Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 349/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2018-2025” NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG NGÀY 26/6/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 985/QĐ-UBDT ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 cho Học viện Dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 216/QĐ-UBDT ngày 14/5/2020 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” năm 2020 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

(Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Học viện Dân tộc và Thủ trưởng các vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (để b/c);
- Các thứ trưởng, PCN UBDT (để biết);
- Học viện Dân tộc;
- Các vụ, đơn vị thuộc UBDT;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, TCCB, KHTC, HVDT (15b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Lê Sơn Hải

 

KẾ HOẠCH CHI TIẾT

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG NGÀY 26/6/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 349/QĐ-UBDT ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ giao cho các vụ, đơn vị tại Quyết định số 216/QĐ-UBDT ngày 14/5/2020 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các vụ, đơn vị đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng kế hoạch và tiến độ thời gian.

II. NHIỆM VỤ

A. NHIỆM VỤ DO VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ CHỦ TRÌ

1. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg để thực hiện trên phạm vi cả nước

- Xây dựng dự thảo Đề cương Kế hoạch: Quý II/2020.

- Xây dựng dự thảo Kế hoạch: Thời gian: Quý II, III/2020.

- Hội thảo góp ý vào dự thảo Kế hoạch (Lồng ghép vào Hội thảo đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg).

- Hoàn thiện dự thảo Kế hoạch và hồ sơ trình Lãnh đạo UBDT ký ban hành Kế hoạch: Quý IV/2020.

2. Xây dựng Quy chế bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

- Xây dựng dự thảo Đề cương Quy chế: Quý II/2020.

- Xây dựng dự thảo Quy chế: Quý II, III/2020.

- Hội thảo góp ý vào dự thảo Quy chế (Lồng ghép vào Hội thảo đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg).

- Hoàn thiện dự thảo Quy chế và hồ sơ trình Lãnh đạo UBDT ký ban hành văn bản: Quý IV/2020.

3. Xây dựng văn bản quy định kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm

- Xây dựng dự thảo Đề cương văn bản: Quý II/2020.

- Xây dựng dự thảo văn bản: Thời gian: Quý II, III/2020.

- Hội thảo góp ý vào dự thảo văn bản (Lồng ghép vào Hội thảo đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg).

- Hoàn thiện dự thảo văn bản và hồ sơ trình Lãnh đạo UBDT ký ban hành văn bản: Quý IV/2020.

4. Xây dựng văn bản quy định tiêu chuẩn cơ sở bồi dưỡng kiến thức dân tộc; Quy định tiêu chuẩn giảng viên bồi dưỡng kiến thức dân tộc

- Xây dựng dự thảo Đề cương văn bản: Quý II/2020.

- Xây dựng dự thảo văn bản: Quý II, III/2020.

- Hội thảo góp ý vào dự thảo văn bản (Lồng ghép vào Hội thảo đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg).

- Hoàn thiện dự thảo văn bản và hồ sơ trình Lãnh đạo UBDT ký ban hành văn bản: Quý IV/2020.

5. Hội thảo đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg và góp ý các dự thảo văn bản có liên quan

a) Nội dung

- Đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg:

+ Đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg .

+ Ý kiến của các Bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg .

- Góp ý dự thảo Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg và các dự thảo văn bản có liên quan:

+ Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg để thực hiện trên phạm vi cả nước.

+ Dự thảo Quy chế bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức.

+ Dự thảo văn bản quy định kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

+ Dự thảo văn bản quy định tiêu chuẩn cơ sở bồi dưỡng kiến thức dân tộc; quy định tiêu chuẩn giảng viên bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham luận: 15 bài báo cáo trình bày tại hội thảo và 15 báo cáo không trình bày tại hội thảo.

b) Thành phần: dự kiến 87 người

- Ủy ban Dân tộc: dự kiến 12 người, gồm:

+ Chủ trì: Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.

+ Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Đại diện lãnh đạo và chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính.

+ Đại diện lãnh đạo và bộ phận tham mưu nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số của Học viện Dân tộc.

+ Đại diện Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg (theo Quyết định số 244/QĐ-UBDT ngày 26/4/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT).

- Đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đại diện cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: dự kiến 75 người.

c) Thời gian, địa điểm

- Thời gian: 02 ngày (tháng 10/2020).

- Địa điểm: Tỉnh Khánh Hòa.

d) Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

6. Sơ kết 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg và phương hướng triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025

a) Nội dung

- Sơ kết 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 771/QĐ-TTg .

- Phương hướng nhiệm vụ công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg .

b) Thành phần: dự kiến 132 người, gồm:

- Chủ trì: Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.

- Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy ban Dân tộc.

- Lãnh đạo Học viện Dân tộc; đại diện lãnh đạo các phòng, khoa thuộc Học viện Dân tộc.

- Đại diện lãnh đạo và và chuyên viên các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.

- Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg (theo Quyết định số 244/QĐ-UBDT ngày 26/4/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT).

- Phóng viên Trung tâm Thông tin và Báo Dân tộc & Phát triển.

- Đại diện các bộ, ngành Trung ương.

- Đại diện cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Thời gian, địa điểm

- Thời gian: 01 ngày (tháng 12/2020).

- Địa điểm: Ủy ban Dân tộc.

7. Nâng cao năng lực quản lý công tác bồi dưỡng trong triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg đối với Bộ, ngành và địa phương

a) Biên soạn tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác bồi dưỡng trong triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg đối với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Thời gian tập huấn: 03 ngày.

- Dự kiến chuyên đề tập huấn: 06 chuyên đề, gồm:

+ Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

+ Chuyên đề 2: Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc

+ Chuyên đề 3: Hệ thống tổ chức bồi dưỡng; phân công trong tổ chức bồi dưỡng và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức dân tộc

+ Chuyên đề 4: Chế độ, chính sách

+ Chuyên đề 5: Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng kiến thức dân tộc

+ Chuyên đề 6: Báo cáo kết quả bồi dưỡng

- Biên soạn tài liệu:

+ Vụ Tổ chức cán bộ mời các chuyên gia biên soạn 6 chuyên đề tài liệu tập huấn, việc biên soạn đảm bảo theo đúng quy trình. Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức biên tập, góp ý, chỉnh sửa. Sau khi hoàn thiện, tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu tài liệu.

- Yêu cầu: Các chuyên đề đảm bảo được nội dung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề cơ bản, cấp bách của công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

- Thời gian thực hiện: Quý III/2020.

b) Tổ chức hội thảo góp ý vào dự thảo tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác bồi dưỡng trong triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg đối với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham luận: 10 báo cáo trình bày tại hội thảo và 10 báo cáo không trình bày tại hội thảo.

- Thành phần: dự kiến 60 người, gồm:

+ Chủ trì: Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc

+ Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy ban Dân tộc.

+ Lãnh đạo Học viện Dân tộc; đại diện lãnh đạo các phòng, khoa thuộc Học viện Dân tộc.

+ Đại diện lãnh đạo và chuyên viên các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.

+ Chuyên gia biên soạn tài liệu.

+ Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg (theo Quyết định số 244/QĐ-UBDT ngày 26/4/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT).

+ Đại biểu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thời gian: 01 ngày (quý III/2020).

- Địa điểm: Thành phố Hà Nội.

c) Đánh giá, nghiệm thu tài liệu tập huấn

+ Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm tham mưu Lãnh đạo Ủy ban thành lập Hội đồng nghiệm thu tài liệu tập huấn (dự kiến 9 người).

+ Thành phần Hội đồng nghiệm thu bao gồm Lãnh đạo Ủy ban, lãnh đạo các vụ, đơn vị; đại diện của Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các đơn vị có liên quan. Thành phần của Hội đồng nghiệm thu không trùng với thành phần của Tổ biên soạn.

+ Đại biểu tham dự: dự kiến 10 người, gồm: chuyên gia biên soạn tài liệu; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ; Lãnh đạo Học viện Dân tộc; Đại diện Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg (theo Quyết định số 244/QĐ-UBDT ngày 26/4/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT).

+ Thời gian: 01 ngày (quý IV/2020).

+ Địa điểm: Ủy ban Dân tộc.

- Hội đồng nghiệm thu tiến hành các bước nghiệm thu đề cương chi tiết và nội dung tài liệu theo các quy định hiện hành.

- Sau khi hoàn thành nghiệm thu tài liệu tập huấn, Vụ Tổ chức cán bộ lập hồ sơ trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt, xuất bản và phát hành tài liệu (Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để tiến hành biên soạn, xuất bản và phát hành tài liệu giấy, tài liệu điện tử).

d) Tổ chức tập huấn năm 2020

(1) Tổ chức 01 lớp tại thành phố Hà Nội

- Nội dung tập huấn: Nâng cao năng lực quản lý công tác bồi dưỡng trong triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg đối với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đối tượng tập huấn: Lãnh đạo và công chức Vụ Tổ chức cán bộ; Lãnh đạo Học viện Dân tộc; Trưởng Khoa, Phòng, Ban thuộc Học viện Dân tộc; Lãnh đạo và công chức các vụ, đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo cấp vụ, công thức theo dõi công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Viên chức quản lý thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo và chuyên viên Ban Dân tộc hoặc cơ quan được giao theo dõi công tác bồi dưỡng kiến kiến thức dân tộc thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viên chức quản lý thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Giảng viên, báo cáo viên: 06 người.

- Thời gian tập huấn: 03 ngày (Dự kiến tháng 10/2020).

- Số lượng: 50 học viên.

(2) Tổ chức 01 lớp tại thành phố Hồ Chí Minh

- Nội dung tập huấn: Nâng cao năng lực quản lý công tác bồi dưỡng trong triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg đối với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đối tượng tập huấn: Lãnh đạo và chuyên viên Ban Dân tộc hoặc cơ quan được giao theo dõi công tác bồi dưỡng kiến kiến thức dân tộc thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viên chức quản lý thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Giảng viên, báo cáo viên: 03 người.

- Ban tổ chức lớp: 03 người.

- Thời gian tập huấn: 03 ngày (Dự kiến tháng 10/2020).

- Số lượng: 50 học viên.

- Phương tiện đi lại: Máy bay, xe ôtô.

9. Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số của các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”.

b) Thời gian, đơn vị được kiểm tra

- Thời gian kiểm tra: 05 ngày/đơn vị (Dự kiến vào Quý III, IV/2020), đã gồm cả ngày đi và về.

- Đơn vị được kiểm tra: 6 đơn vị gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng; Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng, địa điểm do Bộ đội Biên phòng lựa chọn); Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc).

c) Thành phần đoàn kiểm tra: dự kiến 7 người, gồm:

- Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ.

- Đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách Dân tộc, Thanh tra Ủy ban, Vụ Địa phương II, Vụ Địa phương III và Học viện Dân tộc.

- Mời đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương: Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo Dục và Đào tạo (Ủy ban Dân tộc chi trả toàn bộ kinh phí đi lại, ăn, nghỉ cho đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương tham gia đoàn kiểm tra).

d) Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

10. Khen thưởng

a) Nội dung: Chi khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg trong giai đoạn 2018 - 2020 tại Hội nghị sơ kết 03 năm (Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc).

b) Đối tượng

- Tập thể: 05 tập thể.

- Cá nhân: 15 cá nhân.

B. NHIỆM VỤ DO HỌC VIỆN DÂN TỘC CHỦ TRÌ

1. Xây dựng quy chế quản lý, cấp phát chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức dân tộc

a) Nội dung: Xây dựng quy chế quản lý việc in, cấp phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại cơ quan Ủy ban Dân tộc theo các quy định hiện hành.

b) Tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo quy chế

- Thành phần: dự kiến 30 người, gồm:

+ Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.

+ Lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

+ Đại diện các bộ, ngành liên quan.

+ Đại diện một số cơ sở giáo dục liên quan.

+ Đại diện một số Ban Dân tộc.

- Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại hội thảo: 10 báo cáo.

- Thời gian thực hiện: Quý III/2020.

- Địa điểm: Ủy ban Dân tộc.

2. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng

a) Rà soát, đánh giá và xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Năm 2019, Học viện Dân tộc đã tổ chức chỉnh sửa hoàn thiện chương trình; biên soạn tài liệu chuyên đề giảng dạy cho nhóm đối tượng 3, 4; trong năm 2020 sẽ tiếp tục thực hiện những nội dung sau:

- Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến góp ý để triển khai xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 và nhóm đối tượng 2.

- Tổ chức bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật kiến thức, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

- Biên soạn các chuyên đề tham khảo Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 (các chuyên đề tham khảo).

Nhiệm vụ 1: Tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến góp ý để triển khai xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 và nhóm đối tượng 2 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, cập nhật tài liệu phục vụ tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

* Nội dung:

- Rà soát chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc trong các chương trình: Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng và an ninh, học tập và quán triệt Nghị quyết của Đảng.

- Rà soát các chương trình, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội qua các hội nghị, đại hội Đảng, đề xuất nội dung bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thuộc hai nhóm đối tượng 1 và đối tượng 2.

- Thảo luận triển khai công tác biên soạn tài liệu bồi dưỡng đối với nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 theo hai hướng: lồng ghép với nội dung của các chương trình nêu trên (đối với nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 tại trung ương); xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng trong thời gian 3 ngày (đối với nhóm đối tượng 2 tại địa phương).

* Thời gian: Quý III năm 2020, 02 ngày/ cuộc hội thảo.

* Địa điểm:

+ Thành phố Hà Nội: 01 cuộc hội thảo.

+ Thành phố Hòa Bình: 01 cuộc hội thảo.

+ Thành phố Nha Trang: 01 cuộc hội thảo.

+ Thành phố Buôn Ma Thuột: 01 cuộc hội thảo.

+ Thành phố Cần Thơ: 01 cuộc hội thảo.

* Thành phần tham dự: 50 người/hội thảo, trong đó:

+ Lãnh đạo các Vụ, đơn vị; công chức, viên chức Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.

+ Đại diện: Các Học viện, trường Đại học, cơ sở giáo dục trực thuộc các bộ ngành (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân; Học viện Hành chính quốc gia...).

+ Các chuyên gia về công tác dân tộc, các nhà khoa học.

+ Lãnh đạo; giảng viên, viên chức, cán bộ hỗ trợ hành chính phục vụ đoàn công tác của Học viện Dân tộc.

+ Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”.

+ Thành viên tổ biên soạn tài liệu.

* Số lượng báo cáo tham luận:

- Hội thảo tại Hà Nội:

+ Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo gồm: 15 báo cáo, trong đó 10 báo cáo cho đối tượng 1 và 2; 05 báo cáo cho đối tượng 3 và 4.

+ Số lượng báo cáo tham luận không trình bày tại Hội thảo gồm: 10 báo cáo, trong đó 05 báo cáo cho đối tượng 1 và 2; 05 báo cáo cho đối tượng 3 và 4.

- Hội thảo tại các địa phương:

+ Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo gồm: 15 báo cáo, trong đó 10 báo cáo cho đối tượng 1 và 2; 05 báo cáo cho đối tượng 3 và 4.

+ Số lượng báo cáo tham luận không trình bày tại Hội thảo gồm: 10 báo cáo, trong đó 05 báo cáo cho đối tượng 1 và 2; 05 báo cáo cho đối tượng 3 và 4.

* Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

- Số lượng đoàn đi công tác tại các tỉnh: 05 người/tỉnh.

Nhiệm vụ 2: Tổ chức bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật kiến thức, hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đại biểu trong Hội thảo tham vấn (nhiệm vụ 1), ý kiến góp ý của các giảng viên đã tham gia giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại các tỉnh năm 2019 và ý kiến phản hồi từ các học viên, tổ chức biên tập, chỉnh sửa, cập nhật kiến thức, hoàn thiện các chuyên đề giảng dạy đã được triển khai năm 2019.

- Biên tập, chỉnh sửa, cập nhật kiến thức 6 chuyên đề giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với hai nhóm đối tượng 3 và 4.

- Biên tập, chỉnh sửa, cập nhật kiến thức (gồm các chuyên đề giảng dạy):

+ Tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3 (6 chuyên đề giảng dạy).

+ Tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 4 (6 chuyên đề giảng dạy).

Nhiệm vụ 3: Biên soạn các chuyên đề tham khảo

* Biên soạn 17 chuyên đề tham khảo, trong đó, 9 chuyên đề cho nhóm đối tượng 3 và 8 chuyên đề cho nhóm đối tượng 4.

- Tổ chức thực hiện biên soạn:

+ Trên cơ sở các đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình CTDT 2016-2020, xác định tên 17 chuyên đề tham khảo nhằm hoàn thiện 2 tập tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo chương trình đã được lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phê duyệt.

+ Thuê 17 chuyên gia biên soạn 17 chuyên đề tham khảo. Việc biên soạn đảm bảo theo đúng quy trình: Biên soạn đề cương - Hội thảo góp ý đề cương - Phê duyệt đề cương - Biên soạn tài liệu. Học viện Dân tộc tổ chức biên tập, góp ý, chỉnh sửa. Sau khi hoàn thiện, tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu tài liệu.

- Yêu cầu: Các chuyên đề đảm bảo được nội dung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề cơ bản, cấp bách của công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

- Thời gian thực hiện: Quý III/2020.

* Hội thảo góp ý các chuyên đề tham khảo

- Nội dung: Tổ chức 12 hội thảo góp ý các chuyên đề tham khảo thuộc Tài liệu bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc đối với, công chức, viên chức đối tượng 3, đối tượng 4.

- Địa điểm: Tại các tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, An Giang; mỗi tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo góp ý các chuyên đề thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

- Số lượng đại biểu: 50 người/ cuộc hội thảo.

- Thời gian: 02 ngày/cuộc.

- Thành phần: Lãnh đạo các sở, ngành, Lãnh đạo Ban Dân tộc, Lãnh đạo và giảng viên các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học thuộc Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, một số cán bộ, công chức, viên chức thuộc hai nhóm đối tượng 3 và 4; Ban tổ chức, đoàn công tác tổ chức Hội thảo.

- Báo cáo tham luận:

+ Số lượng báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo gồm: 14 báo cáo, trong đó 07 báo cáo cho đối tượng 3 và 07 báo cáo cho đối tượng 4.

+ Số lượng báo cáo tham luận không trình bày tại Hội thảo gồm: 10 báo cáo, trong đó 05 báo cáo cho đối tượng 3 và 05 báo cáo cho đối tượng 4.

- Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

Sau khi tổ chức hội thảo góp ý tại các địa phương, Học viện Dân tộc tổ chức biên tập, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, phục vụ cho việc thẩm định, phê duyệt Tài liệu tham khảo bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho hai nhóm đối tượng 3 và 4.

Nhiệm vụ 4: Tổ chức thẩm định, phê duyệt các chuyên đề tham khảo

Học viện Dân tộc thành lập Hội đồng thẩm định các chuyên đề tham khảo thuộc Tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc (gồm 17 chuyên đề tham khảo) cho cả hai nhóm đối tượng 3 và 4.

- Hội đồng gồm Chủ tịch, thư ký và 5 thành viên, trong đó có đại diện lãnh đạo của lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành trung ương, các học viện (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng)...

- Hội đồng họp trong 01 buổi.

- Số lượng đại biểu: 35 người/hội đồng.

- Nhiệm vụ: Thẩm định các chuyên đề tham khảo thuộc Tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với hai nhóm đối tượng 3 và 4.

Học viện Dân tộc tổ chức biên tập, chỉnh sửa, phê duyệt các chuyên đề tham khảo thuộc Tài liệu bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc dành cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

b) Rà soát, đánh giá, đề xuất chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

* Nội dung: Tổ chức các hội thảo rà soát, đề xuất tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức.

* Thời gian: Quý III/2020.

* Địa điểm: Thành phố Buôn Ma Thuột.

* Thành phần tham dự: 52 người (trong đó: 45 đại biểu, đoàn đi công tác 07 người).

* Phương tiện di chuyển: Máy bay, ôtô.

3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, gắn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc với thực tiễn công tác dân tộc tại các địa phương, nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

a) Biên soạn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

* Tổ chức Hội thảo tham vấn tại Hà Nội nhằm tổng hợp các ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học để biên soạn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực

- Nội dung:

+ Thảo luận, xác định mục đích, ý nghĩa của việc biên soạn tài liệu.

+ Xác định cấu trúc, cách thức biên soạn tài liệu.

+ Xác định cách thức triển khai việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Địa điểm: Thành phố Hà Nội.

- Thành phần tham dự: 45 người/hội thảo, trong đó:

+ Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo các vụ, đơn vị; công chức, viên chức Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.

+ Đại diện: Các Học viện, trường Đại học, cơ sở giáo dục trực thuộc các bộ, ngành (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân; Học viện Hành chính quốc gia...).

+ Các chuyên gia về công tác dân tộc, các nhà khoa học.

+ Lãnh đạo, giảng viên, viên chức của Học viện Dân tộc.

+ Tổ giúp việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”.

+ Thành viên tổ biên soạn tài liệu.

- Số lượng báo cáo tham luận: Số lượng báo cáo tham luận tại Hội thảo gồm: 10 báo cáo, trong đó 05 báo cáo trình bày; 05 báo cáo không trình bày.

- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2020.

* Biên soạn Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Thành lập tổ biên soạn tài liệu gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc, các giảng viên Học viện Dân tộc:

+ Tổ biên soạn gồm 7 người, trong đó có 1 tổ trưởng và 6 thành viên chịu trách nhiệm biên soạn các nội dung liên quan đến 6 chuyên đề trong Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2020-2025 do Ủy ban Dân tộc phê duyệt.

+ Các giảng viên Học viện Dân tộc tham gia vào việc biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu.

- Tổ chức việc biên soạn theo quy trình:

+ Biên soạn đề cương tài liệu.

+ Tổ chức góp ý, biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện đề cương.

+ Phê duyệt đề cương tài liệu.

+ Tổ chức biên soạn tài liệu.

+ Tổ chức góp ý, biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu.

- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2020.

* Phê duyệt và ban hành Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Tổ chức hội đồng thẩm định tài liệu:

+ Học viện Dân tộc thành lập Hội đồng thẩm định Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

+ Hội đồng gồm Chủ tịch, thư ký và 5 thành viên, trong đó có đại diện lãnh đạo của lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, các học viện (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng)...

+ Hội đồng họp trong 01 ngày.

+ Số lượng đại biểu: 25 người/hội đồng.

- Nhiệm vụ: thẩm định Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Học viện Dân tộc tổ chức biên tập, chỉnh sửa, phê duyệt các chuyên đề tham khảo thuộc Tài liệu bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

- Phê duyệt, ban hành tài liệu: Thực hiện theo quy định hiện hành.

+ Thời gian thực hiện: Quý III năm 2020.

b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2020.

- Địa điểm tổ chức: Thành phố Hà Nội.

- Thành phần tham gia bồi dưỡng: chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc; các học viện (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng ...); các giảng viên, viên chức, nghiên cứu viên Học viện Dân tộc.

4. Đẩy mạnh hoạt động tổ chức bồi dưỡng

a) Tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các nhà khoa học

Tổ chức tập huấn đối với giảng viên, báo cáo viên của Ủy ban Dân tộc, Học viện Dân tộc, các trường đại học, các Học viện; các viện nghiên cứu; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý thuộc các Bộ, ngành Trung ương. Báo cáo viên thuộc các Sở, ban, ngành của tỉnh; ban, ngành của huyện; giảng viên Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương, nhằm giúp cho giảng viên, báo cáo viên có phương pháp giảng dạy về kiến thức dân tộc, phục vụ công tác tổ chức bồi dưỡng nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành phần giảng viên, báo cáo viên tham dự tập huấn: Giảng viên, báo cáo viên các Trường Đại học, các Học viện; các viện nghiên cứu; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý thuộc các Bộ, ngành Trung ương. Báo cáo viên thuộc các Sở, ban, ngành của tỉnh; ban, ngành của huyện; giảng viên Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương, tham dự tập huấn giảng dạy về kiến thức dân tộc.

- Nội dung tập huấn:

+ Nội dung 1: Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

+ Nội dung 2: Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc.

+ Nội dung 3: Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

+ Nội dung 4: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh.

+ Nội dung 5: Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số.

+ Nội dung 6: Công tác quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tài liệu tập huấn: Theo chương trình và tài liệu do Học viện Dân tộc xây dựng và biên soạn.

- Thời gian: Quý III, Quý IV năm 2020, 03 ngày/1 đợt.

- Địa điểm tổ chức tập huấn:

+ Khu vực phía Bắc gồm 12 tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang.

+ Khu vực miền Trung Tây nguyên gồm 11 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Đắk Nông.

+ Khu vực miền Nam gồm 9 tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau.

- Số lượng người tham gia tập huấn:

+ Số lượng: 33 đợt tập huấn.

+ Số học viên tham gia tập huấn: 20 học viên/đợt/tỉnh;

+ Giảng viên các đợt tập huấn: 04 giảng viên/1 đợt tập huấn (trong đó giảng viên của Học viện Dân tộc 02 người; giảng viên bên ngoài Học viện 02 người).

+ Số người trong ban tổ chức tập huấn: 03 người/đợt.

- Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4

- Đối tượng:

+ Đối tượng 3: Cán bộ tham gia bồi dưỡng là Trưởng, Phó phòng cấp tỉnh và tương đương.

+ Đối tượng 4: Cán bộ tham gia bồi dưỡng là cán bộ công chức viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và đối tượng không hưởng lương gồm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, đại diện các tổ chức quần chúng...của các thôn, bản tại các tỉnh vùng dân tộc miền núi lần đầu.

- Địa điểm tổ chức lớp học:

+ Khu vực phía Bắc gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Tuyên Quang.

+ Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên gồm các tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Bình, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Định, Khánh Hòa.

+ Khu vực Miền nam gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Đồng Nai, Hậu Giang và các tỉnh lân cận

- Địa điểm đi nghiên cứu thực tế: Lớp học sẽ lựa chọn các mô hình điểm về phát triển kinh tế xã hội hoặc các thôn (bản), xã đặc biệt khó khăn thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước là nơi tham quan và học tập dự kiến 1 ngày.

- Số lượng lớp, học viên:

+ Số lớp: 51 lớp (gồm: Đối tượng 3: 20 lớp, đối tượng 4: 31 lớp).

Trong đó: 02 lớp/tỉnh (Riêng 11 tỉnh: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Phước, Bình Định, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Đồng Nai 03 lớp/ tỉnh).

+ Số lượng học viên: 30 người/lớp.

- Học viện tham gia học được hưởng các chế độ theo quy định nhà nước.

- Thời gian:

+ Thời gian tổ chức lớp: Quý III, Quý IV năm 2020.

+ Số ngày bồi dưỡng: 05 ngày (04 ngày học, 01 ngày nghiên cứu thực tế và viết thu hoạch).

- Nội dung bồi dưỡng: Theo các chuyên đề do Học viện Dân tộc chủ trì biên soạn trong chương trình được phê duyệt.

- Số lượng giảng viên: Giảng viên Học viện Dân tộc, các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà quản lý tại địa phương có kinh nghiệm để truyền đạt. Cơ cấu bố trí mỗi lớp học 05 giảng viên/lớp, trong đó 03 giảng viên HVDT (2 giảng viên chính, 01 giảng viên dự phòng), 2 giảng viên mời ngoài. (Tùy theo yêu cầu thực tế của địa phương, lớp học bổ sung 1 báo cáo phát triển kinh tế xã hội và thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương đó).

- Số lượng cán bộ hỗ trợ hành chính, phục vụ lớp học: 02 người/lớp.

- Thời gian cấp chứng chỉ: Học viện Dân tộc cấp chứng chỉ cho học viên tham gia lớp bồi dưỡng đủ điều kiện theo quy định.

- Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

5. Về việc bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

a) Rà soát, đánh giá, đề xuất tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức

- Nội dung: Tổ chức các hội thảo rà soát, đề xuất tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Thời gian: 01 hội thảo (1 ngày) vào Quý III năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Buôn Ma Thuột.

- Thành phần tham dự: 52 người (trong đó: 45 đại biểu, đoàn đi công tác 07 người).

- Báo cáo tham luận tại hội thảo: 24 bài (trong đó 12 bài trình bày tại hội thảo và 12 bài không trình bày).

- Phương tiện đi lại: Máy bay, ôtô.

b) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Nội dung: Tổ chức hội thảo bồi dưỡng nâng cao năng lực biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Thời gian: 01 hội thảo (1 ngày) vào Quý III năm 2020.

- Địa điểm: Tại thành phố Thái Nguyên.

- Thành phần tham dự: 52 người (trong đó: 45 đại biểu, đoàn đi công tác 07 người).

- Báo cáo tham luận tại hội thảo: 20 bài (trong đó 10 bài trình bày tại hội thảo và 10 bài không trình bày).

- Phương tiện đi lại: Ôtô.

III. KINH PHÍ: 15.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỷ đồng chẵn) từ nguồn kinh phí được giao tại Quyết định 985/QĐ-UBDT ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 cho Học viện Dân tộc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Tổ chức cán bộ:

- Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Học viện Dân tộc; các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2020.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Học viện Dân tộc tham mưu thẩm định, trình ban hành quyết định phân bổ kinh phí và quyết định phê duyệt dự toán thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg năm 2020 theo quy định.

- Cử đại diện tham gia, phối hợp cùng Vụ Tổ chức cán bộ và Học viện Dân tộc thực hiện Kế hoạch này.

3. Học viện Dân tộc:

- Chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này.

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ (nhiệm vụ do Học viện Dân tộc tộc chủ trì) qua Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 15/11/2020.

4. Tổ giúp việc: Triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” (theo Quyết định số 244/QĐ-UBDT ngày 26/4/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT) thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.

5. Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc: Phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Dân tộc thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 349/QĐ-UBDT về phê duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025" năm 2020 theo Quyết định 771/QĐ-TTg do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 349/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/07/2020
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Lê Sơn Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/07/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản