Điều 38 Thông tư 01/2012/TT-BGTVT quy định về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 38. Độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm
1. Kiểm tra độ kín:
a) Phải kiểm tra độ kín của hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm theo đúng tiêu chuẩn dựa trên khuyến cáo của các nhà sản xuất và các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Các hệ thống đường ống tra nạp không có các hệ thống phát hiện rò rỉ
- Sáu tháng một lần, phải tiến hành kiểm tra độ kín ít nhất bằng một trong các hệ thống kiểm soát rò rỉ thích hợp;
- Hàng tháng, phải kiểm tra hệ thống ở áp suất vận hành khi không có bất kỳ hoạt động tra nạp nào và ghi lại áp suất sụt giảm (sau 2 giờ). Áp suất sụt giảm (phải dưới 10 psi) phải được so sánh với các kết quả kiểm tra trước đó. Bất kể sự tăng nào trong khi tụt áp suất mà nguyên nhân không phải là do thay đổi áp suất kiểm tra hay nhiệt độ nhiên liệu trong đường ống đều có nghĩa là hệ thống đã bị rò hoặc có van chặn bị lỗi. Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại.
2. Thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm:
a) Tất cả các đoạn ống ngầm và hệ thống tra nạp bằng đường ống không được trang bị hệ thống phát hiện rò rỉ phải được thử áp định kỳ hàng năm ở áp suất vận hành lớn nhất để đảm bảo độ kín của hệ thống;
b) Áp suất vận hành lớn nhất là áp suất đẩy lớn nhất ở chiều cao lớn nhất của bể chứa;
c) Thử áp phải được thực hiện trong 8 giờ (xem API 570), nếu kết quả kiểm tra cho thấy không có sự sụt giảm áp suất đáng kể thì có thể giảm thời gian thử nghiệm xuống thấp nhất là 1 giờ;
d) Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có sự rò rỉ, phải thực hiện thử áp ở áp suất bằng 110% áp suất vận hành lớn nhất cho phép;
e) Nếu không thể xác định được giá trị áp suất vận hành lớn nhất cho phép thì phải thực hiện thử áp ở áp suất bằng 125% áp suất làm việc của hệ thống. Thử áp phải được thực hiện theo quy trình đã được chuẩn bị trước và đặc biệt chú ý là phải cô lập các van an toàn đường ống;
f) Tất cả các báo cáo kiểm tra phải ghi rõ cả nhiệt độ và áp suất theo thời gian trong suốt quá trình thử;
g) Đường ống trong lòng đất/ trên mặt đất ở các điểm mà ống bắt đầu đi xuống đất cũng phải được kiểm tra với tần suất tương đương với việc thử áp đường ống;
Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại.
Thông tư 01/2012/TT-BGTVT quy định về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 01/2012/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/01/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 171 đến số 172
- Ngày hiệu lực: 23/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt
- Điều 3. Điều kiện hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu hàng không
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 7. Yêu cầu khi thử nghiệm mẫu
- Điều 8. Phụ gia
- Điều 9. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Bể chứa và các thiết bị an toàn
- Điều 11. Hệ thống công nghệ kho
- Điều 12. Thiết bị lọc nhiên liệu
- Điều 13. Xe ô tô xi téc vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường bộ
- Điều 14. Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 15. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 16. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường sắt
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không nhập khẩu vào kho cảng đầu nguồn
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển nội địa bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 24. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng xe ôtô xi téc vào kho sân bay
- Điều 25. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt
- Điều 26. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu sau khi tiếp nhận
- Điều 29. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 30. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu/ xà lan
- Điều 31. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ôtô, xi téc đường sắt
- Điều 32. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 33. Xả hệ thống đường ống nạp ngầm
- Điều 34. Vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống các hố van
- Điều 35. Hệ thống ngắt khẩn cấp
- Điều 36. Cảnh báo an toàn ở nắp các hố van
- Điều 37. Bảo vệ Ca-tôt
- Điều 38. Độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm
- Điều 39. Thiết bị giảm chấn/ van điều áp
- Điều 40. Van xả khí ở các vị trí cao của đường ống
- Điều 41. Các buồng van của đường ống
- Điều 42. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 43. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 44. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 45. Tra nạp hoặc hút nhiên liệu khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay
- Điều 46. Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động
- Điều 47. Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động
- Điều 48. Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động
- Điều 49. Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động
- Điều 50. Tra nạp nhiên liệu trong nhà để tàu bay (hangar)
- Điều 51. Tra nạp khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 52. Cảnh báo bom trên tàu bay đã được nạp nhiên liệu
- Điều 53. Hút nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay