Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 01 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
NÂNG HẠNG CHỈ SỐ XẾP HẠNG QUYỀN TRẺ EM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Phần I
KẾT QUẢ XẾP HẠNG VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM (PCRI)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PCRI
Xếp hạng thực hiện Quyền trẻ em của tỉnh: Năm 2014 đứng thứ 45/63; năm 2015 đứng thứ 47/63 trong bảng tổng sắp, giảm 06 bậc so với năm 2013; tổng điểm PCRI năm 2015 là 5,54 điểm giảm 1,56 điểm so với năm 2013 là 7,10 điểm.
Bộ chỉ số xếp hạng Quyền trẻ em bao gồm chỉ số tổng hợp PCRI, 05 chỉ số trung gian (I1 - I5) và 22 chỉ số con.
Trong 5 chỉ số trung gian của PCRI năm 2015, có 02 chỉ số trung gian đã cải thiện được vị trí so với năm 2013, 02 chỉ số giảm bậc xếp hạng, 01 chỉ số mới xếp hạng lần đầu; cụ thể:
Có 02 chỉ số trung gian tăng bậc gồm:
- Chỉ số I3: Đánh giá công tác bảo vệ trẻ em từ vị thứ 25/63 năm 2013 đã tăng lên vị thứ 16/63 năm 2015 (tăng 9 bậc);
- Chỉ số I5: Đánh giá mức độ đảm bảo sự phát triển của trẻ em từ vị trí 38/63 năm 2013 lên vị trí 37/63 năm 2015 (tăng 1 bậc).
Có 02 chỉ số trung gian giảm vị trí xếp hạng, cụ thể:
- Chỉ số I1: Mức độ đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện quyền trẻ em từ vị trí 37/63 năm 2013 giảm xuống 48/63 năm 2015 (giảm 11 bậc);
- Chỉ số I2: Đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em từ vị trí 40/63 năm 2013 giảm xuống vị trí 53/63 năm 2015 (giảm 13 bậc).
Có 01 chỉ số trung gian mới xếp hạng năm 2015 là chỉ số I4: Đánh giá mức độ đảm bảo sự tham gia của trẻ em đứng vị thứ 43/63 năm 2015.
II. VỊ TRÍ PCRI CỦA THỪA THIÊN HUẾ
( phụ lục đính kèm)
Xét PCRI tỉnh Thừa Thiên Huế trong mối tương quan với các tỉnh.
1. Chỉ số trung gian I3 Đánh giá mức độ bảo vệ trẻ em có 7 chỉ số con (I3.1 đến I3.7):
- I3.1: Tỷ lệ TE có hoàn cảnh đặc biệt (CHCĐB) trên tổng số TE;
- I3.2: Tỷ lệ TE CHCĐB khác và có nguy cơ rơi vào HCĐB trên tổng số TE;
- I3.3: Tỷ lệ TE CHCĐB được trợ giúp trên tổng số TE CHCĐB;
- I3.4: Tỷ lệ TE CHCĐB khác và có nguy cơ rơi vào HCĐB được trợ giúp trên tổng số Tỷ lệ TE CHCĐB khác và có nguy cơ rơi vào HCĐB;
- I3.5: Tỷ lệ TE bị xâm hại (Xâm hại tình dục (XHTD), bạo lực, lao động TE) được hỗ trợ, can thiệp trên tổng số TE bị xâm hại;
- I3.6: Tỷ lệ TE bị tai nạn thương tích (kể cả mắc và chết) trên 10.000 TE;
- I3.7: Tỷ lệ TE sống trong các hộ gia đình nghèo trên tổng số TE.
Chỉ số này đã được cải thiện rõ rệt năm 2014, 2015 từ vị thứ 25 năm 2013 đã vươn lên vị trí 16 trong toàn quốc với 8,85 điểm và luôn xếp vị trí số 1 so với các tỉnh miền trung;
2. Hai chỉ số tụt bậc mạnh vào năm 2015 là:
* Chỉ số I1: Mức độ đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện Quyền TE có 2 chỉ số con (I1.1 và I1.2):
- I1.1: Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) TE trong tổng chi ngân sách của tỉnh, TP trong năm;
- I1.2: So cán bộ làm công tác BVCS TE cấp tỉnh, huyện, xã thuộc ngành LĐTBXH và Cộng tác viên, Tình nguyện viên BVCSTE ở thôn bản tính trên 1.000 TE của tỉnh, TP.
Chỉ số I1 đã tụt hạng từ vị thứ 37/63 năm 2013 (5,77 điểm) xuống vị thứ 48/63 năm 2015 (2,44 điểm). So với các tỉnh duyên hải Trung trung bộ TT Huế đứng ở vị trí 5/8. So với các tỉnh bắc miền Trung, TT Huế đứng ở vị trí 5/6.
Trong 2 chỉ số con, chỉ số I1.1 giảm từ 2,07 điểm năm 2014 xuống 1,93 điểm năm 2015 do các nguồn đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE từ các ngành chưa được báo cáo đầy đủ.
Chỉ số I1.2 lại tăng từ 2,88 điểm năm 2014 lên 2,95 điểm năm 2015. Tuy chỉ số này tăng nhưng số điểm vẫn thấp, do cơ quan tổng hợp chỉ mới thống kê cán bộ làm công tác BVCSGDTE cấp tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên BVCSTE đã được Nghị quyết của HĐND phê duyệt, chưa thống kê đầy đủ các tuyên truyền viên ở các ngành và cơ sở tham gia BVCSTE.
* Chỉ số I2: Đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe TE có 4 chỉ số con (I2.1 đến l2.4)
- I2.1: Tỷ suất chết của TE dưới 1 tuổi (IMR);
- I2.2: Tỷ suất chết của TE dưới 5 tuổi;
- I2.3: Tỷ lệ TE dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân;
- I2.4: Tỷ lệ TE dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Chỉ số I2 đã tụt hạng từ vị thứ 40/63 năm 2013 (8,2 điểm) xuống vị thứ 53/63 năm 2015 (5,91 điểm). So với các tỉnh duyên hải Trung trung bộ TT Huế đứng ở vị trí 6/8. So với các tỉnh bắc miền Trung, TT Huế đứng ở vị trí 5/6.
Trong 4 chỉ số con, có 3 chỉ số I2.1, I2.2, I2.3 tăng nhẹ; riêng chỉ số I2.4 giảm từ 4,98 điểm xuống 4,86 điểm. Chỉ số I2 là chỉ số có số điểm thấp nhất so với các tỉnh duyên hải Trung trung bộ và bắc Trung bộ, đây là một trong những băn khoăn mà cơ quan tổng hợp chưa lý giải được.
3. Một chỉ số không ổn định:
* Chỉ số I5: Đánh giá mức độ đảm bảo sự phát triển của TE có 5 chỉ số con (từ I5.1 đến I5.5)
I5.1: Tỷ lệ đi học Mẫu giáo đúng độ tuổi;
I5.2: Tỷ lệ đi học Tiểu học đúng độ tuổi;
I5.3: Tỷ lệ đi học Trung học cơ sở đúng độ tuổi;
I5.4: Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp Trung học cơ sở;
I5.5: Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi dành cho TE do cấp xã, phường quản lý
Chỉ số I5 không ổn định từ vị thứ 38/63 năm (7,55 điểm) lên vị thứ 30/63 năm 2014 (7,88 điểm) và tụt hạng xuống vị thứ 37 năm 2015 (7,93 điểm). Mặc dù vị thứ không ổn định nhưng số điểm hàng năm chỉ số trung gian này vẫn tăng.
4. Một chỉ số mới xếp hạng năm 2014, 2015: Chỉ số I4 Đánh giá mức độ sự tham gia của trẻ em có 4 chỉ số con (I4.1 đến I4.4).
- I4.1: Tỷ lệ TE được hỏi ý kiến, được tham vấn thông qua các kênh khác nhau trên 10.000 TE;
- I4.2: Tỷ lệ TE tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ hoặc các nhóm trẻ trong năm trên 10.000 TE;
- I4.3: Tỷ lệ TE tham gia vào các sự kiện trong Tháng HĐVTE trên tổng số TE;
- I4.4: Tỷ lệ TE được tham gia vào các sự kiện hoặc nhận quà nhân dịp Tết Trung thu trên tổng số TE.
Chỉ số ngày năm 2013 chưa xếp, năm 2014 đứng vị thứ 39/63 (2,43 điểm); năm 2015 tụt xuống vị thứ 43/63 (2,56 điểm). Như vậy số điểm tăng nhưng vị thứ vẫn bị tụt hạng.
KẾ HOẠCH NÂNG CAO VỊ TRÍ XẾP HẠNG PCRI
I. MỤC TIÊU
Tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em; Từng bước cải thiện vị trí xếp hạng PCRI của tỉnh để đạt được vị trí ở nhóm tốt nhất.
- Cải thiện vị trí xếp hạng của tỉnh về thực hiện quyền trẻ em giai đoạn 2016 - 2017 lên nhóm trung bình từ vị thứ 21 đến vị thứ 40;
- Cải thiện vị trí xếp hạng của tỉnh về thực hiện quyền trẻ em giai đoạn 2018 - 2020 lên nhóm khá tốt từ vị thứ 01 đến vị thứ 20.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền cho các ngành, các cấp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền; nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
2. Tiếp tục rà soát các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em; tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng, người dân và trẻ em tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm việc với trẻ em ở các cấp, các ngành; kiện toàn và phát triển mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện những nội dung của Bộ chỉ số PCRI năm 2015 tiến hành đối chiếu, rà soát để xác định nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trên các lĩnh vực. Từ đó đề ra giải pháp và triển khai thực hiện một cách thiết thực nhằm nâng cao chỉ số PCRI của tỉnh;
- Thực hiện có hiệu quả công tác theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi được giao; phối hợp đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong nhiệm vụ hàng năm của ngành mình. Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả của cơ quan, đơn vị, địa phương mình;
- Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và bộ chỉ số PCRI; Nâng cao chất lượng phục vụ trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh - Xã hội, Văn hóa - Thể thao... tại địa phương góp phần cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là Trẻ em.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Là cơ quan thường trực, chủ trì và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Tham mưu ban hành các văn bản cụ thể để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Đẩy mạnh truyền thông, vận động xã hội nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền, đoàn thể, toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thông qua các hoạt động truyền thông và sự phối hợp đồng bộ của các ngành các cấp, đề cao vai trò của gia đình và cộng đồng; thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em;
- Chịu trách nhiệm về kết quả của chỉ số Trung gian I3,14 và I1 (l1.2);
- Đôn đốc các cơ quan đơn vị liên quan báo cáo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Trung ương về kết quả thực hiện chỉ số PCRI theo quy định.
2. Sở Y tế:
- Thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần… tập trung vào các vấn đề: giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, tăng cường hiệu quả thực hiện các Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chiến lược dinh dưỡng quốc gia, Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AID.
- Chịu trách nhiệm về kết quả của chỉ số Trung gian I1 (I1.1), I2;
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; triển khai có chất lượng công tác phổ cập bơi cho học sinh; phòng chống tai nạn thương tích; chú trọng công tác giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật; ưu tiên bố trí nguồn lực giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn để bảo đảm trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường chú trọng đến hai mục tiêu: (i) tăng tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở mọi cấp giáo dục; và (ii) nâng cao chất lượng giáo dục.
- Chịu trách nhiệm về kết quả của chỉ số Trung gian I1 (I1.1), I5;
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
- Tham mưu UBND tỉnh thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt chú ý đến các công trình dành cho trẻ em; có trách nhiệm phối hợp cân đối nguồn lực, lồng ghép các mục tiêu của chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các chương trình khác; cân đối ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các hoạt động thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Chịu trách nhiệm về kết quả của chỉ số Trung gian I1 (I1.1);
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí cho mọi trẻ em; phổ cập bơi phòng chống tai nạn thương tích... phối hợp các cơ quan, ban, ngành, địa phương... trong việc xây dựng, quản lý các điểm vui chơi cho trẻ em
- Chịu trách nhiệm về kết quả của chỉ số Trung gian I5 (I5.5);
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, các trang thông tin điện tử tổng hợp tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về thực hiện Quyền trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; biểu dương những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong thực thi các giải pháp thực hiện Quyền trẻ em, góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số PCRI của tỉnh.
7. Các sở, ngành có liên quan: Tùy theo điều kiện của đơn vị, thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo chức năng nhiệm vụ được giao.
8. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện:
- Căn cứ nội dung của Bộ chỉ số để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình của địa phương; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực của địa phương nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc thực hiện Quyền trẻ em;
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Kế hoạch của UBND tỉnh về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các Sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này đồng thời báo cáo định kỳ 01 năm (trước ngày 20/11) và báo cáo tình hình thực hiện và những khó khăn đột xuất.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch Nâng hạng Chỉ số xếp hạng Quyền trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ xem xét, xử lý.
Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản hồi về Ủy ban Nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo./
| KT. CHỦ TỊCH |
BẢNG SO SÁNH CHỈ SỐ PCRI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Kế hoạch số 06 /UBND-KH ngày 13 tháng 01 năm 2017)
Các chỉ số | So cả nước (63 tỉnh, thành phố) | So vùng Duyên hải Trung trung bộ (8 tỉnh, TP từ Quảng Bình đến Phú Yên) | So vùng Bắc trung bộ (6 tỉnh, từ Thanh Hóa đến TT Huế) | ||||||
2013 | 2014 | 2015 | 2013 | 2014 | 2015 | 2013 | 2014 | 2015 | |
CPRI tổng hợp | 41/63 | 45/63 | 47/63 | 6/8 | 7/8 | 7/8 | 4/6 | 6/6 | 6/6 |
I1: Mức độ đầu tư cho thực hiện Quyền Trẻ em | 37 | 48 | 48 | 6 | 5 | 5 | 4 | 5 | 5 |
I2: Đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em | 40 | 50 | 53 | 4 | 6 | 6 | 6 | 5 | 5 |
I3: Đánh giá mức độ bảo vệ trẻ em | 25 | 16 | 16 | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
I4: Đánh giá mức độ bảo đảm sự tham gia của trẻ em |
| 39 | 43 |
| 5 | 5 |
| 5 | 6 |
I5: Đánh giá mức độ đảm bảo sự phát triển của trẻ em | 38 | 30 | 37 | 7 | 7 | 6 | 5 | 6 | 6 |
- 1Quyết định 971/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 1270/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Quyết định 2733/QĐ-UBND năm 2016 về cho phép thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2017 triển khai nâng cao chỉ số xếp hạng thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020
- 1Quyết định 971/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án truyền thông quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 1270/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Quyết định 2733/QĐ-UBND năm 2016 về cho phép thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2017 triển khai nâng cao chỉ số xếp hạng thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020
Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2017 nâng hạng chỉ số xếp hạng quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 06/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/01/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Đinh Khắc Đính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra