- 1Quyết định 27/2005/QĐ-BBCVT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ bưu chính, viễn thông ban hành
- 2Quyết định 06/2006/QĐ-BBCVT về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 3Quyết định 501/QĐ-BTTTT năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 933/QĐ-BTTTT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông
BỘ BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2003/QĐ-BBCVT | Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SỐ 92/2003/QĐ-BBCVT NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN INTERNET
BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh bưu chính, viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/5/2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn Thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông; các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động Internet tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đỗ Trung Tá (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN INTERNET
(Ban hành theo Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Bản Quy định này điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam.
Điều 2: Tài nguyên Internet.
Tài nguyên Internet là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động Internet phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nghiêm cấm sử dụng tài nguyên Internet vào mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, kinh tế, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 3: Cơ quan quản lý tài nguyên Internet.
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là đơn vị trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên Internet ở Việt Nam.
Điều 4: Các thuật ngữ.
Các thuật ngữ sử dụng trong bản Quy định này được hiểu như sau:
1. Tài nguyên Internet bao gồm hệ thống các tên và số dùng cho Internet được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Tài nguyên Internet bao gồm:
- Tên miền (DN);
- Địa chỉ Internet hay còn gọi là địa chỉ IP (IPv4, IPv6);
- Số hiệu mạng (ASN);
- Số và tên khác được các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet quy định.
2. Tên miền là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ Internet.
2.1. Tên miền cấp cao nhất:
2.1.1. Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD) bao gồm các tên miền sau: .COM; .NET; .EDU; .ORG; .INT; .BIZ; .INFO; .NAME; .PRO; .AERO; .MUSEUM; .COOP và những tên miền dùng chung khác do các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet quy định.
2.1.2. Tên miền cấp cao nhất dùng cho các quốc gia (ccTLD) bao gồm các tên miền được quy định theo chuẩn quốc tế về mã quốc gia [ISO3166]. Các tên miền quốc gia thay đổi khi có thêm các quốc gia, lãnh thổ mới hoặc khi sáp nhập các quốc gia lại với nhau. Tên miền cấp cao nhất của Việt Nam là tên miền quốc gia .VN.
2.2. Dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5.
3. Địa chỉ Internet là địa chỉ mạng của thiết bị, máy chủ.
3.1. Địa chỉ IPv4 gồm có địa chỉ Lớp A, Lớp B và Lớp C đang được sử dụng.
3.2. Địa chỉ IPv6 là thế hệ địa chỉ mới sẽ sử dụng trong tương lai.
4. Số hiệu mạng (ASN) là số được sử dụng để định danh một mạng máy tính tham gia vào các hoạt động định tuyến chung trên Internet.
5. Hệ thống máy chủ tên miền (DNS) là tập hợp các cụm máy chủ được kết nối với nhau để trả lời địa chỉ IP tương ứng với một tên miền khi được hỏi đến.
Chương 2:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Internet Việt Nam.
1. Tham gia đại diện chính thức về Internet của Việt Nam, tham gia các hoạt động của các tổ chức Internet quốc tế liên quan đến tài nguyên mạng Internet. Phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế để khai thác dự phòng hệ thống máy chủ tên miền (DNS) cho tên miền quốc gia .VN. Đăng ký, duy trì tài nguyên Internet sử dụng ở Việt Nam và phát triển sử dụng tên miền quốc gia .VN.
2. Thiết lập, khai thác và duy trì hoạt động 24 giờ/ngày liên tục trong năm hệ thống máy chủ tên miền (DNS) đối với tên miền quốc gia .VN. Phối hợp với các hệ thống DNS cấp dưới đảm bảo tốt cho hoạt động Internet ở Việt Nam, bảo vệ dữ liệu tên miền.
3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng địa chỉ IP, số liệu mạng và tên miền đã cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Internet. Được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Internet cung cấp các thông tin và các số liệu thống kê liên quan tới hoạt động Internet.
4. Đảm bảo cung cấp đầy đủ địa chỉ IP, số hiệu mạng đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức.
5. Quản lý, phân bổ tài nguyên Internet công bằng, hợp lý. Trực tiếp phân bổ tài nguyên Internet trừ trường hợp phân cấp tại bản Quy định này. Ban hành các biểu mẫu liên quan, tạo điều kiện dễ dàng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tài nguyên Internet, tiến tới đăng ký trực tuyến qua mạng.
6. Được thu phí và lệ phí tài nguyên Internet theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Internet Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tham gia hoạt động Internet đều được quyền đăng ký sử dụng tên miền cấp 3 sau tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia .VN và có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống thiết bị và thông tin của mình trên Internet.
2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thiết lập mạng kết nối với Internet được quyền đăng ký sử dụng địa chỉ IP và số hiệu mạng.
3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tài nguyên Internet cho Trung tâm Internet Việt Nam khi không còn có nhu cầu sử dụng nữa.
4. Các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị bao gồm: Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị khác chỉ được sử dụng tên miền dưới tên miền quốc gia .VN và lưu giữ thông tin trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
5. Báo điện tử ngoài việc sử dụng tên miền dưới tên miền quốc gia .VN có thể đăng ký sử dụng thêm tên miền dưới tên miền dùng chung (gTLD).
6. Các tổ chức, cá nhân khác được quyền đăng ký sử dụng tên miền dưới tên miền quốc gia .VN hoặc dưới tên miền dùng chung (gTLD). Các tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng tên miền dưới tên miền dùng chung gTLD) này sau 24 giờ kể từ khi thông báo cho Trung tâm Internet Việt Nam biết tại Website http://www.gtld.info.vn.
7. Các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nếu không vi phạm pháp luật Việt Nam đều được quyền xin đăng ký tên miền dưới tên miền quốc gia .VN thông qua Trung tâm Internet Việt Nam và phải tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của bản Quy định này.
8. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quyền:
8.1. Quy định thủ tục đăng ký tên miền trong phạm vi tên miền của mình nhưng không được trái với các điều khoản của bản Quy định này.
8.2. Thực hiện quản lý và phân bổ các tên miền dưới tên miền riêng của mình.
8.3. Đăng ký trực tiếp địa chỉ IP và số hiệu mạng từ các tổ chức quốc tế chỉ trong trường hợp Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép.
8.4. Không được sử dụng những vùng địa chỉ IP nằm ngoài phạm vi Trung tâm Internet Việt Nam quản lý, phân bổ và không được phép định tuyến những địa chỉ đó trên mạng trừ trường hợp kết nối với cổng quốc tế.
Chương 3:
TÊN MIỀN
Điều 7: Tên miền cấp cao nhất (TLD)
1. Tên miền Việt Nam .VN là tên miền quốc gia ở cấp cao nhất (ccTLD) theo cấu trúc mã quốc gia ISO3166 chung của thế giới, được quy định cho các máy chủ Internet đăng ký tại Việt Nam.
2. Số cấp tên miền tối đa, kể cả tên miền cấp cao nhất .VN được quy định là 5 cấp và đảm bảo sự duy nhất của tên miền trong phạm vi tên miền cấp đó.
Điều 8: Tên miền cấp 2 (SLD)
1. Tên miền cấp 2 chung (gSLD) là các tên miền Internet phân theo lĩnh vực, gồm các tên miền sau đây:
1.1. COM.VN: Danh cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại.
1.2. BIZ.VN: Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tương đương với với COM.VN.
1.3. EDU.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.
1.4. GOV.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.
1.5. NET.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.
1.6. ORG.VN: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội;
1.7. INT.VN: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
1.8. AC.VN: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.
1.9. PRO.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.
1.10. INFO.VN: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân.
1.11. HEALTH.VN: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.
1.12. NAME.VN: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet.
1.13: Những tên miền khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
2. Tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính là tên miền Internet phân theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm:
ANGIANG.VN | BARIA-VUNGTAU.VN |
BACLIEU.VN | BACCAN.VN |
BACGIANG.VN | BACNINH.VN |
BENTRE.VN | BINHDUONG.VN |
BINHDINH.VN | BINHPHUOC.VN |
BINHTHUAN.VN | CAMAU.VN |
CAOBANG.VN | CANTHO.VN |
DANANG.VN | DACLAC.VN |
DONGNAI.VN | DONGTHAP.VN |
GIALAI.VN | HAGIANG.VN |
HANAM.VN | HANOI.VN |
HATAY.VN | HATINH.VN |
HAIDUONG.VN | HAIPHONG.VN |
HOABINH.VN | HUNGYEN.VN |
TP.HOCHIMINH.VN | KHANHHOA.VN |
KIENGIANG.VN | KONTUM.VN |
LAICHAU.VN | LANGSON.VN |
LAOCAI.VN | LAMDONG.VN |
LONGAN.VN | NAMDINH.VN |
NGHEAN.VN | NINHBINH.VN |
NINHTHUAN.VN | PHUTHO.VN |
PHUYEN.VN | QUANGBINH.VN |
QUANGNAM.VN | QUANGNGAI.VN |
QUANGNINH.VN | QUANGTRI.VN |
SOCTRANG.VN | SONLA.VN |
TAYNINH.VN | THAIBINH.VN |
THAINGUYEN.VN | THANHHOA.VN |
THUATHIENHUE.VN | TIENGIANG.VN |
TRAVINH.VN | TUYENQUANG.VN |
VINHLONG.VN | VINHPHUC.VN |
YENBAI.VN |
|
3. Mỗi một nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet IXP, dịchvụ truy nhập Internet ISP, dịch vụ ứng dụng Internet OSP hoặc dịch vụ thông tin Internet ICP và các trường hợp khác được Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép được quyền đăng ký một tên miền cấp 2 đưới tên miền quốc gia .VN.
Điều 9: Nguyên tắc đăng ký tên miền
1. Những nguyên tắc chung
1.1. Khuyến khích sử dụng rộng rãi tên miền dưới tên miền quốc gia .VN. Ưu tiên những tên miền trực tiếp tham gia hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam.
1.2. Tên miền là do tổ chức, cá nhân tự chọn, tuân theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định nêu trong bản Qui định này.
1.3. Đăng ký theo nguyên tắc bình đẳng, không phụ thuộc vào người đăng ký là một cá nhân hay một tổ chức. Tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước.
1.4. Tên miền chỉ được cấp phát khi có đầy đủ thông tin về máy chủ tên miền mà nó được đặt hoặc tên miền đích mà nó trỏ tới.
1.5. Tổ chức, cá nhân xin đăng ký tên miền phải giải thích rõ mối liên quan của tên miền xin đăng ký với hoạt động của mình, hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho Trung tâm Internet Việt Nam.
2. Tên miền đăng ký không được bao gồm các cụm từ xâm phạm đến lợi ích của quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với nếp sống, văn hoá dân tộc.
3. Tránh đăng ký các tên miền liên quan tới tên các địa danh, danh nhân, lãnh tụ hay liên quan tới các tên chung của một ngành kinh tế, chủng loại hàng hoá, sản phẩm, tên các loại dược phẩm, tổ chức liên chính phủ, tổ chức chính trị, xã hội. Trong trường hợp có nhu cầu đăng ký cần có sở cứ rõ ràng.
Điều 10: Thủ tục đăng ký, sử dụng tên miền.
1. Hồ sơ gửi cho trung tâm Internet Việt Nam bao gồm:
- Đơn xin "Đăng ký tên miền": theo mẫu do Trung tâm Internet Việt Nam quy định.
- Quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu thường trú đối với các cá nhân; hoặc hộ chiếu cùng thẻ thường trú hoặc chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
2. Địa chỉ nhận hồ sơ
Trung tâm Internet Việt Nam 115 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Website http://www.vnnic.net.vn trong trường hợp đăng ký trực tuyến.
3. Thời gian trả lời kết quả trong thời hạn tối đa 4 ngày làm việc trên Website của Trung tâm Internet Việt Nam kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Những tên miền xét thấy có khả năng tranh chấp sẽ được thông báo quảng bá tại Website http://www.vnnic.net.vn của Trung tâm Internet Việt Nam trong 3 ngày làm việc, nếu không có tranh chấp, tên miền đó mới được xét cấp chính thức.
4. Các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 theo tên mạng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet nào thì trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ đó.
5. Tên miền đã được cấp phát phải đi vào hoạt động sau thời hạn tối đa là 60 ngày, quá thời hạn này tên miền đó sẽ bị thu hồi, nếu không có lý do chính đáng.
Điều 11: Lưu giữ tên miền.
1. Tên miền phải được khai báo và lữu giữ trên một máy chủ có năng lực bảo đảm an toàn thông tin. Việc lưu giữ tên miền trên máy chủ nào tuỳ thuộc vào khả năng và sự lựa chọn của tổ chức, cá nhân đăng ký.
2. Việc trao đổi thông tin trong quá trình sử dụng tên miền, bảo trì tên miền được thực hiện bằng các hình thức như gửi văn bản, giao diện web hoặc bằng thư điện tử.
Điều 12: Thay đổi tên miền.
Thay đổi tên miền bao gồm:
1. Thay đổi hoàn toàn tên miền là đăng ký một tên miền mới theo thủ tục đăng ký, sử dụng tên miền quy định tại Điều 10 bản Qui định này. Trong trường hợp này tên miền cũ sẽ bị huỷ bỏ.
2. Thay đổi các thông tin liên quan đến sự hoạt động và quản lý của tên miền như các thông số kỹ thuật, địa chỉ cơ quan, số điện thoại, số fax, email, v.v... Những thông tin thay đổi đó phải được điền vào bản khai "Thay đổi tên miền" theo mẫu do Trung tâm Internet Việt Nam quy định và gửi cho Trung tâm Internet Việt Nam.
Điều 13: Tạm ngừng, huỷ bỏ tên miền
1. Huỷ bỏ tên miền trong các trường hợp sau:
1.1. Tên miền được huỷ bỏ nếu nhận được yêu cầu bằng văn bản hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký.
1.2. Vi phạm pháp luật theo văn bản kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.3. Tên miền sẽ bị huỷ bỏ sau 30 ngày kể từ khi tạm ngừng mà cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục vi phạm.
2. Tạm ngừng sử dụng tên miền trong các trường hợp sau:
2.1. Vi phạm những điều, khoản của Quy định này.
2.2. Quá thời hạn thanh toán phí duy trì tên miền theo quy định.
3. Gửi thông báo.
3.1. Trung tâm Internet Việt Nam sẽ gửi thông báo tạm ngừng hay huỷ bỏ cho các tổ chức, cá nhân đang sử dụng tên miền.
3.2. Việc tạm ngừng hay huỷ bỏ sẽ được thực hiện ngay trên hệ thống máy chủ tên miền, cơ sở dữ liệu tên miền quốc gia.
4. Khôi phục tên miền
Trừ trường hợp tên miền bị huỷ bỏ theo khoản 1.1 và 1.2 của điều này, tất cả tên miền bị huỷ đều được lưu giữ lại tối đa 30 ngày để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khôi phục tên miền cũ khi có khả năng sử dụng lại.
Chương 4:
ĐỊA CHỈ IP
Điều 14: Nguyên tắc cấp phát và sử dụng địa chỉ IP.
1. Địa chỉ IP cấp phát phải đảm bảo:
1.1. Tính duy nhất và tính có đăng ký trên mạng Internet.
1.2. Tạo khả năng dễ dàng cho việc định tuyến.
1.3. Tiết kiệm, công bằng.
2. Địa chỉ IP được cấp phát cho nhu cầu sử dụng thực tế đồng thời có xem xét tới một số thông tin dự báo về phát triển mạng trong tương lai.
3. Các địa chỉ IP sử dụng trên mạng Internet Việt Nam đều phải nằm trong vùng địa chỉ do các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet quy hoạch và phân bổ cho Việt Nam.
4. Các địa chỉ được cấp phát chỉ được sử dụng ở Việt Nam, nếu quá thời hạn 6 tháng không sử dụng trên mạng các địa chỉ đó sẽ bị thu hồi, nếu không có lý do chính đáng.
5. Địa chỉ IP do Trung tâm Internet Việt Nam cấp phát có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Internet phải thực hiện chính sách định tuyến và quảng bá các vùng địa chỉ này theo hướng dẫn của Trung tâm Internet Việt Nam.
6. Việc cấp phát các vùng địa chỉ IP mới chỉ được xem xét khi vùng địa chỉ cũ đã sử dụng trên 80%.
Điều 15: Thủ tục đăng ký địa chỉ Internet
1. Hồ sơ gửi trung tâm Internet Việt Nam bao gồm:
- Đơn xin "Đăng ký Địa chỉ Internet" theo mẫu do Trung tâm Internet Việt Nam quy định.
- Quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh.
2. Địa chỉ nhận hồ sơ
Trung tâm Internet Việt Nam 115, Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Website http://www.vnnic.net.vn trong trường hợp đăng ký trực tuyến.
3. Thời hạn trả lời hoặc thông báo vùng địa chỉ cấp phát cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Chương 5:
SỐ HIỆU MẠNG (ASN)
Điều 16: Nguyên tắc cấp phát và sử dụng số hiệu mạng (ASN)
1. Số hiệu mạng cấp phát phải đảm bảo:
1.1. Tình duy nhất và tính có đăng ký trên mạng Internet.
1.2. Tạo khả năng dễ dàng cho việc định tuyến.
1.3. Tiết kiệm, công bằng.
2. Nhu cầu sử dụng thực tế của các tổ chức.
3. Sử dụng số hiệu mạng vào vùng địa chỉ IP của Việt Nam với chính sách định tuyến độc lập, kết nối với những nhà cung cấp dịch vụ có chính sách định tuyến khác nhau.
4. Các tổ chức được cấp số hiệu mạng chỉ được sử dụng số hiệu mạng đó trong phạm vi mạng của mình.
5. Số hiệu mạng sẽ bị thu hồi nếu quá thời hạn 6 tháng số hiệu mạng đó không được đưa vào sử dụng trên Internet.
Điều 17: Thủ tục đăng ký số hiệu mạng.
1. Hồ sơ gửi cho Trung tâm Internet Việt Nam bao gồm:
- Đơn xin "Đăng ký Số hiệu mạng" theo mẫu do Trung tâm Internet Việt Nam quy định.
- Quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh.
2. Địa chỉ nhận hồ sơ:
Trung tâm Internet Việt Nam 115, Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Website http://www.vnnic.net.vntrong trường hợp đăng ký trực tuyến.
3. Thời hạn trả lời hoặc thông báo số hiệu mạng được cấp phát cho cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp đăng ký chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Chương 6:
PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Điều 18: Thanh toán phí và lệ phí
1. Các khoản phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính phải được thanh toán cho Trung tâm Interner Việt Nam trước khi tài nguyên Interner được cấp phát và đi vào hoạt động hoặc tiếp tục được duy trì hoạt động trên mạng.
2. Khi tên miền đã được chấp nhận, các loại phí liên quan phải được thanh toán trong thời hạn tối đa là 20 ngày, sau thời hạn này, tên mièn đó sẽ được tự do cho các chủ thể khác đăng ký. Phí duy trì tài nguyên trả theo từng năm hay nhiều năm tuỳ chọn, chậm nhất là sau 20 ngày kể từ khi nhận được giấy báo thanh toán.
3. Trung tâm Interner Việt Nam có trách nhiệm thu các khoản phí và gửi giấy báo thanh toán khi đến hạn.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền phải trực tiếp thanh toán cho Trung tâm Interner Việt Nam. Trong trường hợp uỷ quyền cho các tổ chức khác thanh toán giúp, hai bên cần thoả thuận với nhau để phù hợp với quy định thanh toán phí và lệ phí này.
Điều 19: Cơ sở thu phí, lệ phí
1. Mỗi một bản ghi tên miền trong máy chủ tên miền quốc gia được tính là một tên miền để thu phí, lệ phí.
2. Mức phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính về thu phí, lệ phí tài nguyên Interner.
Chương 7:
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20: Giải quyết khiếu nại
1. Khi có khiếu nại về việc quản lý và sử dụng tài nguyên Interner, các bên có liên quan có thể gửi văn bản yêu cầu Trung tâm Interner Việt Nam giải quyết. Khi nhận được văn bản yêu cầu, Trung tâm Interner Việt Nam có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về tên miền giữa các bên, Trung tâm Interner Việt Nam cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thoả thuận giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không tự thoả thuận được, Trung tâm Interner Việt Nam xem xét quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết Trung tâm Interner Việt Nam, các bên có liên quan có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Điều 21: Xử lý vi phạm
1. Mọi vi phạm "Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Interner" sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng Interner và các quy định khác của pháp luật.
2. Trung tâm Interner Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra chuyên ngành Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về tài nguyên Interner.
Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22: Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, mọi quy định trước đây trái với bản Quy định này đều bãi bỏ.
2. Các đối tượng quy định tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện đúng theo các điều khoản của Quy định này.
3. Trung tâm Interner Việt Nam chịu trách nhiệm:
3.1. Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Interner thực hiện đúng theo bản Quy định này.
3.2. Ban hành các biểu mẫu liên quan tới việc quản lý và sử dụng tài nguyên Interner.
3.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Bộ Bưu chính, Viễn thông để xem xét, bổ sung, sửa đổi.
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-BBCVT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ bưu chính, viễn thông ban hành
- 2Quyết định 06/2006/QĐ-BBCVT về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 3Quyết định 77/2003/QĐ-BBCVT về việc quản lý máy chủ tên miền quốc gia .VN và tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 4Quyết định 501/QĐ-BTTTT năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 933/QĐ-BTTTT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 6Thông tư 19/2014/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Quyết định 1908/QĐ-BTTTT năm 2014 ngưng hiệu lực thi hành đối với Thông tư 19/2014/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-BBCVT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ bưu chính, viễn thông ban hành
- 2Quyết định 06/2006/QĐ-BBCVT về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
- 3Quyết định 501/QĐ-BTTTT năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 933/QĐ-BTTTT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 1Nghị định 55/2001/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
- 2Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- 3Nghị định 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông
- 4Quyết định 77/2003/QĐ-BBCVT về việc quản lý máy chủ tên miền quốc gia .VN và tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 5Thông tư 19/2014/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1908/QĐ-BTTTT năm 2014 ngưng hiệu lực thi hành đối với Thông tư 19/2014/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 92/2003/QĐ-BBCVT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông ban hành
- Số hiệu: 92/2003/QĐ-BBCVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2003
- Nơi ban hành: Bộ Bưu chính, Viễn thông
- Người ký: Đỗ Trung Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 56 đến số 57
- Ngày hiệu lực: 02/07/2003
- Ngày hết hiệu lực: 05/09/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực