Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 840/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 04 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 với những nội dung chính sau:
Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.
- Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ em người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;
- Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ em người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;
- Hằng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt.
3. Một số nhiệm vụ và giải pháp
a) Đẩy mạnh công tác tuyên thông
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em;
- Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em người dân tộc thiểu số.
- Huy động các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền, vận động trực tiếp tới từng hộ gia đình về tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.
- Phát động sáng tác bài hát, câu đố, trò chơi... để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho các em dân tộc thiểu số.
b) Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh.
- Tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người dân tộc thiểu số cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số;
- Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt;
- Xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình về tăng cường tiếng Việt tại các địa phương phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền để cán bộ quản lý, giáo viên thăm quan, học tập, triển khai nhân rộng mô hình. Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các huyện, thị xã đều triển khai nhân rộng mô hình về tăng cường tiếng Việt; xây dựng bản đồ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở các huyện, thị xã có nhiều dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ công tác quản lý triển khai thực hiện kế hoạch Đề án.
- Xây dựng trường, lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có học sinh người dân tộc thiểu số đảm bảo các em được học 2 buổi/ngày.
- Xây dựng sân chơi bãi tập để tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, rèn luyện và thu hút các em đến trường, hạn chế bỏ học.
c) Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số
- Biên soạn tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số về: công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Biên soạn tài liệu và tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ;
- Đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học tại trường cao đẳng sư phạm.
- Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện các mục tiêu, các nhiệm vụ của kế hoạch Đề án.
d) Nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.
- Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới chế độ lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đang giảng dạy tại các trường, lớp có học sinh dân tộc thiểu số.
- Ban hành các quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia và xây dựng trường, lớp có mô hình tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc, hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, các nhiệm vụ của kế hoạch Đề án.
- Thực hiện kế hoạch này lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan tới học sinh dân tộc thiểu số được Quốc hội phê duyệt từ năm 2011 - 2030, nhưng không trùng lặp về nội dung.
e) Tăng cường công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ đùng đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Huy động, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, kỹ thuật, tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.
4. Lộ trình thực hiện kế hoạch (Phụ lục)
5. Kinh phí thực hiện kế hoạch
- Kinh phí thực hiện kế hoạch do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và nguồn huy động nguồn lực tài trợ hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.
- Ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ mua sắm thiết bị dạy học, đồ đùng, đồ chơi, học liệu, tổ chức dạy học trong hè cho học sinh đầu cấp tiểu học, biên soạn tài liệu phù hợp với từng vùng miền, bồi dưỡng đội ngũ tại địa phương và xây dựng sân chơi bãi tập cho các trường học.
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ngành và địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch;
- Triển khai về nội dung, kỹ thuật, phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Phối hợp với các Vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức biên soạn tài liệu Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số phù hợp với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số;
- Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch Đề án báo cáo UBND tỉnh và HĐND tỉnh theo định kỳ hằng năm và kết thúc mỗi giai đoạn (Kết thúc giai đoạn 1: năm 2018 và kết thúc giai đoạn 2: năm 2020).
b) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan để cân đối, bố trí ngân sách thực hiện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường, lớp ở các xã khó khăn có học sinh người dân tộc thiểu số;
- Hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí thực hiện kế hoạch Đề án này;
- Xây dựng các cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện kế hoạch Đề án.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra tỉnh để kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
c) Ban Dân tộc tỉnh
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; các sở, ban, ngành liên quan để tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, về công tác huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp và hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan để kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; đôn đốc việc triển khai thực hiện chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tuyên truyền vận động trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi ra lớp.
d) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc để tổ chức các chuyên mục, chuyên đề về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số.
e) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể và lực lượng vũ trang: Căn cứ theo chức năng của mình phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch Đề án theo vai trò, khả năng của đơn vị.
g) Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã và thành phố
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch Đề án tại địa phương, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của kế hoạch Đề án tại địa phương;
- Ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương;
- Hỗ trợ giáo viên người Kinh dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác;
- Chỉ đạo việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch Đề án trên địa bàn quản lý.
Yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Ban Dân tộc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 840/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Nhiệm vụ | Sản phẩm hoàn thành | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành |
1 | - Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; - Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Đề án; | Các Hội nghị; Báo cáo kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề án. | Sở GD&ĐT | UBND các địa phương có trẻ DTTS; các đơn vị có liên quan | HN triển khai: 2017; HN sơ kết lần 1: 2018; lần 2: 2020; HN tổng kết: 2025 |
2 | - Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án | Kế hoạch chi tiết của UBND các địa phương có trẻ DTTS | UBND các địa phương có trẻ DTTS; Sở GD&ĐT | Các Sở, ngành có liên quan | - Ban hành KH: 2017; Tổ chức thực hiện: 2017-2025. |
3 | - Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án | Các bài viết/phóng sự chuyên đề (Báo hình, báo giấy, báo điện tử) | UBND các địa phương có trẻ DTTS; Ban Dân tộc | Đài phát thanh và truyền hình địa phương và các cơ quan báo chí | 2017-2025 |
4 | - Ban hành các cơ chế chính sách của địa phương, | Nghị quyết, Đề án, chương trình của các địa phương. | UBND các địa phương có trẻ DTTS | Các đơn vị có liên quan | Năm 2017 |
5 | - Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. | - Báo cáo tình hình rà soát, thực hiện; - Kế hoạch thực hiện chi tiết cho các trường, điểm trường. | UBND các địa phương có trẻ DTTS; | Các Sở, ngành có liên quan; Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước | Giai đoạn 1: 2017-2020 Giai đoạn 2: 2020-2025 |
6 | - Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ đùng đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt. | Thiết bị dạy học tại các trường, điểm trường được bổ sung, tăng cường. | UBND các địa phương có trẻ DTTS | Các Sở, ngành có liên quan; Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước | Giai đoạn 1: 2017-2020 Giai đoạn 2: 2020-2025 |
7 | - Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. | Chương trình phát thanh tăng cường Tiếng Việt trên đài phát thanh địa phương; Bài viết trên một số báo, tạp chí chuyên ngành | Các địa phương có trẻ DTTS; Sở GD&ĐT | Đài truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí địa phương. | 2017-2025 |
8 | - Triển khai bộ tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. | - Tài liệu tập huấn | Sở GD&ĐT và các địa phương có trẻ DTTS; | Các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước. | 2017- 2018 |
- Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số. | - Tổ chức bồi dưỡng Tiếng việt cho cha mẹ trẻ là người DTTS | 2018- 2020 | |||
9 | - Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số. | - Các lớp tập huấn. | Sở GD&ĐT và các địa phương có trẻ DTTS; | Các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước. | Bồi dưỡng hàng năm |
10 | - Hướng dẫn GV khai thác sử dụng tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt phù hợp, thân thiện với trẻ em người dân tộc thiểu số cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số. | - Các lớp bồi dưỡng, tập huấn | Sở GD&ĐT và các địa phương có trẻ DTTS; |
| 2017-2019 |
12 | - Hướng dẫn xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số | - Ban hành các văn bản xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục có trẻ em người dân tộc thiểu số. | Sở GD&ĐT và các địa phương có trẻ DTTS; |
| 2016-2025 |
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện | - Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát | ||||
13 | - Hướng dẫn Xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt. - Hướng dẫn thực hiện xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt - Nhân rộng mô hình thí điểm | Ban hành công văn hướng dẫn xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt. Các lớp tập huấn, thực hành trực tiếp tại 02 huyện Nam Đông và A Lưới | Sở GD&ĐT và UBND 2 huyện: Nam Đông và A Lưới; |
| - 2017-2018 Xây dựng mô hình; - 2017-2019 Triển khai mô hình thí điểm: - 2018-2019 Nhân rộng mô hình: 2019-2025 |
15 | Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số. | Các lớp bồi dưỡng | Sở GD&ĐT và Ban Dân tộc | Các địa phương có trẻ DTTS | 2017-2025 |
16 | Huy động cán bộ, chiến sỹ BĐBP; các tổ chức đoàn thể tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; | Các văn bản phối hợp liên ngành; Các hoạt động/lớp dạy tiếng Việt | Bộ đội Biên phòng tỉnh; Sở GD&ĐT; Các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội | Các địa phương có trẻ DTTS. | 2017-2025 |
- 1Quyết định 1799/KH-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2Quyết định 2378/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 4Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 5171/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6Kế hoạch 191/KH-UBND thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai năm 2017
- 7Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”
- 8Quyết định 1682/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025
- 9Kế hoạch 846/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 10Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1799/KH-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 5Quyết định 2378/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 6Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản có lợi thế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 7Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Kế hoạch 5171/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 9Kế hoạch 191/KH-UBND thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai năm 2017
- 10Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”
- 11Quyết định 1682/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025
- 12Kế hoạch 846/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 13Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Quyết định 840/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 840/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra