Mục 1 Chương 5 Thông tư 01/2012/TT-BGTVT quy định về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
MỤC 1. HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO, AN TOÀN, AN NINH KHO NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG
1. Nhà cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không phải xây dựng phương án và tổ chức huấn luyện hàng năm hoặc định kỳ cho toàn thể cán bộ, nhân viên xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra:
a) Xử lý sự cố rò rỉ, tràn nhiên liệu;
b) Xử lý sự cố hỏng các phương tiện kỹ thuật trong quá trình làm việc;
c) Chữa các đám cháy xảy ra trong kho và khu vực lân cận kho;
d) Xử lý sự cố tai nạn lao động.
2. Phương án huấn luyện phải cụ thể, sát với thực tế công việc hàng ngày; phân công rõ ràng nhiệm vụ và hành động của từng bộ phận, cá nhân trong dây chuyền sản xuất. Sau mỗi đợt huấn luyện tổ chức rút kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh phương án để sẵn sàng xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
a) Huấn luyện chữa cháy
Hàng năm phải tổ chức huấn luyện cho người lao động về sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy cố định của kho (nếu có) để chữa cháy; tổ chức diễn tập chữa cháy theo từng tình huống giả định với sự tham gia của các bộ phận, cá nhân trong dây chuyền sản xuất (lực lượng chữa cháy tại chỗ) và lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn, lực lượng chữa cháy sân bay và các đơn vị lân cận khác.
b) Huấn luyện xử lý các sự cố khác
- Sự cố tràn nhiên liệu: Huấn luyện người lao động sử dụng các phương tiện tại chỗ để ngăn chặn, cô lập, thu gọm kịp thời nhiên liệu bị tràn, phòng ngừa cháy nổ và sơ tán cấp cứu người lao động bị tai nạn khi có xảy ra tràn nhiên liệu. Nếu nhiên liệu bị tràn với số lượng lớn phải thông báo kịp thời cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay và chính quyền địa phương để phối hợp xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản, tác động tới môi trường;
- Huấn luyện người lao động xử lý các tình huống uy hiếp an toàn có thể xảy ra khi có sự cố rò rỉ nhiên liệu trên hệ thống công nghệ, bể chứa, từ các phương tiện vận chuyển và tra nạp nhiên liệu.
- Huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động.
Phải lập báo cáo và lưu hồ sơ huấn luyện tại đơn vị thời gian tối thiểu là 3 năm.
Điều 55. Các yêu cầu về an toàn
1. An toàn về điện, hệ thống chống sét
a) Phải kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật các trang thiết bị công nghệ, thiết bị điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất; kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất các hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện, hệ thống chống sét. Điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện và điện trở tiếp đất hệ thống chống sét phải tuân theo quy định hiện hành. Nếu phát hiện có biểu hiện không bình thường phải khắc phục ngay.
b) Kho nhiên liệu hàng không phải được trang bị hệ thống ngắt khẩn cấp; các cảnh báo an toàn khi làm việc phải được vẽ và bố trí ở vị trí nổi bật.
2. An toàn lao động
a) Người lao động phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm nhiệm công việc; trang bị đầy đủ dụng cụ và bảo hộ lao động thích hợp.
b) Phải có kế hoạch khám sức khỏe theo định kỳ và chữa bệnh cho người lao động.
3. An toàn phòng chống cháy, nổ
a) Kho nhiên liệu hàng không phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy cố định/ bán cố định, nước chữa cháy và làm mát theo quy định hiện hành của nhà nước về chữa cháy kho xăng dầu.
b) Kho nhiên liệu hàng không phải có sơ đồ tại nơi dễ quan sát vị trí bố trí các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống và tín hiệu báo cháy, các số điện thoại trực tuyến gọi chữa cháy và thông báo các tình huống khẩn cấp khác để mọi người có thể sử dụng khi sự cố xảy ra.
c) Kho nhiên liệu hàng không phải có nội quy phòng cháy, chữa cháy; nội quy phòng cháy, chữa cháy phải được để ở vị trí dễ quan sát tại từng khu vực làm việc,
d) Kho nhiên liệu hàng không phải xây dựng phương án chữa cháy và phải được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC phê duyệt theo phân cấp và thực tập huấn luyện nghiệp vụ định kỳ một năm một lần theo phương án đã được phê duyệt.
e) Trong kho nhiên liệu hàng không, tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng các vật có thể tạo nguồn lửa như diêm, bật lửa …, không đi giày có đóng cá sắt, không sử dụng điện thoại di động không được chứng nhận an toàn cho kho xăng dầu. Các loại điện thoại di động thông thường chỉ được sử dụng ở khu vực văn phòng, trong các nhà và khu vực an toàn về cháy nổ.
f) Không sử dụng lửa trần hoặc làm các công việc có phát sinh tia lửa trong kho nhiên liệu hàng không. Trong trường hợp cần sửa chữa phải có phương án đảm bảo an toàn PCCC được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phải có người và phương tiện chữa cháy trực thường xuyên để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra.
g) Thực hiện kiểm tra hàng ngày vệ sinh PCCC kho; Kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo quy định của nhà nước. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản.
h) Kho nhiên liệu hàng không phải có báo cáo đánh giá rủi ro và lập kế hoạch Ứng cứu khẩn cấp có các kịch bản sự cố cụ thể và tổ chức huấn luyện diễn tập định kỳ theo các tình huống đó.
4. Kho nhiên liệu hàng không phải được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC cấp giấy chứng nhận theo phân cấp, chứng nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC.
1. Người quản lý kho nhiên liệu hàng không có trách nhiệm bảo đảm việc bố trí phù hợp các trang thiết bị để bảo vệ nhân sự, tài sản và hoạt động của thiết bị.
2. Kho nhiên liệu hàng không phải được bảo vệ để tránh sự xâm nhập của người lạ. Hệ thống hàng rào phải theo tiêu chuẩn hàng rào an ninh hàng không để đề phòng mất trộm nhiên liệu, trang thiết bị, pha trộn tạp chất vào nhiên liệu và sử dụng các thiết bị để làm các việc bất hợp pháp.
3. Các xe không có người lái phải rút chìa khóa. Phải tiến hành đánh giá công tác bảo đảm an ninh bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ, kiểm tra hàng rào bảo vệ, hệ thống cảnh báo và tình trạng khóa của các van.
Thông tư 01/2012/TT-BGTVT quy định về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 01/2012/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/01/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 171 đến số 172
- Ngày hiệu lực: 23/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt
- Điều 3. Điều kiện hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu hàng không
- Điều 4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu hàng không
- Điều 5. Thử nghiệm mẫu nhiên liệu hàng không
- Điều 6. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhiên liệu hàng không
- Điều 7. Yêu cầu khi thử nghiệm mẫu
- Điều 8. Phụ gia
- Điều 9. Thiết kế, xây dựng, cải tạo kho nhiên liệu hàng không
- Điều 10. Bể chứa và các thiết bị an toàn
- Điều 11. Hệ thống công nghệ kho
- Điều 12. Thiết bị lọc nhiên liệu
- Điều 13. Xe ô tô xi téc vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường bộ
- Điều 14. Tàu, xà lan vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 15. Đường ống vận chuyển nhiên liệu hàng không
- Điều 16. Phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không bằng đường sắt
- Điều 17. Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
- Điều 18. Xe tra nạp nhiên liệu
- Điều 19. Xe truyền tiếp nhiên liệu
- Điều 20. Quy định chung khi tiếp nhận nhiên liệu hàng không
- Điều 21. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không nhập khẩu vào kho cảng đầu nguồn
- Điều 22. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển nội địa bằng đường biển, đường thủy nội địa
- Điều 23. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng đường ống
- Điều 24. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không vận chuyển bằng xe ôtô xi téc vào kho sân bay
- Điều 25. Tiếp nhận nhiên liệu hàng không từ xi téc đường sắt
- Điều 26. Kiểm soát chất lượng nhiên liệu sau khi tiếp nhận
- Điều 29. Quy định chung đối với nhiên liệu hàng không trong cấp phát và vận chuyển
- Điều 30. Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu/ xà lan
- Điều 31. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xi téc ôtô, xi téc đường sắt
- Điều 32. Cấp phát nhiên liệu hàng không cho xe tra nạp
- Điều 33. Xả hệ thống đường ống nạp ngầm
- Điều 34. Vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống các hố van
- Điều 35. Hệ thống ngắt khẩn cấp
- Điều 36. Cảnh báo an toàn ở nắp các hố van
- Điều 37. Bảo vệ Ca-tôt
- Điều 38. Độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm
- Điều 39. Thiết bị giảm chấn/ van điều áp
- Điều 40. Van xả khí ở các vị trí cao của đường ống
- Điều 41. Các buồng van của đường ống
- Điều 42. Trách nhiệm của các bên liên quan đến tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 43. Tra nạp nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 44. Tra nạp nhiên liệu hàng không cho các chuyến bay chuyên cơ
- Điều 45. Tra nạp hoặc hút nhiên liệu khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay
- Điều 46. Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động
- Điều 47. Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động
- Điều 48. Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động
- Điều 49. Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động
- Điều 50. Tra nạp nhiên liệu trong nhà để tàu bay (hangar)
- Điều 51. Tra nạp khi tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp
- Điều 52. Cảnh báo bom trên tàu bay đã được nạp nhiên liệu
- Điều 53. Hút nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu tàu bay