Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 950/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER, CHĂM, GÓP PHẦN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER, CHĂM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Công Thương về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Căn cứ Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh An Giang.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 303/TTr-SCT ngày 04 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020” (đính kèm Dự án).

Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố và sở, ban ngành có liên tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của dự án và đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, các chương trình đặc thù đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp của dân tộc Khmer và Chăm; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

DỰ ÁN

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER, CHĂM, GÓP PHẦN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER, CHĂM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 950/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2016)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của dự án

Trong giai đoạn 2005 - 2010, tỉnh An Giang đã phát huy lợi thế của cây lúa và con cá, cùng với các hoạt động kinh tế biên giới, dịch vụ và du lịch để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm. Tuy nhiên, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX (2010 - 2015) thì “Phát triển kinh tế chưa bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ... Công tác xóa đói giảm nghèo thiếu bền vững; nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo còn nhỏ lẻ, dàn trải, chồng chéo”.

Đồng bào dân tộc Khmer, Chăm hiện nay cư trú chủ yếu ở khu vực nông thôn và lâu nay hoạt động kinh tế của họ vẫn theo tập quán sản xuất - kinh doanh truyền thống của mỗi cộng đồng. Nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc Khmer nhờ vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), làm thuê, và làm một số nghề thủ công (làm đường thốt nốt, dệt vải, nấu rượu…). Còn nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc Chăm nhờ vào buôn bán theo phương thức buôn bán lưu động, kết hợp đánh bắt cá trên sông rạch và làm một số nghề thủ công (may gia công, sản xuất lạp xưởng, thêu ren…).

Đồng bào dân tộc Khmer, Chăm vẫn còn là những “cộng đồng nghèo” và bà con chưa tận dụng được đầy đủ những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang để chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế hộ gia đình. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất, buôn bán và làm dịch vụ ở nông thôn đã và đang đặt ra rất cấp thiết đối với các hộ gia đình Khmer, Chăm trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm của tỉnh.

Vì thế, cần tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm phù hợp với khả năng phát triển sản xuất, buôn bán và làm dịch vụ của hộ gia đình, tập quán và trình độ phát triển của mỗi dân tộc. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi và biên giới, vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng dự án

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Căn cứ Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch “Triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh An Giang.

3. Yêu cầu

Quán triệt, triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển sản xuất và dịch vụ của đồng bào dân tộc Chăm, Khmer theo Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ.

Xây dựng các kế hoạch để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.

Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án.

Lồng ghép các nội dung hoạt động, chương trình hỗ trợ, các chính sách phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình - phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của các ngành, các cấp với các nhiệm vụ của dự án này để triển khai thực hiện đạt hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

II. PHẦN I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM, KHMER GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Quy mô và địa bàn dân cư của người dân tộc Chăm, Khmer:

Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, với 91.138 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia (trích dẫn từ Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).

Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, với 14.358 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở 2 huyện cù lao: An Phú, Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indônêsia, Campuchia… (trích dẫn từ Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).

2. Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh:

Dân tộc Khmer: Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình, dệt thổ cẩm, chế biến đường thốt nốt, làm nồi đất, làm thuê, nấu rượu, xay xát nhỏ, buôn bán nhỏ,…

Dân tộc Chăm: Nguồn thu nhập chính bằng nghề buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống, sản xuất lạp xưởng, may gia công, thêu,…

(Kết quả khảo sát tình hình sản xuất TTCN, kinh doanh của 140 hộ người dân tộc Khmer, Chăm thuộc các huyện Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Tân Châu năm 2015)

3. Các hạn chế trong phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân tộc:

Trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc còn thấp; số đông lao động thiếu việc làm, do thiếu tay nghề hoặc tay nghề còn yếu; tình hình tiếp cận với các chính sách hiện có của đồng bào dân tộc và tình hình phổ biến chính sách đến với người dân tộc tại các địa phương trong tỉnh còn hạn chế... đây là nguyên nhân cơ bản kiềm hãm sự phát triển kinh tế hộ, cũng là thách thức lớn trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ứng dụng công nghệ, sử dụng thiết bị máy móc cho đồng bào dân tộc trong thời gian tới. Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh nông thôn còn yếu như: chợ, cửa hàng, đường xá,…

Qua khảo sát thực tế nhận thấy đa phần các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ của người dân tộc Chăm, Khmer chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, qui mô sản xuất nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, kiến thức sản xuất, kinh doanh còn hạn chế,… Hiện nay, do chậm thích ứng với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, người thợ thủ công còn lúng túng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường. Từ đó, hoạt động của các nghề truyền thống và nghề thủ công gặp nhiều khó khăn, hoạt động không hiệu quả, nên đồng bào dân tộc chỉ xem nghề truyền thống là nghề phụ, không yên tâm với nghề do mức thu nhập thấp và không ổn định, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí mai một đi rất nhiều. (Kết quả khảo sát tình hình sản xuất TTCN, kinh doanh của 140 hộ người dân tộc Khmer, Chăm thuộc các huyện Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Tân Châu năm 2015).

4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc:

Sản xuất TTCN của người dân tộc mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không tập trung, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn đầu tư ban đầu, chủ yếu là thủ công, tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chất lượng lao động thấp chủ yếu biết nghề thông qua truyền nghề nên hạn chế về năng suất lao động; chất lượng sản phẩm không cao.

Sản xuất TTCN của dân tộc Khmer và Chăm chưa quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm đối tác đầu tư…

Các nghề TTCN của người dân tộc chưa phong phú, chưa được quan tâm đúng mức trong việc truyền nghề, dạy nghề, thu nhập của người lao động còn thấp.

Việc tổ chức và phối hợp giữa các ngành, các cấp và Đoàn thể có liên quan trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ đối với người dân tộc chưa đồng bộ, nên hiệu quả chưa cao.

Do vậy, việc duy trì và phát triển sản xuất TTCN, kinh doanh – dịch vụ cho cộng đồng dân tộc Khmer và Chăm nhằm giải quyết việc làm; tạo sự ổn định xã hội của cộng đồng dân tộc trong tỉnh, tăng thu nhập cho cư dân và xóa nghèo ở nông thôn; bảo tồn bản sắc văn hoá và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc và phát triển kinh tế địa phương là hết sức cần thiết.

5. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất TTCN, kinh doanh của 140 hộ người dân tộc Khmer, Chăm thuộc các huyện Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Tân Châu năm 2015:

Về trình độ học vấn của lao động: đa phần các lao động tại các hộ đều không có trình độ học vấn hoặc thấp. Do đó các lao động không được qua đào tạo, tiếp cận với nghề qua hình thức truyền nghề, theo kinh nghiệm dân gian và bản thân tự đúc kết trong quá trình làm.

Về thuê mướn lao động bên ngoài: qui mô sản xuất của các hộ nhỏ lẻ nên chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình nên không thuê ngoài, chỉ riêng các cơ sở sản xuất lạp xưởng bò, chả, bò viên của người dân tộc Chăm có thuê mướn lao động bên ngoài.

Về vốn đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh: tổng vốn đầu tư của 140 hộ là 1.737 triệu đồng, trung bình khoảng 12,4 triệu đồng/hộ (không tính chi phí đầu tư nhà xưởng).

Hình thức tổ chức hoạt động sản xuất: theo qui mô kinh tế hộ gia đình.

Quy trình và công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất: bao gồm theo công đoạn và dây chuyền sản xuất, tuy nhiên đa phần theo phương thức truyền thống công nghệ lạc hậu, thô sơ.

Nguyên liệu chính phục vụ sản xuất: phần lớn là sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương hoặc mua tại địa phương (nếu nguyên liệu xuất xứ ngoài tỉnh). Các hộ sản xuất tự lấy nguyên liệu về phục vụ cho việc sản xuất như: nghề nấu đường thốt nốt, làm cà ràng, nấu rượu…

Các thiết bị/máy móc chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất hiện nay tại hộ: chủ yếu là máy móc, thiết bị thô sơ lạc hậu phần lớn là tự đầu tư và đã cũ. Do đó, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm làm ra thấp…

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: các sản phẩm phần lớn được bán trong tỉnh qua hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua thương lái nên giá thành sản phẩm thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ; một số mặt hàng đặc thù được tiêu thụ ở nước ngoài như: các sản phẩm dệt của người Chăm được tiêu thụ tại Malaysia, Indonesia và sản phẩm dệt của người Khmer được tiêu thụ tại Campuchia thông qua đường tiểu ngạch.

Doanh thu của các hộ sản xuất: tổng doanh thu của 126 hộ sản xuất, gia công theo kết quả khảo sát là 13.948 triệu đồng/năm, doanh thu trung bình khoảng 99,6 triệu đồng/năm/hộ.

Thu nhập bình quân của mỗi lao động: mức thu nhập bình quân mỗi lao động người dân tộc theo khảo sát khoảng 18,5 triệu đồng/năm thấp hơn thu nhập bình quân của người Việt Nam (GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD); vì vậy đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.

Về tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật: phần lớn các hộ sản xuất chưa được tham gia vì vậy kỹ năng sản xuất cũng như kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của các hộ còn hạn chế.

Nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất trong giai đoạn 2016 – 2020: hầu hết các hộ đều có nhu cầu mở rộng sản xuất cụ thể như sau:

- Về nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị: có 119 hộ có nhu cầu đầu tư với tổng kinh phí đầu tư là 2.678 triệu đồng.

- Về nhu cầu tham quan học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất hiệu quả: 108 hộ có nhu cầu.

- Về nhu cầu tham gia các lớp tập huấn: 120 hộ có nhu cầu.

- Về nhu cầu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: 122 hộ có nhu cầu.

- Về nhu cầu thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm: 09 hộ có nhu cầu.

- Về nhu cầu đăng ký thương hiệu cho sản phẩm: 09 hộ có nhu cầu.

- Về nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất: 110 hộ có nhu cầu với tổng kinh phí đề nghị vay vốn là 2.982 triệu đồng.

Đối với các hộ kinh doanh buôn bán: chủ yếu là bán nhỏ lẻ tại nhà, số ít buôn bán tại chợ và bán hàng lưu động từ nguồn vốn tự có.

III. PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM, KHMER GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao thu nhập của đồng bào dân tộc thông qua đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; lao động ngày càng được nâng cao tay nghề; sản xuất, dịch vụ ổn định và bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, các nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển.

2. Mục tiêu cụ thể

Hỗ trợ vốn và phương tiện sản xuất cho hộ gia đình Khmer, Chăm phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và làm dịch vụ tại nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

Thành lập các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với nguồn lực lao động, tập quán và trình độ phát triển của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm để sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ và nguồn tài nguyên trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và làm dịch vụ có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường để góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

Tạo thu nhập ổn định cho người lao động, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Tăng thu nhập của người lao động tham gia sản xuất lĩnh vực CN-TTCN, kinh doanh – dịch vụ hiện nay khoảng 1,3 triệu đồng/tháng đến năm 2020 đạt khoảng 2,3 triệu đồng/tháng.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng và định hướng phát triển

3.1. Đối với hoạt động sản xuất (126 hộ điều tra):

a) Lĩnh vực sản xuất đường thốt nốt:

- Thực trạng: Chủ yếu là người Khmer, 44 hộ làm nghề, số lao động bình quân mỗi hộ là 3 người, thiết bị chế biến chủ yếu là: nồi nấu, lò nấu đường, thùng…; quy trình sản xuất đường thô sơ, hầu hết theo phương thức sản xuất truyền thống; nguồn cung nguyên liệu nước thốt nốt chủ yếu là tự cung, sản phẩm được tiêu thụ thông qua thương lái thu gom; doanh thu hàng năm của mỗi hộ khoảng 84,6 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18,8 triệu đồng/năm; hầu hết không có trình độ văn hóa; chưa chú trọng việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, đăng ký thương hiệu; chưa quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất.

- Định hướng phát triển: Cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đầu tư trang thiết bị như: máy đánh đường, khuôn inox,…; tăng cường tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kỹ năng sản xuất đường; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

b) Lĩnh vực sản xuất rượu:

- Thực trạng: Chủ yếu là người Khmer, 29 hộ làm nghề, số lao động bình quân mỗi hộ là 2 người, thiết bị sản xuất chủ yếu là: nồi nấu, lò nấu rượu, thùng, lu ủ…; quy trình sản xuất thủ công, hầu hết theo phương thức sản xuất truyền thống; nguồn cung nguyên liệu chính là gạo được mua tại địa phương, rượu chủ yếu tiêu thụ tại xã hoặc huyện; doanh thu hàng năm của mỗi hộ khoảng 120,1 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 26,8 triệu đồng/năm; hầu hết không có trình độ văn hóa hoặc thấp; chưa chú trọng việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, đăng kí thương hiệu; chưa quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất.

- Định hướng phát triển: Cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đầu tư trang thiết bị như: nồi chưng cất, thiết bị lọc, nồi nấu, lò xi măng,…; tăng cường tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kỹ năng sản xuất rượu; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

c) Lĩnh vực xay xát:

- Thực trạng: Chủ yếu là người Khmer, 20 hộ làm nghề, số lao động bình quân mỗi hộ là 2 người, thiết bị xay xát chủ yếu là: máy xay xát nhỏ (đã cũ); quy trình đơn giản, hầu hết các hộ xay xát gia công hoặc kết hợp với xát gạo để bán tại địa phương; doanh thu hàng năm của mỗi hộ khoảng 22 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 11,2 triệu đồng/năm; hầu hết không có trình độ văn hóa hoặc thấp; đa số các hộ gia công xay xát lúa để tăng thêm thu nhập (không phải nghề chính), điều kiện kinh tế ổn định.

- Định hướng phát triển: Đầu tư cải thiện hệ thống xay xát gạo hiện đại hơn; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

d) Lĩnh vực may gia công:

- Thực trạng: Chủ yếu là người Chăm, 16 hộ làm nghề, số lao động bình quân mỗi hộ là 1 người, thiết bị may gia công chủ yếu là: máy may công nghiệp, máy vắt sổ,...; việc may gia công tiến hành theo công đoạn và theo yêu cầu của khách hàng; doanh thu hàng năm của mỗi hộ khoảng 116,8 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 25,8 triệu đồng/năm; hầu hết có trình độ văn hóa thấp.

- Định hướng phát triển: tập huấn nâng cao tay nghề cho các lao động, đầu tư các máy may hiện đại để tăng năng suất, nâng chất lượng sản phẩm; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

đ) Lĩnh vực làm lò, cà ràng, làm cốm dẹp:

- Thực trạng: Chủ yếu là người Khmer, 6 hộ làm nghề (làm lò, cà ràng 4 hộ, làm cốm dẹp 2 hộ), số lao động bình quân mỗi hộ làm lò là 2 người, số lao động bình quân mỗi hộ làm cốm dẹp là 6 người; nhóm nghề này chủ yếu là làm thủ công, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương; doanh thu hàng năm của mỗi hộ làm lò khoảng 38,3 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 20 triệu đồng/năm; doanh thu hàng năm của mỗi hộ làm cốm dẹp khoảng 54 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 15,5 triệu đồng/năm; hầu hết các hộ không có trình độ văn hóa.

- Định hướng phát triển: tham quan học tập kinh nghiệm mô hình làm du lịch homestay gắn với tổ chức sản xuất tại chổ để cho khách du lịch tham quan và tự làm sản phẩm để áp dụng với nhóm nghề này tại địa phương; bên cạnh đó, hỗ trợ trang bị các khuôn làm lò, cà ràng để tạo sự đồng nhất cho sản phẩm; đối với nghề làm cốm dẹp hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác để bắt mắt người tiêu dùng hơn; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

e) Lĩnh vực sản xuất lạp xưởng bò, sản xuất chả, bò viên:

- Thực trạng: Chủ yếu là người Chăm, 4 cơ sở làm nghề (sản xuất lạp xưởng bò 3 hộ, sản xuất chả, bò viên 1 hộ), số lao động bình quân mỗi cơ sở sản xuất lạp xưởng bò là 6 người, số lao động của cơ sở sản xuất chả, bò viên là 8 người; các thiết bị chính mà nhóm nghề này sử dụng là: nồi nấu, lò nấu, máy dồn thịt, máy băm thịt, thau, tủ đông,…nhóm nghề này đang dần áp dụng các công nghệ mới vào quy trình sản xuất, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở vẫn chưa bắt nhịp kịp; thịt bò được các cơ sở thu mua tại địa phương; doanh thu hàng năm của mỗi cơ sở sản xuất lạp xưởng bò khoảng 651,7 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 21,3 triệu đồng/năm; doanh thu hàng năm của cơ sở sản xuất chả, bò viên khoảng 1.560 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 25 triệu đồng/năm; hầu hết các cơ sở đều có trình độ văn hóa nhưng không cao.

- Định hướng phát triển: Cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đầu tư trang thiết bị như: nồi nấu thịt, máy băm thịt, máy dồn thịt, máy buộc chỉ, máy sấy,…; tăng cường tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất; bên cạnh đó, hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác để tăng thời gian bảo quản sản phẩm và bắt mắt người tiêu dùng hơn; hỗ trợ về quảng cáo xúc tiến thương mại ra các thị trường ngoài tỉnh; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

g) Lĩnh vực thêu, dệt thổ cẩm:

- Thực trạng: 6 hộ làm nghề, số lao động bình quân mỗi hộ là 2 người; nhóm nghề này chủ yếu là làm thủ công theo phương thức truyền thống, một số máy móc/thiết bị áp dụng vào sản xuất như: máy may, khung dệt, máy thêu,… nguyên liệu được mua trong tỉnh, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu trong cộng đồng người dân tộc tại địa phương và ở các nước như: Malaysia, Indonesia, Campuchia,…; doanh thu hàng năm của mỗi hộ khoảng 116,3 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 26,8 triệu đồng/năm; hầu hết các hộ không có trình độ văn hóa hoặc thấp.

- Định hướng phát triển: tham quan học tập kinh nghiệm mô hình dệt của người dân tộc Chăm tại Ninh Thuận, Lâm Đồng gắn với làm du lịch để áp dụng với nhóm nghề này tại địa phương; bên cạnh đó, hỗ trợ trang bị các khung dệt, máy may, máy thêu để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã cho sản phẩm; tăng cường hỗ trợ về quảng cáo xúc tiến thương mại ra các thị trường ngoài tỉnh; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ…

3.2. Đối với hoạt động kinh doanh, buôn bán (14 hộ điều tra):

- Thực trạng: số lao động bình quân mỗi hộ 2 người; chủ yếu tập trung vào bán các sản phẩm thổ cẩm, bán lạp xưởng, hàng may mặc tại địa phương,…; các hộ kinh doanh, buôn bán theo phương thức truyền thống tại nhà, số ít bán ở chợ và bán hàng lưu động; hầu hết các hộ đều có trình độ văn hóa thấp.

- Định hướng phát triển: tập huấn kiến thức về kỹ năng bán hàng; hỗ trợ vốn vay lưu động cho các hộ…

4. Nội dung thực hiện

4.1. Hỗ trợ vốn phát triển tiểu thủ công nghiệp (dệt vải, thêu ren, làm đường thốt nốt, làm gốm, đan lát đồ dùng bằng tre lá…), buôn bán (tại nhà, ở các chợ, khu kinh tế cửa khẩu, buôn bán lưu động…) và dịch vụ (kết hợp với hình thức dịch vụ du lịch homestay, tổ chức cho du khách tham quan các làng nghề, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc…) dựa vào nguồn lực (lao động, đất đai, phương tiện) và năng lực phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và làm dịch vụ của hộ gia đình Khmer, Chăm trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.

4.2. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm các tỉnh bạn để áp dụng tại địa phương.

4.3. Hỗ trợ công cụ sản xuất, máy móc, thiết bị cho hộ gia đình Khmer, Chăm nghèo để phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

4.4. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và làm dịch vụ cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

4.5. Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm và đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

4.6. Hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại cho các hộ đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.

5. Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn kinh phí

5.1. Khái toán tổng mức vốn dự án của giai đoạn 2016 – 2020:

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5.853,4 triệu đồng; trong đó:

- Nguồn khác (vốn vay): 2.100 triệu đồng;

- Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh: 2.263,4 triệu đồng;

- Vốn dân tham gia: 1.490 triệu đồng.

5.2. Cơ cấu nguồn vốn theo từng hạng mục nội dung:

* Nhu cầu Hỗ trợ vốn vay:

STT

Thời gian

Mức kinh phí

(1.000 đ/hộ)

Số lượng hộ

Tổng KP

(1.000 đ)

Ngồn kinh phí

Vốn vay

(1.000 đ)

Vốn dân

1

Năm 2016

10.000

30

300.000

300.000

-

2

Năm 2017

10.000

40

400.000

400.000

-

3

Năm 2018

10.000

50

500.000

500.000

-

4

Năm 2019

10.000

50

500.000

500.000

-

5

Năm 2020

10.000

40

400.000

400.000

-

Tổng giai đoạn 2016 - 2020

210

2.100.000

2.100.000

-

(Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách – Xã hội chi nhánh An Giang)

* Tham quan học tập kinh nghiệm:

STT

Nội dung

Năm

ĐVT

Đơn giá

(1.000 đ)

Số lượng

Thành tiền

(1.000 đ)

1

Tham quan mô hình nấu rượu tại các tỉnh miền Tây

2017

 

 

 

7.000

 

Tiền thuê xe

 

Chuyến

4.700

1

4.700

 

Hỗ trợ tiền ăn trong ngày

 

Người

120

15

1.800

 

Chi phí khác

 

 

 

 

500

2

Tham quan mô hình dịch vụ du lịch homestay (dự kiến tại Tiền Giang)

2017

 

 

 

9.000

 

Tiền thuê xe

 

Chuyến

5.200

1

5.200

 

Hỗ trợ tiền ăn trong ngày

 

Người

120

15

1.800

 

Chi phí khác

 

 

 

 

2.000

3

Tham quan mô hình dệt thổ cẩm Chăm (dự kiến tại Ninh Thuận)

2018

 

 

 

32.000

 

Tiền thuê xe

 

Chuyến

18.600

1

18.600

 

Hỗ trợ tiền ăn trong 3 ngày: 120 x 3 = 360

 

Người

360

15

5.400

 

Khoáng tiền nghỉ 2 đêm: 250 x 2 = 500

 

Đêm

500

15

7.500

 

Chi phí khác

 

 

 

 

500

Tổng giai đoạn 2016 – 2020

 

 

 

48.000

(Sử dụng từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh)

* Hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất:

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Đơn giá

(1.000 đ)

Số lượng

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

KPKC

Vốn dân

I

Năm 2016

 

 

442.500

221.250

221.250

1

Lò (nấu đường thốt nốt hoặc nấu rượu)

6.500

20

130.000

65.000

65.000

2

Bộ nồi nấu đường thốt nốt

3.500

15

52.500

26.250

26.250

3

Nồi chưng cất rượu

18.000

5

90.000

45.000

45.000

4

Máy may cơ công nghiệp

7.000

10

70.000

35.000

35.000

5

Máy xay thịt (sx lạp xưởng)

25.000

2

50.000

25.000

25.000

6

Máy dồn thịt (sx lạp xưởng)

25.000

2

50.000

25.000

25.000

II

Năm 2017

 

 

631.100

315.550

315.550

1

Lò (nấu đường thốt nốt hoặc nấu rượu)

6.500

20

130.000

65.000

65.000

2

Bộ nồi nấu đường thốt nốt

3.500

15

52.500

26.250

26.250

3

Nồi chưng cất rượu

18.000

5

90.000

45.000

45.000

4

Máy may cơ công nghiệp

7.000

10

70.000

35.000

35.000

5

Vĩ đổ đường thốt nốt (20 khuôn)

460

100

4.600

2.300

2.300

6

Máy đánh đường thốt nốt

7.000

2

14.000

7.000

7.000

7

Máy xay thịt (sx chả, bò viên)

25.000

2

50.000

25.000

25.000

8

Máy sấy (sx lạp xưởng)

140.000

1

140.000

70.000

70.000

9

Khung dệt thổ cẩm Khmer

8.000

10

80.000

40.000

40.000

III

Năm 2018

 

 

400.600

200.300

200.300

1

Lò (nấu đường thốt nốt hoặc nấu rượu)

6.500

20

130.000

65.000

65.000

2

Bộ nồi nấu đường thốt nốt

3.500

15

52.500

26.250

26.250

3

Nồi chưng cất rượu

18.000

5

90.000

45.000

45.000

4

Vĩ đổ đường thốt nốt (20 khuôn)

460

100

4.600

2.300

2.300

5

Máy đánh đường thốt nốt

7.000

2

14.000

7.000

7.000

6

Máy may cơ công nghiệp

7.000

10

70.000

35.000

35.000

7

Nồi nấu (sx chả, bò viên)

11.500

1

11.500

5.750

5.750

8

Máy hút chân không (sx lạp xưởng hoặc sx chả, bò viên)

14.000

2

28.000

14.000

14.000

III

Năm 2019

 

 

639.100

319.550

319.550

1

Lò (nấu đường thốt nốt hoặc nấu rượu)

6.500

20

130.000

65.000

65.000

2

Bộ nồi nấu đường thốt nốt

3.500

15

52.500

26.250

26.250

3

Nồi chưng cất rượu

18.000

5

90.000

45.000

45.000

4

Vĩ đổ đường thốt nốt (20 khuôn)

460

100

4.600

2.300

2.300

5

Máy đánh đường thốt nốt

7.000

2

14.000

7.000

7.000

6

Máy may cơ công nghiệp

7.000

10

70.000

35.000

35.000

7

Máy sấy (sx lạp xưởng)

140.000

1

140.000

70.000

70.000

8

Máy hút chân không (sx lạp xưởng hoặc sx chả, bò viên)

14.000

2

28.000

14.000

14.000

9

Máy buộc chỉ (sx lạp xưởng)

15.000

2

30.000

15.000

15.000

10

Khung dệt thổ cẩm Khmer

8.000

10

80.000

40.000

40.000

IV

Năm 2020

 

 

361.100

180.550

180.550

1

Lò (nấu đường thốt nốt hoặc nấu rượu)

6.500

20

130.000

65.000

65.000

2

Bộ nồi nấu đường thốt nốt

3.500

15

52.500

26.250

26.250

3

Nồi chưng cất rượu

18.000

5

90.000

45.000

45.000

4

Vĩ đổ đường thốt nốt (20 khuôn)

460

100

4.600

2.300

2.300

5

Máy đánh đường thốt nốt

7.000

2

14.000

7.000

7.000

6

Máy may cơ công nghiệp

7.000

10

70.000

35.000

35.000

Tổng giai đoạn 2016 – 2020

 

 

2.474.400

1.237.200

1.237.200

(Sử dụng từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh)

* Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh:

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Đơn giá

Số lượng

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

KPKC

Vốn dân

I

Năm 2016

 

4

140.000

140.000

 

1

Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất

40.000

2

80.000

80.000

 

2

Lớp tập huấn kỹ năng kinh doanh

30.000

2

60.000

60.000

 

II

Năm 2017

 

5

215.000

215.000

 

1

Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất

40.000

2

80.000

40.000

 

2

Lớp tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm

45.000

3

135.000

67.500

 

II

Năm 2018

 

5

215.000

215.000

 

1

Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất

40.000

2

80.000

40.000

 

2

Lớp tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm

45.000

3

135.000

67.500

 

Tổng giai đoạn 2016 - 2020

 

14

570.000

570.000

 

(Sử dụng từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh)

* Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường:

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Đơn giá

Số lượng

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

KPKC

Vốn dân

I

Năm 2018

 

2

130.000

50.000

80.000

1

Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp

100.000

1

100.000

30.000

70.000

2

Xây dựng các mô hình buôn bán và dịch vụ

30.000

1

30.000

20.000

10.000

II

Năm 2019

 

2

130.000

50.000

80.000

1

Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp

100.000

1

100.000

30.000

70.000

2

Xây dựng các mô hình buôn bán và dịch vụ

30.000

1

30.000

20.000

10.000

II

Năm 2020

 

2

130.000

50.000

80.000

1

Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp

100.000

1

100.000

30.000

70.000

2

Xây dựng các mô hình buôn bán và dịch vụ

30.000

1

30.000

20.000

10.000

Tổng giai đoạn 2016 - 2020

 

6

390.000

150.000

240.000

(Sử dụng từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh)

* Hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại:

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Đơn giá

Số lượng

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

KPKC

Vốn dân

I

Năm 2017

 

4

32.000

28.800

3.200

1

Hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu

2.000

2

4.000

4.000

 

2

Hỗ trợ in nhãn hiệu

1,2

10.000

12.000

12.000

 

3

Hỗ trợ tham gia hội chợ - triễn lãm

8.000

2

16.000

12.800

3.200

I

Năm 2018

 

4

32.000

28.800

3.200

1

Hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu

2.000

2

4.000

4.000

 

2

Hỗ trợ in nhãn hiệu

1,2

10.000

12.000

12.000

 

3

Hỗ trợ tham gia hội chợ - triễn lãm

8.000

2

16.000

12.800

3.200

I

Năm 2019

 

4

32.000

28.800

3.200

1

Hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu

2.000

2

4.000

4.000

 

2

Hỗ trợ in nhãn hiệu

1,2

10.000

12.000

12.000

 

3

Hỗ trợ tham gia hội chợ - triễn lãm

8.000

2

16.000

12.800

3.200

I

Năm 2020

 

4

32.000

28.800

3.200

1

Hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu

2.000

2

4.000

4.000

 

2

Hỗ trợ in nhãn hiệu

1,2

10.000

12.000

12.000

 

3

Hỗ trợ tham gia hội chợ - triễn lãm

8.000

2

16.000

12.800

3.200

Tổng giai đoạn 2016 - 2020

 

 

128.000

115.200

12.800

(Sử dụng từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh)

5.3. Phân kỳ dự toán theo từng năm

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng GĐ 2016 - 2020

Nguồn kinh phí

Nguồn khác

KPKC

Vốn dân

1

Hỗ trợ vốn vay

300

400

500

500

400

2.100

2.100

 

 

2

Tham quan học tập kinh nghiệm

 

16

32

 

 

48

 

48

 

3

Hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất

442,5

631,1

400,6

639,1

361,1

2.474,4

 

1.237,2

1.237,2

4

Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh

140

215

215

 

 

570

 

570

 

5

Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ

 

 

130

130

130

390

 

150

240

6

Hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại

 

32

32

32

32

128

 

115,2

12,8

Tổng

882,5

1.294,1

1.309,6

1.301,1

923,1

5.710,4

2.100

2.120,4

1.490

Chi phí quản lý thực hiện dự án (2,5% tổng kinh phí thực hiện)

22

32

33

33

23

143

 

143

 

5.4. Phương thức thực hiện đầu tư:

- Ưu tiên hỗ trợ cho các dự án vay vốn của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm theo nhu cầu và khả năng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và làm dịch vụ thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội với kinh phí và lãi suất theo quy định hiện hành.

- Theo nhu cầu hỗ trợ của các hộ và tình hình thực tế, hàng năm Sở Công Thương sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo quy chế quản lý sử dụng kinh phí khuyến công.

6. Đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

Nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho người dân tộc Khmer, Chăm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm một cách bền vững, giảm sự chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong tỉnh.

Góp phần bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, nâng cao tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Từng bước hình thành những hạt nhân kinh tế của vùng đồng bào dân tộc.

Xây dựng được các kênh tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Thu hút khách tham quan du lịch và huy động nguồn đầu tư từ bên ngoài, mở rộng thị trường.

Xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và giới thiệu nét đặc thù, đặc trưng bản sắc văn hoá, dân tộc đối với các sản phẩm TTCN của dân tộc Khmer và Chăm.

Nâng cao chất lượng và phát triển mẫu mã của sản phẩm làng nghề, nghề thủ công của người dân tộc Khmer và Chăm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, từng bước đi đến xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.

7. Các giải pháp thực hiện:

7.1. Giải pháp về vốn kinh doanh:

- Đối với các nghề truyền thống, nghề thủ công của người dân tộc thu hút nhiều lao động, phát triển sản phẩm mới, đầu tư thiết bị máy móc vào sản xuất,… Đề nghị các Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh vận dụng các hình thức cho vay vốn ưu đãi theo quy định như: cho vay có thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, ưu đãi về lãi suất theo quy định, tạo điều kiện cho nghề truyền thống, nghề thủ công được vay vốn tín chấp.

- Trước khi cho vay vốn, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề, nguồn vốn vay phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngành nghề về đầu tư thiết bị sản xuất hoặc dự trữ nguồn nguyên liệu và được nâng dần khi có nhu cầu mở rộng thị trường.

- Khuyến khích kêu gọi đầu tư, huy động vốn trong dân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,…để đầu tư cho các nghề thủ công truyền thống của người dân tộc.

- Hỗ trợ tín dụng cho người dân tộc, đặc biệt là phụ nữ nghèo phát triển hoạt động dịch vụ làng nghề từ các nguồn cuả chương trình mục tiêu.

7.2. Giải pháp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ

- Cải tiến khung dệt thổ cẩm của người dân tộc Khmer và Chăm tăng năng suất nhưng vẫn bảo đảm giá trị truyền thống. Hỗ trợ xây dựng lò bằng xi măng kiên cố hơn cho các hộ nấu rượu và đường thốt nốt nhằm tiết kiệm nhiên liệu đốt đang ngày càng khan hiếm,...

- Hỗ trợ máy xay, máy dồn thịt, máy buộc dây, máy sấy và máy hút chân không cho các hộ sản xuất lạp xưởng, chả bò, bò viên nhằm hoàn thiệt quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thời gian bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm,...

- Hỗ trợ các máy may cơ công nghiệp để các hộ làm nghề thêu và may gia công cải tiến mẫu mã, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm làm ra.

- Lồng ghép các chương trình hội nghị, hội thảo chuyên đề về sản xuất các sản phẩm người dân tộc Khmer và Chăm về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ... để các hộ sản xuất trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, hợp tác...

7.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh, tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, qua đó nâng cao tay nghề, kỹ năng kinh doanh cho người dân tộc đồng thời thay đổi tư duy sản xuất phù hợp với giai đoạn hội nhập; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao nên việc sử dụng thực phẩm an toàn hợp vệ sinh rất được người tiêu dùng chú trọng nên việc tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất là rất cần thiết.

7.4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm:

- Chọn lọc các sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer (Văn Giáo), dệt thổ cẩm Chăm (Châu Phong), đan móc Chăm (Đa Phước, Nhơn Hội), đường thốt nốt (Tịnh Biên, Tri Tôn), hàng thủ công mỹ nghệ từ cây thốt nốt, tung lò mò (lạp xưởng bò)… xúc tiến tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để giúp cho các sản phẩm trên có điều kiện tiếp cận tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng tờ bướm và đưa các thông tin sản phẩm TTCN của người dân tộc Khmer và Chăm lên báo, đài và trang Web của tỉnh để phổ biến giới thiệu rộng rãi.

- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thề thao - Du lịch hình thành tuyến du lịch tham quan làng nghề dệt thổ cẩm Chăm, dệt thổ cẩm Khmer, đan móc Chăm, làm cốm dẹp, làm lò đất; đồng thời, định hướng cho các hộ tổ chức hình thức du lịch homestay để khách du lịch tham quan và tự làm sản phẩm.

7.5. Giải pháp về liên kết- hợp tác:

- Ký gởi sản phẩm ở các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh nhằm giới thiệu khách du lịch tiếp cận được với sản phẩm.

- Khuyến khích các hộ đồng bào dân tộc Khmer, Chăm thành lập các hình thức tổ chức sản xuất như: Hợp tác xã, Tổ hợp tác để tạo cơ sở pháp lý ký kết các hợp đồng mua bán, xuất khẩu các sản phẩm.

- Định hướng các sản phẩm chủ lực của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tham gia câu lạc bộ hàng đặc sản, sản phẩm làng nghề để giao lưu với các câu lạc bộ của tỉnh bạn, qua đó trao đổi kinh nghiệm và tiêu thụ sản phẩm của nhau.

7.6. Giải pháp về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:

Sở Công Thương phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về thủ tục hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Chủ đầu tư dự án: Sở Công Thương An Giang

- Quản lý dự án: Trung tâm Khuyến công & TVPTCN tỉnh An Giang.

- Thời gian thực hiện dự án: năm 2016 - 2020

- Địa điểm thực hiện: Triển khai thực hiện trên địa bàn các huyện An Phú, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Tân Châu.

1. Sở Công thương:

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện An Phú, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Tân Châu tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của dự án và đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, các chương trình đặc thù đối với sản xuất TTCN của dân tộc Khmer và Chăm.

- Trực tiếp chỉ đạo Trung Tâm Khuyến Công và Tư vấn Phát triển công nghiệp lập kế hoạch kinh phí thực hiện hàng năm các nội dung của dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt.

* Trung Tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp:

- Triển khai thực hiện dự án theo sự chỉ đạo của Sở Công Thương; phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện An Phú, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu tổ chức các nội dung của dự án trên địa bàn.

- Làm việc với các Viện, Trường Đại học và các nghệ nhân các nơi để đặt hàng nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.

- Trực tiếp triển khai thực hiện dự án, theo dõi, đôn đốc, đề xuất kịp thời cho các nội dung thực hiện đạt hiệu quả cao.

- Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện cho Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính: Đề xuất cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách, các chương trình mục tiêu để thực hiện dự án, theo dự toán ngân sách hằng năm.

3. Ban Dân tộc: Lồng ghép các chính sách dân tộc, chế độ ưu đãi, các chương trình mục tiêu của người dân tộc hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện dự án theo phân kỳ của Sở Công Thương.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án.

5. Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội: Thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc.

6. Sở Văn hoá-Thể thao - Du lịch: Hình thành các tuyến du lịch gắn với nghề truyền thống, làng nghề của người dân tộc; tạo điều kiện cơ sở trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các bảo tàng, các điểm trung tâm du lịch trong và ngoài tỉnh.

7. Sở Khoa học - Công nghệ: hướng dẫn thủ tục bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, hướng dẫn công nghệ mới hiệu quả phù hợp với qui mô sản xuất hộ.

8. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh An Giang: chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho vay các dự án phát triển sản xuất TTCN cho người dân tộc Chăm và Khmer.

9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang : triển khai thực hiện các hình thức cho vay ưu đãi theo các chính sách và chương trình mục tiêu của người dân tộc.

10. UBND các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, An Phú và thị xã Tân Châu:

- Điều hành, cân đối nguồn ngân sách hằng năm cho các dự án và quản lý dự án trên địa bàn theo mục tiêu và kinh phí được duyệt.

- Chỉ đạo các Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án trên địa bàn./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 950/QĐ-UBND năm 2016 Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ cho đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020”

  • Số hiệu: 950/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản