Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 566/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 16 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIẾU NƯỚC VÀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ DÂN SINH VÀ BẢO VỆ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2015 - 2016 VÀ HÈ THU NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Công điện số 32/CĐ-TW ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2015-2016 và Hè Thu 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino;

Căn cứ Chỉ thị số 8718/CT-BNN-TCTL ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino;

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, mặn;

Căn cứ Chỉ thị số 03-CT-TU ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thiên tai hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Xét Tờ trình số 23/TTr-SNNPTNT ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và Hè Thu năm 2016 tỉnh Vĩnh Long (Điều chỉnh, bổ sung),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch tại Điều 1 của Quyết định này.

Kế hoạch này thay thế Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 tỉnh Vĩnh Long được ban hành tại Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố; Công ty TNHH MTV cấp nước Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hoàng Tựu

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIẾU NƯỚC VÀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ DÂN SINH VÀ BẢO VỆ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2015 - 2016 VÀ HÈ THU NĂM 2016 TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Các tháng đầu mùa khô năm 2015-2016, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa bị thiếu hụt, dòng chảy sông ngòi, kênh rạch bị sụt giảm; hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn đã xảy ra nghiêm trọng, đặc biệt là các tỉnh ven biển đồng bằng.

Tại Vĩnh Long, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu tháng 12 năm 2014 đến nay, mực nước sông, rạch trên địa bàn tỉnh sụt giảm đáng kể; độ mặn sông, rạch lên cao kỷ lục, gây khó khăn về nguồn nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và Mang Thít.

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng - thủy văn, trong thời gian tới, tình hình khô hạn còn tiếp tục kéo dài, nguy cơ xảy ra xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước sẽ gay gắt trên diện rộng, sản xuất và sinh hoạt tại nhiều địa phương ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục bị ảnh hưởng khốc liệt hơn.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là dân cư ở vùng gặp khó khăn về nguồn nước và cấp nước cho sản xuất trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gay gắt trong mùa khô năm 2015-2016, góp phần bảo vệ và ổn định đời sống, sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong tỉnh.

- Đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa Đông Xuân vụ 2015-2016 còn lại; 55.000 ha lúa, 24.000 ha cây màu vụ Hè Thu năm 2016 và 49.900 ha cây lâu năm hiện có trong tỉnh. Trong đó, đảm bảo ngăn mặn, cấp nước tưới cho gần 29.000 ha lúa Hè Thu và hơn 3.200 ha rau màu ở các huyện bị ảnh hưởng xâm nhập mặn là Vũng Liêm, Trà Ôn và Mang Thít.

- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho số dân trong tỉnh, đặc biệt chú trọng cấp nước sinh hoạt cho hơn 34.000 hộ ở nông thôn hiện chưa có nước máy sử dụng, hộ ở trong nội đồng xa kênh, rạch lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước bị cạn kiệt và bị ô nhiễm, nhiễm mặn.

2. Yêu cầu:

- Kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, Đảng viên ở các ngành, các cấp;

- Trong kế hoạch mùa khô ở các địa phương phải lồng ghép vào kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn;

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng-thủy văn, tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn, thông tin đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời đến các cấp, các ngành, các địa phương và người dân để chủ động ứng phó;

- Tập trung duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, nhất là các huyện bị ảnh hưởng xâm nhập mặn cao như Trà Ôn, Vũng Liêm, Mang Thít để ngăn mặn, trữ và tiếp nước ngọt nhằm đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước cấp cho sinh hoạt.

II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN:

1. Nhận định tình hình khí tượng thủy văn trong mùa khô năm 2015-2016:

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino trong năm 2016 ảnh hưởng đến nước ta, có khả năng đạt cường độ mạnh kỷ lục tương đương với El Nino vào năm 1997-1998, dẫn đến lượng mưa tiếp tục bị thiếu hụt, dòng chảy sông, suối suy giảm, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong mùa khô năm 2015-2016, mặn sẽ xuất hiện sớm hơn, khoảng đầu tháng 12/2015 và sâu vào nội đồng, độ mặn cao nhất có khả năng xuất hiện trong tháng 3/2016, ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn độ mặn cao nhất của mùa khô năm 2004-2005, cao hơn TBNN và cao hơn độ mặn mùa khô năm 2014-2015.

Nhiệt độ trung bình trong toàn khu vực Nam Bộ trong các tháng còn lại của năm 2015 và 3-4 tháng đầu năm 2016 có xu hướng cao hơn TBNN từ 0,5-1,50C; lượng mưa từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016 có khả năng ở mức thấp hơn so với TBNN từ 20-40%.

Theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, độ mặn tại các cửa sông vùng ven biển ĐBSCL tiếp tục tăng cao trong những tháng tới, cao nhất trong tháng 3, tháng 4. Tại các điểm dự báo xâm nhập mặn của Viện thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long có điểm gần nhất là Thanh Bình, Trung Thành Tây (Vũng Liêm) và An Phú Tân (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh). Trong đó:

- Trên sông Cổ Chiên (ở nhánh Bang -Tra), tại trạm Thanh Bình cách cửa biển 50km (xã Thanh Bình, Vũng Liêm), độ mặn lớn nhất trong tháng 3 đạt từ 7 -90/00, tháng 4 đạt từ 8-10 0/00, tháng 5 ở mức từ 7 -80/00.

- Trên sông Cung Hầu, tại trạm Trung Thành Tây cách cửa biển 60km (xã Trung Thành Tây, Vũng Liêm), độ mặn lớn nhất trong tháng 3, tháng 4 đạt từ 6 - 80/00, tháng 5 ở mức từ 5-70/00.

- Trên sông Định An, tại trạm An Phú Tân cách cửa biển 60km (xã An Phú Tân, Cầu Kè, Trà Vinh) gần xã Tích Thiện (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), độ mặn lớn nhất trong tháng 3 có thể lên mức 5-70/00, tháng 4 đạt từ 6-80/00, tháng 5 ở mức từ 5-70/00.

2. Dự báo hạn, mặn ảnh hưởng đến sản xuất, nước sinh hoạt của tỉnh:

2.1. Hướng xâm nhập mặn vào tỉnh Vĩnh Long:

- Hướng sông Cổ Chiên: Ảnh hưởng đến toàn bộ cù lao Dài (thuộc huyện Vũng Liêm); trên đất liền, mặn sẽ xâm nhập vào các sông nối với sông Cổ Chiên như Cái Hóp, Nàng Âm (hai sông này đã xây cống ngăn mặn), sông Vũng Liêm, Trường Định và sông Măng Thít ảnh hưởng các xã thuộc huyện Vũng Liêm, Mang Thít.

- Theo hướng sông Hậu: Ảnh hưởng đến toàn bộ cù lao Mây (thuộc huyện Trà Ôn); trên đất liền, mặn sẽ xâm nhập vào các sông nối với sông Hậu như rạch Tân Dinh, Rạch Chiết, Mương Điều, rạch Tra, rạch Bang Chang, sông Trà Ôn, ảnh hưởng các xã thuộc huyện Trà Ôn và một phần huyện Tam Bình.

2.2. Vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn:

Tỉnh Vĩnh Long dự báo có 5 huyện, thị xã bị ảnh hưởng xâm nhập mặn từ 2 -10‰ trở lên (trường hợp độ mặn vượt đỉnh mặn xảy ra vào đầu tháng 2/2016- những ngày Tết Nguyên đán), với diện tích tự nhiên bị ảnh hưởng rộng gần 70.000 ha (Vũng Liêm: 25.000 ha, Trà Ôn: 25.000 ha, Mang Thít: 10.000 ha, Tam Bình: 5.0 ha và TX Bình Minh: 5.000 ha). Trong đó:

- Vùng chịu ảnh hưởng từ 4-104‰ trở lên, có 2 khu vực, gồm:

+ Khu vực Tây Nam QL54 - Đông sông Hậu (xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân - huyện Trà Ôn);

+ Khu vực các xã nằm ven sông và trên sông Cổ Chiên, như Trung Thành Đông, Trung Thành Tây, Trung Thành, thị trấn Vũng Liêm, Quới An, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Thanh Bình, Quới Thiện (Vũng Liêm) và xã Chánh An, An Phước, Chánh Hội, Tân An Hội, thị trấn Cái Nhum (huyện Mang Thít);

- Vùng chịu ảnh hưởng từ 2‰đến xấp xỉ 4‰ gồm:

+ Khu vực phía Tây QL 53, bắc sông Vũng Liêm và Nam đường tỉnh 906 thuộc địa bàn các xã Trung An, Trung Thành, Tân An Luông, Tân Quới Trung, Trung Hiệp, Trung Chánh (Vũng Liêm);

+ Khu vực ven sông Hậu, phía Đông QL 54 và Tây kênh Trà Ngoa, ở các xã: Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Thuận Thới (Trà Ôn), Ngãi Tứ, Bình Ninh (Tam Bình) và xã Mỹ Hòa, Đông Thành (TX Bình Minh).

+ Khu vực các xã nằm ven sông và trên sông Cổ Chiên, như một phần xã Chánh An, An Phước, Chánh Hội, Tân An Hội, thị trấn Cái Nhum (huyện Mang Thít), một phần các xã Trung An, Trung Thành, Tân An Luông, Tân Quới Trung, Trung Hiệp, Trung Chánh (Vũng Liêm).

- Vùng chịu ảnh hưởng xấp xỉ dưới 20/00: Các xã còn lại nằm phía Nam và Bắc của sông Măng Thít, Tây kênh Mây Phốp và đông kênh Trà Ngoa thuộc 2 huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn và một phần TX Bình Minh (Mỹ Hòa, Đông Bình), một phần các xã Mỹ Phước, Nhơn Phú, Chánh Hội, Tân Long Hội (Mang Thít).

2.3. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Vụ Đông Xuân 2015 - 2016: Đến ngày 09 tháng 3 năm 2016, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 90% diện tích, nhìn chung cả vụ an toàn với hạn, mặn.

- Vụ Hè Thu năm 2016:

+ Về lúa: Dự báo diện tích 55.000 ha (100% diện tích kế hoạch) có khả năng bị hạn, gồm: TP Vĩnh Long: 200 ha, Long Hồ: 5.500 ha, Mang Thít: 6.000 ha, TX Bình Minh: 2.500 ha, Bình Tân: 2.300 ha, Tam Bình: 15.000 ha, Trà Ôn: 10.500 ha và Vũng Liêm: 13.000 ha.

+ Về cây màu: Gần 14.000 ha (90% diện tích kế hoạch) bị thiếu nước.

+ Cây lâu năm: Hơn 49.000 ha có khả năng thiếu nước tưới.

2.4. Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt

- Tổng số dân bị ảnh hưởng nguồn nước nhiễm mặn là 71.526 hộ, trong đó: Có 36.574 hộ đã sử dụng nước máy (tỉ lệ 51,2%). Cụ thể:

Mang Thít: 10.188 hộ, Vũng Liêm: 32.251 hộ, TX Bình Minh: 6.502 hộ, Trà Ôn: 16.424 hộ, Tam Bình: 6.161 hộ.

- Toàn tỉnh còn 34.215 hộ ở nông thôn chưa sử dụng nước máy tập trung, hộ ở trong nội đồng xa kênh, rạch lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước bị cạn kiệt và bị ô nhiễm, nhiễm mặn. Cụ thể:

Bình Minh: 3.000 hộ; Bình Tân: 4.000 hộ; Long Hồ: 3.000 hộ;

Mang Thít: 4.000 hộ; Tam Bình: 2.900 hộ; Trà Ôn: 4.400 hộ;

Vũng Liêm: 12.500 hộ; TP.Vĩnh Long: 415 hộ.

Tất cả số nhà máy nước (NMN) thu nước mặt ở huyện Vũng Liêm, Trà Ôn đều bị ảnh hưởng nguồn nước bị nhiễm mặn trên 2‰. Riêng các nhà máy nước ở các xã Chánh An, An Phước, thị trấn Cái Nhum, Chánh Hội và Tân An Hội (huyện Mang Thít) có thể bị ảnh hưởng với độ mặn này.

3. Giải pháp, phương án phòng, chống hạn, mặn:

Giải pháp chung:

- Thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống hạn và xâm nhập mặn ở cấp tỉnh và cấp huyện trên cơ sở lấy Ban chỉ đạo chiến dịch mùa khô (trong đó lấy Ban chỉ huy PCTT&TKCN làm nòng cốt), tập trung toàn bộ các nguồn lực, các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân ra sức phòng chống hạn và xâm nhập mặn có hiệu quả; các đơn vị và cán bộ chuyên môn triển khai công tác khảo sát, quan trắc các vùng bị hạn, mặn, thường xuyên cập nhật số liệu hạn, mặn, làm tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo tốt công tác phòng chống hạn, mặn.

- Triển khai thực hiện các công trình thủy lợi, nước sạch tập trung theo Kế hoạch chống hạn, mặn đã duyệt; tổ chức hỗ trợ bơm tát, hỗ trợ cấp nước sạch khi hạn, mặn xảy ra gay gắt, kéo dài, sản xuất, nguồn nước sinh hoạt bị đe dọa.

4. Các phương án phòng, chống hạn, mặn xâm nhập:

4.1. Phương án 1 (trường hợp xâm nhập mặn nhẹ, mực nước sông, rạch sụt giảm nhẹ):

- Độ mặn tại vàm Măng Thít dưới 2‰, vàm Vũng Liêm, cống Nàng Âm (Vũng Liêm) và vàm Tân Dinh (Trà Ôn) dưới 3‰; Đỉnh triều trên sông Tiền tại Mỹ Thuận vào lúc triều thấp còn 0,7-0,8m, lúc triều cao lên 1,2m.

- Biện pháp ứng phó:

Đóng cống ngăn mặn ở huyện Vũng Liêm (các xã ven và trên sông Cổ Chiên), ở huyện Trà Ôn (các xã ven sông Hậu như Tích Thiện, Thiện Mỹ, một phần xã Lục Sĩ Thành từ kênh Đào trở xuống đuôi cù lao Mây); Đóng mở cống ở vùng khác bình thường.

Bơm tưới cho vùng gò cao; bơm hút thu nước lúc triều xuống cho các nhà máy khi độ mặn dưới 3‰.

4.2. Phương án 2 (trường hợp xâm nhập mặn cao, mực nước sông, rạch sụt giảm mạnh như đã xảy ra vào đầu tháng 2/2016 - những ngày Tết Nguyên đán)

- Độ mặn tại vàm Măng Thít (Quới An-Chánh An), vàm Tân Dinh (Trà Ôn) xấp xỉ 5‰; vàm Vũng Liêm, cống Nàng Âm (Vũng Liêm) từ 8-10‰, trong nội đồng từ 2-3‰; Đỉnh triều trên sông Tiền tại Mỹ Thuận vào lúc triều thấp còn 0,5-0,6m, lúc triều cao lên 1m.

- Biện pháp ứng phó:

Đóng toàn bộ cống ngăn mặn ở huyện Vũng Liêm (các xã ven sông Cổ Chiên từ QL 53 và Đường tỉnh 902 trở ra và các xã trên sông Cổ Chiên, như: Quới An, thị trấn Vũng Liêm, Trung Thành Tây, Trung Thành Đông, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Thanh Bình, Quới Thiện và một phần của xã Trung An); ở huyện Trà Ôn (gồm các xã ven sông Hậu từ QL54 trở ra, như: Tích Thiện, Thiện Mỹ, thị trấn Trà Ôn, Vĩnh Xuân; một phần khu vực gần QL54 thuộc các xã Thuận Thới, Hựu Thành, Tân Mỹ); ở huyện Mang Thít (gồm các xã ven sông Cổ Chiên, sông Măng, như: Chánh An, An Phước, Chánh Hội, thị trấn Cái Nhum); đóng cống hạn chế ở vùng khác.

Bơm tưới cho vùng gò cao; ngưng bơm hút thu nước cho các nhà máy khi độ mặn từ 3‰ trở lên.

4.3. Phương án 3 (trường hợp xâm nhập mặn rất cao, mực nước sông, rạch sụt giảm mạnh hơn đợt xâm nhập mặn đã xảy ra vào đầu tháng 2/2016 - những ngày Tết Nguyên đán):

- Độ mặn tại vàm Trà Ôn (thị trấn Trà Ôn) trên 40/00; vàm Măng Thít (Quới An), vàm Tân Dinh (Trà Ôn) xấp xỉ 7-8‰; vàm Vũng Liêm, cống Nàng Âm (Vũng Liêm) trên 10‰, trong nội đồng trên 3‰; đỉnh triều sông Tiền tại Mỹ Thuận vào lúc triều thấp dưới 0,5 m, lúc triều cao đạt dưới 1m.

- Biện pháp chống hạn, mặn:

Đóng toàn bộ cống ngăn mặn ở huyện Vũng Liêm, ở huyện Trà Ôn, ở huyện Mang Thít (các xã ven sông Cổ Chiên, như: Chánh An, An Phước, thị trấn Cái Nhum, Tân An Hội, Tân Long Hội, Mỹ Phước, một phần của xã Mỹ An, của Nhơn Phú), ở huyện Tam Bình (các xã ven sông Măng, như: Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ, Hòa Thành, Tường Lộc, Hòa Lộc, Hòa Hiệp), thị xã Bình Minh (xã Mỹ Hòa, một phần xã Đông Thành); trữ nước trong đồng triệt để; mở cống hạn chế ở vùng khác.

Bơm tưới cho vùng gò cao; ngưng bơm hút thu nước cho các nhà máy sử dụng nước mặt lúc triều xuống khi độ mặn xuống thấp hơn 3‰; chú trọng khai thác giếng nước ngầm để cấp nước sinh hoạt cho dân vì các nhà máy nước mặt đã ngưng hoạt động và nước trữ trong kênh, mương, ao, hồ, bể...

5. Các biện pháp để ứng phó với phương án 2 và 3:

5.1. Biện pháp công trình:

a) Nạo vét công trình kênh thủy lợi tạo nguồn:

Nạo vét một số kênh chính, kênh tạo nguồn, đắp đập, đê bao ngăn mặn, sửa chữa các cống, đập điều tiết nước, trữ ngọt, sửa chữa, bố trí trạm, máy bơm cấp nước tưới.

Ưu tiên đầu tư nạo vét kênh mương, đặc biệt là hệ thống thủy lợi nội đồng, đắp đập thời vụ ngăn mặn và trữ ngọt chống hạn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Tại các khu vực bị ảnh hưởng mặn, tập trung công tác quản lý vận hành công trình kết hợp nạo vét công trình thủy lợi để tiếp nước ngọt và bơm tát chống hạn do thiếu nguồn nước.

Thực hiện khẩn cấp nạo vét kênh thủy lợi nội đồng để đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016, vụ Hè Thu năm 2016 kết hợp cấp nước sinh hoạt trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt.

Dự kiến thực hiện: 119 công trình thủy lợi (nạo vét kênh tạo nguồn, kênh rạch nội đồng và tu sửa cống); Diện tích phục vụ: 48.203 ha; Kinh phí: 524.002 triệu đồng.

b) Bơm tát hỗ trợ:

- Huy động số máy bơm, trạm bơm tưới hiện có trong tỉnh:

+ Bơm cố định: 3 trạm bơm điện;

+ Bơm di động: 7 điểm bơm cố định (mô-tơ điện), 176 máy bơm dầu D15 (do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các xã quản, huy động trong dân) và 16.309 máy bơm nhỏ trong dân.

- Diện tích bơm (1 lần) là 16.889 ha (tuy nhiên các máy bơm di động có thể bơm được 2 vị trí/máy và bơm trong 3 tháng còn lại của mùa khô năm nay).

c) Công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn có kế hoạch:

- Nâng cấp, duy tu, sửa chữa, mở rộng 10 trạm cấp nước tập trung nông thôn từ nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp và do Trung tâm quản, trong đó: có 01 trạm (Nâng cấp công suất, mở rộng tuyến ống TCN Mỹ An 1) do ngân sách tỉnh đầu tư trong kế hoạch năm 2016 và 09 trạm ngoài kế hoạch năm 2016 do Trung tâm quản với kinh phí: 4.423 triệu đồng. (Chi tiết xem phụ lục số V).

- Nâng cấp 7 trạm cấp nước từ nguồn đề nghị Trung ương hỗ trợ, kinh phí khoảng 975 triệu đồng. (Chi tiết xem phụ lục số II).

5.2. Biện pháp phi công trình:

- Cấp nước thùng (nước sạch đóng thùng để uống) cho 70.789 hộ sử dụng nước bị nhiễm mặn và chưa có nước máy, hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt (gồm 36.574 hộ đã sử dụng nước máy bị nhiễm mặn và 34.215 hộ ở nông thôn chưa nước máy sử dụng, hộ ở trong nội đồng xa kênh, rạch lớn dự báo gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước bị thiếu hụt và ô nhiễm, nhiễm mặn). Có tính đến phương án dùng xe, hoặc xà lan chở nước ngọt cấp cho dân trong trường hợp hạn, mặn gay gắt, kéo dài.

Số lượng nước thùng: Dự kiến cấp cho 80% số hộ bị nhiễm mặn và hộ chưa có nước máy sinh hoạt (tương đương 70.789 hộ x 80% là 56.600 hộ).

- Số lượng bột xử lý nước: Dự kiến cấp cho 80% số hộ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt trong tổng số 34.215 hộ chưa có nước sinh hoạt (tương đương 27.372 hộ);

- Khai thác các giếng khoan nước ngầm đã có: Hơn 10.000 giếng bơm riêng lẻ và các giếng khoan cấp nước tập trung ở các huyện Vũng Liêm và Trà Ôn có 3 giếng khoan tầng sâu, công suất lớn ở các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới và Hựu Thành).

III. NGUỒN VỐN CHO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

Tổng vốn cần có để thực hiện Kế hoạch này ước tính khoảng: 541.300 triệu đồng (làm tròn), trong đó:

- Vốn ngân sách (NS) Trung ương hỗ trợ: 479.775 triệu đồng.

- Vốn NS địa phương (tỉnh) hỗ trợ: 33.800 triệu đồng.

- Cấp huyện hỗ trợ, tự thực hiện: 23.252 triệu đồng.

- Công trình nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (NS tỉnh cấp và Trung tâm quản): 4.423 triệu đồng.

- Người dân đóng góp ngày công, vật tư thực hiện thủy lợi nội đồng, mặt bằng thi công công trình.

1. Đề nghị Trung ương hỗ trợ:

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ cho tỉnh 479,775 tỷ đồng (làm tròn) để thực hiện nạo vét các kênh thủy lợi cấp tạo nguồn cấp nước tưới, công trình nâng cấp trạm cấp nước sạch nông thôn và bơm tát hỗ trợ phục vụ phòng chống hạn, mặn đảm bảo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Cụ thể như sau:

a) Công trình thủy lợi tạo nguồn và công trình nước sạch nông thôn:

- Công trình thủy lợi: Tổng cộng 23 công trình; Diện tích phục vụ: 37.650 ha; Ước kinh phí: 444.400 triệu đồng.

- Công trình nước sạch nông thôn: 7 danh mục công trình, kinh phí: 975 triệu đồng.

(Xem phụ lục II kèm theo).

b) Hỗ trợ bơm tát:

Hỗ trợ 50% kinh phí bơm cho diện tích bơm tập trung (trạm bơm, điểm bơm, máy bơm D15) bơm nước vào kênh sau cống, kênh cấp 3, từ đó dân dùng máy bơm riêng lẻ bơm vào ruộng, kinh phí bơm riêng lẻ do dân tự lo. Cụ thể:

- Kinh phí hỗ trợ bơm di động (điểm bơm điện, máy D15): 33.570 triệu đồng, gồm:

+ Máy D15: 5.280 ha x 2 vị trí/máy x 2 lần/tháng x 3 tháng x 1 triệu đồng/ha x 50%= 31.683 triệu đồng;

+ Điểm bơm điện: 630 ha x 2 lần/tháng x 3 tháng x 1 triệu đồng/ha x 50%= 1.890 triệu đồng;

- Kinh phí hỗ trợ bơm cố định (trạm bơm điện): 264 ha x 2 lần/tháng x 3 tháng x 1 triệu đồng/ha x 50%= 792 triệu đồng.

Tổng cộng kinh phí hỗ trợ: 34.400 triệu đồng (làm tròn).

2. Tỉnh xem xét hỗ trợ:

Tỉnh dự kiến hỗ trợ cho các huyện, thị, thành trong tỉnh 33,8 tỷ đồng để thực hiện nạo vét các kênh nội đồng đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt và cấp bột xử lý nước cho hộ gặp khó khăn về nước sạch, cụ thể như sau:

a) Công trình thủy lợi nội đồng:

- Tổng cộng: 38 công trình; - Diện tích phục vụ: 5.395 ha;

- Chiều dài nạo vét: 101.400 m;

- Ước kinh phí: 21.950 triệu đồng.

b) Hỗ trợ nước thùng cấp cho hộ gặp khó về nước uống:

- Số hộ: 56.600 hộ (dự kiến 4 thùng/hộ/tháng x 3 tháng x 15.000 đ/thùng);

- Kinh phí: 10.200 triệu đồng (làm tròn).

c) Hỗ trợ xử lý nước sạch:

Bột xử lý nước: 27.372 hộ (dự kiến 100 gói/hộ x 600 đ/gói) tương đương kinh phí: 1.650 triệu đồng (tròn số).

3. Cấp huyện hỗ trợ, tự thực hiện: Đề nghị UBND huyện, thị, thành sử dụng nguồn dự phòng ngân sách, quỹ phòng chống thiên tai và nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí do cấp huyện quản để đầu tư thực hiện những công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Phân công nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp, hướng dẫn các địa phương trong chuyển đổi cơ cấu, thời vụ, kỹ thuật gieo sạ, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước trong mùa khô.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh kịp thời bố trí nguồn vốn thực hiện công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn.

- Phối hợp thường xuyên với các cơ quan khí tượng - thủy văn của tỉnh, khu vực và trung ương, Viện Khoa học thủy lợi Miền nam, Tổng cục Thủy lợi theo dõi diễn biến tình hình, thông báo kịp thời cho UBND các huyện, thị, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và nhân dân để có biện pháp chỉ đạo, đối phó.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh xây dựng các phương án vận hành các cống ngăn mặn và cấp nước ngọt tưới cho vùng giáp ranh với tỉnh Trà Vinh (đặc biệt là vùng ven sông Cổ Chiên, khu vực cống Nàng Âm, cống Cái Hóp của Vũng Liêm).

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch sửa chữa, vận hành các trạm cấp nước tập trung nông thôn, trữ nước và đảm bảo chất lượng cấp nước sinh hoạt cho người dân trong trường hợp xảy ra hạn, mặn (không để người dân thiếu nước sinh hoạt).

- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức đo mặn, đo mưa, theo dõi và phối hợp nhận, cập nhật thông tin và báo cáo, thông tin kịp thời, đầy đủ về diễn biến khí tượng - thủy văn, tình hình hạn, mặn theo quy định để các cấp, các ngành rõ, chỉ đạo ứng phó; liên hệ chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp-PTNT Vũng Liêm, với Xí nghiệp Thủy nông huyện Càng Long (Trà Vinh) theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước, mặn tại cống Cái Hóp và vận hành cống Nàng Âm, các cống trên địa bàn huyện theo quy trình đã duyệt, đảm bảo ngăn mặn, cấp nước phục vụ sản xuất.

- Hàng tuần tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giữa mùa khô, kết thúc hạn, mặn có sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết. Cuối mùa có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp- PTNT tổng hợp nhu cầu hỗ trợ chống hạn của các địa phương, đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

3. Sở Công thương:

Chỉ đạo các đơn vị quản lý điện có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm điện và các nhà máy, trạm cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ công tác chống hạn, mặn xâm nhập theo Kế hoạch này.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan khí tượng-thủy văn, tăng cường dự báo, nhận định diễn biến khí tượng-thủy văn, tình hình hạn, mặn, nguồn nước và hỗ trợ giải quyết mặt bằng thi công các công trình phòng, chống hạn, mặn cấp bách (nếu có).

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp tổ chức triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực thủy lợi: Về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cây trồng, hỗ trợ nông dân giảm thiệt hại trong ứng phó với hạn, mặn.

6. Sở Y tế:

Chủ động chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở chủ động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh khi hạn hán, thiếu nước, nắng nóng xảy ra gay gắt, kéo dài.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các vùng xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ (không để người dân trên địa bàn tỉnh bị đói do ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn).

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long: Và các cơ quan thông tin, đại chúng tại Vĩnh Long đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cho từng cấp, từng ngành, các tổ chức, đơn vị và từng người dân để thay đổi, nhận thức được nước ta là quốc gia đang rất thiếu nước, hiện tượng El Nino kéo dài, tình hình hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trong năm 2016 để chủ động thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện, nước.

9. Công ty TNHH MTV cấp nước Vĩnh Long: Có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn quản lý, đặc biệt chú trọng đến khu vực cấp nước của Công ty thuộc địa bàn hai huyện bị ảnh hưởng mặn là Vũng Liêm và Trà Ôn (không để người dân thiếu nước sinh hoạt).

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Triển khai nội dung Kế hoạch đến các ban, ngành và UBND cấp xã, nhân dân thực hiện; Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tỉnh có liên quan trong triển khai kế hoạch phòng, chống hạn, mặn, thông tin về diễn biến hạn, mặn và tổ chức thực hiện các dự án, công trình thủy lợi, nước sạch do tỉnh đầu tư trên địa bàn huyện, sớm đưa vào sử dụng; giải quyết các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng để thi công nhanh những công trình chống hạn, mặn (nếu có).

- Quyết toán nguồn quỹ PCTT năm 2015, xây dựng kế hoạch thu, sử dụng quỹ và đăng ký chỉ tiêu thu quỹ PCTT năm 2016.

11. Căn cứ vào Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn, mặn xâm nhập riêng của ngành, lĩnh vực, của địa bàn quản lý, bảo vệ an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Giữa mùa khô, kết thúc hạn, mặn có sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết. Cuối mùa có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 của UBND tỉnh. Kế hoạch này được triển khai rộng rãi đến các cấp, các ngành và nhân dân địa phương để biết và tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Thường trực UBND tỉnh nắm, kịp thời chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC I

TRẠM BƠM VÀ MÁY BƠM TƯỚI HIỆN CÓ TRONG TỈNH

TT

Các huyện, thị xã, thành phố

Số máy bơm/trạm (cái)

Số máy bơm D15

Công suất máy (m3/giờ)

Diện tích có khả năng bơm (ha)

Ghi chú

Bơm tập trung (D15 + Trạm bơm)

Bơm riêng lẻ trong dân

Tổng diện tích

 

Tổng cộng

 

176

 

6.174

10.715

16.889

Máy D15 bơm được 30 ha/máy/điểm bơm.

I

Bơm di động

 

 

 

5.910

10.715

16.625

 

I.a

Máy bơm di động

16.309

 

 

5.280

10.715

15.995

Máy bơm trong dân bơm được 0,5 ha/máy.

1

TP Vĩnh Long

1.200

10

500

300

600

900

 

2

Long Hồ

1.826

10

500

300

913

1.213

 

3

Mang Thít

400

14

500

420

200

620

 

4

Vũng Liêm

5.394

12

500

360

2.697

3.057

Phục vụ 7 xã, gồm: Trung Nghĩa, Trung Ngãi, Hiếu Thành, Trung An, Hiếu Nhơn, Hiếu Phụng, Trung Thành

5

Tam Bình

156

34

500

1.020

2.638

3.658

Máy D15 chia cho các xã, thị trấn. Mỗi xã 02 máy

6

Bình Minh

600

6

500

180

300

480

Phục vụ 5 xã, gồm: Đông Thạnh, Đông Thành, Đông Bình, Thuận An, Mỹ Hòa.

7

Bình Tân

5.019

45

500

1.350

2.510

3.860

Phục vụ 7 xã, gồm: Tân Lược, Tân Hưng, Tân Bình, Tân Quới, Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi

8

Trà Ôn

1.714

45

500

1.350

857

2.207

 

I.b

Điểm bơm (ở Vũng Liêm)

7,0

 

500

630

 

630

7 điểm có thể lắp bơm tại 13 vị trí, gồm:

- Hiếu Nhơn: 3 vị trí (Hiếu Minh B, Tường Tranh, kênh Ngã Tắc Cái Hậu.

- Hiếu Thành: 3 vị trí (Cống Rạch Đình - Hiếu Kinh A, Cống Tư Dân - Hiếu Kinh B, Cống 3A - Hiếu Thọ).

- Hiếu Nghĩa: 2 vị trí (cống 25, cống 50).

- Hiếu Thuận: 3 vị trí (cống chùa Tiêm - Phú Cường, đập 3 Lai - Ngãi Thạnh, 8 Hương - Hòa Mỹ).

- Trung An: 2 vị trí (cống 2 Rùa, cống 7 Hiệu).

II

Trạm bơm điện

8

 

 

264

 

264

 

 

Vũng Liêm

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung Trạch

2,0

 

2500

84

 

84

Trung Thành

2

Đập Dong

4,0

 

4000

120

 

120

Trung Nghĩa

3

Phú Nhuận

2,0

 

1600

60

 

60

Trung Ngãi

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ CHỐNG HẠN MẶN NĂM 2016 ĐỀ NGHỊ TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ TỈNH VĨNH LONG

STT

Danh mục

Năng lực phục vụ (ha)

Địa điểm

Nhiệm vụ chính

Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)

Ghi chú

 

Tổng số:

54.539

 

 

479.775

Làm tròn

A

Công trình thủy lợi:

37.650

 

 

444.400

 

1

HTTL phục vụ NTM các xã Trung Ngãi- Trung Nghĩa- Trung Thành Đông

3.000

Vũng Liêm

Ngăn mặn, tiếp ngọt phục vụ sản xuất

120.000

 

2

Hệ thống thủy lợi cồn Lục Sỹ

1.800

Trà Ôn

Ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ sản xuất

80.000

 

3

Hệ thống thủy lợi xã Chánh An

2.000

Mang Thít

Ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ sản xuất

80.000

 

4

Hệ thống cống đập ngăn mặn xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm

1.800

Vũng Liêm

Ngăn mặn, bảo vệ sản xuất

20.000

18 cống đập

5

Hệ thống cống đập ngăn mặn huyện Trà Ôn

600

Trà Ôn

Ngăn mặn, bảo vệ sản xuất

8.000

06 cống đập

6

Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Rạch Chùa- Lý Nho- Lý Liễn

2.000

Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Trà Ôn

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

10.000

 

7

Nạo vét kênh sau cống Bà Thông

1.250

Phú Thành, Trà Ôn

Phục vụ sản xuất nông nghiệp

6.250

 

8

Nẹo vét, đắp bờ bao sông Mây Tức

3.200

Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Vũng Liêm

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

16.000

 

9

Nạo vét đắp bờ bao kênh Rạch Ất- Ngã Quát

1.100

Trung Thành Tây, Vũng Liêm

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

5.500

 

10

Nạo vét đắp bờ bao kênh Vàm Lịch- Mỹ Long

2.250

Chánh An, Mang Thít

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

11.250

 

11

Nạo vét đắp bờ bao Rạch L - Rạch Bướm- Ông Trư

3.000

Bình Ninh, Tam Bình

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

15.000

 

12

Nâng cấp bờ bao kênh Đường Trâu

1.000

Tân Phú, Tam Bình

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

5.000

 

13

Nạo vét kênh sau cống 25

1.000

Phú Quới, Long Hồ

Phục vụ sản xuất nông nghiệp

5.000

 

14

Nạo vét đắp bờ bao kênh Mười Thới

1.200

Tân Thành, Bình Tân

Phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp giao thông nông thôn

6.000

 

15

Nạo vét mở rộng kênh lộ Quẹo - Rạch Đôn

1.000

Trung Thành - Trung Nghĩa,V. Liêm

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

10.000

 

16

Nạo vét, mở rộng kênh Trung Trạch

1.000

Thị trấn, T.Thành, T.Ngãi, V.Liêm

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

10.400

 

17

Nạo vét đắp bờ bao kênh Sa Rài

1.500

Nhơn Bình, Tam Bình

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

8.000

 

18

Nạo vét đắp bờ bao kênh La Ghì

6.000

Xã Trà Côn- Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

8.500

 

19

Nạo vét kết hợp ĐBB sông số 1 đến sông Cái Sao

1.000

Bình Phước, Mang Thít

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

4.000

 

20

Nạo vét và đắp bờ bao sông Ông Nam

450

Hòa Thạnh, Tam Bình

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

7.000

 

21

Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Mười Thới

400

Tân Thành, Bình Tân

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

3.000

 

22

Nạo vét, đắp bờ bao kênh Xã Hời

600

Tân Hưng- T.A.Thạnh, Bình Tân

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

3.000

 

23

Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Giữa Đồng

500

Xã Đông Thành, TX. Bình Minh

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

2.500

 

B

Bơm tát (*):

16.889

 

 

34.400

Diện tích bơm 01 lần

C

Nước sạch: Nâng cấp 7 trạm cấp nước phục vụ hộ dân trong vùng bị hạn, mặn

 

 

 

975

 

I

Thanh Bình

 

 

 

120

 

 

 

 

Bơm cấp 1, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Bơm cấp 2, 5,5kw, 3 pha

45

 

 

 

 

Khởi động từ, CB, RL nhiệt

9

 

 

 

 

Biến tần+Sensor áp lực cấp 2

34

 

 

 

 

dây điện

 

2

 

II

Trung Thành Tây

 

 

 

120

 

 

 

 

Bơm cấp 1, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Bơm cấp 2, 5,5kw, 3 pha

45

 

 

 

 

Khởi động từ, CB, RL nhiệt

9

 

 

 

 

Biến tần+Sensor áp lực cấp 2

34

 

 

 

 

dây điện

 

2

 

III

Trung Ngãi 1

 

 

 

60

 

 

 

 

Bơm cấp 1, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Biến tần

 

30

 

IV

Trung Ngãi 2

 

 

 

120

 

 

 

 

Bơm cấp 1, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Bơm cấp 2, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Biến tần

 

60

 

V

Trung Nghĩa

 

 

 

180

 

 

 

 

Bơm cấp 1, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Bơm cấp 2, 5,5kw, 3 pha

45

 

 

 

 

Tủ điện+dây điện

40

 

 

 

 

Biến tần

 

60

 

 

 

 

Sensor áp lực cấp 2

5

 

VI

Tích Thiện

 

 

 

125

 

 

 

 

Bơm cấp 1, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Bơm cấp 2, 3,7kw, 3 pha

30

 

 

 

 

Biến tần

 

60

 

 

 

 

Sensor áp lực cấp 2

5

 

VII

Chánh An

 

 

 

250

 

 

 

 

Hạ thề điện nguồn

250

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*): Kinh phí hỗ trợ bơm tát được tính tại mục b, phần 1.III của dự thảo Kế hoạch phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 tỉnh Vĩnh Long. (Điều chỉnh, bổ sung).

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ TỈNH HỖ TRỢ CÁC HUYỆN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2015 - 2016

TT

Danh mục công trình

Địa điểm (xã)

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (m)

Dự trù kinh phí (Tr. đồng)

 

TỔNG CỘNG:

 

5.395

101.400

21.950

I

Huyện Trà Ôn:

 

1.410

25.300

4.100

1

1. Nạo vét kênh Rạch Sơn

Hoà Bình

300

6.000

1.500

2

2. Nạo vét kênh số 1, số 2

Hựu Thành

300

6.000

700

3

3. Nạo vét kênh số 3, số 4

Hựu Thành

300

5.000

600

4

4. Nạo vét kênh 3 Thảo - 6 Kinh - 3 Thường

Tích Thiện

200

3.000

500

5

5. Nạo vét kênh Cai Ngoạc

Hiệp Thuận-Tân Hòa-Hòa Bình

150

2.300

380

6

6. Nạo vét kênh Trạm bơm

Tích Lộc-Tích Thiện

160

3.000

420

II

Huyện Tam Bình:

 

570

6.200

1.000

7

1. Nạo vét kênh liên ấp Sóc Rừng - ấp Giữa

Loan Mỹ

370

3.000

550

8

2. Nạo vét kênh Sườn ấp 8

Tân Lộc

200

3.200

450

III

Huyện Mang Thít:

 

235

3.700

1.100

9

1. Nạo vét kênh TLNĐ ấp Chánh Thuận - Nhì B

Chánh Hội

100

1.200

500

10

2. Nạo vét kênh TLNĐ ấp Tân An A- Tân Mỹ A

Chánh An

135

2.500

600

IV

Huyện Long Hồ:

 

730

11.600

1.400

11

1. Nạo vét kênh Tư Khá - Út Chúc (ấp An Phú A)

Long An

100

1.400

200

12

2. Nạo vét kênh Dò Heo (ấp Long Hòa, Long Bình)

Lộc Hòa

125

1.700

250

13

3. Nạo vét kênh 25 - Ba Dung - Hai Lai

Phú Quới

300

5.000

500

14

4. Nạo vét kênh Bà Lái (ấp Hòa Thạnh 3)

Thạnh Quới

105

1.500

250

15

5. Nạo vét kênh Năm Bưởi - Hai Tèo - Út Trí (ấp An Thành)

Phú Đức

100

2.000

200

V

Huyện Bình Tân:

 

400

9.000

2.900

16

1. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Cây Sắn

Tân Hưng

100

1.500

750

17

2. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Đòn Dong

Tân Hưng

100

1.700

800

18

4. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Rạch Sâu

Tân Quới

60

1.600

400

19

5. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Bà Ba

Thành Lợi

50

1.200

350

20

6. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Sườn Giữa

Tân Thành

90

3.000

600

VI

Huyện Bình Minh:

 

200

2.000

900

21

1. Nạo vét kênh Bờ Đai

Đông Thành

200

2.000

900

VII

Huyện Vũng Liêm:

 

1.770

40.500

9.350

22

1. Nạo vét kênh Năm Nam

Trung Thành Tây

120

3.500

500

23

2. Nạo vét kênh Ấp Ba

Trung Thành Đông

70

3.500

500

24

3. Nạo vét kênh Tám Lân

Quới An

100

2.500

450

25

4. Nạo vét kênh Ba Khương

Trung Ngãi

100

2.000

400

26

5. Nạo vét kênh Ba Phụng

Hiếu Phụng

120

3.000

500

27

6. Nạo vét kênh Điền Tử Lang

Hiếu Nhơn

100

2.000

350

28

7. Nạo vét kênh Rạch Bùn

Quới An

150

3.000

500

29

8. Nạo vét kênh Hai Rùa

Trung An

120

2.500

500

30

9. Nạo vét kênh dọc lộ 907

Trung Hiệp

160

6.000

500

31

10. Nạo vét kênh Rạch Ngay

Trung Hiệp

80

1.500

400

32

11. Nạo vét kênh Nhà Thờ

Hiếu Thuận

150

4.000

650

33

12. Nạo vét kênh Ba Thà-Tám Đáng

Trung Thành

150

3.000

800

34

13. Nạo vét kênh Ngã Quát

Trung Thành Tây

200

4.000

800

35

14. Xây dựng trạm bơm điện Hai Rô

Trung Nghĩa

150

 

2.500

VIII

Thành phố Vĩnh Long:

 

80

3.100

1.200

36

1. Nạo vét rạch Ông Sung

Tân Ngãi

25

1.100

450

37

2. Nạo vét kết hợp đắp BB rạch Bà Cả

Tân Hòa

30

1.000

450

38

3. Nạo vét kênh tập đoàn 11

Tân Hòa

25

1.000

300

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÔNG TRÌNH HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2015 - 2016

TT

Danh mục công trình

Địa điểm (xã)

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (m)

Dự trù kinh phí (Tr. đồng)

 

TỔNG CỘNG:

 

5.158

114.093

23.252

I

Huyện Trà Ôn:

 

750

21.268

4.800

1

1. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Lý Liển

Nhơn Bình

120

7.000

790

2

2. Nạo vét, đắp bờ bao kênh sau cống Bà Thông

Lục Sĩ Thành

180

5.000

1.100

3

3. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Trà Mòn

Tân Mỹ

150

2.268

980

4

4. Xây đúc bọng (06 bọng)

Các xã

100

 

200

5

5. Nạo vét, đắp bờ bao rạch Chùa-Lý Nho

Xuân Hiệp

200

7.000

1.730

II

Huyện Tam Bình:

 

1.848

33.489

5.347

6

1. Nạo vét, bờ bao Cầu Hàng-Mỹ Quới

Mỹ Thạnh Trung

90

3.004

281

7

2. Nạo vét, đắp bờ bao ấp Phú Tân

Phú Lộc

110

2.848

300

8

3. Nạo vét, đắp bờ bao Mỹ Phú Tân- Giáp Loan Mỹ

Mỹ Thạnh Trung

120

1.149

285

9

4. Nạo vét, đắp bờ bao Rạch Lá- An Phú Tân

Bình Ninh

140

3.590

549

10

5. Nạo vét, đắp bờ bao An Phú Tân- An Hòa B

Bình Ninh

130

3.715

468

11

6. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Nước Sát

Bình Ninh

110

2.017

295

12

7. Nạo vét, đắp bờ bao ranh Mỹ Thạnh Trung- Ấp Kỳ Son

Loan Mỹ

100

2.500

260

13

8. Nạo vét, đắp bờ bao Tổng Hưng

Loan Mỹ

120

1.050

211

14

9. Nạo vét, đắp bờ bao Tổng Hưng B

Loan Mỹ

140

1.375

227

15

10. Nạo vét, đắp bờ bao ấp Phú Thạnh

Long Phú

120

2.511

280

16

11. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Ông Bảy

Phú Thịnh

150

2.070

241

17

12. Nạo vét, đắp bờ bao 3 Chắc- 9 Luông- Kênh Xáng (đoạn 7 Hiệp đến 7 Nhỏ, ấp Mỹ Thành-Bằng Tăng)

Mỹ Thạnh Trung, Long Phú

140

2.700

265

18

13. Kiên cố hóa đập Chín Bọng ấp 9

Hòa Hiệp

118

 

764

19

14. Nâng cấp bờ bao kênh Cây Chôm

Ngãi Tứ - Bình Ninh

160

2.250

310

20

15. Nâng cấp bờ bao Phú Thạnh - ấp Bình Ninh

Long Phú - Ngãi Tứ

100

2.710

242

21

16. Duy tu, sửa chữa bảo dưỡng cống, trạm bơm…

 

 

 

369

III

Huyện Mang Thít:

 

300

5.400

1.300

22

1. Nạo vét, đắp bờ bao kênh TLNĐ ấp Phước Trình B

Bình Phước

100

1.400

350

23

2. Nạo vét, đắp bờ bao kênh TLNĐ ấp An Hương 1

Mỹ An

70

1.200

300

24

3. Nạo vét, đắp bờ bao kênh TLNĐ ấp Hòa Phú

An Phước

60

1.000

250

25

4. Nạo vét, đắp bờ bao kênh TLNĐ ấp Phước Thọ

Bình Phước

70

1.800

400

IV

Huyện Long Hồ:

 

1.135

29.386

5.755

26

1. Nạo vét kênh Gò Me-Ông Cơ-Bà Nghĩa (ấp Cái Sơn Lớn)

Thanh Đức

35

2.500

350

27

2. Nạo vét kết hợp đắp bờ vùng kênh Mười Trầu

Hoà Phú

300

2.000

550

28

3. Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Bà Sở

Hoà Ninh

50

1.500

300

29

4. Nạo vét kênh Năm Mới (ấp Sơn Đông - Cái Sơn)

Thanh Đức

25

1.800

250

30

5. Nạo vét kênh Thầy Chùa - Bảy Bê (ấp Tân Thuận - Tân Nhơn)

Tân Hạnh

50

1.600

250

31

6. Nạo vét kênh Tư Thước (ấp An Thạnh)

Phú Đức

50

2.500

250

32

7. Nạo vét kênh Sáu Hương (ấp Phước Ngươn B)

Long Phước

50

650

100

33

8. Nạo vét kênh Năm Thạnh (ấp An Thành)

Phú Đức

30

1.200

150

34

9. Nạo vét kênh Út Phương (ấp Thạnh Phú)

Thạnh Quới

40

1.150

150

35

10. Nạo vét kết hợp đắp bờ vùng kênh Đường Trâu (Ấp Phước Trinh, ấp Phước Trình A)

Long Phước

60

1.792

500

36

11. Nạo vét kênh Năm Phép - Ông Đồ (ấp Tân Thuận - Tân Nhơn)

Tân Hạnh

40

1.500

200

37

12. Nạo vét kênh Ba Bê - Ba Đầy - Ba Giữ (ấp Thông Quan)

Phú Đức

150

3.000

350

38

13. Nạo vét kênh nội đồng ấp Phước Lợi B

Phước Hậu

150

2.762

320

39

14. Nạo vét kênh Tân Hưng

Tân Hạnh

30

880

200

40

15. Nạo vét kết hợp đắp bờ bao (Từ đường Long Hồ - Phú Đức đến kho bạc cũ)

Thị Trấn

15

667

383

41

16. Nạo vét kênh Rạch Cạn, xã Thanh Đức

Thanh Đức

25

1.835

277

42

17. Nạo vét kết hợp đắp bờ vùng sau cống Bà Dung

Long An

 

 

300

43

18. Nạo vét, đắp bờ vùng Ba Âu Bảy Đạt (Từ cầu Chín Bội đến nhà bà Nguyễn Thị Em)

Thanh Đức

35

2.050

875

V

Huyện Bình Tân:

 

1.045

21.800

4.930

44

1. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Thủy Lợi cũ

Tân Lược, Tân Hưng

300

2.700

750

45

2. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Bảy Thới

Tân Lược

100

1.650

250

46

3. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Tuổi Trẻ

Tân Hưng

100

2.300

600

47

4. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Nhị Thiên Đường

Thành Đông

80

1.000

300

48

5. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Sườn Giữa

Thành Lợi

90

1.500

380

49

6. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Cả Đôi Lớn

Tân An Thạnh

90

1.600

450

50

7. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Mười Bồi

Tân Hưng

100

2.600

700

51

8. Nạo vét, đắp bờ bao kênh 30/4

Tân Thành

90

3.000

700

52

9. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Nàng Ốc- Cà Dâm

N.V.Thảnh

45

2.150

350

53

10. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Bờ Đê Tây

N.V.Thảnh

20

2.300

250

54

11. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Cống Lớn

Mỹ Thuận

30

1.000

200

VI

Thành phố Vĩnh Long:

 

80

2.750

1.120

55

1. Nạo vét kênh Năm Nhi

Trường An

20

800

300

56

2. Nạo vét kênh Tập đoàn 10

Trường An

15

600

270

57

3. Nạo vét kênh Út Hiển

Tân Ngãi

30

750

280

58

4. Nạo vét kênh liên ấp Tân Quới Đông

Trường An

15

600

270

VII

Huyện Vũng Liêm: Không có.

 

 

 

 

VIII

TX. Bình Minh: Không có.

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH DUY TU, SỬA CHỮA, MỞ RỘNG, XÂY DỰNG MỚI CÁC TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG HẠN, MẶN MÙA KHÔ NĂM 2015-2016

TT

Tên danh mục công trình

Địa điểm đầu tư (xã)

Quy mô phục vụ (hộ)

Ước kinh phí đầu tư (Tr.đồng)

Nguồn vốn đầu tư của Trung tâm quản hay đề nghị TW, tỉnh hỗ trợ

Hình thức thực hiện (DT, SC, MR, XDM)

 

Tổng cộng:

 

 

4.423

 

 

A

Công trình trong kế hoạch 2016

 

 

4.143

 

 

1

Nâng cấp công suất, mở rộng tuyến ống TCN Mỹ An 1

Mỹ An

578

4.143

NS Tỉnh

DT, SC, MR

B

Công trình ngoài kế hoạch 2016

 

 

280

 

 

1

Vét ao trữ nước thô TCN Trung Ngãi 1

Trung Ngãi

788

10

Trung tâm

DT

2

Vét ao trữ nước thô TCN Hòa Phú 1

Hòa Phú

522

10

Trung tâm

DT

3

Vét ao trữ nước thô TCN Thành Lợi

Thành Lợi

514

15

Trung tâm

DT

4

Nâng thể tích bể lắng TCN Chánh Hội 1

Chánh Hội

574

40

Trung tâm

NC

5

Nâng thể tích bể lắng TCN Tân Hội

Tân Hội

397

40

Trung tâm

NC

6

Nâng thể tích bể lắng TCN Tân An Thạnh

Tân An Thạnh

451

35

Trung tâm

NC

7

Nâng cấp đường kính ống mạng TCN Hòa Lộc

Hoà Lộc

1.415

35

Trung tâm

MR

8

Nâng cấp đường kính ống mạng TCN Trung Ngãi 2

Trung Ngãi

899

55

Trung tâm

MR

9

Nâng cấp đường kính ống mạng TCN Bình Phước 1

Bình Phước

542

40

Trung tâm

MR

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 566/QĐ-UBND điều chỉnh Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

  • Số hiệu: 566/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trần Hoàng Tựu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/03/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản