Chương 3 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
XỬ LÝ VỤ VIỆC VI PHẠM AN NINH HÀNG KHÔNG VÀ ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
Mục 1. XỬ LÝ VỤ VIỆC VI PHẠM AN NINH HÀNG KHÔNG
Điều 84. Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Mọi vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng, không để vi phạm lan rộng và hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả.
Việc xử lý căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Việc lên tàu bay của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để trấn áp, cưỡng chế, áp giải đối tượng vi phạm được thực hiện theo yêu cầu của người chỉ huy tàu bay hoặc Cảng vụ hàng không trừ trường hợp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm việc xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế đến mức tối thiểu việc gây ách tắc làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
3. Cảng vụ hàng không chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay để thống nhất những vấn đề cụ thể trong phối hợp xử lý vi phạm về an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phối hợp với công an, chính quyền địa phương trong xử lý vi phạm về an ninh hàng không xảy ra tại khu vực nằm ngoài cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
4. Cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và trong cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
5. Hồ sơ, thủ tục, biên bản, quyết định xử lý vi phạm phải được lập và lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Điều 85. Trách nhiệm, quy trình xử lý đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ của doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Quy trình xử lý như sau:
a) Ngăn chặn hành vi vi phạm; tạm giữ đối tượng vi phạm;
b) Kiểm tra, lục soát, thu giữ tang vật, chứng cứ;
c) Đưa người, tang vật vi phạm về nơi quy định để giải quyết, xử lý vi phạm;
d) Thông báo ngay vụ việc cho Cảng vụ hàng không, cơ quan công an (nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự) và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Bảo vệ hiện trường nếu xét thấy cần thiết;
e) Lập hồ sơ ban đầu (Biên bản vi phạm, Biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này) và bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, hãng hàng không và lực lượng bảo vệ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác chịu trách nhiệm xử lý ban đầu đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy ra tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không, sân bay do mình quản lý; quy trình xử lý theo quy định tại các điểm a, b, c và đ của khoản 1 Điều này; lập hồ sơ ban đầu (Biên bản vi phạm, Biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này), bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan chức năng tại địa phương và phối hợp xử lý tiếp theo đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
5. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cử người trực tiếp đến ngay địa điểm đang giải quyết vi phạm ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để giám sát việc xử lý ban đầu, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, thẩm quyền giải quyết vụ việc và quyết định việc xử lý tiếp theo như sau:
a) Trường hợp vi phạm xét thấy chưa tới mức xử phạt hành chính thì tiếp nhận vụ việc và có văn bản yêu cầu cơ quan có người vi phạm xem xét xử lý kỷ luật đối với người vi phạm và thông báo kết quả xử lý cho Cảng vụ hàng không biết;
b) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thì Cảng vụ hàng không nhận bàn giao và tiến hành các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho người, cơ quan có thẩm quyền;
c) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan công an, vi phạm có dấu hiệu hình sự thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ bàn giao cho cơ quan công an để cơ quan công an xử lý, điều tra. Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan công an trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
d) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý; Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ việc trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
đ) Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì Giám đốc Cảng vụ hàng không phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt để quyết định theo quy định của pháp luật.
6. Khi bàn giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không, Công an, Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này và phối hợp thực hiện các biện pháp dẫn giải, giữ người, phương tiện, tang vật vi phạm khi được yêu cầu.
7. Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác phải trang bị cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của đơn vị mình máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
8. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải trang bị máy điện thoại có chức năng hiển thị, lưu số gọi đến, gọi đi và ghi âm với thời gian tối thiểu 03 giờ đồng hồ cho các số điện thoại trực ban, trực khẩn nguy, đường dây nóng, giải đáp thông tin cho hành khách. Các đơn vị phải sử dụng dịch vụ thông báo nhanh số máy gọi đi, gọi đến các số máy điện thoại của đơn vị để kịp thời tra cứu khi nhận được thông tin đe dọa qua điện thoại; thiết lập hòm thư tiếp nhận các thông tin về các vụ việc vi phạm, các hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Điều 86. Giảng bình, rút kinh nghiệm vụ việc vi phạm
1. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót:
a) Căn cứ tính chất, mức độ của từng vụ việc vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không quyết định giao cho cơ quan, đơn vị thích hợp chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp cơ sở hoặc Cảng vụ hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cảng vụ hàng không hoặc đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình;
b) Đơn vị chủ quản cơ sở nằm ngoài cảng hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình đối với vụ việc vi phạm xảy ra tại cơ sở của mình;
c) Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cục đối với vụ việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp hoặc theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.
