Mục 3 Chương 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
MỤC 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CHÌA KHÓA KHO TIỀN, KÉT SẮT
Điều 27. Chìa khóa kho tiền, két sắt
Mỗi ổ khóa cửa kho tiền, cửa gian kho, két sắt phải có đủ và đúng hai chìa, một chìa sử dụng hàng ngày và một chìa dự phòng. Chìa khóa của ổ khóa số là một tổ hợp gồm mã số và chìa khóa định vị (nếu có).
1. Từng thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền phải bảo quản an toàn chìa khóa sử dụng hàng ngày trong két sắt riêng đặt tại nơi làm việc trong trụ sở cơ quan.
Điều 29. Bảo quản chìa khóa gian kho, két sắt
1. Chìa khóa sử dụng hàng ngày của các két sắt (nếu có) của gian kho nào thì được để trong một hộp sắt nhỏ bảo quản ở một trong những két sắt đặt tại gian kho đó.
2. Chìa khóa sử dụng hàng ngày của gian kho, két sắt bảo quản hộp chìa khóa quy định tại Khoản 1 Điều này, chìa khóa đang dùng của két sắt bảo quản tài sản tại quầy giao dịch được bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.
Điều 30. Bàn giao chìa khóa cửa kho tiền
1. Mỗi lần bàn giao chìa khóa cửa kho tiền, người giao và người nhận trực tiếp giao nhận chìa khóa và ký nhận vào sổ bàn giao chìa khóa kho tiền. Đối với khóa mã số, khi bàn giao chìa khóa cửa kho tiền, cả ba thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền phải có mặt để mở cửa kho tiền. Người giao xóa mã số, giao chìa khóa định vị; người nhận phải đổi mã số.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trong hệ thống việc bàn giao chìa khóa cửa kho tiền trong trường hợp sử dụng các loại khóa mã số đặc biệt.
Điều 31. Niêm phong và gửi chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền
1. Việc niêm phong chìa khóa dự phòng cửa kho tiền được các thành viên giữ chìa khóa và cán bộ kiểm soát chứng kiến, lập biên bản, cùng ký tên trên niêm phong. Các mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên quy định tại
2. Kho tiền Trung ương gửi chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gần nhất. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi chìa khóa dự phòng vào kho tiền Trung ương trên địa bàn - (nếu có) hay kho tiền Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.
3. Hộp bảo quản chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền có 2 ổ khóa, Giám đốc và thủ kho tiền mỗi người quản lý một ổ; chìa khóa hộp này được bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.
Điều 32. Quản lý chìa khóa dự phòng khóa cửa gian kho, két sắt
Chìa khóa dự phòng cửa gian kho, két sắt được làm thủ tục niêm phong như đối với chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền và bảo quản tại két sắt của Giám đốc.
Điều 33. Mở hộp chìa khóa dự phòng
1. Các trường hợp mở hộp chìa khóa dự phòng:
a) Khi mất chìa khóa đang dùng hàng ngày hoặc cần phải mở cửa kho trong trường hợp khẩn cấp quy định tại
b) Lưu giữ thêm các chìa khóa dự phòng của các ổ khóa mới, thay mã số khác hoặc các trường hợp thay đổi người quản lý, giữ chìa khóa;
c) Rút các chìa khóa dự phòng của các ổ khóa đã được thay mới;
d) Kiểm tra, kiểm kê chìa khóa dự phòng theo lệnh bằng văn bản của Giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền.
2. Khi mở hộp chìa khóa dự phòng của khóa cửa kho tiền phải có sự chứng kiến của Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền, cán bộ kiểm soát; Giám đốc chỉ định 1 trong 3 thành viên giữ chìa khóa kho tiền mở hộp chìa khóa dự phòng. Trường hợp khẩn cấp phải mở hộp chìa khóa dự phòng mà người giữ chìa khóa vắng mặt thì Giám đốc chỉ định người được ủy quyền của người đó chứng kiến việc mở hộp chìa khóa dự phòng.
Mỗi lần mở hộp chìa khóa dự phòng quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này phải có văn bản được Giám đốc chấp thuận.
Điều 34. Sửa chữa thay thế khóa cửa kho tiền
Nghiêm cấm làm thêm hoặc sao chụp chìa khóa cửa kho tiền, két sắt. Trường hợp ổ khóa hoặc chìa khóa cửa kho tiền bị hỏng, cần sửa chữa, thay thế phải có văn bản được Giám đốc chấp nhận, Giám đốc chịu trách nhiệm khi quyết định chọn đối tác (thợ) sửa chữa, thay thế khóa cửa kho tiền, két sắt. Khi thực hiện thay thế, sửa chữa khóa cửa kho tiền phải có sự chứng kiến của người giữ chìa khóa hoặc người được ủy quyền.
Điều 35. Trách nhiệm của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng chìa khóa kho tiền, két sắt
Bảo đảm an toàn bí mật chìa khóa được giao, không làm thất lạc, mất mát, hư hỏng. Tuyệt đối không cho người khác xem, cầm, cất giữ hộ.
Điều 36. Trách nhiệm bảo mật chìa khóa cửa kho tiền
Không để xảy ra tình trạng lần lượt các chìa của các ổ khóa cửa kho tiền giao vào tay một người. Nếu xảy ra tình trạng này, coi như tất cả các ổ khóa cửa kho tiền đã bị lộ bí mật, bị mất chìa thì Giám đốc phải cho thay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới theo quy định tại
Điều 37. Xử lý khi làm mất, lộ bí mật chìa khóa kho tiền, két sắt
1. Các chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt không bảo quản theo đúng quy định tại Thông tư này được coi là đã bị lộ bí mật. Khi bị lộ bí mật chìa khóa phải thay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới.
2. Trường hợp chìa khóa cửa kho tiền đang dùng hàng ngày bị mất, người làm mất chìa khóa phải báo cáo ngay với Giám đốc và báo cáo ngân hàng cấp trên theo hệ thống dọc (nếu có) bằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân, thời gian và địa điểm mất chìa khóa. Đối với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, nếu chìa khóa cửa kho tiền bị mất thì Giám đốc còn phải báo ngay với cơ quan công an cùng cấp; sau đó lập biên bản về việc mất chìa khóa và làm thủ tục xin lấy hộp chìa khóa dự phòng để sử dụng. Việc thay khóa mới phải thực hiện kịp thời trong thời gian không quá 36 giờ; trong thời gian này, phải tăng cường các biện pháp bảo vệ bảo đảm tuyệt đối an toàn tài sản.
Người làm lộ, làm mất chìa khóa phải kiểm điểm nghiêm túc và phải bồi thường chi phí thay ổ khóa mới; phải chịu kỷ luật hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Xử lý cửa kho tiền trong trường hợp khẩn cấp
Trường hợp khẩn cấp, nếu thiếu một hay hai người giữ chìa khóa cửa kho tiền thì Giám đốc cho phép sử dụng chìa khóa dự phòng hoặc Giám đốc quyết định cho phá kho để cứu tài sản và báo cáo ngân hàng cấp trên theo hệ thống dọc (nếu có) kịp thời.
Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 01/2014/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/01/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 123 đến số 124
- Ngày hiệu lực: 20/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Đóng gói tiền mặt
- Điều 5. Niêm phong tiền mặt
- Điều 6. Đóng gói, niêm phong tài sản quý, giấy tờ có giá
- Điều 7. Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá
- Điều 8. Bảng kê các loại tiền thu (hoặc chi)
- Điều 9. Kiểm đếm tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá
- Điều 10. Thu, chi tiền mặt với khách hàng
- Điều 11. Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng
- Điều 12. Kiểm đếm tiền mặt giao nhận trong ngành Ngân hàng
- Điều 13. Giao nhận ngoại tệ, giấy tờ có giá
- Điều 14. Giao nhận tiền mặt với Kho bạc Nhà nước, đơn vị làm dịch vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng
- Điều 15. Sắp xếp, bảo quản tài sản tại quầy giao dịch và trong kho tiền
- Điều 16. Bảo quản tài sản khi thực hiện các dịch vụ ngân quỹ khác
- Điều 17. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc
- Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng phòng Kế toán
- Điều 19. Trách nhiệm của Thủ kho tiền
- Điều 20. Trách nhiệm của Thủ quỹ
- Điều 21. Trách nhiệm của Trưởng kho tiền Trung ương, Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch, Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
- Điều 22. Trách nhiệm của kiểm ngân
- Điều 23. Nhiệm vụ của nhân viên an toàn kho tiền
- Điều 24. Tiêu chuẩn chức danh thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân
- Điều 25. Các trường hợp không được bố trí làm cán bộ quản lý kho quỹ ngân hàng
- Điều 26. Quy định ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và kho tiền
- Điều 27. Chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 28. Bảo quản chìa khóa cửa kho tiền
- Điều 29. Bảo quản chìa khóa gian kho, két sắt
- Điều 30. Bàn giao chìa khóa cửa kho tiền
- Điều 31. Niêm phong và gửi chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền
- Điều 32. Quản lý chìa khóa dự phòng khóa cửa gian kho, két sắt
- Điều 33. Mở hộp chìa khóa dự phòng
- Điều 34. Sửa chữa thay thế khóa cửa kho tiền
- Điều 35. Trách nhiệm của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 36. Trách nhiệm bảo mật chìa khóa cửa kho tiền
- Điều 37. Xử lý khi làm mất, lộ bí mật chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 38. Xử lý cửa kho tiền trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 39. Đối tượng được vào kho tiền
- Điều 40. Các trường hợp được vào kho tiền
- Điều 41. Quy định vào, ra kho tiền
- Điều 42. Kiểm tra trước khi vào, ra kho tiền
- Điều 43. Nội quy kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt
- Điều 44. Về làm việc ngoài giờ tại trụ sở kiêm kho tiền
- Điều 45. Canh gác, bảo vệ kho tiền
- Điều 46. Trách nhiệm của bảo vệ
- Điều 47. Quy trình vận chuyển
- Điều 48. Trách nhiệm tổ chức vận chuyển
- Điều 49. Giấy ủy quyền vận chuyển
- Điều 50. Phương tiện vận chuyển
- Điều 51. Đảm bảo bí mật thông tin vận chuyển
- Điều 52. Đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển
- Điều 53. Phối hợp bảo vệ trên tuyến đường vận chuyển
- Điều 54. Tổ chức tiếp nhận
- Điều 55. Lực lượng tham gia vận chuyển và trách nhiệm của người áp tải
- Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển
- Điều 57. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện
- Điều 58. Sổ sách theo dõi vận chuyển
- Điều 59. Định kỳ kiểm tra, kiểm kê
- Điều 60. Phương pháp kiểm kê
- Điều 61. Bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
- Điều 62. Hội đồng kiểm kê, Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền
- Điều 63. Hội đồng kiểm kê, Hội đồng kiểm đếm, phân loại tiền kho tiền Trung ương
- Điều 64. Xử lý thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kiểm đếm, đóng gói
- Điều 65. Xử lý các trường hợp thừa hoặc thiếu tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bảo quản trong kho tiền, quầy giao dịch, trên đường vận chuyển
- Điều 66. Xử lý thiếu mất tiền do sơ suất trong nghiệp vụ
- Điều 67. Xử lý trường hợp thiếu mất tiền do nguyên nhân chủ quan