Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 982/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG 08 CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4 TRONG NỘI DUNG 1, TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 611/QĐ-UBDT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-UBDT ngày 09/10/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023;

Căn cứ Biên bản họp ngày 05/12/2023 của Hội đồng thẩm định cấp Bộ Đề cương 08 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Học viện Dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương 08 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Có đề cương kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Học viện Dân tộc và Thủ trưởng các vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Các TT, PCN UBDT;
- Lưu: VT, TCCB, HVDT(10).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Nông Thị Hà

 

DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH

(Danh sách bộ, ngành phát hành văn bản).

Stt

Các bộ, ngành

Ghi chú

I

Các bộ

1

Bộ Quốc phòng

 

2

Bộ Công an

 

3

Bộ Ngoại giao

 

4

Bộ Tư pháp

 

5

Bộ Tài chính

 

6

Bộ Công Thương

 

7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

10

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

12

Bộ Nội vụ

 

13

Bộ Khoa học và Công nghệ

 

14

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

15

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

16

Bộ Y tế

 

17

Bộ Giao thông vận tải

 

II

Cơ quan ngang bộ

1

Văn phòng Chính phủ

 

2

Thanh tra Chính phủ

 

3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

III

Cơ quan thuộc Chính phủ

1

Đài Truyền hình Việt Nam

 

2

Đài Tiếng nói Việt Nam

 

3

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

 

4

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

 

IV

Cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương

1

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

Danh sách gồm: 25 bộ, ngành./.

 

DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(Danh sách tỉnh, thành phố phát hành văn bản).

Stt

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ghi chú

1

An Giang

 

2

Bạc Liêu

 

3

Bắc Giang

 

4

Bắc Kạn

 

5

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

6

Bình Định

 

7

Bình Phước

 

8

Bình Thuận

 

9

Cao Bằng

 

10

Cà Mau

 

11

Cần Thơ

 

12

Đắk Lắk

 

13

Đắk Nông

 

14

Điện Biên

 

15

Đồng Nai

 

16

Gia Lai

 

17

Hà Giang

 

18

Hà Tĩnh

 

19

Hà Nội

 

20

Hậu Giang

 

21

Hòa Bình

 

22

Hồ Chí Minh

 

23

Khánh Hòa

 

24

Kiên Giang

 

25

Kon Tum

 

26

Lai Châu

 

27

Lào Cai

 

28

Lạng Sơn

 

29

Lâm Đồng

 

30

Long An

 

31

Nghệ An

 

32

Ninh Bình

 

33

Ninh Thuận

 

34

Phú Thọ

 

35

Phú Yên

 

36

Quảng Bình

 

37

Quảng Nam

 

38

Quảng Ngãi

 

39

Quảng Ninh

 

40

Quảng Trị

 

41

Sóc Trăng

 

42

Sơn La

 

43

Tây Ninh

 

44

Thanh Hóa

 

45

Thái Nguyên

 

46

Thừa Thiên - Huế

 

47

Trà Vinh

 

48

Tuyên Quang

 

49

Vĩnh Long

 

50

Vĩnh Phúc

 

51

Yên Bái

 

Danh sách gồm: 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

 

ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4 TRONG NỘI DUNG 1, TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành theo Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 20/12/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

 

DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG 4

STT

Tên chuyên đề

1

Kiến thức, kỹ năng vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

2

Giảm nghèo đa chiều bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3

Chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

4

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

5

Phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

6

Vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

7

Xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những bài học từ thực tiễn

8

Nhận diện và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

 

Chuyên đề 1

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên hiểu khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động, các nguyên tắc vận động cùng nội dung, phương thức vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc.

* Về kỹ năng

Học viên có kỹ năng xây dựng kế hoạch vận động trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương; kỹ năng tiếp cận, thuyết phục, khích lệ và tương tác với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dựa trên đặc điểm của nhóm đối tượng này; kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong công tác vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc.

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề chung

a) Khái niệm cơ bản

b) Cơ sở chính trị, pháp lý của công tác vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Vai trò của công tác vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

d) Các yếu tố tác động đến công tác vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

2. Nội dung, phương thức và nguyên tắc vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

a) Nội dung vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

b) Phương thức vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

c) Nguyên tắc vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

3. Kỹ năng vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

a) Kỹ năng xây dựng kế hoạch vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

b) Kỹ năng tiếp cận, thuyết phục, khích lệ và tương tác với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

c) Kỹ năng xử lý tình huống trong công tác vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thực hiện chính sách dân tộc

 

Chuyên đề 2

GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội dung, thực trạng và giải pháp giảm nghèo đa chiều bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.

* Về kỹ năng

Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác giảm nghèo đa chiều bền vững ở địa phương/đơn vị.

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề chung

a) Khái niệm cơ bản

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều

c) Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

2. Công tác giảm nghèo đa chiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo đa chiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Thực trạng giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Những vấn đề đặt ra trong việc giảm nghèo đa chiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3. Mục tiêu và giải pháp giảm nghèo đa chiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Đảm bảo quốc phòng - an ninh, và bảo vệ môi trường sinh thái

đ) Thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền

e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp

 

Chuyên đề 3

CHUYỂN ĐỔI SỐ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên có hiểu biết về chuyển đổi số và những tác động của chuyển đổi số tới các hoạt động kinh tế - xã hội. Nắm bắt các vấn đề và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn chuyển đổi số.

* Về kỹ năng

Vận dụng kiến thức đã học để triển khai các hoạt động chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ quan, địa phương nơi công tác.

II. NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung

a) Khái niệm

b) Mục tiêu chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Đặc điểm chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Những tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Tình hình chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Một số kết quả đạt được

b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

c) Bài học kinh nghiệm

3. Một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Giải pháp về nâng cao nhận thức số

b) Giải pháp về pháp lý, cơ chế, chính sách

c) Giải pháp về công nghệ số

d) Giải pháp nguồn nhân lực số

đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế

 

Chuyên đề 4

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nhận thức được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, đồng thời hiểu rõ những quyền lợi được thụ hưởng trong một số chính sách ưu đãi đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn hiện nay. Theo đó hình thành định hướng phát triển mô hình kinh tế tập thể dựa trên cơ sở tiềm năng nội sinh của từng địa phương.

* Về kỹ năng

Vận dụng cơ chế thực hiện, đối tượng thụ hưởng, hình thức áp dụng, tỷ lệ ngân sách (nguồn lực) được phân bổ trong thực hiện từng chính sách cụ thể. Qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi với thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2030.

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề chung

a) Khái niệm

b) Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đặc điểm văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam đối với phát triển chuỗi giá trị kinh tế tập thể hợp tác xã trong giai đoạn 2021-2025

c) Hội nhập quốc tế - cơ hội phát triển chuỗi giá trị kinh tế tập thể hợp tác xã trong giai đoạn 2021-2025 tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Quan điểm của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay

2. Thực trạng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Khái quát về kinh tế - xã hội trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

b) Khái quát về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ngành, lĩnh vực

c) Tình hình thực hiện chính sách trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3. Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn hiện nay

a) Định hướng chung

b) Định hướng cụ thể

c) Một số giải pháp phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn hiện nay

 

Chuyên đề 5

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những phương pháp, cách thức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

* Về kỹ năng

Hình thành các kỹ năng cơ bản, đặc thù khi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; Áp dụng chủ động, linh hoạt các phương pháp, cách thức đã học vào thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề chung

a) Khái niệm

b) Mục đích, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

2. Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Chủ trương, đường lối của Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

b) Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

3. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Những kết quả đạt được

b) Một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

4. Một số kỹ năng đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng)

b) Kỹ năng tổ chức hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật

c) Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh (phương tiện nghe, xem)

d) Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

đ) Kỹ năng truyền thông chính sách, pháp luật

e) Kỹ năng sử dụng mạng xã hội

g) Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ có sự tham gia của cộng đồng

h) Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

5. Điều kiện bảo đảm, nhiệm vụ, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tổ chức, nguồn nhân lực; kinh phí; cơ sở vật chất và phương tiện)

b) Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 

Chuyên đề 6

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững khái niệm người có uy tín, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến người có uy tín, sự ảnh hưởng của người có uy tín đối với cộng đồng, làng bản, vai trò của người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách dân tộc.

* Về kỹ năng

Vận dụng những kiến thức đã học vào việc tham mưu xây dựng chính sách đối với người có uy tín: lập danh mục, đề xuất bổ sung, công nhận, đưa ra khỏi danh sách người có uy tín; động viên khích lệ người có uy tín tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc.

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề chung

a) Khái niệm cơ bản

b) Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín

d) Chính sách đối với người có uy tín

2. Vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Vai trò của người có uy tín trong xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc.

b) Vai trò của người có uy tín trong công tác dân vận, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Vai trò của người có uy tín trong bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phát huy vai trò của chủ thể văn hóa

d) Vai trò của người có uy tín trong việc giữ gìn đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3. Một số vấn đề quản lý nhà nước liên quan đến người có uy tín hiện nay

a) Nâng cao số lượng, chất lượng người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển

b) Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho người có uy tín

c) Nâng cao vị trí, vai trò của người có uy tín trong thiết chế làng bản, trong xây dựng nông thôn mới, trong thực hiện hài hòa giữa luật tục và luật pháp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho người có uy tín

 

Chuyên đề 7

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, NHỮNG BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng; nắm được nội dung, tầm quan trọng cũng như những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hiểu được thực trạng và cách thức giải quyết nhằm nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.

* Về kỹ năng

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Quan điểm của đảng, chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi

a) Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

b) Những nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới

c) Tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

d) Những yếu tố tác động tới xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi hiện nay

a) Những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam hiện nay

b) Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam hiện nay

3. Định hướng và một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Định hướng

b) Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

 

Chuyên đề 8

NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI, VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên hiểu được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhận diện được một số tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật thường xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đánh giá được kết quả, tồn tại và xác định được giải pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Có kỹ năng nhận diện, tham mưu, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo vị trí việc làm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

II. NỘI DUNG

1. Nhận diện hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Các khái niệm liên quan

b) Nguyên nhân phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Một số tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Kết quả, tồn tại trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Một số kinh nghiệm trong tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Giải pháp phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003): Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/3/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2020): Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/3/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2021): Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2003): Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2003 về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008): Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Hoàng Quốc Bảo (2006): Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2020): Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

8. Bộ Chính trị (2022): Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp  tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

9. Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại và Nxb. Chính trị quốc gia (2022): Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới”.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017): Sổ tay xây dựng nông thôn mới: Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021): Cẩm nang chuyển đổi số (Tái bản có chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung), Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

12. Chính phủ (2013): Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

13. Chính phủ (2018): Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

14. Chính phủ (2020): Báo cáo số 472/BC-CP ngày 06/10/2020 về kết quả 06 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

15. Chính phủ (2020): Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

16. Chính phủ (2021): Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về thành lập và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

17. Chính phủ (2021): Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

18. Chính phủ (2023): Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1, 2): Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2022): Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021): Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh (Dành cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị): Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

22. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (2016): Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 07/2016.

23. Nguyễn Khắc Hải (2021): Chiến lược phòng ngừa tội phạm - lý luận và ứng dụng, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh Thùy (2020): Phòng ngừa các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 

25. Nguyễn Tất Viễn: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện các hình thức tiếp cận thông tin pháp luật của người dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam lần thứ ba (năm 2008).

26. Nguyễn Thị Trường Giang (2017): Báo chí - Truyền thông đa phương tiện, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Dững (2012): Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Xuân Yêm (2001): Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Lương Khắc Hiếu (2017): Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

30. Lương Ngọc Vĩnh (2014): Công tác vận động quần chúng, Đề tài khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

31. Lương Ngọc Vĩnh (2021): Giáo trình lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

32. Quốc hội (2012): Luật Hợp tác xã.

33. Quốc hội (2014) Nghị quyết 76/2014/QH13 về Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

34. Quốc hội (2012): Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

35. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2001): Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Thủ tướng Chính phủ (2011): Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

37. Thủ tướng Chính phủ (2011): Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

38. Thủ tướng Chính phủ (2013): Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

39. Thủ tướng Chính phủ (2015): Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 phê duyệt Đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020".

40. Thủ tướng Chính phủ (2015): Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 quy định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. 

41. Thủ tướng Chính phủ (2010): Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

42. Thủ tướng Chính phủ (2018): Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

43. Thủ tướng Chính phủ (2020): Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Ban hành “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030”.

44. Thủ tướng Chính phủ (2020): Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

45. Thủ tướng Chính phủ (2020): Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

46. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

47. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/03/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.

48. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 về phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025.

49. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

50. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ 2021 đến 2025.

51. Thủ tướng Chính phủ (2022): Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

52. Thủ tướng Chính phủ (2023): Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

53. Tô Lâm (2021): Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 

54. Ủy ban Dân tộc (2023): Quyết định số 330/QĐ-UBDT ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về phê duyệt Đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

55. Ủy ban Dân tộc (2023): Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2023.

56. Vũ Thế Công (2023): Vận động quần chúng và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại địa bàn dân tộc, tôn giáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 982/QĐ-UBDT năm 2023 về Đề cương 08 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 982/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/12/2023
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Nông Thị Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản