- 1Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/6/2009 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83 /2004/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 24 tháng 11 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2003/QĐ-UBBT NGÀY 08/5/2003 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, ĐĂNG KIỂM, ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ THUYỀN VIÊN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;
- Căn cứ Luật Thủy sản đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Că cứ Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản tại Tờ trình số 23/STS-KTKT ngày 11/11/2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Quyết định số 28/2003/QĐ-UBBT ngày 08/5/2003 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định về quản lý, đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên, cụ thể như sau:
2. Điều 5 được sửa đổi khoản 2 và bổ sung thêm khoản 3 như sau:
Điều 5. Tàu cá bắt buộc phải đăng kiểm bao gồm :
1. Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên;
2. Tàu cá không lắp máy hoặc có tổng công suất máy chính dưới 20 cv nhưng có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên;
3. Cơ quan thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Thủy sản.
Tàu cá nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là tàu cá trong tỉnh và của tỉnh khác hết hạn đăng kiểm hoặc tàu cá đóng mới, cải hoán, sửa chữa trong địa bàn của tỉnh; Tàu cá do Cơ quan đăng kiểm tàu cá Trung ương ủy quyền.
3. Điều 10 được sửa đổi khoản 2 và bổ sung thêm khoản 3 như sau:
Điều 10.
1. Tàu cá không phân biệt lớn nhỏ, có động cơ hay không có động cơ của mọi tổ chức và cá nhân trong Tỉnh đều phải thực hiện đăng ký tại cơ quan Đăng kiểm tàu cá để được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá" và ghi vào "Sổ đăng ký tàu cá Việt Nam";
2. Việc đăng ký thuyền viên được tiến hành theo quy định tại Chương VI: Đăng ký thuyền viên của Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên và Thông tư 01/2004/TT/BTS ngày 05/01/2004 của Bộ Thủy sản;
3. Cơ quan thực hiện đăng ký tàu cá và thuyền viên:
a) Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đăng ký tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 cv trở lên và đăng ký thuyền viên tàu cá theo quy định nói tại khoản 2 Điều này.
b) Ủy ban nhân dân Huyện,Thành phố tổ chức đăng ký tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 20 cv thuộc địa bàn quản lý.
4. Khoản 2, Điều 13 được bổ sung như sau:
Điều 13. Hồ sơ đăng ký đối với tàu cá chuyển dịch sở hữu (sang tên đổi chủ):
1. Tờ khai đăng ký tàu cá và thuyền viên (có xác nhận của chính quyền địa phương cấp Huyện,Thành phố);
2. Hợp đồng hoặc hóa đơn, chứng từ theo quy định hiện hành của Nhà nước về mua, bán, cho, thừa kế...tài sản tàu cá. Trường hợp không có hợp đồng hay hóa đơn chứng từ theo quy định phải có Tờ khai chuyển quyền sở hữu tài sản tàu cá có xác nhận của chính quyền địa phương của bên chuyển sở hữu tài sản hoặc của cơ quan công chứng Nhà nước;
3. Biên lai thu lệ phí trước bạ đối với tài sản chuyển dịch sở hữu (bản gốc);
4. Hồ sơ đăng kiểm, đăng ký của tàu cá chuyển dịch sở hữu (bản gốc)
5. Biên bản kiểm tra kỹ thuật (đối với tàu cá phải đăng kiểm) hoặc Giấy chứng trang bị an toàn (đối với tàu cá không đăng kiểm);
6. 02 ảnh màu, cỡ 9x12 cm (ảnh chụp toàn tàu theo hướng dọc mạn).
Trường hợp tàu cá có nguồn gốc đăng ký ngoài tỉnh thì ngoài các hồ sơ quy định trên chủ tàu còn phải có "Giấy chứng nhận xóa đăng ký" do cơ quan đăng ký cũ cấp.
8. Khoản 4, Điều 25 được sửa đổi như sau:
Điều 25. Quy định về cấp Giấy phép Khai thác thủy sản:
1. Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho một đơn vị tàu cá và chỉ có giá trị sử dụng cho tàu đó.
2. Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định:
a) 12 tháng đối với tàu khai thác thủy sản ở tuyến bờ.
b) 24 tháng đối với tàu khai thác thủy sản ở tuyến lộng
c) 36 tháng đối với tàu khai thác thủy sản ở tuyến khơi (tuyến xa bờ).
Việc phân vùng, tuyến khai thác trong cấp Giấy phép Khai thác thủy sản trong tỉnh áp dụng cho vùng biển Đông Nam bộ.
Đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy phép khai thác chỉ có giá trị sử dụng khi phương tiện còn hạn hoạt động ghi trong Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá.
3. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về việc cấp Giấy giấy phép khai thác trong phạm vi toàn tỉnh để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định và hướng dẫn thống nhất của Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Thủy sản).
4. Giấy phép khai thác thủy sản hết hiệu lực hoặc bị thu hồi khi :
a) Tàu cá thuộc quy định tại Điều 16.
b) Giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa.
c) Chủ tàu bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy sản 03 lần trở lên trong thời hạn của giấy phép."
9. Khoản 2, Điều 29 sửa đổi như sau:
Điều 29. Quy định trách nhiệm của chủ tàu:
1. Chủ tàu phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển, quản lý phương tiện hoạt động nghề cá theo đúng nội dung ghi trong giấy phép;
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả thuyền viên làm việc trên tàu và danh sách thuyền viên đi biển phải được ghi đầy đủ trong Sổ danh bạ thuyền viên. Mọi sự thay đổi danh sách thuyền viên trong quá trình hoạt động nghề cá, chủ tàu phải kịp thời khai báo cho các Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng hoặc chính quyền địa phương sở tại;
3. Chủ tàu làm nghề lặn hải đặc sản phải ký hợp đồng lao động với thợ lặn;
4. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trên tất cả tàu cá."
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Huyện,Thành phố vùng biển và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM/UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1Chỉ thị 02/2010/CT-UBND tăng cường công tác quản lý người và tàu cá tỉnh Bến Tre hoạt động khai thác thuỷ sản trên vùng biển
- 2Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/6/2009 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 31/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước đối với tàu cá dưới 20 sức ngựa và hoạt động khai thác hải sản thuộc vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận
- 7Chỉ thị 20/2005/CT-UBND về Quản lý tàu thuyền nhỏ hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/6/2009 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 28/2003/QĐ-UBBT về quản lý, đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Thông tư 01/2004/TT-BTS hướng dẫn thực hiện khoản 1 Ðiều 1 Nghị định 80/2002/NÐ-CP sửa đổi Nghị định 72/1998/NÐ-CP đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển do Bộ Thủy sản ban hành
- 2Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
- 3Quyết định 494/2001/QĐ-BTS về Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu và thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 4Luật Thủy sản 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 02/2010/CT-UBND tăng cường công tác quản lý người và tàu cá tỉnh Bến Tre hoạt động khai thác thuỷ sản trên vùng biển
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8Quyết định 31/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước đối với tàu cá dưới 20 sức ngựa và hoạt động khai thác hải sản thuộc vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận
- 9Chỉ thị 20/2005/CT-UBND về Quản lý tàu thuyền nhỏ hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ tỉnh Bến Tre
Quyết định 83/2004/QĐ-UBBT sửa đổi Quyết định 28/2003/QĐ-UBBT về quản lý, đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 83/2004/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/11/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Hồ Dũng Nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2004
- Ngày hết hiệu lực: 19/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực