Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/TTLT-BYT-BNV | Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ SỰ NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6128/VPCP-VX ngày 25 tháng 10 năm 2006, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Thông tư này hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước thuộc các Bộ, ngành và địa phương, bao gồm: Các cơ sở khám, chữa bệnh (Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh, Trung tâm y tế có giường bệnh); các cơ sở y tế dự phòng và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
b) Định mức biên chế trong Thông tư không áp dụng đối với:
Các cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang, các Viện, Trung tâm Y tế dự phòng trực thuộc các Bộ, Ngành.
Các cơ sở y tế làm nhiệm vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và y tế thôn, bản.
c) Định mức biên chế không bao gồm các chức danh lao động hợp đồng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.
2. Căn cứ xây dựng định mức biên chế
a) Đối với các cơ sở y tế có chức năng khám, chữa bệnh
Căn cứ vào: Số lượng giường bệnh kế hoạch và công suất sử dụng giường bệnh trung bình của 3 năm gần nhất; loại hình của cơ sở khám, chữa bệnh; hạng các cơ sở khám, chữa bệnh; tuyến kỹ thuật và khả năng tài chính.
b) Đối với các cơ sở y tế dự phòng
Căn cứ vào: Dân số, đặc điểm địa lý, tuyến chuyên môn kỹ thuật, hạng các đơn vị sự nghiệp và nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội, sinh thái từng vùng và khả năng tài chính để bảo đảm đủ số lượng làm việc theo giờ hành chính và thường trực phòng, chống dịch bệnh.
c) Đối với các cơ sở y tế kiểm định, kiểm nghiệm
Căn cứ vào: Đặc điểm kinh tế - xã hội, tuyến chuyên môn kỹ thuật, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp và theo nhu cầu của từng địa phương, từng vùng để bảo đảm hoàn thành khối lượng công việc.
1. Định mức biên chế tuyến 3: Các cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng I hoặc đặc biệt
Đơn vị tính: người/giường bệnh
STT | Đơn vị | Làm việc theo giờ hành chính | Làm việc theo ca |
1 | Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa Nhi hạng đặc biệt | 1,55 – 1,70 | 2,00 – 2,20 |
2 | Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa Nhi hạng I | 1,45 – 1,55 | 1,80 – 2,00 |
3 | Cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa hạng I | 1,35 – 1,40 | 1,60 – 1,80 |
2. Định mức biên chế tuyến 2: Các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa đạt tiêu chuẩn hạng II trở lên; cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa hạng II và III
a) Các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa
STT | Đơn vị | Làm việc theo giờ hành chính | Làm việc theo ca |
1 | Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa Nhi hạng I | 1,40 – 1,45 | 1,60 – 1,80 |
2 | Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa Nhi hạng II | 1,25 – 1,40 | 1,50 – 1,60 |
3 | Cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa hạng I | 1,20 – 1,40 | 1,45 – 1,50 |
4 | Cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa hạng II | 1,10 – 1,15 | 1,40 – 1,45 |
5 | Cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa hạng III | 0,90 – 1,00 | 1,30 – 1,40 |
b) Các cơ sỏ khám, chữa bệnh chuyên khoa có tính đặc thù riêng:
Đơn vị tính: người/giường bệnh
STT | Đơn vị | Làm việc theo giờ hành chính | Làm việc theo ca |
1 | Điều dưỡng - Phục hồi chức năng hạng II | 1,00 – 1,20 | 1,30 – 1,40 |
2 | Điều dưỡng - Phục hồi chức năng hạng III | 0,70 – 0,90 | 1,00 – 1,20 |
3 | Y học cổ truyền hạng II | 1,10 – 1,20 | 1,25 – 1,40 |
4 | Y học cổ truyền hạng III | 0,90 – 1,00 | 1,20 – 1,30 |
5 | Phong – Da liễu hạng II: - Phục vụ Bệnh nhân - Điều trị bệnh nhân |
1/20 1.20 |
1,40 |
6 | Phong – Da liễu hạng III: - Phục vụ Bệnh nhân - Điều trị bệnh nhân |
1/20 0,70 – 0,90 |
1/20 – 1/16 1,00 – 1,20 |
Đối với cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa Răng Hàm Mặt ngoài định mức biên chế theo tỷ lệ giường bệnh được tính thêm 2 biên chế/Ghế răng.
3. Định mức biên chế tuyến 1: Các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa đạt tiêu chuẩn hạng III, IV
Đơn vị tính: người/giường bệnh
STT | Đơn vị | Làm việc theo giờ hành chính | Làm việc theo ca |
1 | Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, hạng III | 1,10 – 1,20 | 1,40 – 1,50 |
2 | Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa hạng IV | 1,00 – 1,10 | 1,30 – 1,40 |
4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn
STT | Cơ cấu | Tỷ lệ |
A | Cơ cấu bộ phận |
|
1 | Lâm sàng | 60 – 65% |
2 | Cận lâm sàng và Dược | 22 – 15% |
3 | Quản lý, hành chính | 18 – 20% |
B | Cơ cấu chuyên môn |
|
1 | Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác (Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên) | 1/3 – 1/3,5 |
2 | Dược sĩ Đại học/Bác sĩ | 1/8 – 1/1,5 |
3 | Dược sĩ Đại học/Dược sĩ trung học | 1/2 – 1/2,5 |
III. ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG
1. Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị | Định mức biên chế (người) | ||||
< 1 triệu dân | >1 – 1,5 triệu dân | >1,5 – 2 triệu dân | > 2 – 4 triệu dân | > 4 triệu dân | |
Trung tâm Y tế dự phòng | 55 | 56 – 65 | 66 – 75 | 76 – 120 | 121 – 150 |
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | 25 | 26 – 30 | 31 – 35 | 36 – 45 | 46 – 50 |
Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội | 40 | 41 – 50 | 51 – 55 | 56 – 60 | 61 – 65 |
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản | 25 | 26 – 35 | 36 – 45 | 46 – 50 | 51 - 55 |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ | 12 | 13 – 14 | 15 | 16 | 17 – 20 |
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẫm, thực phẩm | 25 | 26 – 30 | 31 – 35 | 36 – 40 | 41 – 45 |
Trung tâm Nội tiết | 15 | 16 – 20 | 21 – 24 | 25 | 26 – 30 |
Trung tâm Phòng, chống sốt rét | 20 | 21 – 30 | 31 – 40 | 41 – 50 | 51 – 60 |
Trung tâm Giám định y khoa | 12 | 13 – 15 | 16 – 19 | 20 – 24 | 25 |
Trung tâm Giám định pháp y | 12 | 13 – 15 | 16 – 19 | 20 – 24 | 25 |
Trung tâm Giám định pháp y tâm thần | 6 | 7 – 9 | 10 – 12 | 13 – 15 | 16 - 20 |
2. Định mức biên chế đối với các Trung tâm đặc thù
a) Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (đối với những tỉnh, thành phố có cửa khẩu): Biên chế là 15, thêm mỗi cửa khẩu tăng thêm 7 biên chế. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội biên chế tối thiểu 50.
b) Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và Môi trường: Biên chế 30 đối với những tỉnh có ít nhất là 5 khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
3. Định mức biên chế đối với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Đơn vị | Định mức biên chế (người) | ||||
< 100.000 dân | >100.000 – 150.000 dân | >150.000 – 250.000 dân | > 250.000 – 350.000 dân | > 350.000 dân | |
Trung tâm Y tế dự phòng | 25 – 30 | 31 – 35 | 36 – 40 | 41 – 45 | 46 - 50 |
4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn
STT | Cơ cấu | Tỷ lệ | |
A | Cơ cấu bộ phận |
| |
1 | Chuyên môn | 60 – 65% | |
2 | Xét nghiệm | 20% | |
3 | Quản lý, hành chính | 15 – 20% | |
B | Cơ cấu chuyên môn | Tuyến tỉnh | Tuyến huyện |
1 | Bác sĩ | > 30 % | > 20 % |
2 | Kỹ thuật xét nghiệm | > 20 % | > 10% |
IV. ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, định mức biên chế của Trạm y tế xã, phường, thị trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội, quy mô dân số như sau:
1. Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
2. Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: Tăng 1.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/1 trạm.
3. Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân: Tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
4. Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: Tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm: tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
5. Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/ trạm.
1. Hệ số chỉnh theo vùng địa lý
Vùng
Cơ sở y tế | Đồng bằng, trung du (Hệ số) | Miền núi, vùng sâu, xa, vùng đồng bằng Sông Cửu long | Vùng cao, hải đảo (Hệ số) |
Các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh | 1 | 1,2 | 1,4 |
Bệnh viện đa khoa huyện | 1 | 1,1 | 1,2 |
Trung tâm Y tế dự phòng huyện | 1 | 1,3 | 1,5 |
Trạm y tế xã | 1 | 1,2 | 1,3 |
2. Hệ số điều chỉnh đối với các đơn vị có quá tải bệnh nhân
Hệ số điều chỉnh = Hệ số quy định x Số % công suất sử dụng giường bệnh bình quân liên tục trong 3 năm liền kề/100;
Ví dụ: Bệnh viện đa khoa Hạng 1 tuyến 3 có số giường bệnh là 1000, công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong 3 năm là 130%, biên chế được tính như sau: Tổng biên chế = 1,45 x (130/100) x 1000 = 1.885 biên chế.
3. Hệ số điều chỉnh đối với các cơ sở y tế dự phòng
a) Các tỉnh, thành phố đã có các Bệnh viện chuyên khoa như Lao, Mắt, Tâm thần, Phong, Phụ sản thì định mức biên chế của các Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản giảm từ 10 % đến 15 % số lượng ghi trong bảng định mức trên.
b) Đối với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở y tế dự phòng khác thì bổ sung thêm 20 – 25 % số biên chế của cơ sở đó vào bảng định mức trên.
c) Đối với các tỉnh, thành phố có cửa khẩu có số lượng người xuất nhập cảnh từ 1000 lượt/ngày trở lên, số phương tiện vận tải xuất nhập cảnh từ 50 lượt trở lên được bổ sung từ 20 đến 25% số biên chế theo quy định.
1. Căn cứ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước tại Thông tư này và những quy định tại Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Giám đốc Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp y tế ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hàng năm báo cáo định kỳ việc thực hiện biên chế sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí để thực hiện định mức biên chế quy định tại Thông tư này theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và khả năng ngân sách của địa phương.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Định mức biên chế quy định trong Thông tư này thay thế tiêu chuẩn tính toán kế hoạch lao động tiền lương ngành Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 07/UB-LĐTL, ngày 23/01/1975 của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch nhà nước, hướng dẫn về số lượng cán bộ y tế cơ sở tại Thông tư số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Y tế và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ | BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Nơi nhận: |
|
- 1Thông tư liên bộ 08/TT-LB năm 1995 hướng dẫn về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Bộ Y tế - Tài chính - Lao động thương binh và xã hội ban hành
- 2Thông tư 89/2003/TT-BNV thực hiện phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 29/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 4Quyết định 146/QĐ-BYT năm 2022 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
- 5Quyết định 456/QĐ-BYT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023
- 1Thông tư liên bộ 08/TT-LB năm 1995 hướng dẫn về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Bộ Y tế - Tài chính - Lao động thương binh và xã hội ban hành
- 2Thông tư 29/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 3Quyết định 146/QĐ-BYT năm 2022 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
- 4Quyết định 456/QĐ-BYT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 3Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 4Nghị định 49/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 5Nghị định 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
- 6Thông tư 89/2003/TT-BNV thực hiện phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước do Bộ Y Tế- Bộ Nội Vụ ban hành
- Số hiệu: 08/2007/TTLT-BYT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 05/06/2007
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Quang Trung, Trần Thị Trung Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 428 đến số 429
- Ngày hiệu lực: 16/07/2007
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra