều 55. Kiểm tra an ninh hàng không đối với vật phẩm đặc biệt
- Điều 56. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn
- Điều 57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay
- Điều 58. Bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 59. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
- Điều 60. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
- Điều 61. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi
- Điều 62. Quy trình xử lý hành khách gây rối
- Điều 63. Từ chối, cấm vận chuyển vì lý do an ninh; kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách
- Điều 64. Tái kiểm tra an ninh hàng không
- Điều 65. Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi
- Điều 66. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vực cách ly
- Điều 67. Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay
- Điều 68. Kiểm tra an ninh hàng không, lục soát an ninh tàu bay
- Điều 69. Bảo vệ buồng lái
- Điều 70. Bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay
- Điều 71. Vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
- Điều 72. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ và các vật phẩm nguy hiểm khác trên tàu bay
- Điều 73. Thủ tục, trình tự tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ
- Điều 74. Mang chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) theo người và hành lý xách tay đối với chuyến bay quốc tế
- Điều 75. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung
- Điều 76. Kiểm tra, giám sát an ninh người, đồ vật đưa lên chuyến bay hoạt động hàng không chung
- Điều 77. Thu thập thông tin về nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 78. Phạm vi áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 79. Các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 80. Nguyên tắc sử dụng, cung cấp thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa
- Điều 81. Bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không
- Điều 82. Nguyên tắc thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không
- Điều 83. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát an ninh nội bộ
- Điều 84. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 85. Trách nhiệm, quy trình xử lý đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không
- Điều 86. Giảng bình, rút kinh nghiệm vụ việc vi phạm
- Điều 87. Quy định chung
- Điều 88. Kế hoạch khẩn nguy
- Điều 89. Quản lý thông tin và họp báo
- Điều 90. Chế độ báo cáo về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 91. Thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho ICAO
- Điều 92. Diễn tập đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 93. Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
- Điều 94. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng và tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 95. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung
- Điều 96. Cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 97. Đánh giá chất lượng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 98. Yêu cầu an ninh đối với việc thiết kế, xây dựng cảng hàng không, sân bay, công trình hàng không
- Điều 99. Các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 100. Thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 101. Quy định về khai thác, bảo trì thiết bị, phương tiện an ninh hàng không
- Điều 102. Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
- Điều 103. Hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không
- Điều 104. Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không
- Điều 105. Thử nghiệm an ninh hàng không
- Điều 106. Khắc phục sơ hở, thiếu sót qua kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra
- Điều 107. Quy định về Giám sát viên an ninh hàng không, Giám sát viên an ninh nội bộ và người được cấp Thẻ, Giấy phép của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
- Điều 108. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không
- Điều 109. Quản lý rủi ro về an ninh hàng không
- Điều 110. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 111. Trách nhiệm phối hợp của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 112. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không
- Điều 113. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 114. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 115. Trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay
- Điều 116. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 117. Kinh phí bảo đảm an ninh hàng không