ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 390/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 09 tháng 7 năm 2020 |
ỨNG PHÓ THẢM HỌA HẠN HÁN TRÊN DIỆN RỘNG TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự và Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về Phòng thủ dân sự.
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 81/TTr-SNN ngày 03/7/2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng với nội dung như sau:
1. Mục đích
- Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
- Có kế hoạch chủ động tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cấp nước đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
- Chủ động điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người, gia súc và công nghiệp.
2. Yêu cầu
- Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm nước. Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
- Theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra cụ thể nguồn nước, xác định vùng đảm bảo nước, vùng nguy cơ hạn hán thiếu nước, chủ động điều tiết hợp lý và điều chỉnh lịch thời vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất.
- Thực hiện nguyên tắc phòng, tránh là chủ yếu và phương châm “4 tại chỗ” (Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) nhằm tập trung mọi nguồn lực cho công tác khắc phục khô hạn thiếu nước một cách kịp thời và hiệu quả.
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ỨNG PHÓ
1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp
- Kiện toàn bộ máy tổ chức phòng chống hạn ở các địa phương trên cơ sở lấy Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn làm nòng cốt và tập trung toàn bộ các nguồn lực, các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân ra sức phòng chống hạn có hiệu quả; các đơn vị và cán bộ chuyên môn triển khai công tác kiểm tra các vùng bị hạn, thường xuyên cập nhật số liệu hạn hán, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tốt công tác phòng chống hạn.
- Kiểm tra, đánh giá cụ thể nguồn nước các sông, suối, hồ, đập,... khoanh vùng diện tích cây trồng có khả năng khô hạn và những diện tích cây trồng không đủ nước, chủ động chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng cạn, sử dụng ít nước nhưng vẫn hiệu quả kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đảm bảo nguồn nước sang cây trồng cạn khác như: ngô, khoai, đậu tương, lạc, rau màu các loại... Đối với vùng khó khăn về nguồn nước có thể xem xét quy hoạch chuyển sang cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Bố trí lịch thời vụ gieo sạ gọn, tập trung, cụ thể từng vùng, từng cánh đồng theo khu vực kênh tưới để thuận lợi điều tiết nước làm đất, áp dụng tưới tiết kiệm, sử dụng giống ngắn ngày, chịu hạn cao. Phân loại diện tích các loại cây trồng để có thứ tự ưu tiên cấp nước tưới; ưu tiên cho cây trồng có giá trị thu hoạch cao, rút ngắn thời gian các đợt tưới, thực hiện tưới luân phiên, tưới ẩm ướt khô xen kẽ.
- Các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.
- Rà soát, cập nhật cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra.
- Tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước....), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.
- Tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.
- Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt) và triển khai nhân rộng các mô hình này.
- Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn (tuyên truyền cảnh báo hạn hán, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm,...).
1.2. Đối với cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
- Các địa phương phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tính toán, cân đối dành nước ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp. Theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt, đề xuất các biện pháp cấp nước thích hợp.
- Các đơn vị quản lý công trình nước sinh hoạt và cấp nước sinh hoạt có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra trên diện rộng.
- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của người dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: Đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.
- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo độ che phủ.
2. Giải pháp quản lý vận hành công trình
Các đơn vị, tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi: Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn; các tổ dùng nước tập trung triển khai các công việc sau:
- Thực hiện tưới luân phiên, đặc biệt là các công trình có đầu mối là hồ chứa để tiết kiệm nước trước khi hạn xảy ra như hồ Bản Chang, Hồ Khuổi Khe... Thường xuyên theo dõi mực nước các hồ chứa trên địa bàn tỉnh để chủ động phòng tránh, điều tiết nước hợp lý.
- Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước tới cuối khu tưới. Thực hiện tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau; khu cao tưới trước khu trũng tưới sau.
- Tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch. Việc phân phối nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đơn vị quản lý cấp nước (Trạm quản lý thủy nông huyện, tổ hợp tác dùng nước ở các xã, thị trấn...) với các hộ dùng nước (tổ chức, hộ gia đình...), bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng.
- Các đơn vị quản lý cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình, báo cáo kịp thời về các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý khắc phục.
- Tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình thủy lợi, triển khai sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc và các thiết bị hư hỏng, nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương, cửa vào cống lấy nước, cửa vào các bể hút trạm bơm, sửa chữa khắc phục kịp thời các vị trí hư hỏng kênh, công trình trên kênh đảm bảo không để thất thoát, lãng phí nguồn nước. Sử dụng bao tải độn đất, vật liệu sẵn có tôn cao ngưỡng tràn xả lũ từ 20cm đến 40cm cho hồ chứa thường xuyên thiếu nước tưới. Đắp các đập tạm dâng nước tại các điểm trên suối để tận dụng nguồn sinh thủy tự nhiên. Vận động nhân dân nạo vét, be bờ trữ nước vào các ao chứa, các vùng trũng có khả năng tích nước.
- Phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tiết nước phát điện của các công ty thủy điện với công tác điều tiết nước, bơm nước phục vụ sản xuất của chính quyền địa phương với Công ty khai thác công trình thủy lợi.
- Các chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành các công trình đưa vào sử dụng và phục vụ công tác chống hạn.
- Kiểm tra, tu sửa cụm đầu mối, tuyến kênh mương của các công trình đang hoạt động, nhất là các công trình đã xuống cấp, hư hỏng để đảm bảo nguồn nước không bị rò rỉ, thất thoát.
- Khi hạn xảy ra, sử dụng phương pháp tưới động lực (máy bơm điện, máy bơm dầu) bơm nước từ các khe, suối, hồ, đập để tưới bổ sung cho khu vực bị hạn.
- Tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, đơn vị cần chủ động khai thác, tận dụng triệt để nguồn nước từ các khe, suối, ao, hồ để chống hạn.
4. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Trong trường hợp khô hạn gay gắt xảy ra cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước, với những diện tích gieo cấy ở cao, chưa có công trình thủy lợi hoặc không chủ động nguồn nước cần chuyển đổi sang cây trồng cạn để chủ động trong sản xuất.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình triển khai thực hiện và các thiệt hại do hạn hán gây ra về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức kiểm kê, đánh giá thực trạng, dự báo nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước phù hợp với thực tiễn nguồn nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước; tổng hợp báo cáo chung toàn tỉnh về nguồn nước, kế hoạch chống hạn.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn và địa phương sớm xây dựng lịch nông vụ, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí cơ cấu giống, thời vụ, phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước tưới.
- Phối hợp với các Công ty thủy điện thực hiện điều tiết nước phục vụ tưới, đặc biệt là nước cho sản xuất và dân sinh vùng hạ du công trình thủy điện. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương về việc chấp hành Nông lịch trong điều tiết nguồn nước tưới. Triển khai thực hiện các phương án phòng chống hạn khi có yêu cầu của địa phương.
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí nguồn vốn để hoàn thành các công trình thủy lợi đang thi công. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi đang bị xuống cấp, để bảo đảm an toàn cho công trình, đảm bảo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng.
- Tăng cường công tác kiểm tra nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, tổng hợp và kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.
- Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; đối với các công trình hồ chứa đang triển khai thi công chỉ đạo chủ đầu tư có các giải pháp thi công phù hợp để đảm bảo khả năng tích nước tại các hồ chứa để phục vụ sản xuất.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để chủ động ứng phó khi xảy ra hạn hán, thiếu nước vụ sản xuất trong mùa khô.
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung, đặc biệt là công trình cấp nước.
- Chỉ đạo các Chủ đầu tư đập, hồ chứa nước thủy điện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi căn cứ lịch Nông vụ và tình hình thời tiết để thực hiện việc điều tiết nước hồ chứa thủy điện theo đúng quy trình vận hành hồ chứa được UBND tỉnh phê duyệt để đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng hạ du.
- Chỉ đạo Công ty Điện lực tỉnh đảm bảo hệ thống nguồn, lưới điện ổn định, cung cấp điện cho các trạm bơm tưới nước trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác ứng cứu hạn hán.
- Chủ động nguồn nước sinh hoạt tới từng hộ, thôn, xã, phường, thị trấn ở các vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt; tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước như: bồn trữ nước, máy lọc nước hộ gia đình, hóa chất xử lý nước. Trường hợp cấp bách, không còn nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cần sử dụng các phương tiện lưu động, như: xe cứu hỏa, xe quân đội chuyên chở nước cung cấp đến từng cụm dân cư, hộ gia đình.
- Bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất; khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng từ lúa sang canh tác nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.
- Triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất bám sát nông lịch và kế hoạch lấy nước từ hồ chứa thủy lợi cho vụ sản xuất trong mùa khô tại địa phương để kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp khi hạn hán xảy ra.
- Chỉ đạo các phòng ban liên quan phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn kiểm kê toàn bộ diện tích cây trồng có nhu cầu sử dụng nước như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày,... Trên cơ sở đó xây dựng các phương án sản xuất, cấp nước tưới cho diện tích cây trồng trên địa bàn phù hợp hiệu quả.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phổ biến, khuyến khích nhân dân thực hiện các biện pháp trữ nước bằng xây dựng các ao, bể chứa, đắp phai tạm...
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường huy động lực lượng tại địa phương tu sửa, nạo vét, phát dọn các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo dẫn nước tưới đến mặt ruộng, đắp bờ, tôn cao các ao, hồ nhỏ để nâng cao dung tích trữ nước đầu mùa mưa. Giám sát chặt chẽ việc điều tiết nguồn nước tưới của các đơn vị được giao khai thác các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Thường xuyên kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm đến phạm vi công trình thủy lợi, tự ý vận hành cống điều tiết tại các hồ chứa, kênh mương.
- Tăng cường công tác kiểm tra nguồn nước; tổ chức triển khai kế hoạch gieo, cấy theo đúng lịch thời vụ để tiết kiệm nguồn nước; không để nông dân gieo sạ ở những nơi không đủ nguồn nước, những vùng thường bị mất trắng; có khuyến nghị nhân dân chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước, có kết hợp tính toán đến đầu ra của sản phẩm.
- Khuyến khích nhân dân sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng, đặc biệt là các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu.
- Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động nhân dân sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ.
- Tăng cường truyền thông về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước tới người dân để nâng cao nhận thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chủ động có giải pháp phù hợp.
- Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, ngân sách dự phòng và dự trữ tài chính hàng năm của địa phương và nhân công để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung, đặc biệt là các công trình cấp nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi.
- Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước; trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn trong việc điều tiết nước phục vụ sản xuất theo đúng lịch trình, kế hoạch.
5. Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác CTTL Bắc Kạn
- Bám sát lịch nông vụ, xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất cho từng công trình, từng khu vực cụ thể.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Trạm thủy nông chủ động phối hợp với chính quyền địa phương huy động nhân dân tập trung triển khai sửa chữa, nạo vét hệ thống kênh mương để chủ động cho công tác điều tiết nước tưới, đồng thời giảm tổn thất nước.
- Tuyệt đối sử dụng nước tiết kiệm ngay đầu vụ, đối với các vùng có khả năng bơm tưới từ sông, suối hoặc từ dưới mực nước chết trong các hồ vào thời kỳ cuối vụ thì phải có kế hoạch bố trí máy bơm, nhiên liệu ngay từ đầu vụ.
- Thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng liên quan biết về tình hình hạn hán cũng như khả năng bị hạn để có biện pháp chỉ đạo, đối phó kịp thời.
- Xây dựng dự toán kinh phí, vật tư, vật liệu, nguyên, nhiên liệu, nhân lực và các thiết bị máy móc để chủ động cho công tác chống hạn hán, điều tiết nước khi có nguy cơ hạn hán xảy ra trên diện rộng.
6. Các Công ty thủy điện trên địa bàn tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi căn cứ lịch Nông vụ và tình hình thời tiết để thực hiện việc điều tiết hồ thủy điện phù hợp đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng hạ du.
7. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bắc Kạn
Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, thường xuyên cung cấp số liệu cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống hạn hán trên diện rộng.
Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tổ chức sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống nhân dân.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn và các cơ quan thông tin địa phương
Thường xuyên đưa tin phản ánh tình hình khí tượng thủy văn, công tác phòng chống hạn hán, tình hình khắc phục hạn hán và thiếu nước sinh hoạt; thông tin tuyên truyền rộng rãi cho người dân và các ngành, các cấp biết để chủ động trong công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước.
Căn cứ vào nội dung kế hoạch này các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 980/QĐ-UBND về Phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Kế hoạch 900/KH-UBND thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2020 về chủ động triển khai biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2020 về tăng cường ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2020 về phòng chống, ứng phó hạn mặn tỉnh Bến Tre đến năm 2025
- 7Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 về chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 8Kế hoạch 1987/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 2Quyết định 1042/QĐ-TTg năm 2019 thực hiện Nghị định 02/2019/NĐ-CP về Phòng thủ dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 980/QĐ-UBND về Phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5Kế hoạch 900/KH-UBND thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2020 về chủ động triển khai biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2020 về tăng cường ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2020 về phòng chống, ứng phó hạn mặn tỉnh Bến Tre đến năm 2025
- 9Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 về chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Kế hoạch 1987/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 390/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 390/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định