2. Thời gian tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình phải được tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất không quá 05 ngày làm việc đối với cấp cơ sở, 07 ngày làm việc đối với cấp Cảng vụ và 10 ngày làm việc đối với cấp Cục kể từ ngày xảy ra vi phạm.
3. Nội dung rút kinh nghiệm, giảng bình tối thiểu phải bao gồm:
a) Biện pháp, quy trình xử lý của đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình xử lý vụ việc vi phạm: đúng, sai, nguyên nhân;
b) Công tác phối hợp xử lý vụ việc vi phạm của đơn vị, cá nhân liên quan: đúng, sai, nguyên nhân;
c) Những bất cập trong các quy định của pháp luật, Chương trình, Quy chế an ninh hàng không, quy định và các văn bản có liên quan cần phải được bổ sung, sửa đổi;
d) Những sơ hở, thiếu sót của từng đơn vị, cá nhân liên quan, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
MỤC 2. ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Việc đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng thực hiện theo các quy định của pháp luật và tuân thủ phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Khi nhận được thông tin về một hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu liên quan có trách nhiệm phân tích, đánh giá sơ bộ về tính chất của thông tin để xem xét triển khai phương án khẩn nguy thích hợp; báo cáo ngay thông tin, kết quả đánh giá và kiến nghị biện pháp đối phó bằng cách thức phù hợp về Cục Hàng không Việt Nam. Huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị mình tổ chức đối phó ban đầu theo quy định; trường hợp cần thiết, Cục Hàng không Việt Nam trực tiếp chỉ đạo các lực lượng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy ban đầu.
3. Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người. Đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan ưu tiên trợ giúp tối đa để bảo đảm an toàn cho tàu bay trong vùng trời của Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4. Sau khi kết thúc việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo đưa cảng hàng không, sân bay trở lại hoạt động bình thường; bố trí cho hành khách tiếp tục hành trình trong thời gian sớm nhất có thể.
1. Kế hoạch khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp của cảng hàng không, sân bay do người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải phù hợp với Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
2. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng Kế hoạch khẩn nguy của cơ sở bảo đảm hoạt động bay; doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải xây dựng Kế hoạch ứng phó không lưu trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kế hoạch khẩn nguy, Kế hoạch ứng phó không lưu phải phù hợp với Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
3. Kế hoạch khẩn nguy, Kế hoạch ứng phó không lưu đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp được quản lý theo chế độ mật.
4. Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia chủ trì phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn xây dựng và thực hiện các Kế hoạch khẩn nguy, Kế hoạch ứng phó không lưu.
Điều 89. Quản lý thông tin và họp báo
Việc cung cấp thông tin, phát ngôn và họp báo liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp và công tác đối phó thực hiện theo Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Điều 90. Chế độ báo cáo về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị chủ quản của khu vực hạn chế ngoài cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm báo cáo ban đầu bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo 02 lần trên 01 ngày trong thời gian đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo sơ bộ trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc việc đối phó.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản trong trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được báo cáo của đơn vị về công tác đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Điều 91. Thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho ICAO
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo những thông tin về tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh trong lãnh thổ Việt Nam cho nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan trong thời gian sớm nhất có thể.
Thông tin bao gồm: loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, đường bay, số lượng hành khách, tổ bay trên chuyến bay và những yêu cầu đề nghị các quốc gia liên quan trợ giúp. Thông báo được gửi tới các địa chỉ sau qua đường fax:
a) Quốc gia nơi tàu bay đăng ký;
b) Quốc gia của nhà khai thác tàu bay;
c) Quốc gia có các công dân bị chết, bị thương hoặc bị giữ do hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Quốc gia có công dân là hành khách trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
đ) ICAO.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ICAO về các hành vi can thiệp bất hợp pháp như sau:
a) Báo cáo sơ bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra;
b) Báo cáo chính thức theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 60 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra.
Điều 92. Diễn tập đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài ngành hàng không tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành tối thiểu 03 năm một lần tại 01 cảng hàng không hoặc 01 cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập cấp cơ sở tại mỗi cảng hàng không, mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tối thiểu 02 năm 01 lần.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể được mời tham quan diễn tập đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch tổ chức diễn tập cấp ngành.
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không
- Điều 5. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 6. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam
- Điều 8. Thủ tục phê duyệt Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 11. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 12. Thẩm quyền cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 15. Nội dung của giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 16. Đối tượng, điều kiện, phạm vi cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
- Điều 17. Kiểm tra án tích đối với đối tượng được cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn
- Điều 18. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng và cấp lại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 19. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 20. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 21. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 22. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 23. Thủ tục cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không
- Điều 24. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 25. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 27. Thủ tục cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 28. Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn
- Điều 29. Thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn cho lực lượng công an và hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế
- Điều 30. Quản lý, lưu trữ hồ sơ thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 31. Thẩm định và giải trình trong việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
- Điều 32. Đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp và quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay
- Điều 33. Quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 34. Thiết lập khu vực hạn chế
- Điều 35. Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế
- Điều 36. Quy định về việc mang vật phẩm nguy hiểm vào khu vực hạn chế
- Điều 37. Điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế
- Điều 38. Giám sát an ninh, tuần tra, canh gác tại khu vực hạn chế
- Điều 39. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay
- Điều 40. Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
- Điều 41. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
- Điều 42. Bảo đảm an ninh khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 43. Niêm phong an ninh
- Điều 44. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
- Điều 46. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay
- Điều 47. Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi
- Điều 48. Giám sát an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi
- Điều 49. Vận chuyển đồng bộ hành khách và hành lý
- Điều 50. Lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận
- Điều 51. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự
- Điều 52. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ
- Điều 53. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển trên tàu bay tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 54. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không
- Điều 55. Kiểm tra an ninh hàng không đối với vật phẩm đặc biệt
- Điều 56. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn
- Điều 57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay
- Điều 58. Bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 59. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
- Điều 60. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
- Điều 61. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi
- Điều 62. Quy trình xử lý hành khách gây rối
- Điều 63. Từ chối, cấm vận chuyển vì lý do an ninh; kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách
- Điều 64. Tái kiểm tra an ninh hàng không
- Điều 65. Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi
- Điều 66. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vực cách ly
- Điều 67. Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay
- Điều 68. Kiểm tra an ninh hàng không, lục soát an ninh tàu bay
- Điều 69. Bảo vệ buồng lái
- Điều 70. Bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay
- Điều 71. Vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
- Điều 72. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ và các vật phẩm nguy hiểm khác trên tàu bay
- Điều 73. Thủ tục, trình tự tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ
- Điều 74. Mang chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) theo người và hành lý xách tay đối với chuyến bay quốc tế
- Điều 75. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung
- Điều 76. Kiểm tra, giám sát an ninh người, đồ vật đưa lên chuyến bay hoạt động hàng không chung
- Điều 77. Thu thập thông tin về nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không
- Điều 78. Phạm vi áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 79. Các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
- Điều 80. Nguyên tắc sử dụng, cung cấp thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa
- Điều 81. Bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không
- Điều 82. Nguyên tắc thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không
- Điều 83. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát an ninh nội bộ
- Điều 84. Nguyên tắc xử lý vi phạm
- Điều 85. Trách nhiệm, quy trình xử lý đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không
- Điều 86. Giảng bình, rút kinh nghiệm vụ việc vi phạm
- Điều 87. Quy định chung
- Điều 88. Kế hoạch khẩn nguy
- Điều 89. Quản lý thông tin và họp báo
- Điều 90. Chế độ báo cáo về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 91. Thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho ICAO
- Điều 92. Diễn tập đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 93. Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
- Điều 94. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng và tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 95. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung
- Điều 96. Cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 97. Đánh giá chất lượng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 98. Yêu cầu an ninh đối với việc thiết kế, xây dựng cảng hàng không, sân bay, công trình hàng không
- Điều 99. Các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 100. Thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 101. Quy định về khai thác, bảo trì thiết bị, phương tiện an ninh hàng không
- Điều 102. Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
- Điều 103. Hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không
- Điều 104. Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không
- Điều 105. Thử nghiệm an ninh hàng không
- Điều 106. Khắc phục sơ hở, thiếu sót qua kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra
- Điều 107. Quy định về Giám sát viên an ninh hàng không, Giám sát viên an ninh nội bộ và người được cấp Thẻ, Giấy phép của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
- Điều 108. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không
- Điều 109. Quản lý rủi ro về an ninh hàng không
- Điều 110. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 111. Trách nhiệm phối hợp của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 112. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không
- Điều 113. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 114. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 115. Trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay
- Điều 116. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 117. Kinh phí bảo đảm an ninh hàng không