Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1612/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ” DO ADB ĐỒNG TÀI TRỢ CHO CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH - LẦN THỨ HAI” (EMCC 2)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5304/BKHĐT-KTĐN ngày 14 tháng 8 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” (Chương trình) đồng tài trợ cho Chương trình “Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng Cạnh tranh - lần thứ hai” (EMCC 2) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
2. Tổ chức thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan điều phối chung Chương trình. Các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các hành động thuộc Khung chính sách của Chương trình theo phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình.
3. Mục tiêu chính: Chương trình đồng tài trợ cho Chương trình EMCC 2 vay vốn Ngân hàng Thế giới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ Chính phủ nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó tập trung vào 6 lĩnh vực chính sách gồm: ngân hàng, tài khóa, hành chính công, quản trị doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và cải thiện môi trường kinh doanh.
4. Tổng mức tài trợ của Chương trình: 229,99 triệu USD, trong đó:
- Vay nguồn vốn thông thường (OCR): 140 triệu USD.
- Vay nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Phát triển châu Á (ADF): 89,99 triệu USD.
5. Thời gian thực hiện các cam kết chính sách: Phía Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ 11 hành động cam kết thuộc Khung chính sách trong khuôn khổ Chương trình EMCC 2.
6. Cơ chế quản lý tài chính: Khoản tài trợ của ADB là vốn hỗ trợ Ngân sách Nhà nước và được cân đối, sử dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Về cơ chế giải ngân: Khoản vay được giải ngân một lần ngay sau khi Hiệp định vay có hiệu lực (dự kiến trong năm 2014). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chủ tài khoản ngoại tệ để tiếp nhận khoản vay Chương trình, được mua lại số ngoại tệ này và chuyển số tiền VNĐ tương ứng vào tài khoản của Ngân sách Nhà nước.
Điều 3. Giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình ký Thư Chính sách Phát triển gửi Chủ tịch ADB đề nghị hỗ trợ triển khai Chương trình.
Điều 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện Văn kiện Chương trình chuẩn bị đàm phán với ADB.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 3575/QĐ-BCT năm 2014 về Kế hoạch hành động của Bộ Công thương thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
- 2Quyết định 1553/QĐ-BTC năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1538/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Thông báo 402/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp lần thứ 4 Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 8688/QĐ-BCT năm 2013 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 3Quyết định 3575/QĐ-BCT năm 2014 về Kế hoạch hành động của Bộ Công thương thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
- 4Quyết định 1553/QĐ-BTC năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 1538/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Thông báo 402/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp lần thứ 4 Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 8688/QĐ-BCT năm 2013 về điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ cho Chương trình “Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng Cạnh tranh - lần thứ hai” (EMCC 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1612/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra