- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND thông qua Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 19 ban hành
- 4Chỉ thị 55-CT/TW năm 2000 tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Bộ Chính trị ban hành
- 5Chỉ thị 08/2007/CT-UBND tăng cường thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Chỉ thị 19/2008/CT-UBND tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Luật trẻ em 2016
- 8Chỉ thị 14/2008/CT-UBND về tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm (Từ 15/5 đến 30/6) do tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 2Chỉ thị 1408/CT-TTg năm 2009 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 71/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- 4Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 6Quyết định 327/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 971/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 26 tháng 04 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020;
Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 của UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước tại Tờ trình số 452/TTr-LĐTBXH ngày 13/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020.
2. Giao Sở Tài chính hằng năm đảm bảo cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Đề án này.
Điều 3. Các ông(bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và xã hội, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRUYỀN THÔNG QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 971/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Bình Phước)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” và Chỉ thị 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004... Để triển khai các văn bản trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật, các chương trình, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và công tác truyền thông về quyền trẻ em nói riêng như ban hành Chỉ thị số 08/2007/CT-UBND ngày 08/5/2007 về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Chỉ thị số 19/2008/CT-UBND ngày 11/11/2008 về việc tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 14/2008/CT-UBND ngày 16/05/2008 về việc tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm; Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến 2020 (Nghị quyết số 16/2010/NQ- HĐND ngày 14/12/2010 của HĐND tỉnh); Quyết định 327/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 của UBND phê duyệt chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020...
Chỉ đạo các đơn vị như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã... tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn; biên soạn các tài liệu tuyên truyền về quyền trẻ em; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền trên các báo, tạp chí, sóng phát thanh, truyền hình...
Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về thực hiện quyền trẻ em tại các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, pa nô, áp phích, đưa vào chương trình giáo dục, đào tạo... Những năm qua, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã phát hành hàng chục ngàn cuốn sách, tài liệu để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về thực hiện quyền trẻ em trong nhân dân. Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương cũng chú trọng đưa tin về các hoạt động thực hiện tốt quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Nhiều báo, đài đã xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang, đặc san, phóng sự về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Việc tuyên truyền còn thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh tới xã, đội ngũ công tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các ấp, khu phố được chú trọng.
Tuy nhiên trên thực tế, quyền của trẻ em chưa được nhận thức và thực hiện một cách đầy đủ. Ở một số nơi, mới chú trọng thực hiện tuyên truyền trong cán bộ chủ chốt, chưa tiến hành tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung tuyên truyền còn hình thức, nghèo nàn, chưa phong phú, biện pháp truyền thông đơn điệu. Việc tuyên truyền, giáo dục chưa đến được với cộng đồng, từng gia đình và từng trẻ em chưa phù hợp với từng đối tượng, thiếu hấp dẫn, hiệu quả hạn chế, đồng thời chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chỉ tập trung vào giai đoạn ngay sau Tháng hành động vì trẻ em và quốc tế thiếu nhi 1/6 hàng năm. Việc tuyên truyền trên phương tiện truyền thông ở một số nơi còn thiếu chiều sâu, nên chưa thực sự tác động mạnh mẽ, tạo sự hưởng ứng tích cực của các cấp chính quyền và đông đảo nhân dân trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Từ những lý do nêu trên, thấy rằng cần phải có một đề án truyền thông về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
- Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới;
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
- Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020
- Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 của UBND tỉnh Bình Phước về phê duyệt chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013-2020.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm chỉ đạo
a) Tuyên truyền về quyền trẻ em là nhiệm vụ thường xuyên cần phải thực hiện liên tục, trong một thời gian dài, triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, biện pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với các đối tượng nhằm thay đổi hành vi của mọi người trong việc đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức của mọi người về quyền của trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em đều được hưởng và thực hiện các quyền của mình;
c) Tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao kiến thức, ý thức về thực hiện các quyền của trẻ em;
d) Huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kết hợp có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tuyên truyền.
đ) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em.
e) Kết hợp với các chương trình, đề án khác có liên quan về truyền thông trong quá trình thực hiện Đề án.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm nhằm vận động xã hội cùng hưởng ứng việc tham gia thúc đẩy quyền trẻ em, tạo điều kiện mọi trẻ em được thực hiện đầy đủ quyền của mình.
b) Mục tiêu cụ thể:
* Đến hết năm 2018:
- 90% lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể được truyền thông về quyền trẻ em;
- 80% số hộ gia đình, thầy cô giáo các trường tiểu học và trung học cơ sở được truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về quyền trẻ em.
- 100% cán bộ công chức, viên chức, Cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về trẻ em.
* Đến năm 2020:
- 100% lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể được truyền thông về quyền trẻ em;
- 100% số hộ gia đình, thầy cô giáo các trường tiểu học và trung học cơ sở được truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về quyền trẻ em.
- 100% cán bộ công chức, viên chức, Cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về quyền trẻ em.
3. Phạm vi và đối tượng
a) Về phạm vi: Đề án được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Về đối tượng: Các cấp chính quyền và tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, đối tượng được tập trung ưu tiên bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, Cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020
1. Nội dung tuyên truyền
Tập trung tuyên truyền những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Các văn bản chủ trương chính sách của Đảng về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
b) Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định về quyền trẻ em.
c) Nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
d) Những nội dung cơ bản của Chiến lược quốc gia, Chương trình, Đề án... của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
đ) Những nội dung cơ bản chương trình, Đề án, Kế hoạch... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan đến trẻ em.
e) Những nội dung cơ bản của Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Đề án, Kế hoạch... của tỉnh Bình Phước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
g) Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác thực hiện quyền trẻ em.
h) Các gương người tốt việc tốt về trẻ em, các mô hình tiêu biểu, các vấn đề nóng về trẻ em.
2. Các hoạt động chính
Hoạt động 1: Biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền về quyền trẻ em.
a) Biên tập tài liệu về thực hiện quyền trẻ em cho các đối tượng như cán bộ công chức, giáo viên, học sinh, người dân...;
b) Rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu giáo dục về quyền trẻ em phù hợp với từng cấp học;
c) Biên tập tài liệu về tuyên truyền theo các nhóm quyền theo quy định của công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em;
d) Xây dựng các băng, đĩa về thực trạng thực hiện quyền trẻ em để tuyên truyền cho người dân.
Hoạt động 2: Xây dựng hệ thống thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
a) Tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về pháp luật, quy định của pháp luật, pháp chế, cơ chế, chính sách đã ban hành của Đảng, Nhà nước về quyền trẻ em giúp người dân nhận thức được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, đồng thời, giúp người dân nhận thấy quyền và nghĩa vụ của mình khi có con em là trẻ em;
b) Sản xuất các phóng sự, chương trình trên phát thanh, truyền hình theo các chủ đề khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện quyền trẻ em;
c) Đưa tin bài, phóng sự phản ánh tình trạng vi phạm quyền trẻ em và hình ảnh, bài viết về gương người tốt việc tốt trong việc thực hiện tốt quyền trẻ em; đưa những hình thức và biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm quyền trẻ em.
Hoạt động 3: Thông tin tuyên truyền qua hệ thống cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở
a) Tuyên truyền theo từng điểm: Áp dụng với từng thời gian cụ thể như Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em, Tết Trung thu, dịp hè;
b) Tuyên truyền theo đối tượng: Vận động và cần tập trung các đối tượng là trẻ em hoặc thường xuyên làm việc với trẻ em như giáo viên, hộ gia đình có trẻ em, các cấp chính quyền. Đây là các đối tượng cần thường xuyên được tuyên truyền.
c) Tuyên truyền về bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các khu dân cư bằng các phương tiện như loa phát thanh xã, phường, các pa nô, áp phích, các biểu ngữ...;
d) Tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về Tháng hành động vì trẻ em hàng năm; Tết Trung thu, hè...
đ) Xây dựng các đội tuyên truyền văn hóa lưu động ở cấp huyện nhằm cung cấp trực tiếp cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn hiểu biết những thông tin cơ bản về quyền trẻ em bằng các phương pháp và hình thức dễ hiểu như văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu, tấu hài... trong thời gian thích hợp.
Hoạt động 4: Xây dựng hệ thống truyền thông qua các phương thức khác
a) Tuyên truyền trực quan: Sử dụng pa nô, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, đưa các thông tin về vi phạm quyền trẻ em như: bạo hành, xâm hại trẻ em, các quyền được sống của trẻ em, quyền tham gia của trẻ em.... Để người dân biết rõ.
b) Tuyên truyền bằng tờ rơi: In nội dung về quy định thực hiện quyền trẻ em, vi phạm quyền trẻ em và kèm theo hình ảnh;
c) Tuyên truyền tại các nơi công cộng, hộ gia đình, câu lạc bộ...;
d) Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện chuyên đề về quyền trẻ em: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ chăm sóc trẻ em thông qua việc mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm quyền trẻ em;
đ) Tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương về thực hiện quyền trẻ em: Đưa hình ảnh, bài viết về các vụ xâm hại trẻ em và các gương người tốt, việc tốt để người dân nắm bắt; giải đáp các thắc mắc của người dân về pháp luật thực hiện quyền trẻ em.
e) Lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động chuyên môn của các ngành, lĩnh vực có đối tượng thường xuyên là trẻ em như trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa thiếu nhi, các điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em...
Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động tuyên truyền qua việc tổ chức các cuộc thi
a) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền trẻ em: Đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên và người lao động;
b) Thực hiện thường xuyên các hoạt động như Diễn đàn trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em, Tết thiếu nhi.,. theo nhiều chủ đề khác nhau;
c) Tổ chức Giải thưởng "Toàn dân làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em hàng năm".
1. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác. Việc bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành phù hợp quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Hằng năm căn cứ nhiệm vụ được phân công thực hiện Đề án, các Sở, ngành, đoàn thể lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án tổng hợp gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Kinh phí thực hiện Đề án các huyện, thị xã: Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ thực hiện Đề án, các cơ quan, ban, ngành ở địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác truyền thông về quyền trẻ em. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về thực hiện quyền trẻ em.
2. Cần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi và tăng cường vận động xã hội, trong đó nghiên cứu hành vi có liên quan của các đối tượng ưu tiên và đối tượng đích, bao gồm bối cảnh văn hóa, phong tục, tập quán và lối sống. Xây dựng các tài liệu đào tạo, huấn luyện thực hành và các tài liệu phổ biến kỹ năng; tập huấn giảng viên nguồn và đội ngũ truyền thông nòng cốt; tiến hành các chiến dịch truyền thông phổ biến, chiến dịch hướng dẫn thực hành thí điểm tại cộng đồng; điều chỉnh và triển khai đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở đối tượng thí điểm.
3. Tăng cường chất lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt với các cấp cơ sở, các vùng miền còn nhiều khó khăn. Mở các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về quyền tham gia của trẻ em và tầm quan trọng của việc thúc đẩy quyền này. Tổ chức các hội thảo, tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề cho từng đối tượng như các nhà hoạch định chính sách, các ngành, trường học, cộng đồng, các bậc cha mẹ và cho chính trẻ em để nâng cao nhận thức và năng lực.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông các cấp về kỹ năng, phương pháp truyền thông có hiệu quả cho các đối tượng trong xã hội cũng như trang bị cho họ những kiến thức về bảo vệ chăm sóc trẻ em, về quyền của trẻ em, trong đó có quyền tham gia và tầm quan trọng của nó. Đa dạng hóa các tài liệu truyền thông phù hợp về quyền tham gia của trẻ em để cung cấp kiến thức cho các đối tượng khác nhau trong xã hội, bao gồm cả trẻ em. Tăng cường năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình truyền thông, hiệu quả truyền thông và từ đó rút kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện. Đồng thời, cần tuyên truyền những mô hình hay, những cách làm tốt của các địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Xây dựng và đào tạo đội ngũ tình nguyện viên, cộng tác viên cộng đồng về số lượng, nâng cao chất lượng thông qua tập huấn, đào tạo để tuyên truyền rộng rãi và động viên, khích mọi đối tượng trong cộng đồng tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào các hoạt động có ích trong xã hội, đặc biệt trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
5. Định hình và phát triển của các biện pháp và dịch vụ tư vấn/tham vấn, mở và phát triển trung tâm công tác xã hội trẻ em và phát triển hệ thống đường dây tư vấn miễn phí; Xây dựng hiệu quả Trung tâm công tác xã hội trẻ em; Mở rộng đường dây Dịch vụ tư vấn trẻ em và phát triển các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ miễn phí; Củng cố và xây dựng nhóm, đội đồng đẳng trẻ em...
6. Vận động xã hội tổ chức các sự kiện về quyền của trẻ em hoặc có sự tham gia của trẻ như: các diễn đàn, các cuộc liên hoan văn hóa, nghệ thuật của trẻ, các cuộc gặp mặt về công tác xã hội của trẻ em...Xây dựng các nhóm nòng cốt, thực hiện các hoạt động trọng tâm của phong trào và truyền thông nêu gương như những sáng kiến, hình mẫu.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về thực hiện quyền trẻ em; rà soát hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về quyền trẻ em. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông thực hiện quyền trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về quyền trẻ em trên các báo, đài; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em trên báo chí; chỉ đạo việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật về quyền trẻ em cho phóng viên, biên tập viên chuyên viết về pháp luật của các cơ quan báo chí; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nội dung của Đề án.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện lồng ghép tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em trong thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo tại các cấp học trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan huy động nguồn lực tổ chức đào tạo giáo viên về thực hiện quyền trẻ em,
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện quyền trẻ em thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: hoạt động biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ quần chúng, chiếu bóng lưu động, thăm nhà truyền thống, bảo tàng; xây dựng panô, áp phích tuyên truyền...
5. Sở Tư pháp
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến quyền trẻ em, đồng thời chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước lồng ghép việc phổ biến pháp luật về quyền trẻ em trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em; tổ chức tuyên truyền trong toàn ngành và cá nhân, tổ chức, nhân dân về quyền trẻ em; điều tra, xử lý các trường hợp vi phạm quyền trẻ em; giám sát thực hiện quyền trẻ em tại các huyện, thị xã.
7. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình
Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng phóng sự, đưa tin, bài về các quy định của pháp luật liên quan đến thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt tập trung đối tượng là trẻ em và tổ chức cá nhân làm việc với trẻ em.
8. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ khả năng ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện hoạt động và mục tiêu của Đề án trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các chỉ tiêu về tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền cho các hội viên, đoàn viên và nhân dân về quyền trẻ em.
- Tham gia xây dựng pháp luật, chính sách và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án ở địa phương; bố trí kinh phí thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan báo chí của địa phương chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phổ biến pháp luật về thực hiện quyền trẻ em; kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Các ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các huyện, thị xã báo cáo định kỳ 01 năm kết quả hoạt động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tuyên truyền về quyền trẻ em tại địa phương về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 15/11 hàng năm.
Trên đây là nội dung Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện./.
- 1Kế hoạch 2698/KH-UBND năm 2016 về thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Lâm Đồng
- 2Kế hoạch 2124/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 849/KH-UBND năm 2016 về thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 2733/QĐ-UBND năm 2016 về cho phép thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2017 nâng hạng chỉ số xếp hạng quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều lệ Hội Bảo vệ quyền trẻ em thị xã Hương Thủy do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 3Chỉ thị 1408/CT-TTg năm 2009 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND thông qua Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 19 ban hành
- 6Nghị định 71/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- 7Chỉ thị 55-CT/TW năm 2000 tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Bộ Chính trị ban hành
- 8Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 10Quyết định 327/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020
- 11Chỉ thị 08/2007/CT-UBND tăng cường thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Chỉ thị 19/2008/CT-UBND tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do tỉnh Bình Phước ban hành
- 13Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14Luật trẻ em 2016
- 15Kế hoạch 2698/KH-UBND năm 2016 về thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Lâm Đồng
- 16Kế hoạch 2124/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tỉnh Gia Lai
- 17Kế hoạch 849/KH-UBND năm 2016 về thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020
- 18Chỉ thị 14/2008/CT-UBND về tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm (Từ 15/5 đến 30/6) do tỉnh Bình Phước ban hành
- 19Quyết định 2733/QĐ-UBND năm 2016 về cho phép thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 20Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2017 nâng hạng chỉ số xếp hạng quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 21Quyết định 418/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều lệ Hội Bảo vệ quyền trẻ em thị xã Hương Thủy do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 971/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 971/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Huỳnh Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết