Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 980/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1159/SNN-CCTL ngày 21 tháng 4 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. Tình hình thời tiết và dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2020
1. Nhận định tình hình thời tiết trong thời gian vừa qua
Năm 2019, mùa mưa tỉnh Khánh Hòa đến muộn và kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ, trong đó tháng 12 hầu như các nơi không có mưa, hoặc có lượng mưa nhỏ dưới 10 mm. Tổng lượng mưa các nơi phổ biến từ 600 - 900 mm, thiếu hụt từ 20 - 42% so với TBNN. Nền nhiệt độ không khí trên toàn tỉnh phổ biến từ 26 - 26,40C, cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,4 - 0,50C.
Trong các tháng đầu năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh hầu như không mưa, tổng lượng mưa các nơi chỉ đạt dưới 10 mm, thấp hơn so với TBNN từ 20 - 30%; mực nước trên các sông Cái Nha Trang, sông Dinh Ninh Hòa chủ yếu ít biến đổi và có xu thế giảm, một số sông suối nhỏ không còn dòng chảy.
2. Dự báo tình hình hạn hán, thiếu nước trong thời gian tới
Theo dự báo, từ nay đến hết tháng 8 năm 2020, nhiệt độ không khí trung bình ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 0,5 - 10C với nhiều đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8. Tổng lượng mưa các nơi ở mức thấp hơn TBNN cùng thời kỳ với mức thiếu hụt từ 10 - 40%.
Lượng dòng chảy trên các sông suối thiếu hụt từ 40 - 60% so với TBNN cùng kỳ, mực nước trên các sông chủ yếu ít biến đổi, có xu thế giảm chậm và thấp hơn TBNN cùng kỳ. Trên các sông suối trong tỉnh có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất chuỗi số liệu quan trắc, một số sông suối nhỏ xảy ra tình trạng tắt dòng. Trong thời gian này, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nghiêm trọng ở những nơi ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi.
Tại các hồ chứa, sau khi kết thúc lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, dung tích các hồ chứa sẽ chỉ còn xấp xỉ khoảng 35% (khoảng 87,5 triệu m3), chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân và tưới một phần diện tích lúa vụ Hè Thu 2020 (tập trung tại các địa phương phía Bắc tỉnh).
II. Tình hình cấp nước trên địa bàn tỉnh
a) Đối với các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm:
Trên địa bàn tỉnh có 31 hồ chứa (28 hồ thủy lợi và 03 hồ thủy điện, hiện nay tổng dung tích trữ nước tại các hồ là 96 triệu m3, (đạt 39% so với dung tích toàn bộ là 250 triệu m3, chủ yếu tập trung ở các hồ chứa: Hoa Sơn: 86%, Tiên Du: 71%, Tà Rục: 51%, Eakrong Rou: 54%) kết hợp với trên 110 đập dâng, 63 trạm bơm và hơn 2.200 km kênh mương thủy lợi đảm bảo phục vụ cấp nước sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 cho khoảng 19.500 ha lúa. Tuy nhiên, do tình hình nắng nóng kéo dài, hồ Cây Sung, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh sụt giảm nguồn nước nên đã bị thiệt hại khoảng 35 ha lúa; đập dâng Đồng Tròn - Phước Mỹ thực hiện bơm chống hạn 270 ha, đập Giỏ Tá thực hiện bơm chống hạn 105 ha; vùng hạ du hồ Đá Đen, xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh phải thực hiện chống hạn cho khoảng 40 ha.
b) Đối với nguồn nước các sông, suối trên địa bàn tỉnh:
Mực nước trên các sông, suối chủ yếu ít biến đổi và có xu thế giảm chậm, tuy nhiên vẫn đảm bảo cấp đủ nước cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 (khoảng 1.000 ha), riêng huyện Khánh Vĩnh do mực nước các sông suối xuống thấp nên đã có khoảng 100 ha lúa bị thiệt hại (tập trung chủ yếu tại các xã Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông, Liên Sang).
* Nhận định:
Sau khi kết thúc vụ Đông Xuân 2019-2020, theo kết quả cân đối nước từ các hồ chứa, lưu lượng nước các sông, suối sẽ phải dừng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (khoảng 14.480 ha) để tập trung ưu tiên nguồn nước phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và chăn nuôi. Tổng diện tích lúa dự kiến sản xuất vụ Hè Thu 2020 là 4.460 ha (tập trung ở khu vực phía Bắc tỉnh và một phần diện tích của thành phố Cam Ranh), trong đó diện tích phải bơm chống hạn cuối vụ là 1.520 ha.
2. Tình hình cấp nước sinh hoạt
a) Đối với các hồ chứa:
Các hồ đều đảm bảo nguồn nước để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư (khoảng 61.150 m3/ngày đêm), trong đó:
- Hồ Hoa Sơn cấp nước cho Công ty Cổ phần Đô thị Vạn Ninh (khoảng 4.200 m3/ngày đêm).
- Hồ Đá Bàn cấp nước cho Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa (khoảng 5.500 m3/ngày đêm).
- Hồ Suối Dầu cấp nước cho Nhà máy nước Suối Dầu (khoảng 34.450 m3/ngày đêm), phục vụ nước sinh hoạt cho thành phố Nha Trang và phụ cận, Diên Khánh, Cam Lâm.
- Hồ Cam Ranh cấp nước cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thái Bình Dương huyện Cam Lâm (khoảng 11.000 m3/ngày đêm).
- Hồ Tà Rục cấp nước cho Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh (khoảng 6.000 m3/ngày đêm).
Theo kết quả cân đối nước của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Khánh Hòa thì các hồ trên sẽ đảm bảo đủ cấp nước sinh hoạt cho người dân từ nay đến đầu mùa mưa (khoảng tháng 10 năm 2020).
b) Đối với các trạm bơm, hệ thống cấp nước:
Nguồn nước từ các sông suối hiện tại vẫn đảm bảo cấp nước sinh hoạt; trong đó:
- Nguồn nước từ sông Cái Nha Trang cấp cho 02 Nhà máy nước Xuân Phong, Võ Cạnh của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa (khoảng 124.500 m3/ngày đêm) chủ yếu cấp nước cho thành phố Nha Trang và một phần huyện Diên Khánh, huyện Cam Lâm với tổng số dân sử dụng khoảng 500.000 người.
- Nguồn nước sông Cái, sông Chò, sông Suối Dầu, sông Thác Ngựa cấp cho 05 hệ thống cấp nước do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý (khoảng 7.000 m3/ngày đêm) cấp nước cho các xã thuộc huyện Diên Khánh với tổng số dân sử dụng khoảng 55.000 người.
- Nguồn nước từ sông Dinh và một số sông suối trên địa bàn thị xã Ninh Hòa cấp cho 11 trạm cấp nước do Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa quản lý (khoảng 22.200 m3/ngày đêm) cấp nước cho các xã thuộc thị xã Ninh Hòa với tổng số dân sử dụng khoảng 57.700 người.
- Tại huyện Vạn Ninh, nguồn nước từ suối Diên, xã Xuân Sơn, hệ thống cấp nước của Công ty Cổ phần Công trình đô thị Vạn Ninh cấp nước cho một phần xã Xuân Sơn, xã Vạn Hưng (khoảng 8.600 m3/ngày đêm); Nhà máy nước Vạn Ninh (12.000 m3/ngày đêm) phục vụ cấp nước cho người dân thị trấn Vạn Giã và một số khu vực của các xã: Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng; Nhà máy nước Tu Bông (6.000 m3/ngày đêm) phục vụ cấp nước cho người dân các xã Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Phước; tại các xã Vạn Thọ, Vạn Thạnh và Đại Lãnh người dân sử dụng nước giếng đào, giếng khoan.
- Huyện Cam Lâm: Sử dụng 07 hệ thống công trình cấp nước tập trung của huyện cấp cho 11.500 người dân thuộc các xã Cam Phước Tây, Sơn Tân, Suối Tân, Suối Cát, Cam Hiệp Bắc, Cam Tân.
- Thành phố Cam Ranh: Sử dụng 11 hệ thống công trình cấp nước tập trung của huyện cấp cho 6.500 người dân thuộc các xã Cam Thành Nam, Cam Phước Đông, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Lập.
- Riêng hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh có 19 hệ thống cấp nước tập trung phục vụ nước sinh hoạt cho người dân về cơ bản là đảm bảo. Tuy nhiên, do tình hình nắng nóng kéo dài, mực nước sông suối có xu hướng giảm nên các hệ thống cấp nước trên chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu nước sinh hoạt của người dân (khoảng 27.500 dân).
Với tình hình nắng nóng trong thời gian tới, các hệ thống sử dụng nguồn nước từ các sông lớn (sông Cái, sông Dinh) cơ bản đảm bảo nguồn nước cấp cho người dân (tuy nhiên vẫn phải sử dụng một số giải pháp như: Nạo vét bể hút, bơm chuyền, đắp thêm rọ đá để nâng đầu nước…); các hệ thống sử dụng nguồn nước từ các nguồn sông suối nhỏ sẽ tiếp tục giảm công suất cấp do cạn kiệt nguồn nước (chỉ đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu nước sinh hoạt của người dân).
c) Các nguồn nước khác:
Ngoài các nguồn nước từ hồ chứa, sông suối, việc cấp nước sinh hoạt còn được người dân sử dụng giếng khoan, giếng đào để cung cấp (khoảng 85.000 giếng). Với tình hình hạn hán trong thời gian tới, mực nước ngầm giảm sẽ tăng nguy cơ hụt đầu nước, nhiễm mặn, nhiễm phèn ở một số các giếng trên (đặc biệt khu vực ven biển, hải đảo).
III. Ảnh hưởng do hạn hán gây ra
Trong trường hợp hạn hán kéo dài, thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng, nhiều diện tích nông nghiệp phải bỏ vụ, dừng sản xuất, nguy cơ thiếu đói sẽ xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong trường hợp hạn hán xảy ra, một số khu vực có khả năng thiếu nước sinh hoạt như: Các địa phương không có hồ chứa (hoặc có hồ chứa nhưng hồ có dung tích trữ nhỏ không phục vụ cấp nước sinh hoạt); các địa phương nằm ngoài vùng cấp nước của các hồ chứa thủy lợi; các địa phương không có các sông, suối lớn hoặc có sông lớn nhưng có khả năng bị xâm nhập mặn, cụ thể:
- Huyện Vạn Ninh: Xã Đại Lãnh (khu TDC số 2, thôn Tây Bắc 2); xã Vạn Thạnh (thôn Ninh Tân, Ninh Đảo, Điệp Sơn); xã Vạn Thọ (thôn Ninh Mã, Tuần Lễ); xã Vạn Phước (thôn Tân Phước Bắc, Tân Phước Đông); xã Vạn Long (đội 4, đội 5 thôn Hải Triều và đội 8, đội 9 thôn Lộc Thọ); xã Vạn Khánh (thôn Diêm Điềm); xã Vạn Thắng; xã Vạn Phú (khu vực núi Beo, thôn Phú Cang 1 Bắc); xã Vạn Hưng (thôn Xuân Tây, Xuân Đông) và toàn bộ xã Xuân Sơn. Tổng số dân thiếu nước khoảng 2.738 hộ/10.200 người.
- Thị xã Ninh Hòa: Các xã Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Tân, Ninh Tây. Tổng số dân có khả năng bị thiếu nước là 2.901 hộ/11.604 người.
- Thành phố Nha Trang: Nếu trình trạng xâm nhập mặn tại đập ngăn mặn xã Vĩnh Phương thì toàn bộ người dân thành phố Nha Trang và một phần huyện Diên Khánh, Cam Lâm bị ảnh hưởng. Tổng số dân bị ảnh hưởng khoảng 500.000 người.
- Huyện Diên Khánh: Xã Diên Bình, Diên Hòa, Diên Lộc, Diên Xuân, Diên Lâm, Diên Đồng, Diên Thọ, Diên Phước, Diên Lạc, Diên Sơn, Diên Điền. Tổng số dân có khả năng bị thiếu nước là: 11.262 hộ/47.300 người.
- Huyện Cam Lâm: Xã Cam Hòa (thôn Lập Định 1, thôn Lập Định 2), xã Cam Hiệp Bắc (thôn Trung Hiệp 1, thôn Trung Hiệp 2), xã Cam Tân (thôn Vinh Bình, thôn Phú Bình 1, thôn Phú Bình 2, thôn Xuân Lập), xã Suối Cát (thôn Khánh Thành Bắc, thôn Tân Xương 1, thôn Tân Xương 2), xã Cam An Nam (thôn Vĩnh Nam, thôn Vĩnh Trung, thôn Vĩnh Đông). Tổng số dân thiếu nước khoảng 3.550 hộ/13.245 người.
- Thành phố Cam Ranh: Khu vực ở các xã Cam Lập, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Bình, Cam Nghĩa có khả năng thiếu nước cục bộ với số dân thiếu nước khoảng 1.404 hộ/5.576 người.
- Huyện Khánh Vĩnh: Xã Khánh Bình (thôn Ba Dùi, thôn Bến Khế), xã Khánh Hiệp (thôn Cà Thiêu), xã Khánh Trung (thôn Bắc Sông Giang), xã Cầu Bà (thôn Đá Bàn, thôn Đá Trắng), xã Giang Ly (thôn Gia Lố). Tổng số dân thiếu nước khoảng 500 hộ/2.057 người.
- Huyện Khánh Sơn: Cơ bản đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
3. Nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn
- Khu vực Nhà máy nước Xuân Phong, Võ Cạnh thuộc sông Cái Nha Trang gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Nha Trang, một phần huyện Diên Khánh, huyện Cam Lâm.
- Các khu vực cửa sông, cửa biển: Sông Tô Giang huyện Vạn Ninh; sông Đá Hàn thị xã Ninh Hòa; (sản xuất lúa sẽ bị nhiễm mặn); thôn Tân Hiệp, xã Cam Phước Đông (giáp tổ dân phố Sông Tiên, phường Ba Ngòi) nếu nắng nóng kéo dài có thể xảy ra xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các giếng đào cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân bị nhiễm mặn.
4. Thiếu nước sản xuất, chăn nuôi
a) Về sản xuất: Căn cứ tình hình nguồn nước, dự kiến vụ Hè Thu 2020 chỉ sản xuất được 4.460 ha, trong đó tập trung sản xuất tại một số hồ chứa nước có nguồn nước đảm bảo sau khi đã ưu tiên dự trữ nước để cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao như hồ Hoa Sơn, Tà Rục, Suối Hành và các đập dâng Sông Cái, Chị Trừ, Bến Bắp... diện tích khoanh vùng không sản xuất là 14.480 ha.
b) Về chăn nuôi: Nắng nóng, hạn hán kéo dài sẽ làm suy giảm lượng thức ăn tự nhiên của các loài gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh (theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh số liệu gia súc, gia cầm như sau: Trâu, bò hơn 52.500 con; lợn hơn 263.500 con; gia cầm khoảng 2.791.400 con, các vật nuôi khác như dê, cừu, đà điểu... khoảng 23.580 con). Ngoài ra, tình hình bệnh dịch vật nuôi cũng có nguy cơ gia tăng trong mùa hạn có khả năng ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Tình hình nắng hạn gay gắt, kéo dài làm cho đất đai bị sa mạc hóa ngày càng lớn, khó canh tác; môi trường sống của các loài động vật thay đổi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc khoan giếng nước ngọt tự phát như hiện nay dễ dẫn đến nguy cơ chất lượng nguồn nước không đảm bảo hợp vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước ngầm,...
Tình hình nắng hạn gay gắt, kéo dài sẽ gây thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, thiếu thức ăn, nước uống,... giảm sức đề kháng nên rất dễ phát sinh dịch bệnh trên người và vật nuôi.
Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh là 239.435 ha, trong đó, đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng là 206.062 ha, đất có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 33.373 ha. Trước diễn biến hạn hán, nắng nóng kéo dài, làm khô hạn, thiếu nước các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên, nguy cơ cháy rừng xảy ra trong mùa khô hạn là rất lớn.
PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
I. Mục đích, yêu cầu, các giải pháp chung
Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn; Phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống hạn hán, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân với mục đích, yêu cầu cụ thể như sau:
a) Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
b) Xác định các nội dung, giải pháp cấp bách và lâu dài, các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thống nhất và hiệu quả.
c) Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân trong việc ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
a) Các giải pháp ứng phó với hạn hán và biến đổi khí hậu phải mang tính đồng bộ, hiệu quả, có trọng điểm, ưu tiên theo từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế diễn ra trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định đầy đủ nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định; phát huy vai trò chủ động, tích cực của tổ chức, cá nhân và nhân dân.
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác ứng phó hạn hán và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
d) Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Việc sử dụng nước phải cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
a) Đối với sản xuất nông nghiệp
- Các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện căn cứ tình hình cụ thể của nguồn nước để cân đối cấp nước theo thứ tự ưu tiên: Ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
- Trên cơ sở tính toán cân đối nguồn nước bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động gieo sạ tập trung thâm canh theo vùng để tiết kiệm nước; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa; diện tích không có nước chủ động tạm dừng không gieo trồng.
- Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, nông-lộ-phơi, phun mưa...), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.
- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.
- Nạo vét, kênh mương các cấp, bể hút trạm bơm, cửa lấy nước, đập dâng; tổ chức lắp đặt và vận hành các trạm bơm dầu, bơm điện dã chiến tận dụng nguồn nước từ các sông suối, ao hồ để bơm chống hạn.
b) Đối với cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
- Các hồ chứa có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, với dung tích hiện tại phải đặc biệt ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
- Các công ty cấp thoát nước khu đô thị, khu công nghiệp và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra.
- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân nếu ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành dùng các biện pháp cấp nước bổ sung như: Đào thêm các giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước.
II. Phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Để ứng phó với tình hình hạn hán, nắng nóng có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới, một số kịch bản ứng phó như sau:
Trong các tháng tới (trước tháng 6 năm 2020) nếu thời tiết có mưa, lưu lượng nước trên các sông, suối, đập, hồ chứa nước được cải thiện, căn cứ vào lịch thời vụ, các địa phương, đơn vị kịp thời chủ động tính toán, cân đối để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp (một phần diện tích do các hồ chứa đảm nhiệm nếu hồ tích được nước; trên các sông lớn cho hoạt động lại các trạm bơm để cấp nước tưới cho khu vực sản xuất do trạm bơm đảm nhiệm).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi và các địa phương đánh giá tình hình nguồn nước để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai sản xuất.
Trong các tháng tới nếu thời tiết không có mưa, lượng dòng chảy trên các sông suối thiếu hụt từ 40 - 60% so với TBNN cùng kỳ, dung tích các hồ chứa chỉ còn 30% (75 triệu m3) giải pháp chống hạn như sau:
a) Về cấp nước sinh hoạt
- Tại huyện Vạn Ninh: (Theo Phương án phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và cấp nước sinh hoạt năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh tại Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2020).
+ Duy tu, sửa chữa 06 giếng khoan đã được huyện thực hiện năm 2016 tại thôn Xuân Tây của xã Vạn Hưng; các thôn Tân Dân 1, Tân Dân 2 của xã Vạn Thắng; các thôn Ninh Lâm, Hội Khánh của xã Vạn Khánh và thôn Tân Phước Đông của xã Vạn Phước.
+ Khoan thêm 20 giếng tại các thôn dự kiến thiếu nước để cấp nước bổ sung cho người dân, đặc biệt là các khu vực dân cư tập trung, nguồn nước bị xâm nhập mặn; chiều sâu mỗi giếng từ 70 m trở lên.
+ Trong trường hợp giếng khoan tại 03 thôn đảo của xã Vạn Thạnh không cung cấp đủ nhu cầu dùng nước thì sẽ thực hiện mua nước từ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh (hoặc mua nước từ Nhà máy nước Tu Bông, xã Vạn Phước) để vận chuyển, cấp nước cho người dân các thôn đảo; dự kiến cung cấp cho khoảng 1.760 người.
+ Mở rộng mạng lưới cấp nước phục vụ nhu cầu của người dân của thôn Tân Dân 1, Tân Dân 2 xã Vạn Thắng.
- Thị xã Ninh Hòa: (Theo Phương án số 1004/PA-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa về triển khai công tác chống hạn và xâm nhập mặn năm 2020 trên địa bàn thị xã Ninh Hòa).
+ Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa (đơn vị quản lý các trạm cấp nước trên địa bàn thị xã) xây dựng phương án cấp nước sinh hoạt cho người dân hưởng từ mạng lưới cấp nước do đơn vị quản lý, đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt cho người dân.
+ Tại các khu vực chưa có mạng lưới cấp nước, một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: Đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.
- Thành phố Nha Trang: (Theo Phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2020 trên địa bàn thành phố Nha Trang của Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang tại Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2020): Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa xây dựng phương án cụ thể đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Nha Trang trên cơ sở kịch bản xảy ra hạn hán, thiếu nước.
- Huyện Diên Khánh: (Theo Phương án số 55/KH-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh): Mua nước để cấp nước cho người dân các khu vực xã Diên Bình, Diên Hòa, Diên Lộc, Diên Xuân, Diên Lâm (cấp 11.262 hộ). Đối với các hệ thống cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Diên Khánh do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, khai thác, vận hành cấp nước thì đơn vị triển khai thực hiện theo nội dung Công văn số 92/TTN-KHKT ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Huyện Cam Lâm: (Theo Phương án số 2118/PA-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Cam Lâm về phương án phòng chống hạn và xâm nhập mặn vụ Hè Thu và mùa khô năm 2020).
+ Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh: Trạm bơm tăng áp Tỉnh lộ 3: Bơm trung chuyển cấp nước vào hồ cho trạm bơm tăng áp Cam Hiệp Bắc, trạm bơm hoạt động 24/24; Trạm bơm tăng áp hệ thống cấp nước Cam Hiệp Bắc: Bơm cấp nước cho 05 xã từ 06h00 đến 18h00 hàng ngày; cải tạo các tuyến ống nhánh cũ, đường kính ống nhỏ để đảm bảo cung cấp nước cho người dân.
+ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thái Bình Dương: Cải tạo các tuyến ống nhánh cũ, đường kính ống nhỏ để đảm bảo cung cấp nước cho người dân.
+ Đối với các xã, thị trấn: Khoan giếng, xây bể chứa để cung cấp nước sinh hoạt (30 cái); đào ao, nạo vét ao cũ (69 cái).
- Thành phố Cam Ranh: (Theo Phương án phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và cấp nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn thành phố Cam Ranh của Ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh tại Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020).
+ Xã Cam Lập: Chở nước từ hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy thôn Nước Ngọt để cung cấp cho nhân dân tại thôn Bình Lập.
+ Xã Cam Phước Đông: Tại thôn Giải Phóng Ủy ban nhân dân xã Cam Phước Đông làm việc với Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh để vận chuyển nước sinh hoạt từ nơi khác đến phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; đấu nối vào nguồn nước sinh hoạt do Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh quản lý với 09 địa điểm, có chiều dài 4.750 m.
+ Phường Cam Nghĩa: Xây dựng các 09 vòi nước công cộng tại các tổ dân phố (đấu nối vào hệ thống nước của Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh).
+ Xã Cam Thành Nam: Đầu tư hệ thống nước máy.
+ Xã Cam Thịnh Tây: Ủy ban nhân dân xã Cam Thịnh Tây làm việc với Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh để vận chuyển nước sinh hoạt cung cấp cho nhân dân; về lâu dài cần đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước bằng hình thức nối mạng vào Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh.
+ Xã Cam Thịnh Đông: Đầu tư hệ thống nước máy là đấu nối nước sinh hoạt vào hệ thống cấp nước do Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh quản lý cho các hộ dân tại các khu vực thiếu nước sinh hoạt.
+ Xã Cam Bình: Vận chuyển và mua nước từ đất liền để sử dụng.
- Huyện Khánh Vĩnh: (Theo Phương án số 06/PA-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh).
Khoan giếng công cộng để ưu tiên phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt tại các vùng thiếu nước, vùng xa công trình nước tập trung, cụ thể khoan giếng 08 cái giếng tại các khu vực thiếu nước sinh hoạt gồm: 01 cái thôn Ba Dùi, 01 cái thôn Bến Khế xã Khánh Bình; 02 cái thôn Cà Thiêu xã Khánh Hiệp; 01 cái thôn Bắc Sông Giang xã Khánh Trung; 01 cái thôn Đá Bàn, 01 cái thôn Đá Trắng xã Cầu Bà; 01 cái thôn Gia Lố xã Giang Ly.
- Huyện Khánh Sơn: (Theo Phương án số 147/PA-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn).
+ Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng đào của dân nếu ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành dùng các biện pháp cấp nước bổ sung như đào giếng, khoan giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, đấu nối nước sinh hoạt.
+ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa - Chi nhánh Khánh Sơn đảm bảo nước sinh hoạt cho thị trấn Tô Hạp, kiểm tra sửa chữa đầu mối thu nước để tích trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân ở thị trấn.
+ Nếu tình trạng hạn kéo dài không có nước sinh hoạt, nước cho gia súc, gia cầm cho các khu vực như xã Ba Cụm Nam, xã Sơn Lâm, thôn Dốc Gạo thị trấn Tô Hạp,... thì có thể mua các túi bạt chứa nước loại (3x2,5x0,5) m để tích trữ nước phục vụ cho người dân.
(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).
b) Về cấp nước sản xuất: tổng diện tích sản xuất là 4.460 ha/18.940 ha, diện tích bỏ vụ là 14.480 ha/20.200 ha, diện tích phải bơm chống hạn cuối vụ là 1.520 ha, trong đó:
- Tại huyện Vạn Ninh: Sản xuất 2.160 ha/2.648 ha tại các vùng tưới của Hoa Sơn (700 ha), đập dâng Đồng Dưới (400 ha), đập dâng Hải Triều (92 ha), đập dâng Phú Hội (143 ha)…; số diện tích phải bỏ vụ là 483 ha; diện tích phải bơm chống hạn cuối vụ là 1.081 ha (tập trung ở các xã Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Thắng và thị trấn Vạn Giã).
- Thị xã Ninh Hòa: Sản xuất 1.860 ha/9.290 ha tại các vùng tưới của hồ Tiên Du (72 ha), đập dâng Bến Bắp (270 ha), Chị Trừ (507 ha), Sông Cái (1.005 ha) thuộc các xã, phường: Ninh Phú, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hiệp, Ninh Phụng, Ninh Bình...; diện tích phải bỏ vụ thuộc các xã, phường còn lại khoảng 7.430 ha; diện tích phải bơm chống hạn cuối vụ là 441 ha.
- Thành phố Cam Ranh: Sản xuất 300 ha/824 ha tại các vùng tưới của hồ Tà Rục, một phần hồ Suối Hành; các địa phương còn lại bỏ vụ hoàn toàn (524 ha).
(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).
1. Nguồn kinh phí thực hiện
Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, Quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện.
2. Kinh phí đề xuất
Theo số liệu tổng hợp từ phương án phòng chống hạn hán từ các địa phương, tổng kinh phí dự kiến thực hiện các biện pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khoảng 88,6 tỷ đồng. Để công tác hỗ trợ kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, đạt hiệu quả, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các sở, ngành để tiến hành kiểm tra thực tế các nhu cầu thực tế của địa phương, đơn vị để đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ.
(Chi tiết theo Phụ lục III đính kèm).
1. Trên cơ sở Phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020, các sở, ngành, các địa phương, đơn vị được phân công nhiệm vụ, chủ động khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án này.
- Làm cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tiếp nhận và thu thập tất cả các thông tin về hạn hán, tổng hợp xử lý thông tin và thông báo kịp thời đến các địa phương, đơn vị để phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh biết. Đồng thời, tiếp nhận thông tin từ cơ sở phản ánh, tổng hợp báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
- Tổng hợp kinh phí đề xuất chống hạn các địa phương, đơn vị; phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra, kịp thời báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kịp thời báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tới, trong đó xác định rõ các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, các dự án cấp nước đô thị và nông thôn cần ưu tiên đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các vùng xảy ra hạn, xâm nhập mặn, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; đảm bảo việc khai thác tài nguyên nước đúng quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước.
7. Căn cứ Phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thành lập ngay Tổ công tác trực tiếp theo dõi tình hình, nắm chắc diễn biến hạn hán, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng phó hạn hán kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước, hạn hán; kế hoạch vận hành của các hồ chứa nước thủy lợi, chỉ đạo vận hành bổ sung nguồn nước theo nhu cầu; hướng dẫn xây dựng, kiểm tra phương án phòng, chống hạn để kịp thời ứng phó.
8. Các cơ quan, đơn vị và thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên theo dõi, bám sát địa bàn được phân công để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác ứng phó hạn hán.
9. Bắt đầu từ tháng 5 năm 2020: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan tổ chức phân công bộ phận thường trực để tiếp nhận và báo cáo kịp thời tình hình, kết quả khắc phục hạn hán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào sáng thứ Tư hàng tuần.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh.
Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Phương án đảm bảo đạt hiệu quả; thường xuyên phối hợp, báo cáo tình hình cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
DỰ KIẾN THIẾU NƯỚC SINH HOẠT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT | Địa phương | Số hộ | Số người | Ghi chú |
1 | Huyện Vạn Ninh | 2.738 | 10.200 |
|
2 | Thị xã Ninh Hòa | 2.901 | 11.604 |
|
3 | Thành phố Nha Trang | 3.500 | 14.000 |
|
4 | Huyện Diên Khánh | 11.262 | 47.300 |
|
5 | Huyện Khánh Vĩnh | 500 | 2.057 |
|
6 | Huyện Khánh Sơn |
|
| Theo báo cáo của địa phương là đảm bảo cung cấp |
7 | Huyện Cam Lâm | 3.550 | 13.245 |
|
8 | Thành phố Cam Ranh | 1.404 | 5.576 |
|
TỔNG CỘNG | 25.855 | 103.982 |
|
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO DIỆN TÍCH HẠN VỤ HÈ THU NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT | Địa phương | Kế hoạch sản xuất | Diện tích khoanh vùng sản xuất | Diện tích bỏ vụ | Diện tích bơm chống hạn | ||||||||
Tổng | Địa phương quản lý | Công ty phụ trách | Tổng | Địa phương quản lý | Công ty phụ trách | Tổng | Địa phương quản lý | Công ty phụ trách | Tổng | Địa phương quản lý | Công ty phụ trách | ||
1 | Huyện Vạn Ninh | 2.645 | 1.048,3 | 1.596,7 | 2.161,3 | 704,6 | 1.456,7 | 483,7 | 343,7 | 140 | 1.081,5 | 699,5 | 382 |
2 | Thị xã Ninh Hòa | 9.288,7 | 2.080,9 | 7.207,8 | 1.859,4 |
| 1.859,4 | 7.429,3 | 2.080,9 | 5.348,5 | 441,7 |
| 441,7 |
3 | Thành phố Nha Trang | 410 | 89 | 321 | 44 | 44 |
| 366 | 45 | 321 |
|
|
|
4 | Huyện Diên Khánh | 4.028 | 1.192 | 2.836 |
|
|
| 4.028 | 1.192 | 2.836 |
|
|
|
5 | Huyện Khánh Vĩnh | 315 | 315 |
| 100 | 100 |
| 215 | 215 |
|
|
|
|
6 | Huyện Khánh Sơn | 47 | 47 |
|
|
|
| 47 | 47 |
|
|
|
|
7 | Huyện Cam Lâm | 1.386,8 | 101 | 1.285,8 |
|
|
| 1.386,8 | 101 | 1.285,8 |
|
|
|
8 | Thành phố Cam Ranh | 824,1 | 92,3 | 731,8 | 301,1 |
| 301,1 | 524 | 93,3 | 430,7 |
|
|
|
TỔNG CỘNG | 18.944,6 | 4.965,5 | 13.979,1 | 4.465,8 | 848,6 | 3.617,2 | 14.479,8 | 4.117,9 | 10.362 | 1.523,2 | 699,5 | 823,7 |
KINH PHÍ DỰ KIẾN CHỐNG HẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Tổng cộng | Vạn Ninh | Ninh Hòa | Nha Trang | Diên Khánh | Cam Lâm | Cam Ranh | Khánh Sơn | Khánh Vĩnh | Công ty TL KH | ||||||||||
Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | Khối lượng | Thành tiền (triệu đồng) | |||
1 | Kinh phí hỗ trợ giống cho diện tích chuyển đổi cây trồng | Tấn | 0 | 1.120 |
|
|
|
|
| 150 |
|
|
|
|
| 970 |
|
|
|
|
|
|
2 | Kinh phí hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau hạn hán | Tấn | 0 | 7.021 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 7.021 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Kinh phí hỗ trợ cho cấp nước sinh hoạt |
|
| 500 |
|
|
|
|
| 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Đấu nối đường ống |
| 0 | 36.759 |
| 10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 24.500 |
| 2.259 |
|
|
|
|
| Mua nước |
|
| 1.622 |
|
|
|
|
|
|
| 1.622 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Bơm chống hạn | Tấn | 0 | 2.357 |
|
|
|
|
| 200 |
|
|
|
|
|
|
| 300 |
|
|
| 1.857 |
5 | Đào ao, nạo vét ao | Cái | 94 | 1.791 |
|
|
|
|
|
|
|
| 69 | 1.380 |
|
| 25 | 285 |
|
|
| 126 |
6 | Khoan giếng trữ nước | Cái | 51 | 12.700 | 7 | 1.900 |
|
|
|
|
|
| 30 | 7.500 |
|
| 6 | 900 | 8 | 2.400 |
|
|
7 | Nạo vét: Kênh mương các cấp, bể hút trạm bơm, cửa lấy nước, đập dâng | m3 | 15.330 | 9.096 |
|
|
| 4.400 |
| 250 |
|
| 15.330 | 1.850 |
|
|
| 190 |
| 1.600 |
| 806 |
8 | Sửa chữa, nâng cấp, tu bổ công trình thủy lợi quy mô nhỏ; đắp đập tạm ngăn mặn, đập bồi trữ nước |
| 0 | 13.328 |
|
|
|
|
| 500 |
|
|
| 2.200 |
| 10.000 |
| 278 |
|
|
| 350 |
9 | Hỗ trợ gạo cứu đói |
|
| 2.328 |
|
|
|
|
|
|
| 2.328 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
| 88.622 |
| 11.900 |
| 4.400 |
| 1.600 |
| 3.950 |
| 19.951 |
| 35.470 |
| 4.212 |
| 4.000 |
| 3.139 |
- 1Quyết định 831/QĐ-UBND ban hành Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 1174/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí chống hạn hán năm 2016 (đợt 3) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 566/QĐ-UBND điều chỉnh Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức rất nghiêm trọng trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Kế hoạch 900/KH-UBND thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng tỉnh Bắc Kạn
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 831/QĐ-UBND ban hành Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 1174/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí chống hạn hán năm 2016 (đợt 3) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Quyết định 566/QĐ-UBND điều chỉnh Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 9Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức rất nghiêm trọng trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 12Kế hoạch 900/KH-UBND thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 13Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng tỉnh Bắc Kạn
- 14Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 980/QĐ-UBND về Phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 980/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Hữu Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra