Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 889/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI CÁC TRẠM Y TẾ PHƯỜNG, TRUNG TÂM Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN QUẬN TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ SAU KHI SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ VÀ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 4764/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 393/TTr-SYT ngày 19 tháng 01 năm 2021 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 348/TTr-SNV ngày 28 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tổ chức lại các Trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB : CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- Sở Y tế (02 bản);
- VPUB: Các PCVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu: VT, (VX/Đn).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Anh Đức

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC LẠI CÁC TRẠM Y TẾ PHƯỜNG, TRUNG TÂM Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN QUẬN TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ SAU KHI SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ VÀ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tại Điều 1, Điều 2 quy định phương án sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập toàn bộ 49,79 km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của Quận 2; toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên, 310.170 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211.56 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người.

1.2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Thủ Đức

1.2.1. Nhập toàn bộ 1,74 km2 diện tích tự nhiên, 124 người của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm. Sau khi nhập, phường Thủ Thiêm có 3,25 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 428 người.

1.2.2. Thành lập phường An Khánh trên cơ sở nhập toàn bộ 2,03 km2 diện tích tự nhiên, 4.333 người của phường Bình Khánh vào toàn bộ 1,89 km2 diện tích tự nhiên, 18.821 người phường Bình An. Sau khi thành lập, phường An Khánh có 3,92 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 23.154 người.

1.3. Sau khi thành lập thành phố Thủ Đức và sắp xếp các ĐVHC cấp xã, thành phố Thủ Đức có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

2. Sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Quận 3 như sau:

2.1.1. Thành lập phường Võ Thị Sáu trên cơ sở nhập toàn bộ 0,88 km2 diện tích tự nhiên, 7.263 người của Phường 6; toàn bộ 0,92 km2 diện tích tự nhiên, 12.595 người của Phường 7 và toàn bộ 0,40 km2 diện tích tự nhiên, 16.877 người của Phường 8. Sau khi thành lập, phường Võ Thị Sáu có 2,20 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 36.735 người.

2.1.2. Sau khi sắp xếp, Quận 3 có 12 phường.

2.2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Quận 4 như sau:

2.2.1. Nhập toàn bộ 0,16 km2 diện tích tự nhiên, 5.114 người của Phường 5 vào Phường 2. Sau khi nhập, Phường 2 có 0,36 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.039 người.

2.2.2. Nhập toàn bộ 0,42 km2 diện tích tự nhiên, 7.328 người của Phường 12 vào Phường 13. Sau khi nhập, Phường 13 có 0,85 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.530 người.

2.2.3. Sau khi sắp xếp, Quận 4 có 13 phường.

2.3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Quận 5 như sau:

2.3.1. Nhập toàn bộ 0,19 km2 diện tích tự nhiên, 10.943 người của Phường 15 vào Phường 12. Sau khi nhập, Phường 12 có 0,57 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.312 người.

2.3.2. Sau khi sắp xếp, Quận 5 có 14 phường.

2.4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Quận 10 như sau:

2.4.1. Nhập toàn bộ 0,10 km2 diện tích tự nhiên, 6.075 người của Phường 3 vào Phường 2. Sau khi nhập, Phường 2 có 0,30 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 24.866 người.

2.4.2. Sau khi sắp xếp, Quận 10 có 14 phường.

2.5. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Phú Nhuận như sau:

2.5.1. Nhập toàn bộ 0,16 km2 diện tích tự nhiên, 6.859 người của Phường 12 vào Phường 11. Sau khi nhập, Phường 11 có 0,39 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.522 người.

2.5.2. Nhập toàn bộ 0,15 km2 diện tích tự nhiên, 7.172 người của Phường 14 vào Phường 13. Sau khi nhập, Phường 13 có 0,29 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.609 người.

2.5.3. Sau khi sắp xếp, quận Phú Nhuận có 13 phường.

Theo Quyết định số 4764/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 5081/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2020, quy định tiến độ thời gian thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tài sản, biên chế công chức, viên chức và người lao động các đơn vị trực thuộc cho phù hợp với đơn vị hành chính mới trước ngày 25 tháng 01 năm 2021; việc thay đổi bảng tên, biển hiệu của các đơn vị sau khi thực hiện việc sắp xếp trước ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo nêu trên, Sở Y tế đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng, hoàn thiện Đề án “Tổ chức lại các Trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức” trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành là cấp thiết nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tiếp tục đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế từ Thành phố đến tận phường xã, phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực cho công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

2. Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021;

5. Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

6. Quyết định số 4764/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;

7. Công văn số 5081/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thương vụ Quốc hội;

8. Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 2 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 2 thành Trung tâm Y tế Quận 2 trực thuộc Sở Y tế;

9. Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Bệnh viện Quận 2 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 2 thành Bệnh viện Quận 2 trực thuộc Sở Y tế;

10. Quyết định số 882/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 3 và Bệnh viện Quận 3 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3 thành Trung tâm Y tế Quận 3 trực thuộc Sở Y tế;

11. Quyết định số 3221/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 4 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 4 thành Trung tâm Y tế Quận 4 trực thuộc Sở Y tế;

12. Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 5 và Bệnh viện Quận 5 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 5 thành Trung tâm Y tế Quận 5 trực thuộc Sở Y tế;

13. Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 9 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9 thành Trung tâm Y tế Quận 9 trực thuộc Sở Y tế;

14. Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Bệnh viện Quận 9 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9 thành Bệnh viện Quận 9 trực thuộc Sở Y tế;

15. Quyết định số 1024/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 10 và Bệnh viện Quận 10 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 10 thành Trung tâm Y tế Quận 10 trực thuộc Sở Y tế;

16. Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận thành Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận trực thuộc Sở Y tế;

17. Quyết định số 821/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thành Trung tâm Y tế quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế;

18. Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thành Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế.

Phần II

THỰC TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THỰC HIỆN TỔ CHỨC LẠI

I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHÂN LỰC, CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP CẤP HUYỆN

A. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Bệnh viện Quận 2

1.1. Thành lập: Bệnh viện Quận 2 được tổ chức lại theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Bệnh viện Quận 2 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 2 thành Bệnh viện Quận 2 trực thuộc Sở Y tế.

1.2. Trụ sở làm việc: Số 130 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Hạng đơn vị: Bệnh viện được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng I theo Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

1.4. Quy mô: 500 giường bệnh.

1.5. Chức năng, nhiệm vụ: Bệnh viện Quận 2 thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

1.6. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- Hiện có 9 phòng chức năng; 30 khoa và 01 Phòng khám đa khoa:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức cán bộ; Hành chính quản trị; Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán; Quản lý chất lượng; Công nghệ thông tin; Vật tư, trang thiết bị y tế; Điều dưỡng; Công tác xã hội.

30 Khoa gồm: Khám bệnh; cấp cứu; Nội tổng hợp; Truyền nhiễm; Nội tim mạch - Lão học; Y, dược cổ truyền; Nhi; Ngoại tổng hợp; Gây mê hồi sức; Phụ sản; Tai Mũi Họng; Răng Hàm Mặt; Mắt; Da liễu; Huyết học truyền máu; Hóa sinh; Vi sinh, Chẩn đoán hình ảnh; Nội soi; Giải phẫu bệnh; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Dược; Dinh dưỡng tiết chế; Thận nhân tạo; Ngoại chấn thương; Hồi sức tích cực - chống độc; Tâm lý lâm sàng; Khám bệnh theo yêu cầu; Tạo hình thẩm mỹ; Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại Trạm Y tế phường Thảo Điền.

1.7. Nhân lực:

Tổng số viên chức, người lao động hiện có: 749 người (174 biên chế; 26 hợp đồng NĐ68, NĐ161; 549 hợp đồng lao động).

2. Bệnh viện Quận 9

2.1. Thành lập: Bệnh viện Quận 9 được tổ chức lại theo Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Bệnh viện Quận 9 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9 thành Bệnh viện Quận 9 trực thuộc Sở Y tế.

2.2. Trụ sở làm việc: Số 387 đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Hạng đơn vị: Bệnh viện được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng II theo Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

2.4. Quy mô: 100 giường bệnh.

2.5. Chức năng, nhiệm vụ: Bệnh viện Quận 9 thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

2.6. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- Hiện có 4 phòng chức năng và 15 khoa:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức - Hành chính quản trị; Điều dưỡng; Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán.

15 Khoa gồm: Khám bệnh; cấp cứu - Thận nhân tạo; Nội tổng hợp; Ngoại tổng hợp; Hồi sức tích cực - Chống độc; Chấn thương chỉnh hình; Sản; Phẫu thuật - Gây mê hồi sức; Nhi; Dược - Vật tư trang thiết bị y tế; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng; Xét nghiệm; Chẩn đoán hình ảnh; Liên chuyên khoa (Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm mặt).

2.7. Nhân lực:

Tổng số viên chức, người lao động hiện có: 212 người (106 biên chế; 05 hợp đồng NĐ68, NĐ161; 101 hợp đồng lao động).

3. Bệnh viện quận Thủ Đức

3.1. Thành lập: Bệnh viện quận Thủ Đức được tổ chức lại theo Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thành Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế.

3.2. Trụ sở làm việc: Số 29 Phú Châu, Khu phố 5, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3. Hạng đơn vị: Bệnh viện được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng I theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.4. Quy mô: 800 giường bệnh.

3.5. Chức năng, nhiệm vụ: Bệnh viện quận Thủ Đức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.6. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- Hiện có 10 phòng chức năng, 40 khoa và 05 phòng khám đa khoa:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức cán bộ; Hành chính quản trị; Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán; Quản lý chất lượng; Công nghệ thông tin; Vật tư, trang thiết bị y tế; Điều dưỡng; Công tác xã hội; Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.

40 Khoa gồm: Khám bệnh; Nội tổng hợp; Nhi; Nội tiết; Nội thần kinh; Da liễu; Y học cổ truyền; Cơ xương khớp; Truyền nhiễm; cấp cứu; Ung Bướu; Sản; Gây mê hồi sức; Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng; Tiết niệu-Nam khoa; Điều trị dịch vụ theo yêu cầu; Nội thận - Thận nhân tạo; Ngoại thần kinh; Mắt; Chấn thương chỉnh hình; Phẫu thuật - Tạo hình thẩm mỹ; Tai Mũi Họng; Dược; Tâm thể; Nội tim mạch - Lão học; Ngoại Lồng ngực mạch máu; Bào chế dược; Hồi sức tim mạch; Dinh dưỡng tiết chế; Huyết học truyền máu; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Tim mạch can thiệp; Răng Hàm Mặt; Chẩn đoán hình ảnh; Giải phẫu bệnh; Vi sinh; Hóa sinh; Thăm dò chức năng; Hồi sức tích cực chống độc; Ngoại tổng hợp.

05 phòng khám đa khoa trực thuộc: cơ sở Bình Chiểu; cơ sở Linh Tây; cơ sở Hiệp Bình Chánh; cơ sở Linh Xuân; cơ sở Linh Trung 1.

3.7. Nhân lực:

Tổng số viên chức, người lao động hiện có: 1.903 người (953 biên chế; 209 hợp đồng NĐ68, NĐ161; 741 hợp đồng lao động).

4. Sau khi thành lập thành phố Thủ Đức, bên cạnh 03 bệnh viện quận nêu trên thực hiện tổ chức lại, còn có 02 bệnh viện công lập tuyến Thành phố trực thuộc Sở Y tế và 01 bệnh viện đa khoa trực thuộc quân đội quản lý tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn thành phố Thủ Đức, cụ thể:

4.1. Bệnh viện Ung Bướu (cơ sở 2):

Trụ sở làm việc: Số 12 đường 400, Khu phố 3, phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hạng đơn vị: Bệnh viện được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng I theo Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Quy mô: 1.000 giường bệnh.

4.2. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức

Trụ sở làm việc: Số 64 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hạng đơn vị: Bệnh viện được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng II theo Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Quy mô: 700 giường bệnh.

4.3. Bệnh viện Quân dân Miền Đông trực thuộc Quân khu 7

Trụ sở làm việc: Số 50 đường Lê Văn Việt, phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hạng đơn vị: Bệnh viện được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng II.

Quy mô: 500 giường bệnh.

B. Cơ sở y tế dự phòng

1. Trung tâm Y tế Quận 2

1.1. Thành lập: Trung tâm Y tế Quận 2 được tổ chức lại theo Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 2 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 2 thành Trung tâm Y tế Quận 2 trực thuộc Sở Y tế.

1.2. Trụ sở làm việc: Số 06 Trịnh Khắc Lập, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Hạng đơn vị: Trung tâm Y tế được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng IV theo Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

1.4. Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Y tế Quận 2 thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

1.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- Hiện có 4 phòng chức năng, 9 khoa và 8 Trạm Y tế phường:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức - Hành chính; Kế hoạch - Nghiệp vụ; Tài chính kế toán; Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

9 Khoa gồm: Kiểm soát bệnh tật; Y tế công cộng và Dinh dưỡng; An toàn thực phẩm; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS; Liên chuyên khoa (Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt); Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế; Khám bệnh; Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

8 Trạm Y tế phường gồm: An Phú; Bình An; Bình Khánh; Bình Trung Đông; Bình Trưng Tây; Cát Lái; Thạnh Mỹ Lợi; Thảo Điền.

1.6. Nhân lực:

Tổng số viên chức hiện có: 97 người (trung tâm 52; trạm y tế 45).

2. Trung tâm Y tế Quận 9

2.1. Thành lập: Trung tâm Y tế Quận 9 được tổ chức lại theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 9 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9 thành Trung tâm Y tế Quận 9 trực thuộc Sở Y tế.

2.2. Trụ sở làm việc: Số 48A Tăng Nhơn Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Hạng đơn vị: Trung tâm Y tế được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng IV theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

2.4. Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Y tế Quận 9 thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

2.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- Hiện có 4 phòng chức năng; 9 khoa và 13 Trạm Y tế phường:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức - Hành chính; Kế hoạch - Nghiệp vụ; Tài chính kế toán; Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

9 Khoa gồm: Kiểm soát bệnh tật; Y tế công cộng và Dinh dưỡng; An toàn thực phẩm; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS; Liên chuyên khoa (Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt); Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế; Khám bệnh; Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

13 Trạm Y tế phường gồm: Long Bình; Long Thạnh Mỹ; Long Phước; Long Trường; Trường Thạnh; Phú Hữu; Phước Bình; Phước Long A; Phước Long B; Tăng Nhơn Phú A; Tăng Nhơn Phú B; Hiệp Phú; Tân Phú.

2.6. Nhân lực:

Tổng số viên chức hiện có: 147 người (trung tâm 68; trạm y tế 79).

3. Trung tâm Y tế quận Thủ Đức

3.1. Thành lập: Trung tâm Y tế quận Thủ Đức được tổ chức lại theo Quyết định số 821/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thành Trung tâm Y tế quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế.

3.2. Trụ sở làm việc: Số 02 đường Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3. Hạng đơn vị: Trung tâm Y tế được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng IV theo Quyết định số 821/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.4. Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Y tế quận Thủ Đức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 821/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- Hiện có 4 phòng chức năng; 9 khoa và 12 Trạm Y tế phường:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức - Hành chính; Kế hoạch - Nghiệp vụ; Tài chính kế toán; Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

9 Khoa gồm: Kiểm soát bệnh tật; Y tế công cộng và Dinh dưỡng; An toàn thực phẩm; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS; Liên chuyên khoa (Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt); Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế; Khám bệnh; Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

12 Trạm Y tế phường gồm: Bình Chiểu; Bình Thọ; Linh Xuân; Linh Trung; Linh Chiểu; Linh Đông; Linh Tây; Tam Bình; Tam Phú; Hiệp Bình Chánh; Hiệp Bình Phước; Trường Thọ.

3.6. Nhân lực:

Tổng số viên chức hiện có: 166 người (trung tâm 94; trạm y tế 72).

II. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP CẤP XÃ (xem thêm Phụ lục)

1. Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 2: 08 trạm; 45 viên chức.

2. Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 3: 14 trạm; 72 viên chức.

3. Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 4: 15 trạm; 67 viên chức.

4. Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 5: 15 trạm; 75 viên chức.

5. Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 10: 15 trạm; 66 viên chức

6. Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận: 15 trạm; 63 viên chức.

Phần III

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

Tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, cấp xã trực thuộc Sở Y tế theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, tinh gọn tổ chức bộ máy ngành y tế từ Thành phố đến tận phường xã, phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực cho công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC LẠI

1. Quá trình tổ chức lại tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức phải đảm bảo duy trì các hoạt động chuyên môn; đảm bảo ổn định và tổ chức triển khai hoạt động có hiệu quả ngay sau khi tổ chức lại.

2. Trong quá trình tổ chức lại phải gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động; không gây xáo trộn nhiều về tổ chức và hoạt động chuyên môn của các đơn vị và của ngành y tế.

3. Việc sắp xếp đảm bảo khẩn trương, nghiêm túc, đúng trình tự theo quy định. Thường xuyên quan tâm động viên tư tưởng và giải quyết tốt chế độ, chính sách cho cán bộ, viên chức và người lao động.

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI

A. Tổ chức lại Trung tâm Y tế Quận 2, Trung tâm Y tế Quận 9 và Trung tâm Y tế quận Thủ Đức thành Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế

1. Tên gọi: “TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC” trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Y tế Quận 2, Trung tâm Y tế Quận 9 và Trung tâm Y tế quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế.

1.1. Cơ sở vật chất của Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức sau khi nhập:

Các cơ sở làm việc hiện tại của Trung tâm Y tế Quận 2, Trung tâm Y tế Quận 9 và Trung tâm Y tế quận Thủ Đức vẫn giữ nguyên trạng để đảm bảo triển khai đầy đủ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Thủ Đức. Riêng các cơ sở đang có dự án đầu tư hoặc đã được Ủy ban nhân dân quận quy hoạch dự án dành cho y tế thì vẫn tiến hành thực hiện cho đến khi hoàn tất.

1.2. Về xếp hạng Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức sau khi nhập:

Căn cứ Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế và quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, năng lực của Trung tâm sau khi thực hiện tổ chức lại, xếp hạng II đối với Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức, thời gian giữ hạng 5 năm kể từ ngày quyết định tổ chức lại.

2. Vị trí pháp lý:

Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến Thành phố, Trung ương; chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức theo quy định của pháp luật.

Trụ sở làm việc của Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức:

- Trụ sở chính: số 48A đường Tăng Nhơn Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ sở 2: Số 06 đường Trịnh Khắc Lập, phường Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ sở 3: Số 02 Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

3.1. Chức năng:

Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

b) Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.

c) Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.

d) Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi được trưng cầu.

đ) Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật.

e) Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.

g) Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.

h) Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế phường và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công ty, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

i) Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế và các đối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

k) Thực hiện cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

l) Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

m) Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế theo quy định của pháp luật.

n) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.

o) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

p) Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

q) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức giao.

4. Cơ cấu tổ chức:

4.1. Lãnh đạo Trung tâm Y tế:

a) Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và trước pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và các công việc khác khi được phân công hoặc ủy quyền.

c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức.

d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức do Giám đốc Sở Y tế quyết định theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức thực hiện theo quy định của pháp luật.

4.2. Các phòng chuyên môn:

a) Phòng Tổ chức cán bộ;

b) Phòng Hành chính quản trị;

c) Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ;

d) Phòng Tài chính - Kế toán;

đ) Phòng Dân số và Truyền thông Giáo dục sức khỏe.

4.3. Các Khoa chuyên môn:

a) Khoa Kiểm soát bệnh tật;

b) Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng;

c) Khoa An toàn thực phẩm;

d) Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

đ) Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS;

e) Khoa Liên chuyên khoa (Lao, Tâm thần, Da liễu);

g) Khoa khám bệnh;

h) Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế;

i) Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

Trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế của đơn vị, Giám đốc Sở Y tế quyết định theo thẩm quyền việc thành lập, chia tách, lồng ghép các Khoa, Phòng chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức; quy định nhiệm vụ cụ thể của các Khoa, Phòng chuyên môn theo hướng dẫn tại Đề án này và các khoa, phòng khác (nếu có) bảo đảm triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tế và theo quy định pháp luật.

4.4. Các đơn vị trực thuộc

4.4.1. Sắp xếp các Trạm Y tế phường trực thuộc Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức như sau:

a) Thành lập Trạm Y tế phường An Khánh trên cơ sở sáp nhập Trạm Y tế phường Bình An; Trạm Y tế phường Bình Khánh thuộc Trung tâm Y tế Quận 2

Chuyển nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trạm Y tế phường Bình An và Trạm Y tế phường Bình Khánh về Trạm Y tế phường An Khánh (mới) để đảm bảo triển khai đầy đủ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn phường.

b) Thành lập Trạm Y tế phường Thủ Thiêm trên cơ sở sáp nhập Trạm Y tế phường An Khánh (cũ) và Trạm Y tế phường Thủ Thiêm thuộc Trung tâm Y tế Quận 2.

Về trụ sở làm việc của Trạm Y tế phường Thủ Thiêm sau khi nhập (trước đây trụ sở làm việc của Trạm Y tế phường An Khánh (cũ) và Trạm Y tế phường Thủ Thiêm chưa có): Giao Giám đốc Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức làm việc với chính quyền địa phương để lựa chọn, bố trí nhà hoặc đất xây dựng Trạm Y tế phường cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của đơn vị hành chính đảm bảo nguyên tắc thuận lợi cho triển khai các hoạt động tại trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình; đảm bảo cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn.

c) Ngoài 02 Trạm Y tế phường nêu trên, Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức còn có 32 Trạm Y tế phường gồm: An Lợi Đông; An Phú; Bình Thọ; Bình Chiểu; Bình Trưng Đông; Bình Trưng Tây; Cát Lái; Hiệp Phú; Hiệp Bình Chánh; Hiệp Bình Phước; Linh Chiểu; Linh Đông; Linh Tây; Linh Trung; Linh Xuân; Long Bình; Long Phước; Long Thạnh Mỹ; Long Trường; Phú Hữu; Phước Bình; Phước Long A; Phước Long B; Tam Bình; Tam Phú; Tăng Nhơn Phú A; Tăng Nhơn Phú B; Tân Phú; Thảo Điền; Thạnh Mỹ Lợi; Trường Thạnh; Trường Thọ.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoạt động và nhân lực của các Trạm Y tế phường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.

4.4.2. Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà Hộ sinh (nếu có): Trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tế của đơn vị, Giám đốc Sở Y tế quyết định theo thẩm quyền việc thành lập phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh.

5. Nhân sự:

5.1. Số lượng người làm việc của Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức được xác định trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các tổ chức theo quy định tại Khoản 4 Mục A Đề án này và nằm trong tổng biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố giao cho Sở Y tế.

5.2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức xây dựng kế hoạch điều chỉnh số lượng người làm việc theo khối lượng công việc, báo cáo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trước mắt, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ số lượng viên chức hiện có của 03 Trung tâm Y tế được tổ chức lại và có thể vượt quá số lượng quy định. Tuy nhiên, trong thời gian 3 năm kể từ khi có quyết định tổ chức lại, Giám đốc Trung tâm Y tế có trách nhiệm sắp xếp, bố trí lại đảm bảo số lượng đúng quy định và cơ cấu chức danh phù hợp. Khi có người nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác hoặc nghỉ việc vì các lý do khác thì không được tuyển dụng bổ sung khi đang vượt quá số lượng quy định.

6. Nguồn tài chính: theo quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế.

B. Tổ chức lại Bệnh viện Quận 2, Bệnh viện Quận 9 và Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế

1. Tổ chức lại Bệnh viện Quận 2 thành Bệnh viện Lê Văn Thịnh trực thuộc Sở Y tế

1.1. Trụ sở làm việc: Số 130 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Hạng đơn vị: Bệnh viện Lê Văn Thịnh được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng I theo Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

1.3. Quy mô: 500 giường bệnh.

1.4. Chức năng, nhiệm vụ: Bệnh viện Lê Văn Thịnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Bệnh viện Quận 2 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 2 thành Bệnh viện Quận 2 trực thuộc Sở Y tế.

1.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

- 9 phòng chức năng; 30 khoa và 01 Phòng khám đa khoa:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức cán bộ; Hành chính quản trị; Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán; Quản lý chất lượng; Công nghệ thông tin; Vật tư, trang thiết bị y tế; Điều dưỡng; Công tác xã hội.

30 Khoa gồm: Khám bệnh; Cấp cứu; Nội tổng hợp; Truyền nhiễm; Nội tim mạch - Lão học; Y, dược cổ truyền; Nhi; Ngoại tổng hợp; Gây mê hồi sức; Phụ sản; Tai Mũi Họng; Răng Hàm Mặt; Mắt; Da liễu; Huyết học truyền máu; Hóa sinh; Vi sinh, Chẩn đoán hình ảnh; Nội soi; Giải phẫu bệnh; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Dược; Dinh dưỡng tiết chế; Thận nhân tạo; Ngoại chấn thương; Hồi sức tích cực - chống độc; Tâm lý lâm sàng; Khám bệnh theo yêu cầu; Tạo hình thẩm mỹ; Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại Trạm Y tế phường Thảo Điền.

1.6. Nhân lực:

Tổng số viên chức, người lao động hiện có: 749 người (174 biên chế; 26 hợp đồng NĐ68, NĐ161; 549 hợp đồng lao động).

2. Tổ chức lại Bệnh viện Quận 9 thành Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt trực thuộc Sở Y tế

2.1. Trụ sở làm việc: Số 387 đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Hạng đơn vị: Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng II theo Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

2.3. Quy mô: 100 giường bệnh.

2.4. Chức năng, nhiệm vụ: Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Bệnh viện Quận 9 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 9 thành Bệnh viện Quận 9 trực thuộc Sở Y tế.

2.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

- 4 phòng chức năng và 15 khoa:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức - Hành chính quản trị; Điều dưỡng; Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán.

15 Khoa gồm: Khám bệnh; Cấp cứu - Thận nhân tạo; Nội tổng hợp; Ngoại tổng hợp; Hồi sức tích cực - Chống độc; Chấn thương chỉnh hình; Sản; Phẫu thuật - Gây mê hồi sức; Nhi; Dược - Vật tư trang thiết bị y tế; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng; Xét nghiệm; Chẩn đoán hình ảnh; Liên chuyên khoa (Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm mặt).

2.6. Nhân lực:

Tổng số viên chức, người lao động hiện có: 212 người (106 biên chế; 05 hợp đồng NĐ68, NĐ161; 101 hợp đồng lao động).

3. Tổ chức lại Bệnh viện quận Thủ Đức thành Bệnh viện thành phố Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế

3.1. Trụ sở làm việc: Số 29 Phú Châu, Khu phố 5, phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Hạng đơn vị: Bệnh viện thành phố Thủ Đức được xếp hạng đơn vị sự nghiệp y tế hạng I theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.3. Quy mô: 800 giường bệnh.

3.4. Chức năng, nhiệm vụ: Bệnh viện thành phố Thủ Đức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 17/3/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức lại Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức thành Bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế.

3.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:

- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

- 10 phòng chức năng, 40 khoa và 05 phòng khám đa khoa:

Phòng chức năng gồm: Tổ chức cán bộ; Hành chính quản trị; Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán; Quản lý chất lượng; Công nghệ thông tin; Vật tư, trang thiết bị y tế; Điều dưỡng; Công tác xã hội; Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.

40 Khoa gồm: Khám bệnh; Nội tổng hợp; Nhi; Nội tiết; Nội thần kinh; Da liễu; Y học cổ truyền; Cơ xương khớp; Truyền nhiễm; Cấp cứu; Ung Bướu; Sản; Gây mê hồi sức; Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng; Tiết niệu-Nam khoa; Điều trị dịch vụ theo yêu cầu; Nội thận - Thận nhân tạo; Ngoại thần kinh; Mặt; Chấn thương chỉnh hình; Phẫu thuật - Tạo hình thẩm mỹ; Tai Mũi Họng; Dược; Tâm thể; Nội tim mạch - Lão học; Ngoại Lồng ngực mạch máu; Bào chế dược; Hồi sức tim mạch; Dinh dưỡng tiết chế; Huyết học truyền máu; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Tim mạch can thiệp; Răng Hàm Mặt; Chẩn đoán hình ảnh; Giải phẫu bệnh; Vi sinh; Hóa sinh; Thăm dò chức năng; Hồi sức tích cực chống độc; Ngoại tổng hợp.

05 phòng khám đa khoa trực thuộc: cơ sở Bình Chiểu; cơ sở Linh Tây; cơ sở Hiệp Bình Chánh; cơ sở Linh Xuân; cơ sở Linh Trung 1.

3.6. Nhân lực:

Tổng số viên chức, người lao động hiện có: 1.903 người (953 biên chế; 209 hợp đồng NĐ68, NĐ161; 741 hợp đồng lao động).

C. Tổ chức lại các Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 3, Trung tâm Y tế Quận 4, Trung tâm Y tế Quận 5, Trung tâm Y tế Quận 10 và Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận

1. Nguyên tắc tổ chức lại các Trạm Y tế phường

1.1. Chuyển nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của các Trạm Y tế phường sau khi tổ chức lại để đảm bảo triển khai đầy đủ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

1.2. Sau khi tổ chức lại, số lượng Phó trưởng trạm y tế có thể vượt quá số lượng quy định, nhưng khi có người nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác hoặc không tiếp tục giữ chức vụ vì lý do khác, thì không được bổ sung. Giám đốc Trung tâm Y tế có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng Phó trưởng trạm theo quy định trong thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày có quyết định tổ chức lại các Trạm Y tế phường.

1.3. Số lượng người làm việc của các Trạm Y tế phường được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Trạm Y tế phường và phù hợp với định mức quy định tại Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, tối thiểu 5 người và tối đa không quá 10 người.

2. Sắp xếp các Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 3 như sau:

2.1. Thành lập Trạm Y tế phường Võ Thị Sáu trên cơ sở nhập Trạm Y tế phường 6, Trạm Y tế phường 7 và Trạm Y tế phường 8 thuộc Trung tâm Y tế Quận 3 trực thuộc Sở Y tế.

2.2. Ngoài trạm y tế phường nêu trên, Trung tâm Y tế Quận 3 còn có 11 Trạm Y tế phường, gồm: 1; 2; 3; 4; 5; 9; 10; 11; 12; 13; 14.

3. Sắp xếp các Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 4 như sau:

3.1. Sáp nhập toàn bộ Trạm Y tế phường 5 vào Trạm Y tế phường 2 thuộc Trung tâm Y tế Quận 4 trực thuộc Sở Y tế.

3.2. Sáp nhập toàn bộ Trạm Y tế phường 12 vào Trạm Y tế phường 13 thuộc Trung tâm Y tế Quận 4 trực thuộc Sở Y tế.

3.3. Ngoài 02 trạm y tế phường nêu trên, Trung tâm Y tế Quận 4 còn có 11 Trạm Y tế phường: 1; 3; 4; 6; 8; 9; 10; 14; 15; 16; 18.

4. Sắp xếp các Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 5 như sau:

4.1. Sáp nhập toàn bộ Trạm Y tế phường 15 vào Trạm Y tế phường 12 thuộc Trung tâm Y tế Quận 5 trực thuộc Sở Y tế.

4.2. Ngoài trạm y tế phường nêu trên, Trung tâm Y tế Quận 5 còn có 13 Trạm Y tế phường, gồm: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14.

5. Sắp xếp các Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế Quận 10 như sau:

5.1. Sáp nhập toàn bộ Trạm Y tế phường 3 vào Trạm Y tế phường 2 thuộc Trung tâm Y tế Quận 10 trực thuộc Sở Y tế.

5.2. Ngoài trạm y tế phường nêu trên, Trung tâm Y tế Quận 10 còn có 13 Trạm Y tế phường, gồm: 1; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15.

6. Sắp xếp các Trạm Y tế phường thuộc Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận như sau:

6.1. Sáp nhập toàn bộ Trạm Y tế phường 12 vào Trạm Y tế phường 11 thuộc Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận trực thuộc Sở Y tế.

6.2. Sáp nhập toàn bộ Trạm Y tế phường 14 vào Trạm Y tế phường 13 thuộc Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận trực thuộc Sở Y tế.

6.3. Ngoài 02 trạm y tế phường nêu trên, Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận còn có 11 Trạm Y tế phường: 1; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 9; 10; 15; 17.

D. Số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, cấp xã của ngành Y tế Thành phố sau khi thực hiện sắp xếp

1. Số lượng Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận, huyện; Trạm Y tế phường, xã, thị trấn trước khi thực hiện sắp xếp:

- 24 Trung tâm Y tế quận, huyện; 19 Bệnh viện quận, huyện.

- 322 Trạm Y tế phường, xã, thị trấn.

2. Số lượng Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận, huyện; Trạm Y tế phường, xã, thị trấn sau khi thực hiện sắp xếp:

- 16 Trung tâm Y tế quận; 01 Trung tâm Y tế Thành phố và 05 Trung tâm Y tế huyện (giảm 02 đơn vị).

- 13 bệnh viện quận; 03 bệnh viện thành phố và 03 bệnh viện huyện.

- 312 Trạm Y tế phường, xã, thị trấn (giảm 10 đơn vị).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Y tế

- Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án, có trách nhiệm chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các sở, ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định tổ chức lại các trạm y tế phường, trung tâm y tế và bệnh viện trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức.

- Giải quyết các nội dung cụ thể trong quá trình thực hiện Đề án; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế và Bệnh viện sau khi thực hiện sắp xếp; sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ; thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo quy định hiện hành về phân cấp công tác tổ chức cán bộ.

2. Trách nhiệm của các Sở - Ngành liên quan

Phối hợp với Sở Y tế, triển khai và chỉ đạo cho các đơn vị, phòng, ban chức năng thuộc thẩm quyền quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.

3. Trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm Y tế quận, Bệnh viện quận thực hiện tổ chức lại

Quán triệt trong cấp ủy, công đoàn và toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị, đảm bảo duy trì công việc chuyên môn, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.

4. Trách nhiệm của các Giám đốc: Bệnh viện thành phố Thủ Đức; Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức; Bệnh viện Đa khoa Lê Văn Việt; Bệnh viện Lê Văn Thịnh

- Triển khai các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc Sở Y tế về những vấn đề mới phát sinh để triển khai hoạt động.

- Giám đốc các đơn vị cần chủ động phối hợp cùng với các thành viên trong Ban Giám đốc phân công viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn và nhiệm vụ của từng khoa, phòng, triển khai chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các khoa, phòng và các hoạt động theo quy định hiện hành.

- Xây dựng và tham mưu trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Trong quá trình thực hiện, khi xét thấy cần thiết, Giám đốc Sở Y tế phối hợp với các Sở - Ngành liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đề án cho phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn của Thành phố./.

 

PHỤ LỤC

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ THỰC HIỆN TỔ CHỨC LẠI
(kèm theo Quyết định số 889/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Trạm Y tế

Nhân sự

Trụ sở làm việc

1. TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 2

01

Phường An Phú

06

Số 168A Nguyễn Hoàng, phường An Phú, Quận 2

02

Phường Bình An

05

Số 616C đường 30, phường Bình An, Quận 2

03

Phường Bình Khánh

05

Số 311D đường số 4, phường Bình Khánh, Quận 2

04

Phường Bình Trưng Đông

06

Số 540 đường Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, Quận 2

05

Phường Bình Trưng Tây

06

Số 72 đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2

06

Phường Cát Lái

05

Số 705/2 đường Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, Quận 2

07

Phường Thạnh Mỹ Lợi

06

Số 564 đường Trương Gia Mô, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2

08

Phường Thảo Điền

06

Số 89 Thảo Điền, phường Thảo Điền, Quận 2.

 

Tổng cộng:

45

 

2. TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 3

01

Phường 1

6

Số 175/4-6 đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3

02

Phường 2

6

Số 64 Lý Thái Tổ, Phường 2, Quận 3

03

Phường 3

5

Số 117/1 Bàn Cờ, Phường 3, Quận 3

04

Phường 4

5

Số 424 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3

05

Phường 5

7

Số 420 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3

06

Phường 6

5

Số 40 CMT8, Phường 6, Quận 3

07

Phường 7

5

Số 279 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3

08

Phường 8

5

Số 6 đường Nguyễn Văn Mai, Phường 8, Quận 3

09

Phường 9

4

Số 14/40 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3

10

Phường 10

4

Số 368 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3

11

Phường 11

5

Số 398B đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3

12

Phường 12

5

Số 407/12 đường Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3

13

Phường 13

5

Số 231 đường Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3

14

Phường 14

5

Số 450 đường Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3

 

Tổng cộng:

72

 

3. TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 4

01

Phường 1

4

Số 01 Nguyễn Khoái, phường 1, Quận 4

02

Phường 2

4

Số 01 đường Nguyễn Khoái, phường 2, Quận 4

03

Phường 3

4

Số 209/10c đường Tôn Thất Thuyết, phường 3, Quận 4

04

Phường 4

5

Số 183C/3B đường Tôn Thất Thuyết, phường 4, Quận 4

05

Phường 5

4

Số 226 Bến Vân Đồn, phường 5, Quận 4

06

Phường 6

4

Số 178 đường Bến Vân Đồn, phường 6, Quận 4

07

Phường 8

4

Số V18 Cư xá Vĩnh Hội, phường 8, Q4

08

Phường 9

5

Số 51 Vĩnh Khánh, phường 9, Quận 4

09

Phường 10

5

Số 122/30A Tôn Đản, phường 10, Quận 4

10

Phường 12

4

Số 24 Lê Văn Linh, phường 12, Quận 4

11

Phường 13

4

Số 123 Nguyễn Tất Thành, phường 13, Quận 4

12

Phường 14

5

Số 55 đường Tôn Đản, phường 14, Quận 4

13

Phường 15

4

Số 92B/20 đường Tôn Thất Thuyết, phường 15, Quận 4

14

Phường 16

7

Số 89 Bis Tôn Thất Thuyết, phường 16, Quận 4

15

Phường 18

4

Số 448/4 Nguyễn Tất Thành, phường 18, Quận 4

 

Tổng cộng:

67

 

4. TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 5

01

Phường 1

6

Số 76 Nguyễn Biểu, phường 1, Quận 5

02

Phường 2

6

Số 458 Trần Hưng Đạo, phường 2, Quận 5

03

Phường 3

5

Số 140 Lê Hồng Phong, phường 3, Quận 5

04

Phường 4

4

Số 53A Trần Phú, phường 4, Quận 5

05

Phường 5

6

Số 55 Bùi Hữu Nghĩa, phường 5, Quận 5

06

Phường 6

6

Số 50 Nguyễn Văn Đừng, phường 6, Q5

07

Phường 7

4

Số 123 Bùi Hữu Nghĩa, phường 7, Quận 5

08

Phường 8

6

Số 282 đường Trần Phú, phường 8, Quận 5

09

Phường 9

5

Số 100B Hùng Vương, phường 9, Quận 5

10

Phường 10

4

Số 225B Trần Hưng Đạo, phường 10, Quận 5

11

Phường 11

4

Số 101 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 11, Q5

12

Phường 12

4

Số 227 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5

13

Phường 13

5

Số 227 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 13, Q5

14

Phường 14

5

Số 525 Trần Hưng Đạo, phường 14, Q5

15

Phường 15

5

Số 262 Hồng Bàng, phường 15, Quận 5

 

Tổng cộng:

75

(47 viên chức và 28 Hợp đồng lao động)

5. TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 10

01

Phường 1

5

Số 498/43 đường Lê Hồng Phong, phường 1, Quận 10

02

Phường 2

4

Số 44 đường Hùng Vương, phường 2, Quận 10

03

Phường 3

3

Số 277 đường Ngô Gia Tự, phường 3, Quận 10

04

Phường 4

5

Số 262 đường Nguyễn Tri Phương, phường 4, Quận 10

05

Phường 5

3

Số 32 Ngô Quyền, phường 5, Quận 10

06

Phường 6

5

Số 400 Nguyễn Chí Thanh, phường 6, Quận 10

07

Phường 7

4

Số 91 Cư xá Lý Thường Kiệt, phường 7, Quận 10

08

Phường 8

4

Số 384 đường Bà Hạt, phường 8, Quận 10

09

Phường 9

5

Số 445 Lý Thái Tổ, phường 9, Quận 10

10

Phường 10

6

Số 456 Lý Thái Tổ, phường 10, Quận 10

11

Phường 11

5

Số 192 đường Cao Thắng, phường 11, Quận 10

12

Phường 12

4

Số 85 Hòa Hưng, phường 12, Quận 10

13

Phường 13

4

Số 463 A2 Cách Mạng Tháng 8, phường 13, Quận 10

14

Phường 14

5

Số 7A/5/4 đường Thành Thái, phường 14, Quận 10

15

Phường 15

4

Số 64 đường Tô Hiến Thành, phường 15, Quận 10

 

Tổng cộng:

66

 

6. TRẠM Y TẾ PHƯỜNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN PHÚ NHUẬN

01

Phường 1

4

Số 330/23 Phan Đình Phùng, Phường 01, Phú Nhuận.

02

Phường 2

4

Số 162 đường Phan Đình Phùng, Phường 02, Phú Nhuận.

03

Phường 3

4

Số 387 đường Phan Xích Long, Phường 03, Phú Nhuận.

04

Phường 4

4

Số 166 đường Thích Quảng Đức, Phường 04, Phú Nhuận

05

Phường 5

6

Số 80A Thích Quảng Đức, Phường 05, Phú Nhuận.

06

Phường 7

4

Số 103 đường Phan Đăng Lưu, Phường 07, Phú Nhuận.

07

Phường 8

4

Số 223 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 08, Phú Nhuận.

08

Phường 9

5

Số 475 đường Nguyễn Kiệm, Phường 09, Phú Nhuận.

09

Phường 10

4

Số 143 đường Trần Hữu Trang, Phường 10, Phú Nhuận.

10

Phường 11

4

Số 43/12 đường Trần Hữu Trang, Phường 11, Phú Nhuận.

11

Phường 12

3

Số 225 đường Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Phú Nhuận.

12

Phường 13

4

Số 489A/2 đường Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, PN

13

Phường 14

4

Số 138 đường Đặng Văn Ngữ, Phường 14, Phú Nhuận.

14

Phường 15

5

Số 01 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, Phú Nhuận.

15

Phường 17

4

Số 85 Cư xá Nguyễn Văn Trỗi, Phường 17, Phú Nhuận.

 

Tổng cộng:

63

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 889/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tổ chức lại các Trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

  • Số hiệu: 889/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/03/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Dương Anh Đức
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 33 đến số 34
  • Ngày hiệu lực: 15/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản