Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 814/2002/QĐ-UB

Hà Nam, ngày 24 tháng 7 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ NAM

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ vào Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam”.

Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Hà Nam hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hoạt động có tác động đến môi trường thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam

Điều 4. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Bộ KHCN&MT;
- Như điều 3;
- Lưu VT, CN.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Cương

 

QUY CHẾ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ NAM
(Ban hành theo Quyết định số: 814/QĐ-UB ngày 24/7/2002 của UBND tỉnh Hà Nam)

MỞ ĐẦU

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và của mọi công dân nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra làm tổn hại đến môi trường.

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, song vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường, để tăng cường sự quản lý nhà nước cần có một số quy định cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này được áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Mọi tổ chức cá nhân đang sống và làm việc trên địa bàn có các hoạt động liên quan đến môi trường đều phải thực hiện các quy định tại Quy chế này.

Điều 2. UBND các cấp, các ngành trong tỉnh phải gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.

Điều 3. Quy chế này không nêu chi tiết các quy định của các ngành khác liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

Điều 4. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam được quy định tại các bảng (từ 1 đến 11) theo phụ lục của Quy chế này.

Chương II

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 5. UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:

1. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương.

2. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của Nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường.

3. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở theo quy định tại chương III Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

4. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương, đôn đốc các tổ chức cá nhân thực hiện các quyết định về bảo vệ môi trường.

6. Tiếp nhận giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

7. Quản lý các nguồn thu và sử dụng phí, lệ phí bảo vệ môi trường, quỹ môi trường theo quy định.

Điều 6. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo các nội dung sau:

1. Nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường, xây dựng quy hoạch và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về bảo vệ môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và hướng dẫn thực hiện Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường. Giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại về môi trường. Xử phạt các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương.

3. Thực hiện kiểm soát và quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Hàng năm lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường trình UBND tỉnh, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

4. Là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là báo cáo ĐTM) cho các dự án mới đầu tư, cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo danh mục quy định và phê duyệt theo thẩm quyền. Tham gia Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư và các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

5. Cấp và thu hồi các loại giấp phép liên quan đến lĩnh vực môi trường theo thẩm quyền.

6. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến nhận thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân.

Điều 7. Các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành mình theo các văn bản quy phạm luật về bảo vệ môi trường, cụ thể:

1. Sở Công nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trong ngành, xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và suy thoái môi trường trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản.

2. Sở xây dựng chịu trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị của tỉnh đảm bảo phù hợp với Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng.

3. Sở Y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bệnh dịch và vệ sinh môi trường đối với các cơ sở y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm theo phân cấp. Thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 27/8/1999 và chỉ đạo các cơ sở y tế có sử dụng các thiết bị bức xạ thực hiện đúng những quy định trong Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

4. Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm về quản lý và kiểm tra các loại giống cây, giống con, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, quản lý các công trình thủy lợi, khai thác nước ngầm, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. Kiểm dịch động thực vật theo quy định. Bảo vệ đa dạng sinh học và có kế hoạch, biện pháp phòng chống có hiệu quả.

5. Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng an toàn về môi trường của các phương tiện tham gia giao thông.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh, sinh viên trong nhà trường theo nội dung phù hợp với từng đối tượng.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo và tổ chức thẩm định các dự án về quy hoạch, các dự án mới đầu tư thực hiện đánh giá tác động môi trường theo Luật bảo vệ môi trường và trình UBND tỉnh phê duyệt khi có nhận xét, đánh giá về môi trường Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường.

8. Sở Thương mại - Du lịch chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn gắn với việc bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, buôn bán động vật hoang dã trong danh mục cấm của nhà nước.

9. Công an tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành, huyện, thị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm môi trường trong lĩnh vực buôn bán các hoá chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu cháy nổ.v.v…

10. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chịu trách nhiệm về kiểm tra, thanh tra theo quy định của Bộ Quốc phòng về bảo vệ môi trường, đồng thời có kế hoạch và phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương trong công tác phòng chống ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường.

11. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định tỉnh pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương, lồng ghép việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư trong các hoạt động của mình.

12. Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phản ánh kịp thời các hoạt động về bảo vệ môi trường.

Điều 8. UBND các huyện (thị), xã (phường), thị trấn có trách nhiệm:

1. Tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia duy trì và thực hiện tốt phong trào nước sạch - vệ sinh môi trường tại địa phường. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ảnh hưởng tới môi trường trên địa bàn quản lý. Có kế hoạch phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường.

2. Thông báo kịp thời các diễn biến xấu về môi trường tại địa phương cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phối hợp giải quyết ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường.

3. Phối hợp thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến môi trường trên địa bàn và có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điều 26 Pháp lệnh hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Điều 9. Quản lý môi trường ở các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

Định kỳ 6 tháng một lần tổ chức quan trắc đánh giá ảnh hưởng các hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ tới môi trường, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh đồng thời có kế hoạch xây dựng quỹ môi trường.

Chương III

PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Điều 10. Khi lập và trình duyệt dự án đầu tư, phương án nâng cấp mở rộng sản xuất, thay đổi địa điểm, thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến môi trường, chủ đầu tư phải lập và trình duyệt báo cáo ĐTM hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Khi triển khai dự án phải tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo báo cáo ĐTM trong dự án. Dự án chỉ được thực hiện khi quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

Việc lập báo cáo ĐTM và trình tự thẩm định theo đúng các quy định hiện hành.

Điều 11.

1. Các cơ sở đang hoạt động thuộc diện có báo cáo ĐTM phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quan trắc môi trường đã nêu trong báo cáo và những yêu cầu đối với chủ cơ sở theo quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM.

2. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế không thuộc diện lập báo cáo ĐTM phải kê khai các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường và có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc diện quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chịu sự kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Điều 12. Tất cả các chủ phương tiện tham gia giao thông khi lưu hành không được.

- Xả các chất gây ô nhiễm ra môi trường như: đất, cát, dầu mỡ, hoá chất…

- Thải thí thải, gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam.

Điều 13.

1. Việc sản xuất kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nghiêm cấm việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục Nhà nước cấm sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, quá hạn sử dụng hoặc mất tem nhãn hàng hoá. Các tổ chức và cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi sản xuất, buôn bán trái quy định và chịu trách nhiệm về kinh tế để tiêu huỷ số thuốc bị thu giữ.

2. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học và hoá chất khác trong nông nghiệp phải thực hiện theo đúng các quy định kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không làm mất cân bằng môi trường sinh thái. Khuyến khích việc sản xuất sạch trong nông nghiệp.

3. Việc quản lý, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải được thực hiện theo Nghị định 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ.

Điều 14. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ, vận chuyển các chất phóng xạ, các thiết bị bức xạ phải thực hiện đúng Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25/6/1996 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

Điều 15. Mọi hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải tuân thủ các quy định của Luật khoáng sản và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản.

Điều 16. Nghiêm cấm việc xâm phạm đến các di tích lịch sử, khu du lịch (bao gồm cả hành lang, khu đệm) đã được Nhà nước và cơ quan chức năng quy hoạch, công nhận dưới bất kỳ hình thức nào như: chặt phá, di dời, cải tạo, sửa chữa, hoặc làm thay đổi hiện trạng ban đầu mà không được phép của cơ quan chức năng quản lý.

Điều 17.

1. Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tái sinh rừng.

2. Nghiêm cấm việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng điện, hoá chất, vật liệu nổ và các hình thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản.

Điều 18. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ xăng dầu phải lập kế hoạch phòng chống cháy nổ, sự cố tràn dầu. Nếu có lỗi xẩy ra sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm pháp lý, đền bù các thiệt hại và giải quyết các hậu quả về môi trường.

Điều 19. Các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hoặc kinh doanh thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về bảo vệ môi trường.

Điều 20. Bảo vệ môi trường nông thôn:

1. Việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo Luật Tài nguyên nước.

2. Khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất ở quy mô công nghiệp phải được phép của cơ quan quản lý tài nguyên nước. Nghiêm cấm việc bỏ ngỏ các giếng khoan thăm dò và giếng khoan khai thác dẫn tới sự suy giảm hoặc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

3. Việc khai thác sử dụng đất phải tuân theo đúng các quy định của Luật đất đai, không được đưa vào đất các hoá chất độc hại, chất phóng xạ… quá quy định cho phép.

4. Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững; thường xuyên hoặc định kỳ làm vệ sinh thôn xóm; phòng trừ dịch bệnh bảo đảm mỹ quan chung.

5. Nghiêm cấm việc sản xuất gạch ngói, vôi thủ công ảnh hưởng môi trường khu dân cư và sản xuất nông nghiệp.

Điều 21. Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu công nghiệp.

1. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, đô thị mới phải gắn với bảo vệ môi trường và phải lập báo cáo ĐTM theo quy định. Quy hoạch chỉ được thực hiện sau khi báo cáo ĐTM và các phương án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải được thẩm định.

2. Không cấp giấy phép xây dựng và hoạt động cho các cơ sở sản xuất, dịch vụ gây ô nhiễm trong khu vực đô thị. UBND thị xã, thị trấn có kế hoạch di chuyển dần các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư và có kế hoạch tu bổ, trồng mới cây xanh theo quy hoạch tạo cảnh quan môi trường sinh thái đô thị.

3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ra môi trường xung quanh. Các loại rác sinh hoạt, rác bệnh viện, rác công nghiệp, dầu mỡ và các chất độc hại phải được phân loại ngay từ đầu nguồn, được vận chuyển và đổ đúng nơi quy định.

4. Các hoạt động sản xuất, dịch vụ phải thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

Điều 22. Ban quản lý các chợ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống vệ sinh công cộng, thu gom chất thải vào đúng nơi quy định.

Điều 23. Ban quản lý khu công nghiệp của tỉnh có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật hướng dẫn quản lý môi trường khu công nghiệp. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện những quy định về bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường. Báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước diễn biến về môi trường. Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường Trung ương và địa phương thanh tra, kiểm tra các đơn vị trong khu công nghiệp khi có yêu cầu.

3. Việc chuyển giao công nghệ, thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Điều 24.

1. Việc quản lý chất thải nguy hại được thực hiện theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại đã được ban hành theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc quản lý thu gom vận chuyển tiêu huỷ chất thải y tế thực hiện theo Quy chế quản lý chất thải y tế đã được ban hành theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Việc tiêu huỷ các chất độc hại, các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao phải có phương án tiêu huỷ. Phương án này phải được cơ quan quản lý chuyên ngành và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thông quan theo thẩm quyền.

4. Việc chuyên chở và chôn cất xác động vật, người chết do các bệnh dịch nguy hiểm phải theo đúng các quy định của cơ quan y tế.

Chương IV

KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Điều 25. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm đồng thời phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường để phối hợp giải quyết và bồi thường cho mọi trường hợp rủi ro. Mọi chi phí khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường chi trả.

Điều 26. Khi có sự cố môi trường xảy ra như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy nổ… các tổ chức và cá nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn phải chấp hành lệnh huy động khẩn cấp của Chủ tịch UBND các cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố: cứu người, cứu tài sản, giúp đỡ ổn định đời sống nhân dân.

Điều 27. UBND các cấp, các ngành có liên quan phải lập phương án, tổ chức lực lượng nòng cốt được luyện tập hàng năm để ứng cứu kịp thời khi có sự cố môi trường xẩy ra.

Chương V

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 28.

1. Nguồn tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý môi trường được huy động từ:

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

- Nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Phí bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

- Tiền thu phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

- Quỹ bảo vệ môi trường (khi được UBND tỉnh quyết định).

- Các nguồn thu khác.

2. Quản lý và sử dụng:

Nguồn tài chính được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường theo kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.

Việc thu và sử dụng nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định của UBND tỉnh và thực hiện theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh hàng năm phải bố trí nguồn kinh phí thích hợp cho công tác bảo vệ môi trường của cơ sở và quỹ môi trường của tỉnh.

Chương VI

THANH TRA VÀ KIỂM TRA CÁC HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 29. Tổ chức, cá nhân có các hoạt động ảnh hưởng tới môi trường phải chịu sự kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất về bảo vệ môi trường.

Thanh tra chuyên ngành về môi trường khi tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có quyền xử lý các vi phạm theo quy định tại Pháp lệnh thanh tra ban hành ngày 29/03/1990; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 06/7/1995 và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Điều 30. Các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo.

Điều 31. Tổ chức hoặc cá nhân lập báo cáo ĐTM cho đơn vị bị thanh tra không được tham gia đoàn thanh tra và đo đạc, phân tích các thông số môi trường khi tiến hành thanh tra.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 32. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, tuỳ theo mức độ sẽ được các cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Điều 33. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này, tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC 1:

CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TRONG QUY CHẾ DANH MỤC CÁC BẢNG TIÊU CHUẨN TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Bảng 1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

Bảng 2. Nồng độ cho phép tối đa đối với các chất ô nhiễm độc hại trong không khí xung quanh.

Bảng 3. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Bảng 4. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.

Bảng 4. Tiêu chuẩn thải  khí cho các phương tiện vận tải. Tiêu chuẩn thải thí cho các loại xe mới.

TIÊU CHUẨN TIẾN ỒN

Bảng 6. Tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa cho phép tại các khu vực công cộng và dân cư.

Bảng 7. Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phương tiện vận tải đường bộ.

TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC.

Bảng 8. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

Bảng 9. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

Bảng 10. Nồng độ tối đa cho phép của các tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thải vào các nguồn nước.

Bảng 11. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm.

 

Bảng 1:  TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN 5937 - 1995)

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, O3 và chì) trong không khí xung quanh.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.

2. Giá trị giới hạn:

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh cho trong bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

Đơn vị tính mg/m3

STT

Thông số

Trung bình 1 giờ

Trung bình 8 giờ

Trung bình 24 giờ

1

CO

40

10

5

2

NO2

0,4

-

0,1

3

SO2

0,5

-

0,3

4

Pb

-

-

0,005

5

O3

0,2

-

0,06

6

Bụi lơ lửng

0,3

-

0,2

Chú thích:

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

Biểu 2: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN 5938 - 1995)

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI
TRONG KHÔNG KHÍ

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ…. sinh ra do các hoạt động kinh tế của con người.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh.

1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi các cơ sở sản xuất công nghiệp.

2. Giá trị giới hạn.

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh cho trong bảng 1.

Bảng 2: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Đơn vị tính mg/m3

STT

Tên chất

Công thức hoá học

Trung bình ngày đêm

1 lần tối đa

1

Acrylonitril

CH2=CHCN

0,2

-

2

Amoniac

NH3

0,2

0,2

3

Anilin

C6H5NH2­

0,03

0,05

4

Anhydrit vanadic

V2O5

0,002

0,05

5

Asen (Hợp chất vô cơ tính theo as)

As

0,003

-

6

Asen hydrua (asin)

AsH3

0,002

-

7

Axit axetic

CH3COOH

0,06

0,2

8

Axit clohydric

HCL

0,06

-

9

Axit nitric

HNO3

0,15

0,4

10

Axit Sunfuric

H2SO4

0,1

0,3

11

Ben Zen

C6H6

0,1

1,5

12

Bụi chứa SiO2

- Dianas 85-90% SiO2

- Gạch chịu lửa 50% SiO2

- Xi măng 10% SiO2

- Dolo mit 8% SiO2

 

 

 

0,05

0,1

0,1

0,15

 

0,15

0,3

0,3

0,5

13

Bụi chứa Amiăng

 

không

không

14

Cadimi (khói gồm axit và kim loại) theo Cd

Cd

0,001

0,003

15

Cacbon disunfua

CS2

0,005

0,03

16

Cacbon tetraclorua

CCl4

2

4

17

Clororm

CHCl3

0,02

-

18

Chì tetraetyl

Pb(C2H5)4

không

0,005

19

Clo

Cl2

0,03

0,1

20

Benzidin

NH2C6H4C6H4NH2

không

không

21

Crom kim loại và hợp chất

Cr

0,0015

0,0015

22

1,2 - Dicloetan

C2H4Cl2

1

3

23

DDT

C8H11Cl4

0,5

-

24

Hydoroflorua

HF

0,005

0,02

25

Fomaldehyt

HCHO

0,012

0,012

26

Hydrosunfua

H2S

0,008

0,008

27

Hydrocyanua

HCN

0,01

0,01

28

Mangan và hợp chất (tính theo MnO2)

Mn/MnO2

0,01

-

29

Niken (kim loại và hợp chất)

Ni

0,001

-

30

Naphata

 

4

-

31

Phenol

C6H5OH

0,01

0,01

32

Styren

C6H5CH=CH2

0,003

0,003

33

Toluen

C6H5CH3

0,6

0,6

34

Tricloetylen

CICH=CCL2

1

4

35

Thuỷ ngân (Kim loại và hợp chất)

Hg

0,0003

-

36

Vinylclorua

CICH=CH2

-

13

37

Xăng

 

1,5

5,0

38

Tetracloetylen

C2Cl4

0,1

-

Chú thích:

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

Biểu 3: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN 5939 - 1995)

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI
VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3) khi thải vào không khí xung quanh.

Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

2. Giá trị giới hạn.

2.1. Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

2.2. Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.

Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định.

2.3. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

Đơn vị tính mg/m3

STT

Thông số

Giá trị giới hạn

A

B

1

Bụi khói:

 

 

 

- Nấu kim loại

400

200

 

- Bê tông nhựa

500

200

 

- Xi măng

400

100

 

- Các nguồn khác

600

400

2

Bụi

 

 

 

- Chứa silic

100

50

 

- Chứa Amiăng

không

không

3

Antimon

40

25

4

Asen

30

10

5

Cadmi

20

1

6

Chì

30

10

7

Đồng

150

20

8

Kẽm

150

30

9

Clo

250

20

10

HCl

500

200

11

Flo, axit HF (các nguồn)

100

10

12

H2S

6

2

13

CO

1500

500

14

SO2

1500

500

15

Nox (các nguồn)

2500

1000

16

Nox (cơ sở sản xuất axit)

4000

1000

17

H2SO4 (các nguồn)

300

35

18

HNO3

2000

70

19

Amoniac

300

100

Chú thích:

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các thành lập vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

BẢNG 4: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN  5940 -1995)

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CHẤT HỮU CƠ

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị tối đa nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh.

Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này thì khí do các quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

2. Giá trị giới hạn:

2.1. Tên, công thức hoá học và giá trị giới hạn nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

Bảng 1: Giới hạn thải tối đa cho phép các chất hữu cơ vào không khí.

(mg/m2)

TT

Tên

Công thức hoá học

Giới hạn tối đa

1

Axeton

CH3COCH3

2400

2

Axetylen tetrabromua

CHBr2CHBr2

14

3

Axetaldehyd

CH3CHO

270

4

Acrolein

CH2= CHCHO

1,2

5

Amylaxetat

CH3COOC5H11

525

6

Anilin

C6H5NH2

19

7

Anhydrit axetic

(CH3CO)2O

360

8

Benzidin

NH2C6H4C6H4 NH2

không

9

Benzen

C6H6

80

10

Benzyl clorua

C6H6CH2Cl

5

11

Butadien

C4C6

2200

12

Butan

C4H10

2350

13

Butyl axetat

CH3COOC4­H9

950

14

n-Butanol

C4H9OH

300

15

Butylamin

CH3 (CH2)2CH2NH2

15

16

Creson (o-, m, p-)

CH­3C6H4OH

22

17

Clorbenzen

C6H5Cl

350

18

Clorofom

CHCi3

240

19

b-clopren

CH2=CCICH=CH2

90

20

Clopicrin

CCl3NO2

0,7

21

Cyclohexan

C6H12

1300

22

Cyclohexanol

C6H11OH

410

23

Cyclohexanon

C6H10O

400

24

Cyclohexen

C6H10

1350

25

Dietylamin

(C2H5 )2NH

75

26

Diflodibrommetan

CF2Br2

860

27

o- diclobenzen

C6H4Cl2

300

28

1,1 - Dicloetan

CHCl2CH3

400

29

1,2- Dicloetylen

ClCH-CHCl

790

30

1,2- Diclodiflometan

CCl2F2

4950

31

Dioxan

C4H8O2

360

32

Dimetylanilin

C6H5N (CH3)2

25

33

Dicloetyl ete

(ClCH2CH2)O

90

34

Dimetylfomamit

(CH3)2NOCH

60

35

Dimetylsunfat

(CH3)2SO2

0,5

36

Dimetylhydrazin

(CH3)2NNH3

1

37

Dinitrobenzen ( O-, m-, p-)

C4H4(NO2)2

1

38

Etylaxetat

CH3COOC2H5

1400

39

Etylanmin

CH3CH2NH2

45

40

Etylbenzn

CH3CH2C6H5

870

41

Etylbromua

C2H5Br

890

42

Etylendiamin

NH2CH2CH2NH2

30

43

Etylendibromua

CHBr=CHBr

190

44

Etannol

C2H5OH

1900

45

Etylacrilat

C2H5= CHCOOC2H5

100

46

Etylen Ciohydrin

C2ClCH2OH

16

47

Etylen Oxyt

CH2OCH2

20

48

Etyl ete

C2H5OC2H5

1200

49

Etylclorua

CH3CH­2Cl

2600

50

Etylsilicat

(C2H5)4SiO4­­

850

51

Etanolamin

NH2CH2OH

45

52

Fufural

C4H3OCHO

20

53

Fomaldehyt

HCHO

6

54

Fufural

C4H3OCHOH

120

55

Flotriclometan

CCl3F

5600

56

n-Heptan

C7H16

2000

57

n- Hexan

C6H14

450

58

Isopropylamin

(CH3)2CHNH2

12

59

Isobutanol

(CH3)2CHNH2OH

360

60

Metylaxetat

CH3COOCH3

610

61

Metylacrylat

CH2= CHCOOCH3

35

62

Metanol

CH3OH

260

63

Metylaxetylen

CH3C= CH

1650

64

Metylbromua

CH3Br

80

65

Metylcyclohecxan

CH3C6H11

2000

66

Metylcyclohecxanol

CH3C6H10O

470

67

Metylcyclohecxanon

CH3C6H9O

460

68

Metylclorua

CH3Cl

210

69

Metylen Clorua

CH2Cl2

1750

70

Mety clorofom

CH3CCl3

2700

71

Monometylanilin

C6H5NHCH3

9

72

Metanolamin

HOCH2NH2

31

73

Naphtalen

C10H8

150

74

Nitrobenzen

C6H5NO2

5

75

Nitroetan

CH3CH2NO2

310

76

Nitroglycerin

C3H5 (NO2)3

5

77

Nitrometan

CH3NO2

250

78

Octan

C8H18

2850

79

Pentan

C5H12

2950

80

Pentanon

CH3CO(CH2)2CH3

700

81

Phenol

C6H5OH

19

82

Phenylhydrazin

C6H5NHNH2

22

83

Tetracloetylen

CCl2=CCl2

670

84

Propannol

CH3CH2CH2OH

980

85

Propylaxetat

CH3-COO-C3H7

840

86

Propylendiclorua

CH3-CHCl-CH2CL

350

87

Propylenoxyt

C3H6O

240

88

Propylen ete

C3H5OC3H5

2100

89

Pyrindin

C5H5N

30

90

Pyren

C16H10

15

91

Quinon

C6H4O2

0,4

92

Styren

C6H5CH= CH2

420

93

Tetrahydrofural

C4H8O

590

94

1,1,2,2 - Tetracloetan

C12HCCHCl2

35

95

Tetraclometan

CCl4

65

96

Toluen

C6H5CH3

750

97

Tetranitrometan

C(NO2)4

8

98

Toluidin

CH3C6H4NH2

22

99

Toluen-2,4 - diisocyanat

CH3C6H3(NCO)2

0,7

100

Trietylamin

(C2H5)3N

100

101

1,1,2- Tricloetan

CHCl2CH2Ci

1080

102

Tricloetylen

ClCH=CCL2

110

103

Triflo Brommetan

CBrF3

6100

104

Xylen (0-, m-, p-)

C6H4(CH3)2

870

105

Xylindin

(CH3)2C6H3NH2

50

106

Vinyclorua

CH2=CHCl

150

107

Vilytoluen

CH2=CHC6H4CH3

480

2.2. Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các chuất hữu cơ cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

BẢNG 5. TIÊU CHUẨN THẢI KHÍ CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

Trọng lượng xe

Tiêu chuẩn A

Tiêu chuẩn B

CO

HC

NOx

HC

NOx

RW<750

65

6.0

8,5

 

 

750

71

6,3

8,5

58

19

850

76

6,5

8,5

 

 

1020

87

7,1

10,2

67

20,5

1250

99

7,6

11,9

76

22

1470

110

8,1

12,3

84

23,5

1700

121

8,6

12,8

93

25

1930

132

9,1

13,2

101

26,5

2150

143

9,6

13,6

110

28

Ghi chú: Đơn vị tính bằng g/l thử nghiệm

 

- RW: Trọng lượng xe = trọng lượng xe không tải + 100 kg

- CO: Cacbon monooxit

- HC: Hidrocacbon

- NO: Các oxit nitơ

1. Tất cả các xe chạy xăng phải tuân theo tiêu chuẩn A

2. Tất cả các xe chạy dầu phải tuân theo tiêu chuẩn B. Giới hạn xả khói khi kiểm tra động cơ dầu ở tốc độ ổn định là 15 đơn vị khói Hartidge trong điều kiện gia tốc tự do.

3. Tất cả các loại xe mô tô, xe hai bánh gắn máy phải tuân theo quy định về mức xả khói như sau:

- Cacbon monooxit :      nhỏ hơn 5,0 g/km

- Hiđrocacbon:              nhỏ hơn 12,0 g/km

BẢNG 6. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN  5949 -1995)

ÂM HỌC
TIẾNG ỒN KHU VỰC CÔNG CỘNG VÀ DÂN CƯ
MỨC ỒN TỐI ĐA CHO PHÉP

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công  cộng và dân cư.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mọi hoạt động có thể gây ra ồn trong khu công cộng và dân cư. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông.

2. Giá trị giới hạn

2.1. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt… có nguồn ồn không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá giá trị nêu trong bảng.

2.2. Phương pháp đo ồn để xác định mức ồn tại khu công cộng và dân cư được quy định trong các TCVN tương ứng.

GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP TIẾNG ỒN KHU VỰC CÔNG CỘNG VÀ DÂN CƯ

(Theo mức âm tương đương)

dBA

TT

Khu vực

Thời gian

Từ 6hđến 18h

Từ 18hđến 22h

Từ 22h đến 6h

1

Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học

50

45

40

2

Khu dân cư

Khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính…

60

55

45

3

Khu vực thương mại, dịch vụ

70

70

50

4

Khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư

75

70

50

BẢNG 7 TIÊU CHUẨN TIẾNG ỒN CHO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

TT

Tên phương tiện vận tải

Mức ồn tối đa (dBA)

1

Xe máy đến 125 m3

80

2

Xe máy trên 125 m3

85

3

Xe máy ba bánh

85

4

Xe ô tô con, xe tacxi, xe khách đến 12 chỗ ngồi

80

5

Xe khách trên 12 chỗ ngồi

85

6

Xe tải đến 3,5 tấn

85

7

Xe tải trên 3,5 tấn

87

8

Xe tải công suất trên 150 KW

88

9

Máy kéo, xe ủi đất, xe tải đặc biệt lớn

90

Chú thích: Phương pháp đo mức ồn phát ra của phương tiện giao thông vận tải đường bộ được quy định trong các TCVN tương ứng.

BẢNG 8. GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CÁC THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC MẶT.

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt.

1.2.Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt.

2. Giá trị giới hạn:

2.1. Danh mục các thông số, chất ô nhiễm và mức giới hạn cho phép trong nước mặt nêu trong bảng 1.

2.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

Bảng 1. GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CÁC THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC MẶT

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A

B

1

pH

-

6 đến 8,5

5,5 đến 9

2

BOD5 (200C)

mg/l

< 4

< 25

3

COD

mg/l

< 10

< 35

4

O xy hoà tan

mg/l

³ 6

³ 2

5

Chất rắn lơ lửng

mg/l

20

80

6

Asen

mg/l

0,05

0,1

7

Bari

mg/l

1

4

8

Cadimi

mg/l

0,01

0,02

9

Chì

mg/l

0,05

0,1

10

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,05

11

Crom (III)

mg/l

0,1

1

12

Đồng

mg/l

0,1

1

13

Kẽm

mg/l

1

2

14

Mangan

mg/l

0,1

0,8

15

Niken

mg/l

0,1

1

Bảng 1- Kết thúc

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A

B

1

Sắt

mg/l

1

2

2

Thuỷ ngân

mg/l

0,001

0,002

3

Thiếc

mg/l

1

2

4

Amoniac (tính theo N)

mg/l

0,05

1

5

Florua

mg/l

1

1,5

6

Nitrat (tính theo N)

mg/l

10

15

7

Nitrit (tính theo N)

mg/l

0,01

0,05

8

Xianua

mg/l

0,01

0,05

9

Phenola (tổng số)

mg/l

0,001

0,02

10

Dầu, mỡ

mg/l

không

0,3

11

Chất tẩy rửa

mg/l

0,5

0,5

12

Coliform

MPN/100 ml

5000

10000

13

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật (trừ DDT)

mg/l

0,15

0,15

14

DDT

mg/l

0,01

0,01

15

Tổng hoạt độ phóng xạ a 

Bq/l

0,1

0,1

16

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/l

1,0

1,0

Chú thích:

- Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý the quy định).

- Cột B áp dụng đối với mước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng.

BẢNG 9. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN  5944 -1995)

CHẤT LƯỢNG NƯỚC
 TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM

1. Phạm vi sử dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng của một nguồn nước ngầm, để giám sát tình trạng ô nhiễm ngầm trong một khu vực xác định.

2. Giá trị giới hạn:

2.1. Danh mục các thông số, chất ô nhiễm và mức giới hạn cho phép của chúng trong nước ngầm được nêu trong bảng 1

2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong TCVN tương ứng.

Bảng 1. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

-

6,5 đến 8,5

2

Màu

Pt-Co

5 đến 50

3

Độ cứng (tính theo CaCO3)

mg/l

300 đến 500

4

Chất rắn tổng số

mg/l

750 đến 1500

5

Asen

mg/l

0,05

6

Cadimi

mg/l

0,01

7

Clorua

mg/l

200 đến 600

8

Chì

mg/l

0,05

9

Crom (VI)

mg/l

0,05

10

Xianua

mg/l

0,01

11

Đồng

mg/l

1,0

12

Florua

mg/l

1,0

13

Kẽm

mg/l

5,0

14

Mangan

mg/l

0,1 đến 0,5

15

Nitrat

mg/l

45

16

Phenola

mg/l

0,001

17

Sắt

mg/l

1 đến 5

18

Sunfat

mg/l

200 đến 400

19

Thuỷ ngân

mg/l

0,001

20

Selen

mg/l

0,01

21

Fecal coli

MPN/100 ml

không

22

Coliform

MPN/100 ml

3

BẢNG 10. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN  5945-1995)

NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊU CHUẨN THẢI

1. Phạm vi áp dụng:

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ… (gọi chung là nước thải công nghiệp).

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các vực nước.

2. Giá trị giới hạn

2.1. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

2.2. Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn riêng.

2.3. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.

2.4. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thuỷ, tưới tiêu, bơi lội, nước thuỷ sản, trồng trọt.

2.5. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép đổ vào các nơi được quy định.

2.6. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột C thì không được phép thải ra môi trường.

2.7. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

Bảng 1: Nước thải công nghiệp

GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CÁC THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A

B

C

1

Nhiệt độ

­0C

40

40

45

2

pH

 

6 đến 9

5,5 đến 9

5 đến 9

3

BOD5 (200C)

mg/l

20

50

100

4

COD

 

50

100

400

5

Chất tán lơ lửng

mg/l

50

100

200

6

Asen

mg/l

0,05

0,1

0,5

7

Cdmi

mg/l

0,01

0,02

0,5

8

Chì mg/l

mg/l

0,1

0,5

1

9

Clo dư

mg/l

1

2

2

10

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

0,5

11

Crom (VIII)

mg/l

0,2

1

2

12

Dầu mỡ khoáng

mg/l

KPHĐ

1

5

13

Dầu động thực vật

mg/l

5

10

30

14

Đồng

mg/l

0,2

1

5

15

Kẽm

mg/l

1

2

5

16

Mangan

mg/l

0,2

1

5

17

Miken

mg/l

0,2

1

2

18

Phot pho hữu cơ

mg/l

0,2

0,5

1

19

Phot pho tổng số

mg/l

4

6

8

20

Sắt

mg/l

1

5

10

21

Tetracloetylen

mg/l

0,02

0,1

0,1

22

Thiếc

mg/l

0,2

1

5

23

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

0,005

0,01

24

Tổng nitơ

mg/l

30

60

60

25

Tricloetylen

mg/l

0,05

0,3

0,3

26

Amoniac (tính theo N)

mg/l

0,1

1

10

27

Florua

mg/l

1

2

5

28

Phenola

mg/l

0,001

0,05

1

29

Xianua

mg/l

0,2

0,5

1

30

Sulfua

mg/l

0,05

0,1

0,2

31

Coliform

MPN/100 ml

5000

10000

-

32

Tổng hoạt độ phóng xạ  a

Bg/l

0,1

0,1

-

33

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/1

1,0

1,0

-

Bảng 11. DANH MỤC THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ, HIẾM

(Ban hành kèm theo Nghị định số 18 -HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng)

Nhóm I:

I.A- THỰC VẬT RỪNG

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bách xanh

Calocedrus macrolepis

2

Thông đỏ

Taxus chinensis

3

Phỉ 3 mũi

Cephalotaxus fortunei

4

Thông tre

Podocarpus neriifolius

5

Thông Pà cò

Pinus kwangtugensis

6

Thông Đà Lạt

Pinus dalatensis

7

Thông nước

Glyptostrobus pensilis

8

Hình đá vôi

Keteleeria calcarea

9

Sam bông

Amentotaxus argotenia

10

Sam lạnh

Abies nukiangensis

11

Trầm (gió bầu)

Aquilaria crassna

12

Hoàng đàn

Copressus torulosa

13

Thông 2 lá dẹt

Ducampopinus krepfii

I.B- ĐỘNG VẬT RỪNG

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Tê giác 1 sừng

Rhinoceros sondaicus

2

Bò tót

Bos gaurus

3

Bò xám

Bos sauveli

4

Bò rừng

Bos bangteng

5

Trâu rừng

Bubalus bubalis

6

Voi

Elephas maximus

7

Cà tong

Cervus eldi

8

Hươu vàng

Cervus porcirus

9

Hươu xạ

Moschus moschiferus

10

Hổ

Panthera tigris

11

Báo hoa mai

Panthera pardus

12

 Báo gấm

Neofelis nebulosa

13

Gấu chó

Helarctos manayanus

14

Voọc xám

Trachipithecus phayrei

15

Voọc mũi hếch

Rhinopithecus avunculus

16

Voọc ngũ sắc

 

 

- Voọc ngũ sắc Trung bộ

Pygathrix nemaeus

 

- Voọc ngũ sắc Nam bộ

Pygathrix nigripes

17

Voọc đen

 

 

- Voọc đen má trắng

Presbytis francoisi francoisi

 

- Voọc đầu trắng

Presbytis francoisi  poliocephanus

 

- Voọc mông trắng

Presbytis francoisi  delacouri

 

- Voọc Hà Tĩnh

Presbytis francoisi hatinensis

 

- Voọc đen Tây Bắc

Presbytis francoisi ap

18

Vượn đen

 

 

- Vượn đen

Hylobates concolor concolor

 

- Vượn đen má trắng

Hylobates concolor leocogensis

 

- Vượt tay trắng

Hylobatas lar

 

- Vượn đen má trắng Nam Bộ

Hylobates concolor gabrienlae

19

Chồn mực

Arctictis bintorong

20

Cầy vằn

Chrotogale owstoni

21

Cầy gấm

Prionodon pardicolor

22

Chồn dơi

Galeopithecus temminski

23

Cầy vàng

Martes flavigula

24

Culi lùa

Nycticebus pigmaeus

25

Sóc bay:

 

 

- Sóc bay sao

Petaurista elegans

 

- Sóc bay trâu

Petaurista lylei

26

Sóc bay:

 

 

- Sóc bay nhỏ

Belomys

 

- Sóc bay lông tai

Belomys pearsoni

27

Sóc Tây Nguyên

Canis aureus

28

Công

Pavo muticus imperatir

29

Gà lôi:

 

 

- Gà lôi

Lophura diardi diardi

 

- Gà lôi lam mào đen

Lophura imperialis delacouri

 

- Gà lam màu trắng

Lophura diardi bonoparte

30

Gà tiền:

 

 

- Gà tiền

Polyplectron bicalcaratum

 

- Gà tiền mặt đỏ

Polyplectron germaini

31

Trĩ sao

Rheinarctia ocellata

32

Sếu cổ trụi

Grus antigol

33

Cá sấu nước lợ

Crocodylus porosus

34

Cá sấu nước ngọt

Crocodylus siamensis

35

Hổ mang chúa

Ophiogus hannah

36

Cá cóc Tam Đảo

Paramesotriton de leloustan

Nhóm II

II.A- THỰC VẬT RỪNG

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Cẩm lai

Dalbergia oliverri gamble

 

Cẩm lai Bà Rịa

Dalbergia bariaensis

 

Cẩm lai Đồng Nai

Dalbergia dongnaiensis

2

Gà te ( Gõ đỏ)

Afzelia xylocarpa

2

Gụ

 

 

Gụ mật

Sindora conchinchinensis

 

Gụ lau

Sindora tonkinensis -A, Chev

4

Giáng hương

 

 

Giáng hương

Pterocarpus pedatus pierre

 

Giáng hương Cam bốt

Pterocarpus cambodianus pierre

 

Giáng hương mắt chim

Pterocarpus indicus willd

5

Lát

 

 

Lát hoa

Chukrasia tabularis A. juss

 

Lá da đồng

Chukrasia sp

 

Lát chun

Chukrasia sp

6

Trắc

 

 

Trắc

Dalbergia cochinchinensis pierre

 

Trắc dây

Dalbergia annamensis

 

Trắc Cam bốt

Dalbergia cambođiana pierre

7

Phơ mu

Fokienia hodginssi a. henry et thomas

8

Mun

 

 

- Mun

Diospyros mun H.lec

 

- Mun sọc

Diospyros sp

9

Đinh

Markhamia pierrei

10

Sến mật

Madhuca pasquieri

11

Nghiến

Burretiodendron hsienmu

12

Lim xanh

Erythophloeum fordii

13

Kim giao

Padocarpus fleuri

14

Ba gạc

Rauwolfia verticillata

15

Ba kích

Morinda officinalis

16

Bách hợp

Lilium brownii

17

Sâm ngọc linh

Panax vietnammensis

18

Sa nhân

Amomum longgiligulare

19

Thảo quả

Amomum tsoko

II.B- ĐỘNG VẬT RỪNG

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Khỉ:

 

 

- Khỉ độc

Macaca arctoides

 

- Khỉ vàng

Macaca mulatta

 

- Khỉ mốc

Macaca assanebsis

 

- Khỉ đuôi lợn

Macaca nemestrina

2

Sơn dương

Capricornis sumatraensis

3

Mèo rừng

Felis benga lensis

 

 

Felis marniorata

 

 

Felis temmiski

4

Rái cá

Lutra lutra

5

Gấu ngựa

Selenartos thibethanus

6

Sói đỏ

Cuon alpinua

7

Sóc đen

Ratuta bicolor

8

Phượng hoàng đất

Buceros bicornis

9

Rùa núi vàng

Indotestudo elongata

10

Giải

Pelochelys bubroni

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 814/2002/QĐ-UB ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 814/2002/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/07/2002
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Đinh Văn Cương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2002
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản