- 1Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 2Quyết định 772/2003/QĐ-BTM ban hành Nội quy mẫu về chợ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 4Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5Quyết định 3621/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 7Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 8Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 9Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 11Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 920/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 5 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ CHỢ VĂN MINH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
Căn cứ Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 6 năm 2003 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành nội quy mẫu về chợ;
Căn cứ Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCVN 9211-2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 506/SCT-TM ngày 07 tháng 4 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bộ tiêu chí đánh giá Chợ văn minh thương mại (Phụ lục 1) và trình tự đánh giá, công nhận Chợ văn minh thương mại (Phụ lục 2) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương và các sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1
BỘ TIÊU CHÍ VỀ CHỢ VĂN MINH THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT | Các tiêu chuẩn | Điểm |
I | Tiêu chuẩn về xây dựng văn bản và tổ chức thực hiện các quy định, quy chế, nội quy | 15 |
1 | Có quyết định thành lập đơn vị quản lý chợ theo đúng quy định phân cấp quản lý chợ | 2 |
2 | Treo cờ Tổ quốc; có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, quản lý chợ. | 1 |
3 | Nội quy chợ được xây dựng, phê duyệt đúng quy định; niêm yết công khai. Có Hộp thư hoặc Sổ góp ý để nơi thuận tiện cho mọi người dân đóng góp ý kiến. | 2 |
4 | Công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý chợ và ý thức chấp hành nội quy của cán bộ, công nhân viên đơn vị quản lý chợ. | 5 |
4.1 | Cán bộ, công nhân viên đơn vị quản lý chợ đeo thẻ, bảng tên trong giờ làm việc; không uống rượu bia, hút thuốc lá tại nơi làm việc. | 2 |
4.2 | Trên 70% cán bộ, công nhân viên đơn vị quản lý chợ được tập huấn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý chợ. | 1 |
4.3 | Không có cán bộ, công nhân viên đơn vị quản lý chợ bị vi phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. | 2 |
5 | Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo kế hoạch | 5 |
II | Tiêu chuẩn giao tiếp kinh doanh | 25 |
1 | Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội. | 3 |
1.1 | Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. | 2 |
1.2 | Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội và các phong trào của tổ chức, đoàn thể. | 1 |
2 | Tiểu thương có trang phục gọn gàng, lịch sự. Có thái độ kinh doanh, giao tiếp văn minh lịch sự; đoàn kết hỗ trợ nhau trong kinh doanh. | 2 |
3 | Trên 70% hộ kinh doanh cố định có đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành hàng. | 5 |
4 | Chấp hành quy định về hàng hóa kinh doanh, thực hiện niêm yết giá | 10 |
4.1 | Không mua bán, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng không đúng quy định về tem, nhãn, xuất xứ. | 4 |
4.2 | Hàng hóa kinh doanh trong chợ phải được niêm yết giá theo đúng quy định; bán theo giá niêm yết | 4 |
4.3 | Không nói thách; đảm bảo cân đúng, cân đủ; trong chợ có cân đối chứng | 2 |
5 | Đơn vị quản lý chợ định kỳ hàng năm tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cho các tiểu thương về kỹ năng giao tiếp bán hàng. | 5 |
III | Tiêu chuẩn sạch đẹp, vệ sinh | 30 |
1 | Sắp xếp, bố trí diện tích kinh doanh, Công tác đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. | 15 |
1.1 | Sắp xếp, bố trí diện tích sử dụng trong chợ hợp lý, lối đi thông thoáng. Không bày biện hàng hóa lấn chiếm lối đi ngoài phạm vi quầy hàng. | 4 |
1.2 | Hàng hóa kinh doanh được trưng bày khoa học, gọn gàng, đẹp mắt theo từng ngành hàng, nhóm hàng. | 3 |
1.3 | Tiểu thương kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được tập huấn công tác an toàn thực phẩm. | 3 |
1.4 | Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo. Thịt gia súc, gia cầm phải được cơ quan thú y kiểm tra, xác nhận theo quy định. | 3 |
1.5 | Không giết mổ gia súc, gia cầm trong chợ (nếu có thì phải bố trí khu giết mổ gia cầm riêng) | 2 |
2 | Vệ sinh môi trường | 13 |
2.1 | Giữ gìn vệ sinh toàn bộ khuôn viên chợ, có hệ thống cấp nước sạch bảo đảm cho hoạt động của chợ; có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ dàng thông tắc, không ngập, không đọng nước bẩn. | 5 |
2.2 | Không xả rác bừa bãi, không đổ nước thải ra lối đi. | 4 |
2.3 | Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng biệt, nhà vệ sinh hoạt động tốt, giữ gìn sạch sẽ; thùng rác phải có nắp đậy, có khu thu gom rác và xử lý rác trong ngày. | 4 |
3 | Không có bảng quảng cáo trái phép; không để xảy ra tình trạng quảng cáo, rao vặt sai quy định. | 2 |
IV | Tiêu chuẩn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ | 30 |
1 | Công tác giữ gìn an ninh, trật tự | 10 |
1.1 | Có lực lượng bảo vệ thường xuyên giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trong và ngoài giờ làm việc. | 3 |
1.2 | Không để xảy ra hiện tượng trộm cắp, móc túi, bán hàng rong, xin ăn, tranh giành khách hàng gây mất trật tự trong chợ. | 3 |
1.3 | Bảo quản tài sản, hàng hóa trong chợ an toàn. | 4 |
2 | Bảo đảm an toàn giao thông | 5 |
2.1 | Bố trí nơi gửi xe, hướng dẫn nơi đậu xe không làm cản trở giao thông; giá trông giữ xe phải niêm yết rõ ràng, đúng quy định | 3 |
2.2 | Không chiếm dụng trái phép lòng lề đường, vỉa hè để kinh doanh và sử dụng làm bãi giữ xe. | 2 |
3 | An toàn phòng chống cháy nổ | 15 |
3.1 | Có lực lượng thường xuyên tại chỗ, được tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy. | 5 |
3.2 | Trang bị phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy bảo đảm theo quy định. | 5 |
3.3 | Không để xảy ra cháy nổ (nếu xảy ra cháy khu vực nhỏ (diện tích dưới 10m2) không gây thiệt hại trừ 2 điểm; cháy từ 02 khu vực ngành hàng trở lên (diện tích 50 m2) thiệt hại lớn trừ 05 điểm; cháy trên 80% diện tích chợ thì không xét công nhận chợ văn minh thương mại). | 5 |
| Tổng cộng | 100 |
PHỤ LỤC 2
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN CHỢ VĂN MINH THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Điều kiện xét công nhận “Chợ văn minh thương mại”:
Các chợ chỉ được xét công nhận “Chợ văn minh thương mại” khi được Tổ liên ngành cấp huyện chấm điểm và có tổng số điểm từ 70 điểm trở lên theo quy định tại Bộ khung tiêu chí chợ văn minh thương mại (Phụ lục 1), cụ thể:
Từ 70 đến 85 điểm: “Chợ văn minh thương mại ”
Từ 86 đến 100 điểm: “Chợ văn minh thương mại tiêu biểu”
2. Hồ sơ trình xét duyệt công nhận “Chợ văn minh thương mại”
- Tờ trình đề nghị công nhận “Chợ văn minh thương mại” của doanh nghiệp, Hợp tác xã, Ban quản lý chợ hoặc UBND cấp xã nơi có chợ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập Ban quản lý chợ (sau đây gọi là đơn vị quản lý chợ).
- Báo cáo đánh giá của đơn vị quản lý chợ về việc thực hiện các tiêu chí “Chợ văn minh thương mại”.
- Biên bản kiểm tra, đánh giá “Chợ văn minh thương mại” của Tổ liên ngành cấp huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thành lập Tổ công tác liên ngành, Hội đồng xét duyệt
a) Tổ công tác liên ngành: do Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng tham mưu UBND cấp huyện thành lập.
Thành phần: đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng làm Tổ trưởng; thành viên gồm đại diện một số phòng, ban liên quan, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và lãnh đạo UBND cấp xã nơi có chợ đề nghị công nhận “Chợ văn minh thương mại”.
b) Hội đồng xét duyệt: Do Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng tham mưu UBND cấp huyện thành lập.
Thành phần: lãnh đạo UBND cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng; thành viên gồm đại diện lãnh đạo các phòng ban cấp huyện có liên quan.
4. Trình tự thẩm định, công nhận “Chợ văn minh thương mại”
- Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị quản lý chợ đề nghị công nhận “Chợ văn minh thương mại”. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng có trách nhiệm tham mưu UBND cấp huyện thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, đánh giá (lập biên bản đánh giá).
- Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng tham mưu Hội đồng xét duyệt họp Chợ văn minh thương mại cấp huyện (viết tắt là Hội đồng) họp để đánh giá công nhận.
- Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày Hội đồng họp, phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng có trách nhiệm tham mưu UBND cấp huyện ban hành quyết định công nhận “Chợ văn minh thương mại” (nếu đủ điều kiện) hoặc văn bản thông báo chợ không đủ điều kiện (nêu rõ các nội dung còn tồn tại).
5. Trình tự hủy kết quả công nhận “Chợ văn minh thương mại”
- Hàng năm, Tổ liên ngành có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá các chợ đã được UBND cấp huyện công nhận “Chợ văn minh thương mại” (lập biên bản đánh giá).
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện chợ không còn đảm bảo tiêu chí văn minh thương mại. Tổ liên ngành lập biên bản và có Tờ trình đề nghị Hội đồng hủy bỏ kết quả công nhận “Chợ văn minh thương mại” (có biên bản cuộc họp).
- Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng tham mưu Hội đồng họp và thống nhất thông qua việc hủy bỏ kết quả công nhận “Chợ văn minh thương mại” (có biên bản cuộc họp).
- Căn cứ kết quả họp Hội đồng, Phòng Kinh tế/Kinh tế và hạ tầng tham mưu UBND cấp huyện ban hành quyết định hủy bỏ kết quả công nhận “Chợ văn minh thương mại” và UBND cấp xã có trách nhiệm thu hội Giấy chứng nhận Chợ văn minh thương mại nộp về Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng.
6. Trình tự xét, công nhận lại “Chợ văn minh thương mại”
a) Điều kiện xét công nhận lại: Chợ đáp ứng được các tiêu chí tại mục 1.
b) Thời gian để được xét, công nhận lại: Đối với các chợ đã bị UBND cấp huyện hủy kết quả công nhận “Chợ văn minh thương mại” chỉ được xét, công nhận lại khi đã đủ 18 tháng, kể từ ngày bị hủy bỏ kết quả công nhận.
c) Trình tự thủ tục xét, công nhận lại: thực hiện theo mục 1, 2 và 4.
7. Trình tự xét nâng (hoặc hạ) mức công nhận “Chợ văn minh thương mại tiêu biểu”:
Thực hiện tương tự theo các mục 4, 5 và 6.
8. Khen thưởng:
Đối với chợ được công nhận “Chợ văn minh thương mại tiêu biểu” trong thời hạn 03 năm liên tiếp, UBND cấp huyện trình UBND tỉnh xét tặng Bằng khen.
- 1Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về tiêu chuẩn Chợ văn minh, Gian hàng văn minh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Quyết định 29/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn và Quy định trình tự, thủ tục công nhận chợ đạt chuẩn văn minh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 568/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Bảng tiêu chuẩn xây dựng chợ văn minh áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác xây dựng Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 1058/QĐ-UBND năm 2018 về tiêu chuẩn chấm điểm văn minh thương mại do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2021 về bộ tiêu chí Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 2Quyết định 772/2003/QĐ-BTM ban hành Nội quy mẫu về chợ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 4Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về tiêu chuẩn Chợ văn minh, Gian hàng văn minh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 5Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 6Quyết định 3621/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 29/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn và Quy định trình tự, thủ tục công nhận chợ đạt chuẩn văn minh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 9Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 10Quyết định 568/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Bảng tiêu chuẩn xây dựng chợ văn minh áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 12Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 14Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 15Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 16Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác xây dựng Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 17Quyết định 1058/QĐ-UBND năm 2018 về tiêu chuẩn chấm điểm văn minh thương mại do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2017 bộ tiêu chí Chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 920/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực