Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8688/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
VỀ VIỆC ĐIỀU TRA NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 6622/QĐ-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2794/QĐ-BCT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giao nhiệm vụ và phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê năm 2013;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin đáp ứng các mục tiêu chủ yếu sau:
- Đánh giá khả năng sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp.
- Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
- Tổng hợp chỉ tiêu “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về các cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ cho các cuộc điều tra thống kê và các yêu cầu thống kê khác.
Điều 2. Giám đốc các doanh nghiệp được chọn vào danh sách các đơn vị điều tra của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời những thông tin trong phiếu điều tra.
Điều 3. Vụ Kế hoạch chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thưong, các Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện theo phương án điều tra quy định (Kèm theo).
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Giám đốc các Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các doanh nghiệp được chọn vào danh sách đơn vị điều tra của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU TRA NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
(Ban hành theo Quyết định số 8688/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
- Thu thập những thông tin cơ bản về năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu nhằm đánh giá khả năng sản xuất ra sản phẩm và phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
- Thu thập, tổng hợp chỉ tiêu “Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và Thương mại.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về các cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ cho các cuộc điều tra thống kê và các yêu cầu thống kê khác.
2. Đối tượng, đơn vị điều tra và phạm vi điều tra
2.1. Đối tượng, đơn vị điều tra
- Đối tượng, đơn vị điều tra: Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, các cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh tế) có hoạt động sản xuất công nghiệp và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp thuộc danh mục điều tra (danh mục sản phẩm kèm theo).
- Các cơ sở kinh tế có đủ các điều kiện sau:
+ Có địa điểm sản xuất được xác định trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Có hoạt động sản xuất công nghiệp;
+ Trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm được quy định trong danh mục sản phẩm điều tra;
+ Được chọn vào danh sách đơn vị điều tra
Cụ thể là các loại hình cơ sở kinh tế sau đây:
(1) Các doanh nghiệp công nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thuộc các thành phần kinh tế có hình thức tổ chức sản xuất như sau:
- Doanh nghiệp đơn, là doanh nghiệp không có cơ sở kinh tế phụ thuộc (văn phòng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cùng trong một địa điểm).
- Doanh nghiệp có cơ sở kinh tế phụ thuộc, trong đó các cơ sở trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong danh mục điều tra đều có địa điểm trên cùng một tỉnh, thành phố.
(2) Các cơ sở kinh tế thuộc các loại hình doanh nghiệp có địa điểm sản xuất ở tỉnh, thành phố điều tra (Doanh nghiệp có đăng ký ở tỉnh, thành phố khác) trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp được quy định trong danh mục sản phẩm điều tra.
(3) Các cơ sở sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp mà ngành chính không phải là ngành công nghiệp có địa điểm trên cùng một tỉnh, thành phố.
2.2. Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được thực hiện trong phạm vi cả nước và áp dụng đối với các cơ sở kinh tế đang sản xuất ra các sản phẩm trong danh mục điều tra.
3. Thời kỳ và thời điểm điều tra
- Thời điểm điều tra: ngày 01 tháng 4 năm 2014.
- Thời kỳ thu thập thông tin: Những chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ từng năm từ 2012-2014, được lấy thông tin trong vòng 1 năm, tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm đó.
Nội dung điều tra gồm các thông tin sau:
- Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra
+ Tên doanh nghiệp;
+ Địa chỉ, điện thoại, Fax;
+ Loại hình doanh nghiệp;
+ Ngành hoạt động SXKD.
- Thông tin về năng lực sản xuất theo thiết kế năm 2012, năng lực sản xuất thực tế từ năm 2012 đến năm 2014 và năng lực sản xuất mới tăng thêm trong năm (theo thiết kế từ năm 2013 đến năm 2014).
- Thông tin về tiêu thụ sản phẩm từ năm 2012 đến năm 2014, gồm số lượng tiêu thụ sản phẩm và giá trị tiêu thụ sản phẩm.
5. Phiếu điều tra và các bảng danh mục áp dụng cho cuộc điều tra:
5.1. Phiếu điều tra: Có 1 loại phiếu điều tra, cụ thể: Phiếu thu thập thông tin về năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp (kèm theo).
5.2. Các bảng danh mục áp dụng cho cuộc điều tra
- Bảng phân ngành kinh tế: Áp dụng Bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ (VSIC 2007).
- Danh mục sản phẩm công nghiệp: phát triển trên cơ sở Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Danh mục các đơn vị hành chính: Áp dụng bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và cập nhật đến thời điểm điều tra.
Điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng được tiến hành theo phương pháp điều tra toàn bộ (Theo phụ lục danh mục sản phẩm công nghiệp)
- Lập danh sách đơn vị điều tra:
+ Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào danh mục sản phẩm điều tra lập danh sách các đơn vị điều tra trên địa bàn sản xuất ra các sản phẩm trong danh mục điều tra.
+ Vụ Kế hoạch rà soát, tổng hợp danh sách các đơn vị điều tra trong cả nước trên cơ sở danh sách các đơn vị điều tra của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về.
7. Phương pháp thu thập thông tin
Cuộc điều tra áp dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:
- Thu thập trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đơn vị điều tra, để ghi vào phiếu điều tra.
- Thu thập gián tiếp: Các điều tra viên hướng dẫn các cơ sở kinh tế phương pháp ghi phiếu điều tra, để các đơn vị tự ghi phiếu điều tra gửi cho cơ quan điều tra.
- Phương pháp thu thập qua bảng hỏi điện tử: Áp dụng cho các cơ sở kinh tế có điều kiện về công nghệ thông tin như: máy tính, kết nối internet, ... Các cơ sở lấy phiếu điều tra điện tử trang WEB của Bộ Công Thương ghi thông tin trực tiếp vào phiếu điều tra và gửi cho Sở Công Thương.
8. Kế hoạch tiến hành điều tra
Kế hoạch điều tra gồm các bước:
Bước 1. Chuẩn bị điều tra: Được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 của năm trước, gồm các công việc:
- Xây dựng phương án điều tra.
- Ban hành Quyết định điều tra.
- Lập và rà soát danh sách các đơn vị điều tra.
- In tài liệu hướng dẫn và in phiếu điều tra.
- Tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên ở cấp tỉnh, thành phố.
Bước 2. Triển khai điều tra: Thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 25 tháng 6 năm 2014, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc sau:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp về nội dung và phương pháp ghi phiếu điều tra trên cơ sở Phương án điều tra Bộ Công Thương quy định.
- Triển khai thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra trên địa bàn
- Chỉnh lý, đánh mã phiếu điều tra
Bước 3. Xử lý, tổng hợp và công bố kết quả điều tra:
- Bộ Công Thương xây dựng hệ thống biểu báo cáo đầu ra đối với cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và cấp toàn quốc. Xây dựng chương trình phần mềm nhập tin, kiểm tra tính hợp lý của số liệu và tổng hợp kết quả cho toàn bộ cuộc điều tra.
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra thông tin trong phiếu điều tra và nhập tin toàn bộ phiếu điều tra đã thu thập trên địa bàn. Số liệu sau khi tổng hợp sẽ được truyền về Bộ Công Thương, bao gồm:
+ Số liệu gốc từ các phiếu điều tra cơ sở.
+ Biểu báo cáo tổng hợp của tỉnh, thành phố.
- Bộ Công Thương tổng hợp chung kết quả điều tra cả nước trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, thành phố và số liệu gốc từ các phiếu điều tra.
- Dữ liệu của cuộc điều tra sau khi được nghiệm thu, phục vụ cho yêu cầu làm báo cáo về năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp, tổng hợp công bố và lưu giữ tại Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chỉ đạo các Cục Thống kê địa phương phối hợp, hỗ trợ các Sở Công Thương triển khai thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn nghiêm túc thực hiện cuộc điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp.
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng danh sách các đơn vị điều tra trên địa bàn, triển khai điều tra thu thập số liệu tại đơn vị điều tra trên địa bàn tỉnh, thành phố mình và kiểm tra, chỉnh lý, đánh mã, nhập tin phiếu điều tra; tổng hợp kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh, thành phố. Chậm nhất ngày 25 tháng 8 năm 2014 các Sở Công Thương gửi dữ liệu nhập tin và Báo cáo tổng hợp về Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương.
- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ chỉ đạo các đơn vị thành viên có sản xuất ra các sản phẩm trong danh mục điều tra báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời những thông tin trong phiếu điều tra gửi cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn.
Kinh phí điều tra từ nguồn ngân sách nhà nước, gồm: kinh phí Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê theo Quyết định số 6622/QĐ-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011-2015; kinh phí của các địa phương; kinh phí ODA (nếu có)....
Trong trường hợp các địa phương cần mở rộng điều tra để đáp ứng yêu cầu của địa phương (như: bổ sung các sản phẩm công nghiệp điều tra, các đối tượng điều tra, chỉ tiêu điều tra...) thì kinh phí điều tra mở rộng do địa phương chịu trách nhiệm.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được cấp theo đúng quy định, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra.
BỘ CÔNG THƯƠNG | Phiếu điều tra số: |
| Mã DN: |
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Thực hiện Quyết định số 8688/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp | Nghĩa vụ cung cấp thông tin theo phiếu này được quy định tại Điều 10, 13 và 32 của Luật Thống kê |
Các thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê và được bảo mật theo Điều 6, Khoản 3, Luật Thống kê. Cụ thể: Nghiêm cấm các hành vi tiết lộ thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó |
1. Tên doanh nghiệp:.........................................................................................
(Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu)
2. Địa chỉ doanh nghiệp: | Sở Công Thương ghi | |||||
- Tỉnh/thành phố: ……………………………………………………. |
|
|
|
|
| |
- Huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh): …………………………………….. |
|
|
|
|
| |
- Xã/phường/thị trấn: ……………………………………………………….. |
|
|
|
|
| |
- Thôn, ấp (số nhà, đường phố): …………………………………………………………………… | ||||||
| Mã khu vực |
| Số máy | ||||||||||
- Số điện thoại: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Số fax: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Địa chỉ email: ……………………………………………..
3. Loại hình doanh nghiệp:
1 DN Nhà nước |
| 2 DN ngoài Nhà nước |
| 3 DN có vốn Đầu tư nước ngoài |
|
4. Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính (VSIC 2007):
Sở Công Thương ghi | |||||
…………………………………………………………………………………. |
|
|
|
|
|
5. Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp
Tên sản phẩm | Mã số | Đơn vị tính | Năng lực sản xuất có đến năm 2012 | Năng lực sản xuất có đến năm 2013 | Dự kiến năng lực sản xuất có đến năm 2014 | |||
NLSX theo thiết kế | NLSX thực tế | NLSX mới tăng | NLSX thực tế | NLSX mới tăng | NLSX mới tăng | |||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Tiêu thụ sản phẩm
Tên sản phẩm | Mã số | Đơn vị tính | Tiêu thụ trong năm 2012 | Tiêu thụ trong năm 2013 | Dự kiến tiêu thụ trong năm 2014 | |||
Số lượng sản phẩm | Giá trị sản phẩm (Tỷ đồng) | Số lượng sản phẩm | Giá trị sản phẩm (Tỷ đồng) | Số lượng sản phẩm | Giá trị sản phẩm (Tỷ đồng) | |||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| …, ngày... tháng... năm 2014 |
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU TRA
1. Tên doanh nghiệp: Ghi tên doanh nghiệp hoặc tên cơ sở phụ thuộc như trong giấy phép kinh doanh (Viết đầy đủ bằng chữ in hoa, có dấu).
2. Địa chỉ: ghi đầy đủ (Tỉnh/Thành phố, Huyện/Quận (thị xã, TP thuộc tỉnh), Xã/phường/thị trấn, Thôn/ấp (số nhà, đường phố)) của doanh nghiệp.
- Số điện thoại, số Fax, địa chỉ Email: trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, Fax, địa chỉ Email thì ghi số điện thoại, số Fax, địa chỉ Email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu tra này hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.
3. Loại hình doanh nghiệp: ghi mã loại hình phù hợp với doanh nghiệp vào ô vuông.
4. Ngành hoạt động sản xuất chính: Ghi tên ngành sản xuất chính của doanh nghiệp đang sản xuất (Là ngành tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất, nếu không xác định được giá trị sản xuất thì dựa vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử dụng lao động nhiều nhất).
5. Năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp
a) Năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khối lượng của những sản phẩm công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế mà ngành công nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Năng lực sản xuất của một sản phẩm thường được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất và biểu hiện bằng khối lượng thành phẩm được sản xuất ra.
- Năng lực sản xuất theo thiết kế: Là khả năng sản xuất cao nhất của máy móc hoặc dây chuyền sản xuất hiện có trong điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nhất các tư liệu sản xuất, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến với việc tổ chức sản xuất và lao động theo hình thức tiến bộ trên cơ sở công suất thiết kế của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp.
Khi tính năng lực sản xuất theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua sẵn hoặc xây dựng, trong đó có mục về công suất sản xuất theo thiết kế. Trường hợp dây chuyền sản xuất được nâng cấp mở rộng làm tăng thêm năng lực sản xuất, thì năng lực sản xuất theo thiết kế là năng lực sản xuất sau khi đã được mở rộng (gồm năng lực sản xuất theo thiết kế ban đầu cộng (+) năng lực sản xuất theo thiết kế tăng thêm do đầu tư nâng cấp mở rộng).
- Năng lực sản xuất thực tế: Là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ trên cơ sở điều kiện thực tế hiện có về máy móc, thiết bị; nguồn nhân lực; nguồn tài chính và các nguồn lực khác. Khi tính chỉ tiêu này phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hiện vật thực tế đã sản xuất ra của thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất ở các cơ sở trong một thời gian nhất định (thường theo thời gian của năng lực thiết kế quy định).
b) Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp chủ yếu là khả năng sản xuất tăng thêm theo thiết kế của máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất đã hoàn thành bàn giao trong một thời kỳ nhất định (1 năm), thường được thể hiện ở khối lượng sản phẩm tăng thêm theo thiết kế của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp chủ yếu chỉ tính cho những máy móc, thiết bị sản xuất hoặc dây chuyền sản xuất đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm trong năm, bao gồm:
- Thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất được đầu tư xây dựng mới
- Thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất được thực hiện do mở rộng sản xuất (chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm do mở rộng sản xuất và không tính phần năng lực sản xuất sản phẩm ban đầu).
- Thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất được nâng cấp do thay thế mới hoặc khôi phục từng phần (chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm: Năng lực mới tăng thêm = Năng lực mới tăng - Năng lực sản xuất cũ).
Không tính năng lực mới tăng của những thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất còn đang xây dựng cơ bản chưa bàn giao đưa vào sản xuất, hoặc những thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất chưa lắp đặt còn đang cất giữ trong kho.
Khi tính năng lực mới tăng theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua sẵn hoặc xây dựng đã hoàn thành đầu tư, trong đó có mục về công suất sản xuất theo thiết kế.
Cột A: Tên sản phẩm: Ghi tên sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất, theo danh mục sản phẩm điều tra được in kèm theo phiếu điều tra.
Cột B: Mã sản phẩm: Ghi theo mã số sản phẩm tương ứng trong danh mục sản phẩm điều tra.
Cột C: Đơn vị tính: Ghi theo đơn vị tính của sản phẩm tương ứng trong danh mục sản phẩm điều tra.
Cột 1: Ghi năng lực sản xuất theo thiết kế có đến hết tháng 12 năm 2012 (khối lượng sản phẩm/1 năm).
Cột 2: Ghi năng lực sản xuất thực tế trong năm 2012 (ghi khối lượng sản phẩm sản xuất chính thức trong năm 2012).
Cột 3: Ghi năng lực sản xuất theo thiết kế mới tăng thêm trong năm 2013 so với năm 2012.
Cột 4: Ghi năng lực sản xuất thực tế trong năm 2013 (ghi khối lượng sản phẩm sản xuất chính thức trong năm 2013).
Cột 5: Ghi dự kiến năng lực sản xuất theo thiết kế mới tăng thêm trong năm 2014 so với năm 2013.
Cột 6: Ghi dự kiến năng lực sản xuất thực tế trong năm 2014 (ghi dự kiến khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2014).
Lưu ý:
- Khối lượng sản phẩm chính thức là khối lượng sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp, gồm: sản phẩm sản xuất từ nguyên, vật liệu của doanh nghiệp và sản phẩm làm gia công cho bên ngoài bằng nguyên liệu, vật liệu do khách hàng đưa đến (không tính những sản phẩm do bên ngoài gia công cho doanh nghiệp).
- Đối với các cơ sở kinh tế được thành lập và bàn giao đi vào sản xuất sau tháng 12 năm 2012, ghi năng lực sản xuất thiết kế và năng lực mới tăng như sau:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập sau tháng 12 năm 2012 và trước tháng 12 năm 2013: Không ghi Cột 1 và Cột 2; Cột 3 sẽ ghi năng lực thiết kế có đến hết tháng 12 năm 2013; Cột 4, Cột 5, Cột 6 ghi theo hướng dẫn trên.
+ Đối với các cơ sở kinh tế được thành lập và bàn giao đi vào sản xuất sau tháng 12 năm 2013 và trước thời điểm điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2013: Không ghi Cột 1, 2, 3, 4; Cột 5 ghi dự kiến năng lực sản xuất thiết kế có đến hết tháng 12 năm 2014 và cột 6 dự kiến năng lực thực tế trong năm 2014.
6. Tiêu thụ sản phẩm: Ghi khối lượng và giá trị tiêu thụ của sản phẩm.
Cột A: Tên sản phẩm: Ghi tên sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất, tương ứng với tên sản phẩm tại Cột A, mục 5.
Cột B: Mã sản phẩm: Ghi theo mã số sản phẩm tương ứng với mã số sản phẩm tại cột B, mục 5.
Cột C: Đơn vị tính: Ghi theo đơn vị tính của sản phẩm tương ứng với đơn vị tính sản phẩm tại cột B, mục 5.
Cột 1, 3, 5: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong các năm 2012, 2013 và dự kiến năm 2014: Ghi khối lượng sản phẩm xuất kho để tiêu thụ cho bên ngoài doanh nghiệp.
Xuất kho tiêu thụ cho bên ngoài doanh nghiệp, xuất làm quà biếu, quà tặng, xuất kho gửi đi tham gia hội chợ triển lãm, xuất cho các bộ phận khác ngoài hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng như: cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nhà trẻ,... Chỉ tiêu này bao gồm khối lượng sản phẩm xuất kho từ sản phẩm do cơ sở trực tiếp sản xuất (không gồm xuất kho của những sản phẩm do cơ sở đem nguyên vật liệu đi gia công ở các cơ sở kinh tế khác).
Lưu ý, khối lượng sản phẩm xuất kho không bao gồm khối lượng sản phẩm được xuất kho để tiếp tục chế biến trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
Cột 2, 4, 6: Giá trị sản phẩm: Ghi giá trị sản phẩm xuất kho trong năm báo cáo tương ứng với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Giá trị xuất kho được tính trên hóa đơn xuất hàng (không bao gồm thuế tiêu thụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu). Trường hợp doanh nghiệp không thể tính trực tiếp từ các hóa đơn bán hàng, thì có thể tính gián tiếp (gần đúng) bằng cách lấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhân với giá bán bình quân hoặc giá bán phổ biến nhất trong năm báo cáo. Đơn vị tính giá trị tiêu thụ của sản phẩm là tỷ đồng. Riêng Cột 6 ghi dự kiến giá trị sản phẩm tiêu thụ trong năm 2014.
Lưu ý: Đối với các cơ sở kinh tế được thành lập và bàn giao đi vào sản xuất sau tháng 12 năm 2012, ghi tiêu thụ sản phẩm như sau:
+ Đối với doanh nghiệp thành lập sau tháng 12 năm 2012 và trước tháng 12 năm 2013: Không ghi Cột 1 và Cột 2; các cột còn lại ghi theo hướng dẫn.
+ Đối với các cơ sở kinh tế được thành lập và bàn giao đi vào sản xuất sau tháng 12 năm 2013 và trước thời điểm điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2013: Không ghi Cột 1, Cột 2, Cột 3, Cột 4; các Cột 5, Cột 6 ghi theo hướng dẫn.
Ghi chú:
(1). Trường hợp doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp hạch toán riêng, hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ thực hiện ghi 01 phiếu điều tra.
(2). Trường hợp doanh nghiệp có các cơ sở có hoạt động công nghiệp, hạch toán riêng đóng ở tỉnh, thành phố khác với trụ sở chính của doanh nghiệp, quy định:
- Trụ sở văn phòng chủ quản của doanh nghiệp và các cơ sở có hoạt động công nghiệp hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp (quy ước là một cơ sở) ghi thông tin chung về hoạt động công nghiệp vào một phiếu điều tra và ghi tên cơ sở là trụ sở chính.
Văn phòng chủ quản của doanh nghiệp thực hiện ghi biểu, ghi toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất của các cơ sở hoạt động công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố sở tại (Loại trừ và không được tính những cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài tỉnh, thành phố mình).
(3). Các cơ sở hoạt động công nghiệp của một doanh nghiệp đăng ký thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhưng có hoạt động công nghiệp trên tỉnh, thành phố mình, có hạch toán riêng hay phụ thuộc, mỗi cơ sở ghi riêng một biểu và gửi cho Sở Công Thương tỉnh, thành phố trên địa bàn sở tại.
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRA NĂNG LỰC SẢN XUẤT, NĂNG LỰC MỚI TĂNG
(Ban hành theo Quyết định số 8688/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công Thương)
TT | Tên sản phẩm | Mã số | Đơn vị tính | Ghi chú |
1 | Than nguyên khai | 1 | Tấn |
|
2 | Than sạch | 2 | Tấn |
|
3 | Dầu thô | 3 | Tấn |
|
4 | Xăng các loại | 4 | Tấn |
|
5 | Dầu các loại | 5 | Tấn |
|
6 | Khí hóa lỏng (LPG) | 6 | Tấn |
|
7 | Khí thiên nhiên | 7 | m3 |
|
8 | Thủy hải sản chế biến | 8 | Tấn |
|
9 | Dầu thực vật tinh luyện | 9 | Tấn |
|
10 | Sản phẩm sữa | 10 |
|
|
| - Sữa tươi (*) | 10a | Lít |
|
| - Sữa bột | 10b | Tấn |
|
11 | Thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản | 11 | Tấn |
|
12 | Rượu các loại | 12 | Lít |
|
13 | Bia các loại | 13 | Lít |
|
| - Bia hơi | 13a | Lít |
|
| - Bia đóng chai | 13b | Lít |
|
| - Bia đóng lon | 13c | Lít |
|
14 | Thuốc lá điếu | 14 | Bao |
|
15 | Vải dệt thoi | 15 | m2 |
|
16 | Vải dệt kim, đan móc | 16 | m2 |
|
17 | Quần áo các loại | 17 | Cái |
|
| - Quần áo nghề nghiệp và bảo hộ lao động | 17a | Cái |
|
| - Quần áo mặc ngoài dệt kim hoặc đan móc | 17b | Cái |
|
| - Quần áo mặc ngoài không dệt kim hoặc đan móc | 17c | Cái |
|
| - Quần áo lót, áo ti-sớt, áo may ô và các loại áo lót khác | 17d | Cái |
|
18 | Giày, dép | 18 | Đôi |
|
| - Giày, dép thường | 18a | Đôi |
|
| - Giày, dép da | 18b | Đôi |
|
| - Giày, dép thể thao | 18c | Đôi |
|
19 | Giấy, bìa các loại | 19 | Tấn |
|
20 | Phân hóa học | 20 | Tấn |
|
| - Phân Ure | 20a | Tấn |
|
| - Phân hỗn hợp (NPK) | 20b | Tấn |
|
| - Phân DAP | 20c | Tấn |
|
| - Phân lân | 20d | Tấn |
|
21 | Sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự, ma tít | 21 | Tấn |
|
22 | Bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy, rửa | 22 | Tấn |
|
23 | Lốp, săm các loại | 23 | Chiếc |
|
| - Lốp ô tô, máy kéo các loại | 23a | Chiếc |
|
| - Săm ô tô, máy kéo các loại | 23b | Chiếc |
|
| - Lốp xe máy, xe đạp các loại | 23c | Chiếc |
|
| - Săm xe máy, xe đạp các loại | 23d | Chiếc |
|
24 | Xi măng các loại | 24 | Tấn |
|
25 | Sản phẩm gang, sắt, thép | 25 | Tấn |
|
| - Sản phẩm gang thép cơ bản | 25a | Tấn |
|
| - Sắt, thép thô | 25b | Tấn |
|
| - Sản phẩm sắt, thép cán phẳng không gia công quá mức cán nóng, chưa được dát, phủ mạ hoặc tráng | 25c | Tấn |
|
| - Sản phẩm sắt, thép cán phẳng không gia công quá mức cán nguội (ép nguội), chưa được dát phủ, mạ hoặc tráng | 25d | Tấn |
|
| - Sản phẩm thép cán phẳng chưa gia công quá mức cán nóng hoặc cán nguội (ép nguội), đã được dát phủ, mạ hoặc tráng; Sản phẩm thép kỹ thuật điện, thép gió | 25e | Tấn |
|
| - Sản phẩm sắt, thép dạng thanh, que, dạng góc, khuôn hình; thép vật liệu xây dựng | 25f | Tấn |
|
26 | Tivi các loại | 26 | Chiếc |
|
27 | Máy biến thế | 27 | Cái |
|
28 | Các loại pin quy chuẩn | 28 | Viên |
|
29 | Ắc quy các loại | 29 | kWh |
|
30 | Xe máy | 30 | Chiếc |
|
31 | Ô tô các loại | 31 | Chiếc |
|
32 | Điện sản xuất (**) | 32 | MW |
|
| - Thủy điện | 32a | MW |
|
| - Nhiệt điện than | 32b | MW |
|
| - Nhiệt điện dầu | 32c | MW |
|
| - Nhiệt điện khí | 32d | MW |
|
| - Điện gió | 32f | MW |
|
(*) Sữa tươi: sữa thanh trùng, tiệt trùng
(**) Điện sản xuất: đơn vị tính năng lực sản xuất thực tế là kWh
- 1Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3814/QĐ-BCT năm 2014 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 1553/QĐ-BTC năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ cho Chương trình “Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng Cạnh tranh - lần thứ hai” (EMCC 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 10867/QĐ-BCT năm 2014 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Thống kê 2003
- 3Nghị định 40/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thống kê
- 4Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 03/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- 6Quyết định 39/2010/QĐ-TTg về hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 6622/QĐ-BCT năm 2011 phê duyệt Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 803/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 10Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1553/QĐ-BTC năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ cho Chương trình “Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng Cạnh tranh - lần thứ hai” (EMCC 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 10867/QĐ-BCT năm 2014 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 8688/QĐ-BCT năm 2013 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 8688/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2013
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Lê Dương Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra