Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 890/1999/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 1999 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải ;
Căn cứ theo điều 14 của Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá được công bố theo lệnh số 49-LTC/HĐNN ngày 2-1-1991 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8-12-1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá ;
Xét đề nghị của các ông Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế -Vận tải .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Tiêu chuẩn Ngành :
'' Ô tô khách liên tỉnh - Yêu cầu chung''
Số đăng ký : 22 TCN 256 - 99 .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Điểm 2.7 Mục 2 Phần 1 và điểm 3.3 Mục 3 Phần 2 của Tiêu chuẩn này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 .
Điều 3. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra thực hiện Quyết định này .
Điều 4. Các Ông Chánh văn phòng Bộ , Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải , Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam , Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này .
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | SỐ TIÊU CHUẨN |
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế, cải tạo, sản xuất, lắp ráp, thực hiện nghiệm thu chất lượng kỹ thuật, kiểm định an toàn và khai thác sử dụng đối với ô tô khách liên tỉnh.
2.1- Ô tô khách liên tỉnh là
- Ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) được phép kinh doanh vận chuyển hành khách liên tỉnh.
2.2- Ô tô khách liên tỉnh phải thực hiện các quy định bắt buộc áp dụng của Tiêu chuẩn Việt Nam về ô tô khách, Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới bộ số 22 - TCN 224 - 95 (ban hành kèm theo Quyết định số 3321/KH-KT ngày 24/06/95 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) và quy định trong tiêu chuẩn này.
2.3- Ô tô khách liên tỉnh phải đủ ghế ngồi, không được phép bố trí diện tích để chở hành khách đứng, các ghế hành khách phải hướng theo chiều xe chạy.
2.4- Khối lượng hành lý mang theo của hành khách được tính bằng 20kg/người.
2.5- Ô tô khách liên tỉnh phải trang bị bình cứu hoả, dụng cụ phá cửa sự cố, túi thuốc cấp cứu.
2.6- Ô tô khách liên tỉnh được phân làm 03 hạng:
- Ô tô khách liên tỉnh hạng 1 : Là các loại ô tô khách liên tỉnh có: điều hoà nhiệt độ trung tâm, ghế ngồi hành khách điều chỉnh được độ nghiêng, radio catset, và có thể có VIDEO, có buồng vệ sinh.
- Ô tô khách liên tỉnh hạng 2: Là các loại ô tô khách liên tỉnh có điều hoà nhiệt độ trung tâm và radio catset.
- Ô tô khách liên tỉnh hạng 3 : Là các loại xe ô tô khách liên tỉnh còn lại.
2.7- Thời gian sử dụng của ô tô khách liên tỉnh:
- 15 năm đối với ô tô khách sản xuất mới. (Tính từ năm xuất xưởng ).
- 12 năm đối với ô tô cải tạo. (Tính từ năm xuất xưởng của ô tô nguyên thuỷ).
Loại ô tô | Số chỗ | Chiều dài toàn bộ (m) | Chiều cao hữu ích (từ sàn tới trần ô tô trên lối đi dọc) (mm) |
- Cỡ nhỏ | 10 - 16 | Đến 6 | Không nhỏ hơn 1200 |
| 17 - 25 | Đến 8 | Không nhỏ hơn 1600 |
- Cỡ trung | 26 - 46 | Đến 10 | Không nhỏ hơn 1700 |
- Cỡ lớn | Trên 46 | Đến 12 | Không nhỏ hơn 1700 |
2.1- Tần số dao động riêng của phần được treo không lớn hơn 90 lần/phút.
2.2- Tốc độ lớn nhất khi đầy tải không nhỏ hơn 90Km/h.
2.3- Góc vượt dốc lớn nhất không nhở hơn 20%
2.4- Chiều dài đuôi ô tô không vượt quá 60% chiều dài cơ sở (0,60L). Góc thoát trước và góc thoát sau không nhỏ hơn 120.
3.1- Giá để hành lý:
Các loại ô tô khách từ cỡ trung trở lên phải có giá để hành lý xách tay trong khoang hành khách. Giá để hành lý có thể chứa được các đồ dùng có kích thước lớn nhất: Dài x rộng x cao = 500 x 300 x 190 (mm) và chịu được tải trọng 400N/m.
3.2- Giá để hàng trên nóc ô tô:
3.2.1- Giá để hàng trên nóc ô tô phải bố trí đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc đóng mở cửa thông gió (nếu có). Giá để hàng phải có đáy và cách nóc ô tô không nhỏ hơn 30mm. Xung quanh giá để hàng phải có tay vịn hoặc cửa thông gió trên nóc lúc mở khi ô tô không tải, không được vượt quá 3,5m. Giá để hàng trên nóc ô tô phải chịu được tải trọng 400N/m.
3.2.2- Thang trên nóc ô tô:
- Nếu lắp cố định phải bố trí phía sau ô tô.
- Nếu là thang rời phải bố trí ở thành bên phải
3.3-Khoang để hàng :
khoang để chở hàng hoá (ngoài hành lý sách tay) đối với ôtô cỡ trung trở lên được bố trí dọc hai bên sườn ôtô phía dưới sàn , có các cửa đóng mở dễ dàng kín khít chống bụi ,nước và đảm bảo an toàn khi ôtô chạy,chịu được tải trọng 400N/m
4.1-cửa hàng khách lên xuống :
4.1.1 -Chiều rộng lòng cửa không được nhỏ hơn 800mm
4.1.2-chiều cao lòng cửa (từ bậc lên xuống đến mép trên cửa ra vào khoang hành khách ):
-Đối với ôtô hành khách cỡ nhỏ có số chỗ ngồi từ 10 đến 16 không nhỏ hơn 1200mm.
- Đối với các ô tô khách có số chỗ ngồi từ 17 trở lên không nhỏ hơn 1650mm
4.2- Cửa sổ:
Các ô cửa sổ phải lắp bằng kính an toàn.
4.3- Cửa sự cố (cửa thoát hiểm):
Để đảm bảo an toàn khi có sự cố, ô tô khách liên tỉnh có từ 17 chỗ ngồi trở lên phải có những cửa sự cố.
- Số lượng tối thiểu của cửa sự cố:
Đối với ô tô khách liên tỉnh có số chỗ ngồi từ 17 đến 35 là 2 cửa; có số chỗ ngồi trên 35 là 3 cửa.
- Cửa sự cố được phân làm hai loại:
Cửa sự cố đóng mở được.
Cửa sự cố phá vỡ được.
- Kính của cửa sự cố phải là kính an toàn
- Phía trong và ngoài cửa sự cố không được có vật chướng ngại
- Cửa sự cố đóng mở được phải đảm bảo đóng mở dễ dàng từ hai phía
- Cửa sự cố phá vỡ được phải đặt dụng cụ phá vỡ gần cửa sự cố phá vỡ.
- Kích thước tối thiểu của cửa sự cố
Đối với cửa sự cố đóng mở được:
Chiều cao 1250 mm
Chiều rộng 550 mm
Đối với cửa sự cố phá vỡ được có diện tích không nhỏ hơn 0,4m2
- Trong ô tô cần chỉ rõ vị trí các cửa sự cố bằng biển chỉ dẫn hoặc bằng đèn tín hiệu mầu xanh.
4.4- Ghế hành khách:
4.4.1- Ghế hành khách phải có kích thước:
- Chiều rộng đối với chỗ ngồi không nhỏ hơn 400mm
- Chiều sâu không nhỏ hơn 400mm
- Chiều cao sàn ô tô tới mặt đệm ngồi không lớn hơn 400mm
- Chiều cao đệm tựa tính từ mặt đệm ngồi không nhỏ hơn 580mm
4.4.2- Đệm ngồi, đệm tựa và gối đầu phải làm bằng vật liệu mềm hoặc đàn hồi, có chiều dày không nhỏ hơn 70mm
Đệm tựa điều chỉnh được độ nghiêng phải đảm bảo thay đổi được độ nghiêng từ 90 đến 115 độ và cố định chắc chắn ở từng vị trí.
4.4.3 Ghế ngoìi được lắp cố định và liên kết chặt với sàn ô tô.
4.4.4- Bước ghế (khoảng cách giữa hai dãy ghế liền kề) không nhỏ hơn 700mm
4.4.5- Phải có dây đai bảo hiểm cho lái xe.
Đối với ô tô khách cỡ nhỏ khuyến khích dùng dây đai bảo hiểm cho hành khách.
4.5 Lối đi dọc:
Chiều rộng lối đi dọc đối với ô tô khách liên tỉnh cỡ trung trở lên không nhỏ hơn 300mm
Trên lối đi dọc không được lắp đặt các ghế ngồi kiểu lật.
4.6- Bậc lên xuống:
- Chiều cao từ mặt đường đến bậc lên xuống thứ nhất không lớn hơn 500mm
4.7 Hệ thống thông gió trong ô tô:
4.7.1- Ô tô khách liên Tỉnh không có hệ thống điều hoà nhiệt độ phải có cửa thông gió trên nóc hoặc hai bên sườn ô tô với số lượng không ít hơn 01 đối với ô tô cỡ nhỏ, không ít hơn 02 đối với ô tô cỡ trung và cỡ lớn.
Tổng diện tích thông gió tự nhiên không nhỏ hơn 0,2m2 đối với ô tô loại nhỏ, 0,3m2 đối với ô tô loại trung và 0,4m2 đối với ô tô loại lớn.
4.7.2- Ô tô có trang bị điều hoà nhiệt độ phải đảm bảo nhiệt độ trong khoang hành khách từ 20 đến 250C (thì không bắt buộc thực hiện quy định ở điểm 4.7.1).
4.8 Hệ thống chiếu sáng trong khoang hành khách :
Đảm bảo chiếu sáng toàn bộ chỗ ngồi, cửa lên xuống. Cường độ ánh sáng tại những vị trí trên do Nhà sản xuất quy định, nhưng độ chiếu sáng tối thiểu tại mỗi vị trí ghế ngồi không được nhỏ hơn 70 lux.
4.9- Các yêu cầu khác:
4.9.1- Khoang hành khách ô tô phải đảm bảo sạch sẽ, không có mùi hôi.
4.9.2- Sàn ô tô phải kín khít, chống được bụi và khí xả tràn vào. Bề mặt sàn được phủ bằng vật liệu mềm (nỉ, chất dẻo... ) đảm bảo có hệ số ma sát cao.
4.9.3- Màn hình VIDEO trên ô tô (nếu có ) phải đặt ở các vị trí để tất cả hành khách đều xem được.
4.9.4- Buồng vệ sinh ô tô khách phải đảm bảo sạch, không làm ô nhiễm khoang hành khách và môi trường bên ngoài.
- 1Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
- 3Nghị định 86-CP quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá
- 4Tiêu chuẩn ngành 22TCN 256:1999 về ô tô khách liên tỉnh - yêu cầu chung do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 890/1999/QĐ-BGTVT ban hành tiêu chuẩn ngành về Ô tô khách liên tỉnh 22 TCN 256 - 99 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 890/1999/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/1999
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lã Ngọc Khuê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra